Dec 10, 2017 - Chúa nhật thứ II Mùa Vọng năm B
Chuẩn bị đón nhận Chúa
Các Bạn thân mến,
Mời các Bạn cùng xin Chúa ban sự ổn định cho thành Thánh Thiêng Jerusalem nhé:
Mời các Bạn cùng xin Chúa ban sự ổn định cho thành Thánh Thiêng Jerusalem nhé:
Đức Thánh Cha lo âu vì Mỹ công nhận Jerusalem thủ đô Israel
(LM.Trần Đức Anh OP-6/Dec/1017)
VATICAN. ĐTC bày tỏ lo âu
về việc tổng thống Mỹ Donald Trump dự định di đại sứ quán về thành
Jerusalem, công nhận thành này là thủ đô của Israel, bất chấp công pháp quốc tế
và sự phản đối của nhiều nước.
Lên tiếng trong buổi tiếp
kiến chung sáng 6-12-2017, ĐTC nói:
"Giờ đây tôi nghĩ tới
Jerusalem. Về vấn đề này, tôi không thể không nói lên sự lo âu sâu xa của tôi về
tình trạng diễn ra trong những ngày này, và đồng thời tôi tha thiết kêu gọi dấn
thân tôn trọng qui chế hiện tại của thành Jerusalem, phù hợp với các nghị quyết
liên hệ của LHQ.
Jerusalem là thành độc
nhất, thánh thiêng đối với người Do thái, Kitô và Hồi giáo, tại đó họ tôn kính
các nơi thánh của các tôn giáo liên hệ và có một ơn gọi đặc biệt về hòa bình.
Tôi cầu xin Chúa để cho
căn tính ấy của Jerusalem được bảo tồn và củng cố để mưu ích cho Thánh Địa,
Trung Đông và toàn thế giới, cầu cho sự khôn ngoan và thận trọng được trổi vượt,
để tránh tăng thêm những yếu tố căng thẳng mới trong bối cảnh hoàn cầu đã bị co
quắp và ghi đậm bao nhiêu cuộc xung đột tàn ác".
Nhiều lãnh tụ các nước Hồi
giáo và các đồng minh Âu Châu của Mỹ đã kêu gọi Tổng Thống Trump đừng di chuyển
đại sứ quán Mỹ về Jerusalem thay vì để nguyên tại Tel Aviv như hiện nay. Cả
Palestine cũng tuyên bố Jerusalem là thủ đô của mình. Tòa Thánh kêu gọi giải
quyết vấn đề này bằng đường lối thương thuyết, và đề nghị để Jerusalem là một
thành phố chung (Rei 6-12-2017)
Trở lại Tin Mừng tuần này, những bài học Thánh Kinh chúa nhật này mời gọi
chúng ta xem xét để tự hỏi mình có đi đúng theo căn bản không, cái gì thật sự
là quan trọng trong cuộc đời mình? Nhất là xem Ðức Giêsu Kitô có phải là ưu
tiên số một của cuộc đời chúng ta không? Nếu không sống đúng như cái mình phải
sống, thì chúng ta phải chịu trách nhiệm về điều ấy. Từ đó biết trở về với
những gì là nền tảng của cuộc đời Kito hữu.
Nếu
chúng ta đặt công việc lên hàng đầu trước cả gia đình, thì những bài đọc hôm
nay mời gọi chúng ta sửa chữa lại tình trạng ấy.
Nếu
đặt sự thành công lên trước tương quan cá nhân của chúng ta với Thiên Chúa, thì
các bài đọc hôm nay kêu gọi chúng ta thay đổi thái độ đó.
Dĩ
nhiên câu trả lời đúng là chúng ta phải làm như những gì Gioan Tẩy Gỉa đã đề
nghị cho dân chúng thời ông làm: Phải sám hối, phải xin Thiên Chúa tha thứ
những lỗi lầm, phải cải tà qui chánh và phải bắt đầu một cuộc sống mới.
Tin Mừng chúa nhật thứ
II Mùa Vọng được Thánh Macco bắt đầu ngay vào chức vụ công khai với lời khẳng
định:
“Khởi đầu Tin Mừng Đức Giesu Kito Con Thiên Chúa”.
Đối với người Do Thai
thì “Giesu“là tên đặt rất thông
thường cho một người. Tên này cũng được chính Thiên Chúa chỉ định, thích hợp
cho sứ vụ của Ngôi Hai Thiên Chúa: “Đấng sẽ cứu dân mình khỏi tội.”
Còn “Kito” là danh vị chính thức, nghĩa là“Đấng được xức dầu” đến để phục hưng Israel
và đem ân phúc cho thế gian như lời các tiên tri đã loan báo.
Như thế Con Thiên Chúa
nói lên bản chất thiên thượng. Ngài không chỉ là một người có tên Giesu, không
chỉ là Đấng được xức dầu thần khí để thi hành công tác cứu chuộc, mà còn đồng
bản tính với Chúa Cha. Đấy chính là Đấng mà Gioan tuyên cáo là đang đến.
Để chuẩn bị cho
ngày ấy, Gioan đã được chỉ định làm sứ gỉa dọn đường. Sứ mạng được nêu rõ trong
lời tiên tri: “Có tiếng người hô trong hoang địa” và lời tuyên bố: “Gioan đến làm phép
rửa trong nước.”
Tiền hô Gioan Tẩy giả được trình bày với dáng vẻ cường
tráng, trung kiên và khiêm hạ. Ghi nhận ông đã sống trong sa mạc, nghĩa là trong cô tịch, thiếu thốn
tiện nghi thể xác, vật chất, và khoáng đạt tâm hồn. Ông sẵn sàng để Thiên Chúa sử dụng
cho việc của Ngài.
1. Người dọn đường:
- Người ta tạo ra những con đường để phục vụ các
sinh hoạt của con người, nối nơi này với nơi kia, liên lạc giữa người với người,
cho người bị nạn có thể thoát ra, cho người cứu trợ có thể đến nơi…
- Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn các sinh
hoạt trôi chảy, muốn công việc có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau,
phải sửa chữa đường đi cho thật tốt. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ,
chậm trễ, ngăn cách mọi thứ, đặc biệt người với người.
- Con đường vật lý cần thiết như vậy. Nhưng con
đường tâm lý còn cần hơn. Nếu con đường tâm lý bị hư hỏng thì dù có ở sát cạnh
nhau, người ta cũng vẫn xa nhau. Dù kho lương thực tràn đầy nhưng người ta vẫn
bị đói khát vì không thể đến với nhau!
-
Tương tự, chúng ta cần có con đường thiêng liêng thật tốt để đón Chúa, đón
những ân sủng. Thực tế Chúa đã đến từ lâu, nhưng chúng ta chưa đón nhận được vì
con đường thiêng liêng đã bị hư hỏng, trục trặc, cản trở Ngài.
-
Khi xưa cũng như thời nay, khi một vị quan trọng quyền thế đi tới đâu, người địa
phương phải dọn đường sạch sẽ, nhẵn nhụi, trơn tru, đẹp mắt tới đó.
-
Ông Gioan được sai đến để làm công việc dọn đường như vậy, nhưng là con đường
thiêng liêng, kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để đón nhận Chúa.
-
Nơi chốn thi hành và tính cách của chức
vụ đều chỉ rõ ông là sứ gỉa được tiên báo và sai đi để chuẩn bị lòng dân đón ngày
Chúa đến.
- Phép rửa của ông diễn tả sự ăn năn sám hối của
người lãnh nhận và cầu xin tha tội.
-
Vì người Do Thái tin rằng Đấng Mesia chỉ đến khi dân Ngài từ bỏ tội lỗi.
-
Ngày nay cũng vậy, sự ăn năn sám hối thật tâm phải có rồi mới lãnh nhận được ơn
phúc Chúa ban cho kẻ tin nhận Ngài.
-
Sự thành công của Gioan được ghi rõ: “Mọi người từ khắp miền Giude và thành Gierusalem kéo đến với ông. Họ
thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giocdan.”
-
Cao trào hưởng ứng đông dảo của dân chúng với phong trào phục hưng mà Gioan
phát động là cơ sở để sau này dân chúng tấp nập đến với Đức Giesu.
-
Gioan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dọn
đường cho Đấng Cứu Thế.
2. Dọn
sẵn những gì?
-
Thánh Macco nói ngắn gọn: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để
Người đi.” Vì đồi núi, vực thẳm, quanh co, lượn sóng gồ ghề đều ngăn chặn bước
chân Chúa.
- Thường
chúng ta hay chọn
bên phải
lề đường để đi, không
thích đi bên trái; luật giao thông nhiều nơi cũng qui định
như vậy.
-
Cái ảo tưởng về sự
tốt lành của mình cũng luôn bám sát chúng ta như hình với bóng. Lòng tự cao tự
đại thường mê hoặc làm cho chúng ta chìm sâu vào những giấc mơ óng ánh trần thế. Nhưng chúng ta có thực sự xứng đáng đứng bên phải trong ngày phán xét cuối
cùng không?
-
Người nghe tự biết phải làm gì cho đường đi được ngay thẳng, vì chính bản thân
biết rõ hơn hết về con đường của mình đang ở tình trạng nào.
- Con đường tâm hồn chúng
ta có những đỉnh đồi kiêu ngạo, muốn nâng mình lên khoe khoang, không chịu thua
kém người khác, những ngọn núi tự ái, tự mãn, kiêu căng, cố chấp, độc ác, hẹp
hòi, không tha thứ, không nhận lỗi, thiếu xây dựng, không thăng tiến, ngại cố
gắng…
- Tâm hồn chúng ta có
những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt, muốn thu vén vào túi riêng mình tất cả
danh vọng, tiền tài, quyền bính... Tâm hồn chúng ta có những hố sâu chia rẽ,
giận hờn, ganh ghét, nghi kỵ, dục vọng nặng nề thú tính, đam mê, miệt mài đuổi
theo lợi, thú.
-
Tâm hồn chúng ta có những khúc quanh co khúc khủyu của sự dối trá, không thành
thật với Chúa, với người khác và với chính mình cùng những khúc quanh co của sự
trốn tránh bổn phận, sự giả hình, sự thiếu duyệt xét lương tâm.
-
Hãy bạt đi những núi đồi, lấp đầy những hố sâu, uốn thẳng lại những quanh co
lượn sóng ấy.
-
Vì tất cả những trướng ngại trên đường đi dù lớn nhỏ, cũng cản sức chuyển động,
khiến chúng ta khó có thể đi tớn nơi; người khác cũng không thể đến với chúng
ta, dù đó là con đường vật lý, tâm lý hay con đường thiêng liêng.
-
Vậy hãy nhìn vào đời sống cá nhân, gia đình, cộng đòan, xã hội…để nhận ra, tìm
thấy những gì phải sửa chữa mà chấn chỉnh, những gì cần bồi dưỡng bù đắp cho
trơn tru đẹp đẽ.
-
Với khả năng, điều kiện của mình, hãy làm cho đời sống cá nhân, gia đình, cộng
đòan, xã hội… giảm bớt xấu xa đen tối, tăng cường rèn luyện những điều lành mạnh,
chân thật, đạo đức …
-
Kèm theo phương pháp hữu hiệu nhất mà
Thánh Gioan Tiền Hô đã chỉ dẫn bằng chính cách sống trong suốt cuộc sống của
Ngài.
3. Phương thế:
Đổi mới một con đường vật lý thì dễ, nhưng đổi
mới con đường tâm hồn thì không dễ. Ngoài những cố gắng bản thân, còn cần đến
những phương thế.
Đời sống của Thánh Gioan Baotixita cho ta 3 mẫu
phương thế rất tốt:
a)
Thứ nhất là vào sa mạc, nơi hoang vu vắng vẻ giúp chúng ta yên tĩnh, dễ chìm
sâu xuống đáy lòng mình để gặp gỡ Chúa, một mình đối diện với Ngài. Trong thân
mật, Chúa sẽ dạy chúng ta biết những gì phải thi hành. Đức Giêsu, trước khi đi
rao giảng cũng đã vào sa mạc 40 ngày để tìm Thánh Ý Chúa Cha.
- Ngày nay, chúng ta hiểu"hoang địa"
theo nghĩa là những khoảng khắc thinh lặng cầu nguyện trong vắng vẻ, những giây phút suy tư, suy niệm, cố gắng dọn dẹp loại bỏ cái thừa,
bù đắp cái thiếu. Ân sủng chính của "hoang địa" là khám phá thấy
con người tùy thuộc trước hết vào Thiên Chúa.
- Lui vào "hoang địa" còn là từ chối sự dễ dãi, tiện
nghi. Trong tình
trạng bị bóc lột trần trụi, không thể vui chơi giải trí hay tránh ẩn để kiếm
tìm những việc bề ngoài. Trong
tư thế lột xác và thinh lặng này, Thiên Chúa mới có thể làm cho ta nhận ra
tiếng Ngài: đó là lời mời gọi
ta nhận ra thực tại của bản thân.
b) Thứ hai, mặc áo da thú là hy
sinh, khắc khổ, ăn mặc đơn sơ, không chải chuốt, mầu mẻ gian dối. Biết sống
thực với chính mình, nhìn nhận những yếu đuối lỗi lầm và xin Chúa tha thứ. Thái
độ đơn sơ khiêm nhường như thế chính là khởi điểm để tiến lên trên con đường
thánh đức.
c)
Thứ ba là ăn châu chấu và mật ong rừng, là đời sống khổ chế. Hãm dẹp những tính
mê tật xấu, hạn chế những đòi hỏi của thân xác để quy phục linh hồn. Giảm bớt
những nhu cầu không cần thiết để bồi dưỡng đời sống tâm linh.
-
Thánh Gioan Baotixita đã sống như thế, nên Ngài xứng đáng là người mở đường cho
Đấng Cứu Thế. Nếu chúng ta biết áp dụng 3 phương thế ấy trong Mùa Vọng, chúng
ta sẽ biến tâm hồn mình thành một con đường thẳng tắp cho Chúa Giáng Sinh ngự
đến.
- Tuy nhiên lòng sám hối không phải là một thái độ
nhất thời, mà là thái độ thường xuyên của Kitô hữu trong suốt giai đoạn chờ
Ngày của Chúa. Sám hối
để tạo nên cho mình một thái độ tương xứng cần thiết.
- Sám hối là thái độ sống của Kitô hữu, là đổi mới toàn
diện và liên tục từ tư tưởng, chọn
lựa, đến hành
động. Người Kitô hữu được kêu gọi từ bỏ con người cũ bất toàn để sống theo con người mới với lòng kính Chúa, yêu thương mọi người với tình liên
đới.
- Người Kitô hữu vẫn tin rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa
được thực hiện không chỉ nơi thâm sâu thầm kín của từng con người mà còn xuyên
qua lịch sử xã hội con người.
4. Nguyên nhân thành công của Gioan:
a) Ông sống theo sứ điệp ông loan truyền:
* Nơi ông ở: là hoang vu vắng vẻ, là sa mạc đá vôi, gồ ghề, quanh co khúc
khủyu, nóng gay gắt đến độ các khối đá vôi có thể làm phỏng da người. Ông ở đó
để riêng tư suy ngẫm cầu nguyện, nghe tiếng Thiên Chúa, chuẩn bị cho sứ mạng của
mình.
- Nhớ tới
cuộc xuất hành của Môisê
dẫn dắt dân ông. Kinh nghiệm về hoang địa của Israel trốn chạy khỏi Ai cập để
tiến về Đất hứa, chính là nhận thức về sự chăm sóc của Thiên Chúa, một sự ân cần
săn sóc không lúc nào vắng thiếu.
* Y phục ông mặc: là áo bằng lông lạc đà, thắt
lưng bằng dây da, làm người ta nhớ tới các nhà tiên tri giản dị thời xưa, như
Elia…
- Ông tránh
tất cả các lối ăn mặc quyền qúi, xa hoa, mềm yêu, dễ giết chết tâm hồn.
- Thái độ đơn sơ
khiêm nhu đó chính là khởi điểm cho việc tiến trên con đường đạo hạnh.
* Thực phẩm của ông: đạm bạc đến tận cùng, vì sống trong sa mạc nên ông chỉ dùng những
thứ có sẵn trong đó như châu chấu và mật ong rừng.
- Tuy nhiên châu
chấu cũng có thể hiểu là những con vật nào được luật pháp cho phép ăn, hay một
loại đậu, bột rẻ tiền nhất mà chỉ người nghèo nhất mới ăn.
- Còn mật ong là
mật của loài ong rừng, hay là loại nhựa ngọt chẩy ra từ lớp vỏ của một số loại
cây.
- Đây là một đời
sống cực kỳ khổ hạnh, giảm tối đa cả nhu cầu cần thiết, để chỉ quan tâm đến đời
sống tâm linh.
- Ông Gioan đã xuất hiện trong tình trạng như
thế. Hợp với thị hiếu của thiên hạ, thường thích nghe những người như ông; sống
lời mình giảng và giảng điều mình sống. Đúng là người của sứ điệp, sống theo
đúng sứ điệp mình rao truyền.
- Đây là một bài học qúi gía cho hết mọi người
trong việc chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Giáng Sinh cũng như trong công việc loan
truyền Tin Mừng.
b) Ông đem đến những điều mọi người đã biết và mong chờ:
* Điều đã biết: khi Gioan kêu gọi dân chúng ăn năn là ông đã đặt họ đối diện với
một sự lựa chọn, một quyết định mà họ đã biết từ đáy lòng là họ phải làm.
- Ông biết rõ ràng không
có sứ điệp nào hiệu nghiệm cho bằng nói với chính lương tâm con người.
- Sứ điệp ấy đã trở
thành điều họ không thể cưỡng lại được, khi nghe một người đầy đủ thẩm quyền và
gương mẫu nói ra.
* Sự mong chờ: thời đó dân Do Thái biết rất rõ ràng tiếng nói tiên tri đã im bặt
từ lâu, nên họ đang mong chờ một tiếng nói thật sự từ Thiên Chúa.
- Và họ đã
được nghe nói đến ông Gioan, vì từ Thiên Chúa đến, nên chỉ nghe ông nói, dân
chúng đã nhận ra ngay ông là ai.
c) Thông
điệp của Gioan hiệu nghiệm: vì ông hòan tòan khiêm nhường, xóa bỏ bản thân, để chỉ mong được
làm bất cứ điều gì cho Chúa Cứu Thế mà ông đang rao giảng hầu được phục vụ,
thúc đẩy dân chúng nghe ông.
d) Có hiệu qủa: Gioan không chỉ rao giảng sám hối mà còn sống tinh thần sám hối, không chỉ
thức tỉnh dân chúng trước biến cố đang xảy đến mà còn lay tỉnh chính mình trước
công việc mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Ông đã thoát khỏi những ràng buộc phiền toái của xã hội Do
Thái và những bận tâm quá đáng về vật chất, để quy hướng cuộc sống vào việc chào đón và rao giảng về
Đấng Cứu Thế.
Bằng một đời sống khổ hạnh và tỉnh thức,
Gioan đã làm chứng về Đấng Cứu Thế và
chờ đợi Ngài như một điều, một nhân vật cao cả, vượt trội
hơn hẳn ông.
- Ông nói: “Tôi làm phép
rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong
Thánh Thần.”
- Trong khi nước
thanh tẩy thân xác thì Thánh Thần thanh lọc cả đời sống, bản ngã và tâm lòng
con người. Dân chúng đã nghe và làm theo ông.
- Dọn lòng trí đón tiếp Chúa với thái độ của một người hành
trình qua sa mạc. Bỏ hết xa hoa hào nhoáng, từ chối cao lương mỹ vị, sẵn sàng
chay tịnh và ăn mặc đơn sơ nghèo khó, như Gioan Tẩy Giả, chắc
chắn chúng ta sẽ gặp Ngài.
Lạy Chúa, mỗi năm đến
Mùa Vọng, Giáng Sinh về là cả thế giới phô trương sự vui mừng hân hoan với
những phương tiện, khả năng họ có. Nhưng Kito hữu chúng con lại loay hoay lấn
cấn vì ngại ngùng ăn năn, dọn đường như Thánh Gioan kêu gọi! Bởi chúng con sống
giữa xã hội tràn đầy cám dỗ, tội lỗi, và tệ nạn…
Xin Chúa hãy dẹp tan
những cạm bẫy và cho chúng con biết vượt lên mọi khó khăn, thử thách, để quyết
tâm dọn đường ngay thẳng sạch sẽ đón tiếp Ngài đến viếng thăm trong Mùa Giáng
Sinh này. Vì Đức Giesu Chuá chúng con. Amen.
Than men,
M.Gorettiduyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét