Thứ sáu, 10/11/2023, VnExpress.net
Nguyên
nhân gây chua miệng
Mất nước, thiếu kẽm, vệ
sinh răng miệng kém, trào ngược dạ dày thực quản có thể tạo ra vị chua trong miệng,
gây khó chịu.
Vị chua trong miệng cũng
có thể do một số tình trạng sức khỏe khác nhau gây ra. Dưới đây là những nguyên
nhân thường gặp.
Mất nước
Mất nước khiến khoang miệng
và cổ họng khô, dẫn đến thay đổi vị giác. Theo Hiệp hội Tai Mũi Họng và Phẫu
thuật đầu mặt cổ Mỹ, nước bọt có nhiệm vụ kích thích các thụ thể vị giác trên
lưỡi. Quá ít nước bọt có thể gây ra sự thay đổi hương vị mà vị giác cảm nhận được,
khiến mọi thứ có vị chua.
Người trưởng thành nên uống
ít nhất 6- ly nước mỗi ngày để tăng lượng nước cho cơ thể, giảm cảm giác khó chịu
này.
Bệnh nhiễm
trùng
Khi mắc bệnh cảm lạnh hoặc
nhiễm trùng xoang, cơ thể tự động sinh ra nhiều loại protein khác nhau ảnh hưởng
đến vị giác và gây đắng hoặc chua. Nên rửa tay thường xuyên và giữ ấm cơ thể,
nhất là trong mùa mưa hoặc mùa lạnh. Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá gây hại phổi,
vàng răng, hôi miệng và làm giảm vị giác, khiến miệng thường có cảm giác chua,
khó chịu. Để cải thiện tình trạng này cách duy nhất là bỏ thuốc.
Trào ngược
dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực
quản xảy ra do cơ thực quản dưới hoạt động bất bình thường. Axit từ dạ dày trào
ngược lên phần thực quản, khiến cho lớp niêm mạc bị kích thích và gây ra nhiều
triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, nóng rát ở cổ họng, đắng miệng, đau họng, ho,
hôi miệng, khó thở.
Người bệnh nên thay đổi lối
sống lành mạnh như ăn chậm, nhai kỹ, tránh rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm
cay và béo. Tránh mặc đồ bó sát, không nằm sau khi ăn, nằm nghiêng về bên trái
khi ngủ để ít trào ngược.
Điều gì gây ra vị chua
trong miệng?/Nguyên nhân gây ra vị chua trong miệng
Vị chua trong miệng làm
giảm cảm giác ngon khi ăn. Ảnh: Freepik
Vệ sinh răng miệng kém
Không đánh răng và dùng
chỉ nha khoa thường xuyên dễ làm các mảnh thức ăn thừa tích tụ trong răng, từ
đó để lại mùi vị khó chịu. Vệ sinh răng miệng chưa sạch cũng có thể gây chua miệng.
Mỗi người nên đánh răng
ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần và kiểm tra răng miệng
định kỳ.
Thay đổi nội
tiết tố
Vị chua trong miệng cũng
có thể liên quan đến hormone. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc trong
giai đoạn mãn kinh thường có sự thay đổi về vị giác. Thai phụ có thể cảm thấy
chua miệng trong ba tháng đầu.
Thiếu kẽm
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
có thể ảnh hưởng đến vị giác. Trong đó, thiếu kẽm góp phần tạo vị chua sau khi
ăn. Nguyên nhân thiếu kẽm là do chế độ ăn ít thịt, cá, hải sản, mắc bệnh gan,
viêm loét đại tràng, sử dụng thuốc lợi tiểu, hóa trị...
Tuổi tác
Các giác quan thay đổi
khi chúng ta già đi, khiến cảm nhận vị của thức ăn không còn ngon như trước
đây, đôi có vị chua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét