Theo gương Thánh Giuse,
LÀM CHỨNG THIÊN CHÚA
GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT
( Thứ sáu - 21/03/2014
- ĐGM GB Bùi Tuần - tinvui@dmin)
1.
Từ mấy năm nay, tại
Việt Nam, “Thiên Chúa giàu lòng thương
xót” được tôn vinh một cách sâu rộng.
Với hình ảnh “giàu lòng
thương xót”, Thiên Chúa trở nên gần gũi, sống động trong lòng mọi người.
Riêng đối với những ai lầm lạc, tội lỗi, yếu hèn, nghèo túng, khổ đau, Thiên
Chúa đang trở thành điểm tựa thân thương và là Đấng cứu độ đầy tin tưởng, bởi
vì Người giàu lòng thương xót.
2. Nhiều người xung
quanh tôi đã được những ơn xót thương của Chúa. Tôi cũng vậy. Phải nói là tôi
đã được Chúa xót thương một cách đặc biệt.
Cách đặc biệt, mà tôi cảm nhận được về lòng thương xót Chúa, rất khó diễn tả, vì có nhiều nét rất riêng tư.
Nhưng để an tâm, chắc chắn tình Chúa xót thương tôi là đặc biệt, tôi đến với thánh Giuse. Tôi trình bày với Ngài nhiều trường hợp cụ thể của tôi, xin Ngài cho tôi biết đó có phải là bằng chứng Chúa xót thương tôi một cách đặc biệt không. Nhất là đó có phải là cách tôi làm chứng về lòng thương xót Chúa không.
Thánh Giuse đã thương trả lời tôi. Dưới đây là vài điều tôi cho là đặc biệt, tôi xin được chia sẻ.
Cách đặc biệt, mà tôi cảm nhận được về lòng thương xót Chúa, rất khó diễn tả, vì có nhiều nét rất riêng tư.
Nhưng để an tâm, chắc chắn tình Chúa xót thương tôi là đặc biệt, tôi đến với thánh Giuse. Tôi trình bày với Ngài nhiều trường hợp cụ thể của tôi, xin Ngài cho tôi biết đó có phải là bằng chứng Chúa xót thương tôi một cách đặc biệt không. Nhất là đó có phải là cách tôi làm chứng về lòng thương xót Chúa không.
Thánh Giuse đã thương trả lời tôi. Dưới đây là vài điều tôi cho là đặc biệt, tôi xin được chia sẻ.
3. Trước hết, khi tôi được Chúa gọi
làm linh mục, rồi giám mục trong những hoàn cảnh rất khó khăn, tôi cảm thấy rất
rõ tình yêu Thiên Chúa đã ôm lấy tôi. Tình yêu ấy là vô cùng, là không có giới
hạn. Tôi xúc động nhận ra mình được Chúa mở ra về phía Thiên Chúa là tình yêu
giàu lòng thương xót. Tôi đón nhận ơn gọi như một quà tặng tình yêu. Tôi tin
tôi được Chúa yêu thương chính là đã được Chúa tha thứ. Tôi cảm tạ đón nhận ơn
tha thứ trong ơn Chúa yêu thương.
Tôi nhìn thấy rất rõ tôi được gọi về cõi đời đời. Đời đời là tình yêu. Một tình yêu sẽ đời đời tồn tại.
Tình yêu ấy tôi sẽ phải học suốt đời để “có thể hiểu biết bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó nhờ tình yêu Chúa Giêsu” (x. Ep 3,18-19).
4. Tình yêu của Chúa xót thương là rất khiêm nhường.
Người hạ mình xuống, chọn một con người hèn yếu, để cộng tác đặc biệt vào công trình cứu độ của Chúa.
Để cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa là trước hết được nếm đủ mùi thân phận mỏng manh, yếu đuối, khổ đau, thiếu thốn của con người.
Thân phận ấy thời nào cũng vậy, nơi nào cũng thế. Nhưng tại quê hương Việt Nam, thân phận ấy được hiện lên một cách đau đớn trong những năm chinh chiến, và cả trong những năm xây dựng hoà bình với muôn vài khó khăn trắc trở.
Số người nghèo khó còn rất đông. Số người đau bệnh còn rất nhiều. Số người cô đơn, thiếu thốn đâu có giảm. Thêm vào đó, lại đang xuất hiện những hạng nghèo khó mới, những thứ đau bệnh mới, những loại cô đơn, thiếu thốn mới. Được cùng với Chúa Giêsu hoà mình vào những thân phận đó, để thực sự nếm những cay đắng nhọc nhằn, tủi nhục của họ, đó là sự khiêm nhường, mà tình yêu giàu lòng thương xót của Chúa muốn mọi người được gọi như thánh Giuse xưa hãy thực hiện. Suốt đời thánh Giuse đã nếm đủ cảnh khổ của thân phận con người.
5. Tình yêu của Chúa xót thương là rất tha thứ.
Chúa mặc lấy thân phận con người không phải để tố cáo và kết án con người, nhưng để ban tặng cho con người ơn giải thoát. Sự thực sẽ giải thoát họ. Sự thực nói đây là chính Chúa Giêsu, một tình yêu tha thứ, một tình yêu cứu độ. “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”(Ga 14,6).
Thánh Giuse đã nhận được sự thực đó. Ngài đã suốt đời sống sự thực đó. Ngài không kết án ai. Ngài không tố cáo ai. Ngài không buộc tội ai. Ngài luôn âm thầm khiêm tốn bao dung.
Ngài cùng với Chúa Giêsu tự nguyện chịu mọi hy sinh để trở thành của lễ đền tội cho mọi người. Ngài cùng với Chúa Giêsu trao tặng ơn tha thứ của lòng thương xót Chúa cho bất cứ ai thấy mình cần được tha thứ.
Trao tặng ơn tha thứ một cách rất khiêm nhường, đó là điều tôi được nhận thấy nơi thánh Giuse, và đó cũng là điều thánh Giuse khuyên tôi hãy thực hiện tại Việt Nam, quê hương yêu dấu của tôi.
6. Tình yêu của Chúa xót thương là rất hy sinh.
Hy sinh của Chúa Cứu Thế, mà thánh Giuse được bảo vệ, là thường xuyên, từng phút, từng giây, từ lúc là bào thai trong lòng Đức Mẹ cho đến lúc tắt thở trên thánh giá.
Hy sinh thường xuyên ấy là chịu đủ mọi thử thách, mà mọi người phải chịu, chỉ trừ tội lỗi. Thử thách về thân xác, thử thách về tâm hồn, tất cả đều dữ dằn. Chúa Cứu Thế đã gánh chịu tất cả vì yêu thương. Thánh Giuse cũng đã thực hiện như thế theo gương Chúa. Tình yêu Chúa xót thương là như vậy. Thánh Giuse đã thực hiện như thế, để làm chứng cho tình yêu xót thương Chúa. Tôi cũng được thánh Giuse khuyên hãy đi vào con đường của Ngài, để làm chứng cho Thiên Chúa giàu lòng thương xót tại Việt Nam hôm nay.
Tại Việt Nam hôm nay, mọi tôn giáo đều hướng về từ thiện một cách mạnh mẽ. Trong từ thiện, các tôn giáo tại Việt Nam hôm nay đều nhấn mạnh đến việc hy sinh, không những tránh làm khổ cho người khác, mà còn dám chịu khổ thay cho người khác. Trong một tình hình như thế, nếu các môn đệ Chúa Giêsu đều nhiệt tình theo gương thánh Giuse mà hy sinh, hết sức tránh gây khổ cho người khác, mà còn chịu khổ thay cho người khác, thì đẹp biết bao. Nếu không, thì sẽ tai hại vô chừng cho tương lai đạo Chúa.
7. Tình yêu xót thương của Chúa là rất tế nhị.
Chúa đem tình yêu xót thương đến để giải thoát con người. Nhưng Chúa không áp đặt. Chúa như một người gõ cửa nhẹ (x. Kh 3,20) . Ai nghe được và mở cửa, đón Chúa vào, thì Chúa sẽ vào và ở lại. Tình Chúa xót thương không là một gánh nặng cho ai. Nếu gọi là một gánh nặng vì mang theo trách nhiệm, thì đó là một gánh êm ái, dịu dàng x. Mt 11,30).
Thánh Giuse đã cảm thấy như vậy, nên Ngài rất tế nhị, luôn mau lẹ vâng theo ý Chúa mà thay đổi ý riêng mình, chứ không khăng khăng cứ theo chương trình của mình đã tự đặt ra một cách cứng nhắc, theo khuôn của mình một cách ngạo mạn.
Tế nhị của Ngài còn là tập trung lòng xót thương vào những con người, chứ không phải vào những công trình vật chất.
Tế nhị của Ngài cũng còn là một thái độ hoà nhã. Biết phục vụ cho đi như một người đầy tớ, và biết đón nhận như một người bé nhỏ, nghèo hèn.
8. Tình yêu của Chúa xót thương là dạt dào đời sống nội tâm.
Tất cả đều từ cái tâm. Một cái tâm đầy Chúa Thánh Thần. Một cái tâm đầy sự sống chỉ toàn là tình yêu. Một cái tâm chan chứa hạnh phúc của tám mối phúc, mà Chúa Giêsu đã rao giảng như hiến chương Nước Trời (x. Mt 5,1-12). Một cái tâm coi tình yêu của thánh giá Chúa là một vinh dự.
Đời sống nội tâm đang là niềm khát khao của mọi người thiện chí tại Việt Nam hôm nay. Đời sống nội tâm đang là thứ lửa thiêng có thể đốt nóng lên tình yêu xót thương đích thực. Hình như đời sống nội tâm lại đang là một thiếu hụt nơi nhiều môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay.
Nếu đúng là như thế, thì việc làm chứng cho tình yêu thương xót Chúa nên được xem xét lại một cách rất khiêm nhường, khởi đi từ sự sám hối và cầu nguyện, trở về với Chúa.
9. Nên nhớ điều này, thời nay đang diễn ra một cuộc chiến thiêng liêng cam go gay gắt: Một bên là tình yêu thương xót của Chúa, một bên là ghen ghét ác độc của Satan, chúng ta hãy tỉnh thức luôn đứng về bên tình yêu thương xót của Chúa.
Lạy Chúa, con tin lời Chúa hứa “Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được Chúa xót thương” (Mt 5,7). Xin Chúa giúp con phấn đấu, vượt qua mọi thứ khó khăn, để thực hiện lòng xót thương đối với mọi người. Amen.
Tôi nhìn thấy rất rõ tôi được gọi về cõi đời đời. Đời đời là tình yêu. Một tình yêu sẽ đời đời tồn tại.
Tình yêu ấy tôi sẽ phải học suốt đời để “có thể hiểu biết bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó nhờ tình yêu Chúa Giêsu” (x. Ep 3,18-19).
4. Tình yêu của Chúa xót thương là rất khiêm nhường.
Người hạ mình xuống, chọn một con người hèn yếu, để cộng tác đặc biệt vào công trình cứu độ của Chúa.
Để cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa là trước hết được nếm đủ mùi thân phận mỏng manh, yếu đuối, khổ đau, thiếu thốn của con người.
Thân phận ấy thời nào cũng vậy, nơi nào cũng thế. Nhưng tại quê hương Việt Nam, thân phận ấy được hiện lên một cách đau đớn trong những năm chinh chiến, và cả trong những năm xây dựng hoà bình với muôn vài khó khăn trắc trở.
Số người nghèo khó còn rất đông. Số người đau bệnh còn rất nhiều. Số người cô đơn, thiếu thốn đâu có giảm. Thêm vào đó, lại đang xuất hiện những hạng nghèo khó mới, những thứ đau bệnh mới, những loại cô đơn, thiếu thốn mới. Được cùng với Chúa Giêsu hoà mình vào những thân phận đó, để thực sự nếm những cay đắng nhọc nhằn, tủi nhục của họ, đó là sự khiêm nhường, mà tình yêu giàu lòng thương xót của Chúa muốn mọi người được gọi như thánh Giuse xưa hãy thực hiện. Suốt đời thánh Giuse đã nếm đủ cảnh khổ của thân phận con người.
5. Tình yêu của Chúa xót thương là rất tha thứ.
Chúa mặc lấy thân phận con người không phải để tố cáo và kết án con người, nhưng để ban tặng cho con người ơn giải thoát. Sự thực sẽ giải thoát họ. Sự thực nói đây là chính Chúa Giêsu, một tình yêu tha thứ, một tình yêu cứu độ. “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”(Ga 14,6).
Thánh Giuse đã nhận được sự thực đó. Ngài đã suốt đời sống sự thực đó. Ngài không kết án ai. Ngài không tố cáo ai. Ngài không buộc tội ai. Ngài luôn âm thầm khiêm tốn bao dung.
Ngài cùng với Chúa Giêsu tự nguyện chịu mọi hy sinh để trở thành của lễ đền tội cho mọi người. Ngài cùng với Chúa Giêsu trao tặng ơn tha thứ của lòng thương xót Chúa cho bất cứ ai thấy mình cần được tha thứ.
Trao tặng ơn tha thứ một cách rất khiêm nhường, đó là điều tôi được nhận thấy nơi thánh Giuse, và đó cũng là điều thánh Giuse khuyên tôi hãy thực hiện tại Việt Nam, quê hương yêu dấu của tôi.
6. Tình yêu của Chúa xót thương là rất hy sinh.
Hy sinh của Chúa Cứu Thế, mà thánh Giuse được bảo vệ, là thường xuyên, từng phút, từng giây, từ lúc là bào thai trong lòng Đức Mẹ cho đến lúc tắt thở trên thánh giá.
Hy sinh thường xuyên ấy là chịu đủ mọi thử thách, mà mọi người phải chịu, chỉ trừ tội lỗi. Thử thách về thân xác, thử thách về tâm hồn, tất cả đều dữ dằn. Chúa Cứu Thế đã gánh chịu tất cả vì yêu thương. Thánh Giuse cũng đã thực hiện như thế theo gương Chúa. Tình yêu Chúa xót thương là như vậy. Thánh Giuse đã thực hiện như thế, để làm chứng cho tình yêu xót thương Chúa. Tôi cũng được thánh Giuse khuyên hãy đi vào con đường của Ngài, để làm chứng cho Thiên Chúa giàu lòng thương xót tại Việt Nam hôm nay.
Tại Việt Nam hôm nay, mọi tôn giáo đều hướng về từ thiện một cách mạnh mẽ. Trong từ thiện, các tôn giáo tại Việt Nam hôm nay đều nhấn mạnh đến việc hy sinh, không những tránh làm khổ cho người khác, mà còn dám chịu khổ thay cho người khác. Trong một tình hình như thế, nếu các môn đệ Chúa Giêsu đều nhiệt tình theo gương thánh Giuse mà hy sinh, hết sức tránh gây khổ cho người khác, mà còn chịu khổ thay cho người khác, thì đẹp biết bao. Nếu không, thì sẽ tai hại vô chừng cho tương lai đạo Chúa.
7. Tình yêu xót thương của Chúa là rất tế nhị.
Chúa đem tình yêu xót thương đến để giải thoát con người. Nhưng Chúa không áp đặt. Chúa như một người gõ cửa nhẹ (x. Kh 3,20) . Ai nghe được và mở cửa, đón Chúa vào, thì Chúa sẽ vào và ở lại. Tình Chúa xót thương không là một gánh nặng cho ai. Nếu gọi là một gánh nặng vì mang theo trách nhiệm, thì đó là một gánh êm ái, dịu dàng x. Mt 11,30).
Thánh Giuse đã cảm thấy như vậy, nên Ngài rất tế nhị, luôn mau lẹ vâng theo ý Chúa mà thay đổi ý riêng mình, chứ không khăng khăng cứ theo chương trình của mình đã tự đặt ra một cách cứng nhắc, theo khuôn của mình một cách ngạo mạn.
Tế nhị của Ngài còn là tập trung lòng xót thương vào những con người, chứ không phải vào những công trình vật chất.
Tế nhị của Ngài cũng còn là một thái độ hoà nhã. Biết phục vụ cho đi như một người đầy tớ, và biết đón nhận như một người bé nhỏ, nghèo hèn.
8. Tình yêu của Chúa xót thương là dạt dào đời sống nội tâm.
Tất cả đều từ cái tâm. Một cái tâm đầy Chúa Thánh Thần. Một cái tâm đầy sự sống chỉ toàn là tình yêu. Một cái tâm chan chứa hạnh phúc của tám mối phúc, mà Chúa Giêsu đã rao giảng như hiến chương Nước Trời (x. Mt 5,1-12). Một cái tâm coi tình yêu của thánh giá Chúa là một vinh dự.
Đời sống nội tâm đang là niềm khát khao của mọi người thiện chí tại Việt Nam hôm nay. Đời sống nội tâm đang là thứ lửa thiêng có thể đốt nóng lên tình yêu xót thương đích thực. Hình như đời sống nội tâm lại đang là một thiếu hụt nơi nhiều môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay.
Nếu đúng là như thế, thì việc làm chứng cho tình yêu thương xót Chúa nên được xem xét lại một cách rất khiêm nhường, khởi đi từ sự sám hối và cầu nguyện, trở về với Chúa.
9. Nên nhớ điều này, thời nay đang diễn ra một cuộc chiến thiêng liêng cam go gay gắt: Một bên là tình yêu thương xót của Chúa, một bên là ghen ghét ác độc của Satan, chúng ta hãy tỉnh thức luôn đứng về bên tình yêu thương xót của Chúa.
Lạy Chúa, con tin lời Chúa hứa “Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được Chúa xót thương” (Mt 5,7). Xin Chúa giúp con phấn đấu, vượt qua mọi thứ khó khăn, để thực hiện lòng xót thương đối với mọi người. Amen.
Long Xuyên, ngày 14 tháng 2 năm 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét