Dạy
trẻ biết ơn
Dạy trẻ biết
ơn Dạy trẻ
biết ơn
Những đứa trẻ biết nói "cảm ơn" sẽ nhận được nhiều món quà của cuộc sống, và đôi
khi con cái còn trao lại cho bố mẹ nhiều bài học giản dị về lòng biết ơn.
Bên
chiếc bàn ăn màu trắng hiện đại của nhà Bransten, cả gia đình cùng nắm tay theo
nghi lễ riêng mỗi tối. Arielle, 8 tuổi, nói rằng cô bé biết ơn ông nội quá cố
của mình. Ông tên là Horace, một người rất hài hước. "Con nhớ ông", Arielle nói. Cô bạn học cùng lớp ba với
Arielle, đến ăn tối cùng, phụ họa: "Cháu
biết ơn vì món xúc xích".
Cha
mẹ của bé Arielle bật cười. Họ không thể hài lòng hơn thế, và đấy là lý do họ
quyết tâm dạy con về lòng biết ơn bất cứ khi nào có thể.
Các
nghiên cứu về lòng biết ơn của trẻ đang được tiến hành ngày một nhiều, và kết
quả ban đầu cho thấy sự khéo léo của cha mẹ khi nói đến chủ đề này là nhân tố
quan trọng, và khi những đứa trẻ thường nói cảm ơn, cuộc sống của chúng tốt hơn
lên.
Khi
cảm xúc biết ơn tăng lên, dường như người ta nhận được nhiều vận may hơn. Những
người từng ít khi tỏ lòng biết ơn trước đây có thể nhận thấy rõ điều này, giáo
sư tâm lý Philip Watkins, Đại học Eastern Washington, nói.
Một
nhóm 122 học sinh tiểu học được mời tham gia một khóa học thử nghiệm về sự chia
sẻ và lòng biết ơn trong vòng một tuần. Lòng biết ơn trong các em tăng lên và
chuyển thành hành động: 44% số học sinh này đã viết những lời cảm ơn với các
giáo viên và phụ huyenh. Ở nhóm đối chứng, chỉ 22% số em viết lời cảm ơn.
Câu
châm ngôn 'gần mực thì đen, gần đèn thì sáng' rất đúng ở đây", giáo
sư tâm lý học Robert Emmons thuộc đại học California, cho hay. "Các bậc cha mẹ cần làm gương tốt nếu
muốn con cái mình sống biêt ơn. Bạn không thể cho con mình điều mà chính bạn
không có".
Điều
này có vẻ hiển nhiên, nhưng nhiều bậc cha mẹ lại không để ý. "Tôi nghĩ điều quan trọng mà người lớn
chúng ta cần nhận ra, là chính chúng ta cũng không sống biết ơn cho lắm",
Emmons nói.
Việc
nói cảm ơn đem lại những lợi ích rõ ràng. Một nghiên cứu được thực hiện năm
2008 với 221 trẻ em đã được công bố trên Tạp chí Tâm lý Trường học. Nghiên cứu
này tìm hiểu các trẻ em học lớp 6 và lớp 7. Các em gồm hai nhóm. Một nhóm được
yêu cầu viết ra 5 điều làm các em cảm kích mỗi ngày. Nhóm kia viết ra 5 điều khiến
các em bực bội. Công việc diễn ra trong hai tuần, và quá trình quan sát kết quả
kéo dài trong 3 tuần sau đó. Trẻ ở nhóm 1 đã có cái nhìn tốt hơn về trường học
và cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống, so với các em nhóm 2.
Một
nghiên cứu khác thực hiện với 1.035 học sinh trung học ở ngoại ô thành phố New
York . Nghiên cứu xuất bản năm 2010 trên Tạp chí Nghiên cứu Hạnh phúc, cho thấy
những học sinh có thái độ biết ơn cao độ, chẳng hạn như với vẻ đẹp thiên nhiên
và đánh giá cao người khác, thường có điểm trung bình (GPA) cao hơn, ít chán
nản, đố kỵ và có cái nhìn lạc quan hơn những bạn đồng trang lứa nhưng ít biết
ơn.
Vật chất và lòng biết ơn
Những
thiếu niên nào cho rằng việc mua sắm và sở hữu vật dụng là minh chứng của hạnh
phúc và thành công lại thường có điểm học trung bình thấp hơn, dễ trầm cảm và
có cái nhìn tiêu cực hơn. "Chủ nghĩa
vật chất có tác dụng trái ngược với lòng biết ơn", đồng tác giả của
nghiên cứu, phó giáo sư tâm lý học Jeffrey Froh tại Đại học Hofstra, nói.
Mua
sắm qua Internet khiến việc sở hữu một món đồ trở nên dễ dàng và giá trị của
chúng có thể khó nhận ra hơn. "Ngày
nay, nếu con trai chúng ta cần một đôi giày mới, vợ tôi sẽ lên mạng, chọn màu
sắc và kích thước, và đôi giày sẽ xuất hiện vào ngày hôm sau trong một hộp đồ
chuyển phát nhanh. Con bạn không cần phải ước muốn, không dành ưu tiên, không
khát khao điều gì. Chỉ cần bấm nút, và ngay tức khắc, những đôi giày sẽ đến
ngay trước cửa nhà chúng ta", Willy Walker, người đứng đầu công ty tài
chính bất động sản thương mại Walker & Dunlop tại Bethesda, bang Maryland,
nói. "Điều đó khiến tôi phát
điên".
Việc
mua sắm dễ dàng hiện nay hoàn toàn trái ngược với những gì Walker từng trải qua
thời thơ bé, khi ông dán mũi vào cửa kính nhìn chằm chằm một đôi giàu Puma
nhiều tháng trời trước khi có nó. Vì thế ông đã phản ứng với sự dễ dàng hiện
nay bằng cách hạn chế mua sắm đến hết mức có thể. "Con tôi đã có video giải trí khắp nơi rồi, sao phải bê thêm hàng
đống đồ về nhà nữa?".
Khi
con trai ông muốn có một chiếc điện thoại di động trong sinh nhật lần thứ 11,
Walker đặt ra nguyên tắc mua một chiếc vừa tiền chứ không xa xỉ. Nhưng lần này,
quyết tâm dè sẻn của ông thất bại, bởi những chiếc điện thoại rẻ tiền không đủ
các tính năng ông muốn. "Vì thế cuối
cùng tôi sắm cho nó iPhone 4S".
Một
nghiên cứu năm 2013 trên tờ tin Tính cách và Tâm lý xã hội, tìm hiểu chủ nghĩa
vật chất trong 355.000 học sinh trung học trong giai đoạn từ 1976-2007 cho
thấy, mong muốn có nhiều tiền đã tăng lên đáng kể từ giữa những năm 1970, trong
khi thái độ sẵn sàng làm việc chăm chỉ để kiếm tiền đã giảm. Trong số những học
sinh được khảo sát năm 2005-2007, có tới 62% nghĩ rằng có nhiều tiền và sở hữu
đồ đẹp là điều quan trọng. Tỷ lệ này chỉ là 48% có quan điểm này ở giai đoạn
1976-1978 .
"Vấn đề này rất nghiêm trọng với chúng
tôi",
Gabrielle Toledano, phó chủ tịch điều hành của một công ty kinh doanh trò chơi
điện tử, nói. Cô và chồng sống ở San Francisco với con gái Amelie, 9 tuổi, và
Ben, 12 tuổi. Toledano và chồng Kurt Gantert, một ông bố làm việc tại gia, phải
tìm cách nhắc nhở con cái hàng ngày rằng, chúng đã có những điều tốt
đẹp như thế nào.
"Chúng tôi ăn tối cùng gia đình mỗi ngày
và cảm ơn Kurt Gantert đã nấu bữa ăn đó", Toledano nói. "Chúng tôi nói chuyện tôi đã làm việc
vất vả thế nào để có đồ ăn ngon. Nếu bọn trẻ không đến bàn ăn khi chúng tôi
gọi, tôi nói với chúng như vậy là phụ công, bởi vì bố và mẹ đã rất vất
vả".
Vợ
chồng Toledano thống nhất rằng bọn trẻ cũng cần làm việc đôi chút khi đủ tuổi. "Chúng nên làm việc hậu cần hoặc làm
bếp", cô Toledano nói."Có
những người thú vị và chăm chỉ ở đó. Trẻ sẽ học nhiều hơn về lòng biết ơn khi
có bạn bè là những người không có những gì chúng đang có".
Làm gương
Hành
động thường xuyên mỗi ngày quan trọng hơn bất kỳ điều gì đao to búa lớn, các
nhà nghiên cứu cho hay. "Hãy thể
hiện lòng biết ơn với vợ/chồng của
bạn. Hãy nói lời cảm ơn con bạn", tiến sĩ Froh gợi ý. "Các bậc cha mẹ thường than phiền 'Tại
sao tôi phải cảm ơn con cái khi chúng làm
việc đáng phải làm, như dọn dẹp phòng của chúng?' Lý do là thế này: khi nghe
được lời cảm ơn, trẻ em sẽ tiếp thu và sau đó làm mọi việc một cách tự
giác".
Tuy
nhiên, tiến sĩ Watkins cảnh báo việc ép buộc con trẻ. "Đừng nhồi nhét bắt ép
chúng", ông nói. Các thành viên gia đình ông thường nói lời cảm ơn
trong Lễ Tạ ơn hàng năm, nhưng thủ tục đó không phải là bắt buộc. "Đừng có nói với trẻ thế này: Đến lượt
con rồi đấy, nói đi, dù con có thấy
biết ơn hay không", ông khuyến cáo.
Tiến
sĩ Emmons cho rằng trên thực tế, lòng biết ơn thực sự dễ xây dựng ở trẻ em. "Khi chúng ta ngày một lớn lên, ta thấy
cuộc sống được điều khiển bởi luật
bất thành văn, rằng đời là phải có đi có lại.
Trẻ em thường tỏ lòng biết ơn một cách tự
nhiên. Và con cái có khi lại dạy ta về lòng biết ơn nhiều hơn là ta dạy
chúng".
Diana Kapp (Wall Street Journal)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét