Apr 6,
2014 - Chúa nhật
thứ V mùa
chay năm A
Đời sống thật sự
Các Bạn thân mến,
Chúa nhật cuối cùng
của Mùa Chay với Tin Mừng Thánh Gioan cho chúng ta hiểu những điều quan trọng
trong Tân Ước cũng như trong đời sống Kito Gíao. Những điều là niềm tin, là sức
sống, là mục đích để chúng ta can đảm sống giữa trần gian, quãng đường duy nhất
chúng ta phải vượt qua, phải đi hết để tới đích, nơi chúng ta được hưởng vinh
quang đời đời cùng Đấng Tạo Hóa đã dựng nên mình.
Câu chuyện Đức
Giesu cho Lararo sống
lại, tóm lược tất cả những giáo lý cao cả của Thiên Chúa. Tất
cả niềm tin, niềm hy vọng của Kitô hữu được đặt trên nền tảng này.
Nhưng
theo sự tin tưởng của người Do Thái Hy Lạp thì sau khi chết vài ngày, linh hồn
vẫn còn ở bên cạnh xác, nhảy múa để chào tiễn biệt thân xác. Ngày thứ ba mới
bắt đầu tách lìa khỏi xác, để đi vào thế giới thần linh của linh hồn, ngày thứ
tư là ngày linh hồn vĩnh viễn lìa khỏi xác.
Nhiều
người Việt Nam cũng tin khi vừa chết, người ta không biết mình chết, mà nghĩ
mình đang ngủ. Ngày thứ ba mới nhận ra mình chết. Nên có tục lệ:"mở cửa
mả", là ngày người thân mua một cây mía, trái cây, nhang đèn mang
ra mộ cúng, giúp linh hồn người chết thoát khỏi thân xác nhanh chóng để bay tới
miền cực lạc, hoạc đi đầu thai. Đó là nét riêng, niềm tin, văn hóa của một dân
tộc nên chẳng có chuyện đúng sai. Ở đây, chắc chắn Lazzaro cũng đã
chết đưọc bốn ngày, nói lên xác đó đã vô phương cứu chữa và tất cả đều đã kết
thúc.
Với
ý đó, phép lạ mà Đức Giesu đã thực hiện, rõ ràng không có thù địch nào có thể
cướp được chiên mà Thiên Chúa đã trao phó trong tay Ngài, kể cả cái chết.
Trong
biến cố cho Lazzaro sống lại này, Đức Giêsu còn chứng tỏ lòng trung thành của
Chúa Cha, được thể hiện nơi Ngài:"... không ai cướp được chúng khỏi tay
Ta."
Vì
khi được tin Lazzaro đau nặng, Đức Giesu vẫn lưu lại hai ngày nơi đang ở, không
phải Thiên Chúa không có tính nhạy cảm với đau khổ, với bệnh tật trầm trọng,
nhưng cho biết Ngài có thể biến hoá các hiện trạng thảm thương của con người
thành môi trường hoàn toàn khác khi Ngài hiện diện, để cho con người khám phá
ra tình yêu thương, giải thoát và cứu độ của Ngài.
Do
đó chúng ta cũng có thể hiểu được cử chỉ trì hoãn của Đức Giêsu, mà Gioan
muốn nói là thời gian của Thiên Chúa không phải luôn luôn cùng nhịp điệu với
thời gian của con người, cách thương yêu của Ngài nhiều khi chúng ta không thể
hiểu được, bởi Ngài không đáp ứng nhu cầu của con người, nếu Ngài thấy không có
lợi cho họ.
1. Niềm tin vào sự sống
lại sau khi chết:
a) Thời Cựu Ước:
- Trong Kinh Thánh có một sự kiện
lạ lùng là không nói gì, không nhắc chi đến vấn đề sau cái chết của con người.
- Điều
này được hiểu như là trên thực
tế các thánh đồ thời Cựu Ước không có niềm tin vào sự sống lại sau khi chết.
-
Thời cổ ấy người ta tin rằng linh hồn mọi người thiện ác đều xuống âm phủ như
nhau.
- Âm
phủ là xứ của bóng tối, một cuộc đời mù mịt, không có sức lực, không có niềm
vui…
- Xứ
của sự vắng lặng, bị bỏ quên, nơi mọi người phân cách nhau, cùng phân cách với
Thiên Chúa.
- Niềm
tin của một phần Cựu Ước này cho rằng Thiên Chúa không còn nhớ đến ai, cũng
không ai ngợi khen Ngàì: "Chốn tử vong nào ai nhớ Chúa? Nơi âm phủ, ai
ngợi khen Ngài."(Tv 6,6)
- Thật
lạ lùng, qua nhiều thế kỷ, suốt chiều dài lịch sử tôn giáo, người ta sống những
cuộc đời cao quí, làm nhiệm vụ mà không nghĩ gì đến thưởng phạt.
- Họa hoằn lắm mới
có người dám nhảy vọt một bước bằng đức tin để cho rằng con người đã thật
sự thông hiệp với Thiên Chúa, thì cả sự chết cũng không thể phá vỡ mối liên hệ
đó. Nghĩa là sợi dây liên kết chặt chẽ Thiên Chúa với con người sẽ tồn tại vượt thời gian và chịu đau khổ
mà chẳng có chút hy vọng gì về phần thưởng trong tương lai.
- Tác gỉa
Thánh Vịnh kêu lên:"Thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn, vì Chúa chẳng
đành bỏ mặc con trong chốn âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần
mộ. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống, trước Thánh nhan, ôi sung sướng
tràn trề, ở bên Ngài hoan lạc chẳng hề vơi!"
- Nhưng
đó không phải là một sự xác tín vững vàng, mà chỉ là một bước nhảy vọt tuyệt
vọng.
- Tuy
nhiên cuối cùng trong Cựu Ước cũng có được một niềm hy vọng mà chúng ta thấy
nơi ông Gióp.
- Trong
Gióp, có mầm sống thật của niềm tin vào sự bất tử của người Do Thái: "Tôi
biết Đấng Cứu Chuộc tôi hằng sống, và ngày tận thế tôi sẽ từ bụi đất sống lại;
da tôi sẽ lại bọc thân tôi, và trong xác thịt, tôi sẽ thấy Chúa tôi. Chính tôi
sẽ thấy Ngài và mắt tôi sẽ nhìn Ngài, chứ không ai khác."
b) Sau
thời ông Giop:
- Lịch
sử dân Do Thái là lịch sử của những tai họa, nô lệ, thất bại. Nhưng họ vẫn một
niềm tin tuyệt đối họ là dân tộc thuộc riêng về Thiên Chúa.
-
Thế gian này không thể thực hiện được thì họ kêu gọi đến thế giới
mới, tin tưởng rằng phải có đời sau để bù đắp cho sự thiếu thốn của thế giới
trần gian này.
-
Họ nhận thức rằng, nếu muốn qui hoạch của Thiên Chúa được
thực hiện hoàn toàn, sự công chính của Ngài được thành tựu, tình yêu thương của
Ngài được thỏa mãn, thì cần phải có một thế giới khác, một cuộc đời khác bù đắp
vào.
-
Chính cảm thức đó đã đưa họ đến niềm tin quyết rằng phải có
thế giới đời sau.
-
Thật ra trong thời Đức Giesu cũng có phe phái không tin có
một đời sống nào khác sau khi chết. Nhưng các đạo sĩ và đa số người Do Thaí thì
tin.
-
Họ cho rằng chính giờ phút lâm chung của con người thì hai
thế giới của thời gian và của đời đời gặp nhau.
-
Và những người chết được nhìn xem Thiên Chúa. Nên không gọi
những kẻ ấy là người chết, mà gọi là người sống.
-
Điều này đã được Macta bày tỏ cao điểm về đức tin của dân tộc
mình qua câu nói: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại
trong ngày sau hết."
2. “Thầy là
Sự Sống Lại và là Sự Sống”:
- Khi
Macta công bố niềm tin của Do Thái Giáo chính thống trong cuộc đời hầu đến thì
Đức Giesu dẫn đưa niềm tin ấy đến một ý nghĩa mới mẻ sống động hơn: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự
sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào
Thầy, sẽ không bao giờ phải chết.”
- Khi nói như vậy, chắc chắn Đức Giesu không chỉ nói đến
sự sống về phương diện thể xác, nghĩa là ai tin vào Ngài thì thân xác cũng sẽ
phải chết, Kito hữu cũng trải qua sự chết thể xác như mọi người.
-
Ngài muốn nói đến tất cả mọi sự chết, cả phần xác và phần hồn, nếu tin vào
Ngài, thì cũng sẽ được trường sinh.
- Lời
khẳng định này đã cho cả thế giới biết rõ đời sống nào mới là đời sống thật sự,
đồng thời xóa bỏ vĩnh viễn quan niệm chết là hết!
- Và Ngài đã mang chính thân xác Ngài ra để làm chứng, để đánh
đổi lấy niềm tin ấy.
-
Đức Giêsu thực hiện lời hứa phục sinh theo nghĩa thứ hai là
phục sinh thể xác.
-
Việc cứu sống Ladarô là sự phục sinh thể xác cho chính
Ladarô, và còn báo trước sự phục sinh thể xác của Ðức Giêsu và của mọi người.
- Sự sống lại của Lazzaro là dấu chỉ cuối cùng và thượng đỉnh
của ý nghĩa các dấu chỉ đó muốn nói đến, bởi vì đây là đoạn Tin Mừng chứa
đựng lời tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu là sự sống và là sự sống lại.
- Ở đây có tiếng hô lớn của sự sống, với Lazzaro, Đức Giesu
gọi chính tên của anh, bởi lẽ anh là một trong những con chiên mà vị mục tử
nhân lành biết rõ và gọi bằng tên.
-
Rồi Lazzaro ra khỏi mộ, để đến với Đức Giêsu nói lên tất cả
chân lý của Thánh Kinh, được mạc khải nơi Đức Giêsu: Đấng đã làm cho Dân Do
Thái thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập và làm cho con người khỏi đau thương, tủi
nhục của sự chết.
- Lazzaro ra khỏi mộ tay chân còn quấn vải và mặt còn quấn
khăn, là những dấu chứng của sự chết.
- Hiển nhiên cuộc sống lại của anh không phải là sự chiến thắng
vĩnh viễn trên sự chết, mà chỉ là một dấu chỉ, một cuộc chiến thắng tạm thời.
- Trong khi đó Đức KiTô Phục Sinh ra khỏi mộ, bỏ lại trong mộ vải
quấn và khăn quấn mặt, bởi vi Ngài sống lại thật, vĩnh viễn chiến thắng sự
chết.
- Mệnh lệnh của Đức Giêsu về cởi vải và khăn quấn cho Lazzaro khi sống
lại là một lời mời gọi cộng tác với công trình giải thoát con người của Ngài,
hãy thực hiện ngay những động tác có khả năng đem lại đời sống và tự do cho con
người, chống lại sự chết và nô lệ của sự ác, của quyền lực bất công kềm hãm con
người.
- Bổn
phận của tín hữu Ki Tô là cộng tác với Chúa, tháo gỡ ách nô lệ độc tài bạo lực
giúp anh em mình khỏi phải sống như súc vật.
- Hiểu trong ý nghĩa vừa kể, là mệnh lệnh Đức Giêsu phán với các
môn đệ, với cả các con cái của Ngài.
- Là nếu các ngài và cả chúng ta tin vào sự sống lại, chúng ta hãy
giúp mọi người được sống, bước đi và trở thành những người có trách nhiệm của
cuộc sống mình, với lòng biết ơn, biết được Thiên Chúa là Đấng chiến thắng tử
thần.
3. Sự chết do tội lỗi:
- Khi
nói như thế, Đức Giesu đang nghĩ nhiều về sự chết do tội lỗi.
- Nghĩa là Chúa hứa, Ngài có thể khiến một cuộc đời đã
chết trong lầm lạc, hận thù, đam mê, bệnh tật, thiếu thốn, thất vọng, tội lỗi,
được tỉnh ngộ, quay trở lại, sống khỏe mạnh, tốt lành.
- Người
ta cũng có thể trở thành vô tri, vô giác, vô cảm như một kẻ đã chết trước sự
đau khổ của anh em, đồng bào, xã hội và của cả giáo hội.
- Người
ta có thể dấn thân vào việc bất lương, bất hợp pháp đến độ chẳng còn biết vinh
nhục là gì.
- Người
ta cũng có thể lâm vào tuyệt vọng đến tê liệt, khủng hoảng, bất đồng… đó là sự
chết tâm linh.
- Lịch
sử đã chứng minh Đức Giesu đã từng khiến không biết bao nhiêu
người chết như thế sống lại.
- Ngày nay, khi được Ngài chạm đến, quyền năng ngàn xưa
ấy vẫn không suy giảm.
- Một
hy vọng không bao giờ làm bất kỳ người nào thất vọng.
4. Cuộc
đời sẽ đến:
- Khi
phát biểu những điều trên, Đức Giesu cũng đã nghĩ đến
một cuộc đời hầu đến.
- Ngài làm sống lại niềm xác tín, chết chưa phải là
hết, không phải là tận số, tận cùng.
- Một sự thật ít người nghĩ đến, đó là thế giới trần
gian này chính là xứ sở của những người đang chết dần, chứ không phải là xứ sở
của người sống.
- Vì nhờ Đức Giesu, chúng ta biết
khi cái chết đến, là giây phút thật sự chúng ta ra khỏi xứ của người chết để đi
vào thế giới của người sống.
- Nhờ Đức Giesu chúng ta ta biết
chúng ta đang trên hành trình về phía thế giới có cuộc sống vĩnh cửu.
- Vậy theo nghĩa xác thật này, chúng ta không ở trên con
đường đi đến sự chết, mà đang trên con đường đến với sự sống.
- Hiển nhiên việc ấy
chỉ tốt đẹp khi chúng ta tin nhận Đức Giesu, đón tiếp tất cả
những gì Ngài phán là sự thật, là chân lý tuyệt đối, và neo chặt đời mình vào
đó bằng một niềm tin trọn vẹn:
a) Vào Thiên
Chúa
-
Tin Thiên Chúa như những gì Đức
Giesu nói về
Ngài.
- Tin tuyệt đối vào tình thương của Thiên Chúa.
- Tin Thiên Chúa là Đấng Cứu độ.
- Như vậy sự sợ chết sẽ tiêu tan, vì hiểu chết là
về với Đấng đã dựng nên và yêu thương mình.
b) Vào
đời sống:
- Khi
chúng ta tin Thiên Chúa, chấp nhận lối sống của Ngài, dấn thân làm theo những
luật lệ của Ngài, chúng ta sẽ nhận thức Ngài luôn có mặt bên cạnh để trợ giúp
chúng ta sống cuộc đời Ngài truyền dạy.
- Cuộc
sống sẽ trở nên mới, được mặc vẻ đẹp mới, sức mạnh mới đáng cho chúng ta tiếp
tục sống.
- Nó
trở thành một điều đẹp đẽ đáng yêu đến nỗi chúng ta không thể nào nghĩ rằng nó
sẽ kết thúc cách dở dang.
- Khi tin nhận Đức
Giesu như thế, chúng
ta sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với Thiên Chúa, và cuộc sống trần gian cũng đầy ý
nghĩa tốt đẹp đúng đắn với hạnh phúc cùng niềm hoan lạc không ngơi. Với cuộc
sống có Chúa như vậy, sẽ không thể nào chết được, vì cái chết chỉ la tình trạng
chuyển tiếp qua một đời sống cao cả hạnh phúc vinh hiển vĩnh viễn mà thôi.
Lạy Chúa, con tin Chúa
là tình yêu, và mọi sự Chúa làm đều vì yêu chúng con. Cả những khi
Chúa mạnh tay cắt tỉa, cả những khi Chúa thinh lặng, vắng mặt, hay như chịu
thua sức mạnh của con người, con vẫn tin Chúa là Cha toàn năng nhân ái. Không
chịu thua lòng quảng đại, không để thiệt thòi cho những ai dám sống cho Chúa.
Nên con tin rằng loài
người và cả vũ trụ đang tiến về phía Chúa, rồi mọi người sẽ gặp nhau, vượt qua
mọi dị biệt thành kiến, bất đồng, tranh chấp dể cùng sống cuộc đời có Chúa đồng
hành mà về nhà Cha trên trời, là nơi có cuộc sống thật hạnh phúc viên mãn.
Xin Ngài ban ân phúc
và cho niềm tin của chúng con được thực hiện. Vì Đức Giesu Chúa chúng con.
Amen. (Mượn ý)
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét