Fri, 10/11/2023 - Huệ Minh
Khôn
ngoan
Trọng tâm câu chuyện Tin
Mừng là sự khéo léo xoay xở của một người quản lý. Thánh Luca không nói mọi chi
tiết về người quản lý này bất lương ở chỗ nào. Không biết ông có tham nhũng ăn
chặn của được giao trách nhiệm, vơ vét vào túi riêng như các tham quan hôm nay
hay không, chỉ biết rõ là ông bị chủ bãi chức vì phung phá của nhà chủ. Như thế,
cái tối thiểu của người quản lý là anh đã không chu toàn bổn phận: Bảo toàn và
sinh lợi trên gia sản mà anh có trách nhiệm được giao
Phong tục Do thái: đối với dân Do
Thái, quản gia không phải chỉ là một trong những người làm mướn ăn lương của chủ,
mà là một nhân vật rất có thế lực. Quản gia là người thay mặt chủ để lo những
chuyện tài sản trong nhà. Do đó có quyền thu xếp tài sản của chủ cách nào tùy ý
miễn sao có lợi cho chủ thôi. Quản gia không có lương, nên thường tìm thu nhập
thêm bằng cách kê thêm số của cho vay. Thí dụ cho vay 100 kê thành 120.
Chúa Giêsu nói người quản
gia trong dụ ngôn này là “bất lương”. Các nhà nghiên cứu Thánh Kinh còn bàn cãi
nhau về sự “bất lương” này (ăn gian tiền của chủ? cho vay ăn lời cắt cổ? hay là
sửa đổi giấy nợ?...)
Nhưng điều Chúa Giêsu muốn
ta noi gương nơi người quản gia này là cách xử dụng tiền của: Người quản gia
này là “con cái thế gian”, thế mà còn biết sử dụng của cải một cách khôn khéo bằng
cách cho đi của cải hiện tại để đổi lấy sự bảo đảm cho tương lai. “Con cái của
sự sáng” phải noi gương đó, phải biết dùng của cải thế gian mà mua sắm của cải
trên trời.
Tin mừng hôm nay ghi lại
dụ ngôn người quản lý bất lương, để trình bày bài học phải biết khôn ngoan sử dụng
tiền của đời này để mưu ích cho phần rỗi đời đời. Thật thế, con người ngày nay
rất khôn khéo khi tính toán để tìm hạnh phúc đời này. Nhưng sự khôn ngoan đích
thực thì ít có ai tìm được, hay cố gắng đi tìm.
Cũng như người quản lý
trong Tin mừng hôm nay, ông đã dùng sự khôn khéo gian manh để tìm hạnh phúc cho
đời sống của ông. Qua đó, Đức Giêsu muốn dạy chúng ta phải biết dùng sự khôn
ngoan của mình để sử dụng gia tài Chúa ban: sức khỏe, thời gian, tiền của... mà
tìm lấy cho mình hạnh phúc vĩnh cửu.
Đọc bài Tin mừng hôm nay,
chúng ta nên lưu ý: Đức Giêsu không khen việc lỗi đức công bằng này, vì việc
làm này là gian lận của chủ, đây là cái lỗi. Tuy nhiên, Chúa khen anh vì biết tận
dụng tất cả những khả năng và điều kiện, địa vị sẵn có, để có lợi cho về sau của
mình. Anh khôn khéo vì biết tận dụng những ngày cuối cùng còn lại trong nhiệm vụ,
để lấy lòng người khác, để tạo một ảnh hưởng và chỗ dựa sau này, biết tận dụng
thời gian và những điều kiện có sẵn để lo cho số phận tương lai của mình. Dụ
ngôn chỉ dừng lại với ý nghĩa là, tất cả những gì chúng ta có là do Chúa ban và
là của Chúa, điều quan trọng là chúng ta biết dùng những ân huệ Chúa ban để
giúp đỡ tha nhân, và chính điều này sinh lợi cho chúng ta khi chúng ta không
còn được quản lý thân xác và những ân huệ đó nữa.
Mặc dầu người quản lý
trong dụ ngôn này không tốt lắm, nhưng Đức Giêsu đã rất khéo lấy hình ảnh người
quản lý đang nắm trong tay, chúng ta chỉ là người quản lý thôi, còn chính Chúa
mới là chủ. Đã là quản lý thì phải sử dụng của cải của chủ theo đúng ý chủ chứ
không phải theo ý riêng mình. Rất nhiều người tưởng lầm mình là chủ của những
tiền bạc trong túi mình, nên họ đã sử dụng chúng không theo ý của Chúa. Hãy biết
noi gương người quản lý này về việc sử dụng tiền của một cách khôn khéo, bằng
cách cho đi của cải hiện tại để đổi lấy sự bảo đảm cho tương lai.
Mọi sự trần thế không
theo chúng ta về đời sau! Chính vì thế, Đức Giêsu dạy chúng ta một điều vô cùng
khôn ngoan, là hãy “dùng tiền bạc và những giá trị trần thế để mua lấy bạn hữu
để sau này họ sẽ đưa chúng ta về nơi an nghỉ đời đời”.
Ở đời, “biết mình biết
người trăm trận trăm thắng.” Người quản gia bất lương trong dụ ngôn xưa, hơn ai
hết, biết rõ thực trạng tội lỗi của mình, và biết chắc nguy cơ bị sa thải là
không tránh khỏi. Điều hơn người là y dám nhìn thẳng vào sự thật và dùng hết khả
năng còn lại của mình để đổi lấy tình thân hữu, dự phòng cho tương lai. Y đã
thành công do biết nhìn xa trông rộng.
Thiên Chúa không có ý định
ủng hộ những hành động mưu lợi bản thân, mà qua đó Ngài muốn nhắc nhở chúng ta
về một chân lý: dự phòng cho tương lai. Đời này đã có thể an tâm, còn dự phòng
cho cuộc sống đời sau, hẳn hạnh phúc hơn nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét