7 loại tâm thái của một người có nhân cách cao quý
(Chủ
nhật, 03/12/2017-trithuc.net)
Có câu nói rằng: “Thái độ
quyết định độ cao của một người!” Một người cao quý hay không không phải do tiền
bạc, địa vị hay xuất thân quyết định mà được quyết định bởi thái độ, tâm thái của
người ấy. Vậy phải làm sao để có được tâm thái cao thượng?
Một người nếu có thể làm
được 7 điều dưới đây thì đã là một người cao quý, cuộc đời người ấy đã đạt đến
một tầng thứ cao hơn.
1.
Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác
Trong cuộc sống, thông
thường người ta đều có thói quen dùng góc độ quan điểm của mình để xem xét vấn
đề. Mỗi người đều đứng từ góc độ lợi ích của bản thân mình, nguyện vọng của bản
thân mình, sự chấp nhận của bản thân mình để quan sát sự vật, cho nên thường rất
khó lý giải người khác.
Sự xung đột, mâu thuẫn xảy
ra trong mối quan hệ giữa người và người thông thường đều có nguyên nhân từ
đây. Nhưng khi có thể đứng ở lập trường khách quan mà nhìn nhận, chúng ta sẽ
phát hiện ra rằng mâu thuẫn xảy ra thường là do chúng ta đã hoàn toàn không hiểu
đối phương.
Như vậy, muốn xử lý tốt mối
quan hệ giữa bản thân và mọi người xung quanh, điều trước tiên cần phải thay đổi
góc độ xem xét, không đứng trên quan điểm của bản thân mà cần đặt mình vào hoàn
cảnh, góc độ của người khác để xem xét. Như thế, chúng ta có thể liễu giải được
ý nghĩ, nguyện vọng của người khác. Từ đó chúng ta sẽ có nhiều phương pháp xử
lý phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Nếu một người nhất định không chịu thay đổi,
không thể liễu giải được người khác thì sẽ không thể có các mối quan hệ mới và
các mối quan hệ cũ cũng không được tốt đẹp.
2. Điều mình không muốn thì không gây ra cho người
Nguyên tắc này là vô cùng
quan trọng, là “khuôn vàng thước ngọc” trong xử thế. Ví như, tai mình không muốn
nghe lời cay nghiệt thì đừng làm điều đó với người khác. Vô luận là đồng sự, là
cấp dưới, bạn bè, người hợp tác, người thân yêu đều cần tuân theo nguyên tắc
này.
Người nào có thể thông hiểu
đạo lý này, những gì mình không muốn thì chớ có làm cho người khác thì sẽ có thể
tạo nên sự thành công và vĩ đại cho chính bản thân mình.
3. Không có công, không nhận lộc
Từ xưa đến nay, người nào
mà “không có công vẫn nhận lộc”, “không làm mà vẫn hưởng” thì đều khiến người
khác ghét bỏ, xa lánh. Người có nhân cách cao quý luôn biết thứ gì của mình, thứ
gì không, không vì vật chất mà đánh mất nhân cách của mình.
Những người như vậy,
trong đầu luôn có ý nghĩ muốn được thụ hưởng mà không muốn bỏ công sức, từ đó
tâm linh thấp kém, không có tiền đồ. Người như vậy khiến người khác xem thường,
nói sao đến việc cao quý?
4.
Lấy đức trả đức, lấy chính trả oán
Cổ nhân dạy rằng, nhận được
một ơn huệ nhỏ như giọt nước cũng phải báo đáp như một dòng suối. Khi nhận được
ân đức của người khác thì báo đáp ân đức của họ là việc cần làm, là phù hợp đạo
lý.
Khi người khác xúc phạm,
làm thương tổn chúng ta thì không nên “lấy oán báo oán”. Bởi vì như vậy sẽ khiến
tiêu chuẩn đạo đức của bản thân bị hạ thấp, oan oan tương báo sẽ không thể dứt
được. Cần dùng thái độ chính trực để đối đãi với oán hận. Người có thể lấy đức
trả đức, không lấy oán trả oán là người hiểu đạo lý, rộng lượng và cao quý.
5. Tặng than cho người trong ngày đông giá rét
Khi người khác cần trợ
giúp, chúng ta nên tận lực trợ giúp họ. Đây là tâm lương thiện, là từ bi.
Khi người khác ở vào hoàn
cảnh “thuận buồm xuôi gió” rồi, thì không nên góp vui lấy lòng. Đây là lòng tự
trọng.
6. Thành tín người khác
Đối xử tốt với người khác
cũng chính là đối xử tốt với bản thân mình. Bởi vậy, thành tính với người khác
không chỉ tạo nên ấn tượng sâu sắc với họ mà còn bối đắp mỹ đức cho chính bản
thân mình. Thành tín chất phác còn là nhu cầu cuộc sống của chính bản thân mỗi
người.
Thành tín trong đối đãi với
người khác, thành tín trong làm việc có thể giúp chúng ta “đúng lý hợp tình”,
“cây ngay không sợ chết đứng”, chính lý nghiêm nghị, tấm lòng rộng mở, không lo
lắng trong tâm. Thành tín không chỉ là một thái độ đối nhân xử thế mà còn là một
loại tính cách, không chỉ là phương tiện sống mà còn là mục đích sống.
Một người có thể thành
tín trong cuộc sống là bởi vì người ấy có trí tuệ, có nhân cách cao đẹp, hiểu
thấu đạo lý làm người. Cho dù là đứng từ góc độ nào để xem xét thì thành tín
cũng thường thường là yếu tố tạo nên thành công kiệt xuất nhất.
7. Hòa khí, khoan dung, nhân từ
Cao nhân giảng: “Hòa khí
là phát tài”. Không chỉ trong hoạt động kinh doanh buôn bán mà ở các mặt khác của
đời sống, “hòa khí” luôn là yếu tố dẫn đến thành công.
Ví như, hai người bán
cùng một mặt hàng nhưng một người vẻ mặt luôn cau có khó chịu, người kia lại
luôn giữ vẻ mặt ôn hòa vui vẻ. Như thế, việc làm ăn của hai người này nhất định
sẽ có kết quả khác nhau.
Đối xử ôn hòa, nhã nhặn với
người khác cũng chính là đối xử tốt với bản thân mình. Đối xử ôn hòa với người
khác còn là một loại khoan dung, rộng lượng.
Vạn vật nhờ nước tẩy rửa
mà trở nên sạch sẽ, không tẩy rửa tất sẽ ô uế. Vạn vật nhờ ánh mặt trời chiếu rọi
mà tươi đẹp, nếu không được mặt trời chiếu rọi tất sẽ suy yếu mà chết. Vạn vật
nhờ tĩnh lặng mà thanh sạch, không tĩnh tất sẽ hỗn loạn, không thật.
Vạn vật trong xã hội loài
người đều phải ở trong bồi dưỡng, hun đúc mà có được phẩm chất tốt đẹp hơn. Con
người cũng vậy, sống trên đời phải thời thời khắc khắc, nhắc nhở bản thân tu dưỡng
thành người thượng đẳng, cao quý.
An Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét