Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Có nên uống nước ngọt để giải rượu?

 

Chủ nhật, 31/3/2024, VnExpress.net

Có nên uống nước ngọt để giải rượu?

Sau uống rượu, tôi có thể uống thêm nước ngọt để giảm bớt lượng cồn trong người, giảm đau đầu, chóng mặt? (Thục Anh, 28 tuổi, Hà Nội).

Trả lời:

Rượu làm giảm lượng glucose trong máu dẫn tới chóng mặt. Uống nhiều rượu bia dẫn tới đi tiểu nhiều hơn bình thường, dẫn tới mất nước, biểu hiện khát nước, nhức đầu...

Cồn làm giảm lượng vitamin nhóm B từ đó giảm khả năng cơ thể chuyển hóa và đào thải cồn.

Thực tế, đường tự nhiên trong mật ong, trái cây có thể giúp loại bỏ cồn khỏi cơ thể nhanh chóng. Bạn nên ăn xoài, nho, cam, lê, chuối. Dưa hấu giúp bù nước cho cơ thể sau khi uống nhiều rượu. Chuối chứa nhiều carbohydrate, tránh bị rỗng dạ dày, giúp tăng lượng glucose trong máu, giàu kali.

Tuy nhiên, bạn không nên uống nước ngọt để giải rượu, do carbon dioxide trong nước ngọt có gas thúc đẩy rượu bia thấm nhanh vào niêm mạc dạ dày hơn bình thường, gây say, mệt mỏi, nhức đầu hơn. Uống trà và cà phê cũng sẽ khiến cơ thể phải làm việc nhiều gấp đôi để đào thải cả hai.

Để giảm say rượu, bạn nên ăn trước, trong và sau khi uống rượu, giúp giữ lượng glucose máu ổn định, cân bằng, vì thiếu glucose máu dẫn tới đau đầu, do làm giảm tích tụ acid máu.

Nên uống nước trước và trong khi uống rượu. Bổ sung nước trắng, nước dừa, đồ uống có tính kiềm kèm điện giải như kali, magie để trung hòa cồn. Có thể ăn một chút bánh mì nướng, bánh quy giòn, nước sốt táo để cung cấp năng lượng.

Người bình thường không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương khoảng 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml hay 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Ý NGHĨA ĐAU KHỔ

 

Sun, 31/03/2024 - Trầm Thiên Thu

Ý NGHĨA ĐAU KHỔ

“Càng đau khổ ở đời này thì sự đảm bảo của chúng ta ở đời sau càng lớn lao, hiện tại càng buồn phiền thì tương lai chúng ta càng có nhiều niềm vui.” (Thánh Isidore Seville)

Một lúc nào đó, tất cả chúng ta đều phải trải qua sự mất mát người thân yêu. Đó là một phần trải nghiệm của con người, là điều mà chúng ta không thể thoát khỏi. Ngay cả Chúa Giêsu cũng đã khóc trước cái chết của người bạn thân của Ngài là Ladarô khi Ngài mặc lấy nhân tính và trở thành Con Người. Là con người, đó là một trong những trải nghiệm khó khăn nhất mà chúng ta có thể chịu đựng và mỗi người đều đau buồn theo cách khác nhau.

Là Kitô hữu, chúng ta thật may mắn khi có thể tìm thấy niềm an ủi và bình an trong sứ điệp Thứ Sáu Tuần Thánh. Chính trong sự đau khổ và cái chết của Chúa Kitô, Ngài tỏ cho chúng ta thấy hành động yêu thương cao cả nhất. Chúa của chúng ta đã hy sinh mạng sống để ban cho chúng ta chuộc tội chúng ta và ban Ơn Cứu Độ cho chúng ta. Cái chết của Chúa Kitô không phải là sự kết thúc, mà là sự hoàn thành Giao Ước Cũ và là sự khởi đầu của Sự Sống Mới trong Ngài. Sự Phục Sinh của Chúa Kitô mang đến cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về Vương Quốc sắp đến và ban cho chúng ta niềm hy vọng rằng chúng ta có được sự sống vĩnh viễn trong Ngài.

Khi một người bạn trong nhóm chia sẻ đức tin của tôi đột ngột qua đời vì virus Corona, tôi biết rằng đó là điểm cuối của cuộc hành trình trần thế của anh ấy, nhưng không phải là điểm cuối cùng, vì là người Công giáo, chúng ta biết rằng Chúa Kitô đã chiến thắng tử thần. Vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta mà Cửa Thiên Đàng đã mở ra, cho chúng ta cơ hội sống đời đời với Thiên Chúa Ba Ngôi. Dù bạn tôi đang ở Luyện Ngục hay Thiên Đàng, anh ấy vẫn là thành viên của mầu nhiệm Các Thánh Cùng Thông Công, và tôi biết rằng chúng ta đặc biệt hiệp nhất trong Bí tích Thánh Thể qua Thánh Lễ.

Giữa lúc đau buồn sau cái chết của anh bạn và nhận ra rằng tôi sẽ không bao giờ nhận được cuộc gọi hay tin nhắn từ anh nữa, chính đức tin Công giáo đem đến cho tôi niềm an ủi vì anh không còn đau khổ nữa. Sự đau khổ mà chúng ta chịu đựng chỉ là một thời gian ngắn so với phần thưởng là sự sống đời đời mà Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta trên Thiên Đàng.

Sau cái chết của người thân yêu, món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể tặng cho họ là dâng lễ cho họ. Nếu những người thân yêu của chúng ta thực sự đang ở Luyện Ngục và cần chúng ta giúp đỡ một chút để đưa họ lên Thiên Đàng thì cách tốt nhất mà chúng ta có thể hỗ trợ họ là dâng lễ cho họ. Chúng ta không nên cho rằng những người thân yêu của mình sẽ tự động lên Thiên Đàng sau khi chết vì họ có thể cần một thời gian thanh tẩy trước khi bước vào Thiên Đàng. Giáo lý Công giáo định nghĩa Luyện Ngục là “sự thanh tẩy, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng,” điều được trải nghiệm bởi những người “chết trong ân sủng và tình bạn của Thiên Chúa, nhưng vẫn chưa được thanh tẩy hoàn toàn.” (GLCG 1030) Giáo Lý nói rõ rằng “cuộc thanh tẩy cuối cùng này đối với những người được chọn… hoàn toàn khác với hình phạt dành cho những kẻ bị đày đọa.” (GLCG 1031)

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tôi thấy mình đau buồn vì những mất mát khác nhau trong đời, từ việc những người thân yêu phải chịu cái chết trần thế cho đến việc đau buồn khi mất ơn gọi tu trì. Nhưng tôi biết rằng vẫn có hy vọng cho dù tôi trải qua bao đau khổ trên thế gian này bởi vì Chúa Kitô ban cho tôi niềm hy vọng vào Sự Phục Sinh của Ngài. Mặc dù bóng tối và sự hoang tàn của Thứ Sáu Tuần Thánh và sự lặng lẽ của Thứ Bảy Tuần Thánh, chúng ta biết rằng sẽ luôn có Chúa Nhật Phục Sinh. Con đường dẫn tới Thiên Đàng ở phía trước tôi nếu tôi ở gần Chúa và tiếp tục phấn đấu đạt tới sự thánh thiện và sự sống vĩnh hằng với Thiên Chúa trên trời.

CHRISTINA M. SORRENTINO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

KHÔNG AI GHEN TỊ VỚI NGƯỜI ĐAU KHỔ

 

Fri, 29/03/2024 - Trầm Thiên Thu

KHÔNG AI GHEN TỊ VỚI NGƯỜI ĐAU KHỔ

Trong tác phẩm “Pride and Prejudice” (Kiêu Hãnh và Định Kiến) của Jane Austen, gia đình Bennett phải đối mặt với hoàn cảnh nghiêm trọng nhất khi con gái út Lydia của họ bỏ trốn cùng George Wickham độc ác. Mặc dù tình hình cuối cùng trở nên ít nghiêm trọng hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu, khi Lydia và Wickham kết hôn, rất ít người hàng xóm của Bennetts sẵn sàng chia buồn với gia đình trong phiên tòa đen tối của họ. Nhưng sau đó vận mệnh của gia đình Bennett có bước chuyển biến đáng kể. Gia đình ít bị ghen tị nhất trong vùng lại trở nên lừng lẫy nhất với cuộc hôn nhân của hai cô con gái lớn còn lại của họ với những người đàn ông giàu có. Đối với Gia đình Bennett, quả lắc xấu hổ lắc lư dữ dội theo hướng ngược lại, khơi dậy những lời khen ngợi, tán thành, và thậm chí là ghen tị giữa những người hàng xóm của họ.

Khi chúng ta sống trong Tuần Thánh, sự đảo ngược vận mệnh của Đấng Cứu Thế – từ cái chết ô nhục đến sự phục sinh vinh quang – không thể nào rõ ràng hơn được. Chúa Giêsu thành Nadarét phải đối mặt với tai họa sâu sắc nhất mà Đế chế La Mã có thể gây ra, không gì được coi là quá tàn bạo hay đáng xấu hổ. Trải qua tất cả, Ngài đã bị những người gần gũi nhất bỏ rơi, chỉ còn lại vài phụ nữ đạo đức và người môn đệ yêu dấu. Nhưng sau đó, sau những ngày im lặng, chúng ta được thấy hình ảnh đầy hy vọng của Mađalêna, lạnh lùng và run rẩy vào buổi sáng sớm, hỏi người làm vườn rằng ông ta đã đặt xác Chúa của bà ở đâu.

Không ai ghen tị với người khác trong nỗi đau đớn và sự khủng hoảng. Lòng trắc ẩn thường là điều tốt nhất chúng ta có thể làm, có nghĩa là cùng chịu đựng với ai đó. Bản chất con người thường có cách giải quyết khác. Hầu hết chúng ta đều né tránh đau khổ, cố gắng tìm cách làm dịu đi hoặc thậm chí thoát khỏi nó. Có một loại sợ hãi rằng bất kỳ mối liên hệ nào cũng có thể đem lại nỗi đau cho chúng ta. Mọi người đều thích vinh quang, quyền lực và sức mạnh, nhưng ít người sẵn sàng bước qua không gian tối tăm, xấu xí, hoang vắng, không chỉ để có được chúng mà còn để xứng đáng với chúng.

Thật khó để tưởng tượng có ai lại ghen tị với Chúa Kitô và cái chết đẫm máu của Ngài. Hầu hết bỏ chạy, ngay cả những người gần gũi nhất với Ngài. Lm Dolindo Ruotolo nói về Chúa Giêsu: “Chúng ta có thể nói rằng Ngài muốn thể hiện chính mình bằng hành động và trong đau khổ, để con người không ghen tị với sự vĩ đại và hạnh phúc vĩnh cửu của Ngài.” Người ta biết phải làm gì để đến được vương quốc của Ngài. Quyền năng và sự vĩ đại của Ngài ẩn giấu trong thân xác đầy máu vì bị đánh đập của Ngài. Chưa hết, đó chính là cánh cửa mà Ngài đã vui vẻ bước qua cho chúng ta. Mẫu gương của Ngài, mẫu gương mà hầu hết chúng ta đều co rúm lại và trốn tránh, lại chính là bí quyết. Tất cả chúng ta đều phải trải qua điều đó.

Sự ghen tị ngày nay là động cơ văn hóa mạnh mẽ, dường như nó ở khắp mọi nơi. Các hệ thống chính trị và ý thức hệ được cấu trúc xung quanh nó. Các mối quan hệ bị phá hủy bởi nó. Nhiều thứ được xây dựng đã bị phá hủy bởi bàn tay tàn ác của nó. Sự ghen tị muốn nắm bắt đặc quyền và địa vị, nhưng đau khổ đã làm nó tiêu tan. Người phong cùi, người phụ nữ băng huyết, gia đình bị tiếng xấu, kích thích những kẻ đố kỵ tìm kiếm điều gì đó vừa ý hơn.

Chúa Kitô và các thánh của Ngài đã cứu chuộc đau khổ, không phải để làm cho nó biến mất, nhưng để bộc lộ nó như con đường ẩn giấu. Đời sống Kitô hữu ngày nay đang bị tấn công và bị khước từ vì nó đòi hỏi chúng ta phải hy sinh mạng sống vì người khác, chết đi cái tôi, giống như hạt lúa mì phải chết đi để có sự sống mới. Các khái niệm như vậy có thể quá quen thuộc, sáo rỗng và nhàm chán, sẽ được khôi phục và vang vọng trong chúng ta khi chúng ta thấy chúng được thực hiện, khi chúng ta thấy người ta hy sinh vì mình hoặc vì người khác.

Vợ chồng biết điều đó khi họ cùng nhau điều hướng và thương lượng sự khác biệt cá nhân cũng như thách thức của thế gian. Người mẹ nhận thức sâu sắc điều đó trong quá trình lao động lâu dài của mình để sinh ra đứa con và công việc lâu dài hơn để nuôi dạy con trưởng thành. Người cha cảm nhận được điều đó khi phải chịu làm việc gian khổ, làm việc nhiều giờ hoặc thách thức đồng nghiệp để chu cấp cho gia đình.

Linh mục biết điều đó khi hy sinh sự thân mật cá nhân để mở đường cho sự thân mật thiêng liêng. Nữ tu biết từ chối người phối ngẫu trần tục vì lý tưởng siêu nhiên. Những người đàn ông và phụ nữ độc thân biết điều đó, khi họ nhận ra những điều chưa có hoặc không có, trong tương lai của họ.

Những kiểu chết cho chính mình như thế từng là nhịp điệu được hiểu rõ của cuộc sống khi đặc tính Kitô giáo thấm nhuần vào nền văn hóa. Mẫu gương khiêm nhường và tự nguyện của Chúa Kitô được hiểu là những con đường đem lại sự sống, sự hưng thịnh và cộng đồng – dù không ở mức độ sâu sắc. Nỗi đau không bao giờ thuộc về chính nỗi đau, mà là nỗi đau có mục đích, nỗi đau có thể biến đổi một cách đáng kể thành một điều gì đó lớn lao hơn và vượt xa sự tưởng tượng ngông cuồng nhất của chúng ta.

Không phải ngẫu nhiên mà nền văn hóa của chúng ta – vốn chạy trốn khỏi nỗi đau bất cứ lúc nào có cơ hội khi cố gắng che giấu mình bằng sự an toàn, thoải mái và vui vẻ – lại bác bỏ việc phủ nhận chính nó. Chúng ta thấy sự suy đồi ngày càng xâm lấn xung quanh mình khi nền văn hóa lạc thú và độc lập ngày càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta có thể yên tâm rằng kẻ đố kỵ sẽ không đuổi theo chúng ta hoặc tìm kiếm chúng ta trong nỗi khốn khổ của chúng ta. Rất có thể họ sẽ rời bỏ chúng ta để xây dựng lại lần nữa trong lặng lẽ và cô lập.

Rất ít người trải nghiệm việc Chúa Kitô bị đóng đinh, hoặc những người chạy trốn nó, có thể tưởng tượng được vinh quang phục sinh của Ngài. Tuần Thánh này, ước gì chúng ta không chạy trốn khỏi Thập Giá và những thập giá trong cuộc đời mình, nhưng chúng ta biết rằng cuộc sống mới mà chúng ta được hứa ban không phải là điều gì đó mơ hồ và không rõ ràng trong tương lai, nhưng nỗi đau khổ của chúng ta có sức mạnh biến đổi chúng ta theo những cách chúng ta không thể tưởng tượng được, cả ở trên thế gian này và sau cõi đời này.

CARRIE GRESS

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

*********

KHUÔN MẶT CON NGƯỜI

Tôi nhớ lại cuộc trò chuyện với một cô gái trẻ, cô xác định rằng cô không tin Chúa. Tôi nói với cô: “Nếu bạn không tin vào Chúa thì bạn tin vào cái gì?” Cô gái nói: “Tôi tin vào đức hạnh.” Tôi nói: “Vậy tất cả những gì bạn cần làm là coi trọng đức hạnh.” Bây giờ, tôi không thể xác định mình đã giữ vai trò quan trọng trong sự cải đạo tiếp theo của cô ấy hay không, cả về niềm tin vào Chúa và Giáo hội Công giáo, nhưng tôi nghĩ rằng tôi đã có cơ sở vững chắc khi ám chỉ đến ý nghĩa đạo đức của khuôn mặt.

Chúng ta cần nhiều hơn sự trừu tượng để sưởi ấm trái tim và thúc đẩy chúng ta làm những điều tốt đẹp. Bạn tôi tiếp tục viết hai cuốn sách rất hay ca ngợi hôn nhân và gia đình. Mong muốn cuối cùng của tất cả con người là một ngày nào đó được nhìn thấy Khuôn Mặt của Chúa. Nhưng trong cuộc lữ hành trần gian, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu Khuôn Mặt Ngài trên khuôn mặt của người khác.

Theo chặng Đàng Thánh Giá thứ 6, bà thánh Veronica đã thấy Khuôn Mặt Thiên Chúa, bà đã cảm động và lau mặt cho Ngài. Chúa Giêsu bày tỏ lòng biết ơn bằng cách để lại dấu Khuôn Mặt Ngài trên tấm vải mà bà đã dùng. Chúng ta không biết tên thật của Thánh Veronica. Tên Veronica được đặt như vậy bởi vì Chúa Giêsu đã cung cấp cho bà “hình ảnh thật” về dung mạo Ngài, một dung mạo tồn tại rất lâu sau khi Ngài phục sinh và đem đến cho thế giới lời nhắc nhở về ý nghĩa đạo đức của khuôn mặt con người. Khuôn Mặt Chúa Giêsu trên tấm khăn của Thánh Veronica đem đến cho thế giới một thông điệp tiếp nối Tin Mừng, không nói bằng lời mà bằng những cảm xúc, tính cách và tâm hồn của Thiên Chúa hằng sống. Tương tự, khuôn mặt chúng ta thể hiện với người khác cũng có sức thuyết phục hơn lời nói.

Các triết gia chính thống chưa quan tâm nhiều đến ý nghĩa đạo đức của khuôn mặt. Nhưng điều này không xảy ra với Max Picard (1888-1965), một nhà tâm thần học và triết gia người Thụy Sĩ. Ông được mệnh danh là “Thi Sĩ của Khuôn Mặt Con Người.” Trong cuốn “The Human Face” (Khuôn Mặt Con Người) xuất bản năm 1929, Picard nói với chúng ta rằng khi chúng ta nhìn vào một khuôn mặt con người, toàn bộ con người chúng ta bị ấn tượng bởi đó là lời kêu gọi nối kết tâm hồn với nhau. Thiên Chúa ở trong mọi khuôn mặt. Như vậy, chúng ta có thể trải nghiệm mối quan hệ trực diện với Thiên Chúa, không gian can thiệp tràn ngập tình yêu. Buồn thay, Picard xác nhận rằng không gian này đã bị trục xuất trong thế giới hiện đại. Con người đã xâm nhập nơi Thiên Chúa ngự. Việc đánh mất tình yêu đã kết hợp con người với Thiên Chúa trong mối quan hệ trực diện này đã khiến con người hiện đại rơi vào tình trạng cô đơn.

Có lẽ khoảng không gian giữa khuôn mặt của Thánh Veronica và Chúa Giêsu tràn đầy tình yêu. Hơn nữa, tình yêu giữa hai người là mẫu mực cho mọi mối quan hệ trực tiếp giữa con người với nhau. Trong thế giới đương đại, mối quan hệ mặt đối mặt đang biến mất khi con người tập trung vào vật chất mà không thể mỉm cười với nhau và bộc lộ con người bên trong của mình. Khuôn mặt đã được thay thế bằng vẻ mặt bề ngoài.

Một nhà tư tưởng khác quan tâm nhiều đến khuôn mặt con người là Emmanuel Levinas, triết gia người Pháp sinh tại Lithuania và có nguồn gốc Do Thái. Ông đã xây dựng “Triết Học Khuôn Mặt,” trong đó điểm khởi đầu của triết học là nhìn vào khuôn mặt người khác. Trong cuốn “Totality and Infinity” (Toàn Bộ và Vô Hạn), ông nói rằng chữ đầu tiên của khuôn mặt là “Chớ Giết Người.” Đó là một giới răn được khắc ghi trong cấu trúc của mỗi khuôn mặt. Đó là giới răn có sức thuyết phục hơn lời nói. Một mệnh lệnh khác được viết trên mặt là “Đừng Để Tôi Cô Đơn.” Levinas viết: “Theo tôi, cái Vô Hạn xuất hiện dưới hình thức biểu đạt của khuôn mặt. Khuôn mặt tượng trưng cho Vô Hạn.” Theo ông, tiếp cận khuôn mặt cũng là khả năng tiếp cận ý tưởng về Thiên Chúa.

Điều trớ trêu chính trong các chặng Đàng Thánh Giá là điều răn “chớ giết người,” được viết trước mặt Chúa Giêsu và khắc trên tấm khăn của Thánh Veronica, lại không được những kẻ đóng đinh Ngài công nhận và bị phủ nhận. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã để lại một thông điệp cho tất cả chúng ta phải chú ý. Hãy nhìn vào khuôn mặt của người khác và bạn sẽ tìm thấy mệnh lệnh phải yêu thương. Khuôn mặt nói lên sự thật thể hiện mệnh lệnh đạo đức. Người ta nói rằng rất khó để nói dối khi một người đang nhìn thẳng vào mặt người khác. Khi bị phủ nhận, sự thật của khuôn mặt sẽ ám ảnh kẻ nói dối rất nhiều như đã ám ảnh người kể chuyện trong “Tell-Tale Heart” của Edgar Allan Poe.

Họa sĩ René Magritte, người Bỉ, đã thực hiện một số bức tranh mô tả một người đàn ông và một người phụ nữ đang ôm nhau, trong khi đầu họ được che phủ hoàn toàn bởi một tấm vải trắng. Họ không thể nhìn thấy khuôn mặt của nhau. Những hình ảnh này là biểu tượng của thế giới xa lánh ngày nay, trong đó con người vẫn còn xa lạ với nhau. Chủ đề này đã được nhiều nghệ sĩ lặp lại nhiều lần. Một cách khác để thể hiện sự cô lập, sự cô đơn và sự xa cách là không có những mối quan hệ trực diện – mặt đối mặt.

Thánh Veronica cống hiến cho thế giới ngày nay một bài học vô cùng quan trọng. Bà nói với chúng ta rằng con đường dẫn đến tình yêu bắt đầu từ những mối quan hệ trực diện. Chúng ta phải dành thời gian để nhìn vào mặt nhau. Sau đó, chúng ta sẽ thấy chân dung của một linh hồn phản ánh Tình Yêu mà Thiên Chúa dành cho tất cả những ai được tạo dựng theo hình ảnh Ngài.

TS DONALD DEMARCO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

Mỹ tăng 'ly hôn tóc bạc'

 

Thứ sáu, 29/3/2024, VnExpress.net

Mỹ  tăng  'ly  hôn  tóc  bạc'

Khảo sát mới nhất của tạp chí Gerontology cho thấy tỷ lệ ly hôn của những cặp vợ chồng sau tuổi 50 tăng 50% so với 30 năm trước.

"Ly hôn tóc bạc" là thuật ngữ chỉ những vợ chồng quyết định chấm dứt hôn nhân ở độ tuổi sau 50. Tỷ lệ này ở năm 1970 là 8% nhưng hiện nay là gần 40%.

Giáo sư xã hội học Susan Brown thuộc Đại học Bowling Green State cho rằng điều này ngược với tỷ lệ ly hôn của người trẻ. "Ly hôn tóc bạc" thường tác động tiêu cực đến phụ nữ nhiều hơn đàn ông trong khi ở người trẻ, tác động là khá cân bằng.

"Thu nhập của phụ nữ thường giảm 23-40% trong những năm sau ly hôn", Kamila Elliott, giám đốc công ty quản lý tài sản Collective Wealth Partners, nói. Mức sống của họ cũng giảm 45% trong khi đàn ông là 21%.

Chuyên gia phân tích nguyên do ở nhóm lớn tuổi, đàn ông thường đóng vai trò trụ cột kinh tế, tạo ra sự chênh lệnh tài chính. Phụ nữ ở tuổi này không còn nhiều thời gian hay khả năng để bù đắp sự chênh lệch này.

Nghiên cứu nêu, có 22% phụ nữ tái hôn sau "ly hôn tóc bạc" thấp hơn so với mức 37% của nam giới.

Brown cho rằng phụ nữ nên tích cực tham gia vào tài chính gia đình. Họ nên nắm thông tin về chi tiêu, tiết kiệm, thanh toán và lãi suất vay để bảo vệ tài chính cá nhân.

"Bạn cần kỹ năng để xử lý rủi ro tài chính khi độc thân", Elliott - chuyên gia tư vấn tài chính của CNBC nói. Bà từng tư vấn nhiều trường hợp vợ không biết chồng mình đang làm gì với tài chính gia đình.

Đồng thời, chuyên gia gợi ý phụ nữ nên xem xét đầu tư hoặc tiết kiệm tài khoản nghỉ hưu của riêng mình. Trợ cấp sau ly hôn cũng được đánh giá quan trọng. Nó cần được tiết kiệm một phần thay vì tiêu hết.

Chuyên gia khuyến nghị vợ chồng nên làm việc với luật sư sau ly hôn để bảo vệ quyền lợi, trong trường hợp người phụ nữ đã rời khỏi thị trường lao động để chăm sóc con cái.

Ngọc Ngân (Theo CNBC)

 

Các phương pháp chữa tiểu không tự chủ cho phụ nữ

 Thứ sáu, 29/3/2024-VnExpress.net

Các phương pháp chữa tiểu không tự chủ cho phụ nữ

Dùng thuốc, tập sàn chậu, tiêm botox, phẫu thuật là các phương pháp chữa són tiểu cho nữ giới.

Són tiểu hay tiểu không tự chủ là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mãn kinh, từng sinh con. Người thừa cân, tiền sử phẫu thuật tử cung, tổn thương thần kinh, tổn thương cơ sàn chậu, nhiễm trùng đường tiểu, bàng quang tăng hoạt, dùng nhiều sản phẩm lợi tiểu (thuốc lợi tiểu, cà phê, trà)... cũng có nguy cơ bị són tiểu.

TS.BS Lê Phúc Liên, Trưởng Đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết có thể điều trị tiểu không tự chủ ở nữ giới bằng các phương pháp sau:

Dùng thuốc: Các loại thuốc điều trị són tiểu giúp thư giãn cơ co thắt bàng quang, cải thiện khả năng giữ nước tiểu của bàng quang, hạn chế nước tiểu rỉ ra không kiểm soát. Phụ nữ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua và sử dụng các loại thuốc này.

Kích thích dây thần kinh chày: Bác sĩ đặt một điện cực ở vùng mắt cá chân, một điện cực ở lòng bàn chân của người bệnh, nơi có dây thần kinh chày. Hai điện cực phát ra dòng điện có xung kích nhẹ xuyên qua da, kích thích các dây thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang, giúp cải thiện khả năng kiểm soát cơ co thắt bàng quang. Một liệu trình điều trị kích thích dây thần kinh chày kéo dài trong ba tuần, mỗi tuần 2-3 buổi.

[Bác sĩ Phúc Liên, Trưởng Đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, tư vấn cho người bệnh nữ. Ảnh: Anh Thư

Bác sĩ Phúc Liên, Trưởng Đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, tư vấn cho người bệnh nữ. Ảnh: Anh Thư

Liệu pháp phản hồi sinh học với máy tập sàn chậu: Bác sĩ dán hai điện cực tại cơ bụng và đầu dò đặt vào âm đạo hoặc hậu môn của người bệnh rồi yêu cầu thực hiện bài tập sàn chậu (kegel). Khi cơ sàn chậu co thắt, tín hiệu điện được ghi nhận rồi biểu diễn lên màn hình máy tính để bác sĩ và người bệnh đều quan sát được. Bác sĩ hướng dẫn người bệnh kiểm soát, tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu co thắt đúng cách, qua đó cải thiện khả năng giữ nước tiểu của bàng quang.

Tiêm botox: Bác sĩ đưa thiết bị qua niệu đạo, để tiêm botulinum toxin (botox) vào cơ co thắt bàng quang. Botox có tác dụng làm thư giãn các cơ co thắt bàng quang, giảm són tiểu do bàng quang tăng hoạt. Các lần tiêm cách nhau 6-12 tháng.

Phẫu thuật đặt lưới nâng niệu đạo: Đây là phương pháp điều trị tiểu không tự chủ khi gắng sức (hắt xì, ho, cười lớn, nâng vật nặng, chơi thể thao...) ở nữ giới phổ biến. Bác sĩ rạch hai đường nhỏ ở hai bên thành trước âm đạo rồi luồn một dải lưới chuyên dụng xuống dưới niệu đạo, giúp nâng đỡ cơ niệu đạo đã suy yếu. Khi nữ giới vận động gắng sức, áp lực trong bụng tăng lên chèn ép lên niệu đạo, dải băng làm bịt tắc lòng niệu đạo, ngăn nước tiểu rỉ ra ngoài.

Phẫu thuật Burch: Bác sĩ qua phẫu thuật nội soi dùng chỉ y khoa không tiêu để nâng cổ bàng quang lên cao, hỗ trợ bàng quang kiểm soát nước tiểu tốt hơn, tránh tình trạng rò rỉ nước tiểu.

Đặt vòng nâng âm đạo: Bác sĩ đặt một dụng cụ dạng chiếc nhẫn bằng nhựa hoặc silicone vào trong âm đạo. Vòng nâng có tác dụng đẩy thành âm đạo và niệu đạo lên, hỗ trợ hoạt động các cơ sàn chậu và giúp giảm tiểu không tự chủ khi gắng sức kèm sa tử cung.

Bác sĩ Phúc Liên khuyến cáo để chấm dứt tình trạng són tiểu, phụ nữ nên đi khám, xác định nguyên nhân, điều trị phù hợp. Ngoài ra, nữ giới cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh sử dụng các đồ uống lợi tiểu (trà, cà phê, bia rượu), bổ sung thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây, quả bơ, khoai lang...), kiểm soát cân nặng, tập luyện thể thao điều độ và vừa sức khoảng 30 phút mỗi ngày.

Thánh giá đời ta

Fri, 29/03/2024 -  Lm Anmai, CSsR

Thánh  giá  đời  ta

Thập giá là biểu tượng, là hình ảnh, là ngôn ngữ diễn tả tình yêu sống động và tuyệt đối của Chúa Giêsu đối với Thiên Chúa và nhân loại. Hy tế thập giá mang hai chiều kích liên kết chặt chẽ với nhau: chiều kích thứ nhất liên quan đến mối tương giao với Thiên Chúa: đó là sự tuân phục, sự gắn bó toàn thân với Thánh Ý Thiên Chúa; chiều kích thứ hai liên quan đến loài người; đó là sự trao ban toàn thân, biểu lộ tình liên đới huynh đệ.

Hy tế của Đức Kitô đã bắt đầu với việc Nhập Thể (Dt 10, 5-7).

Chúa Giêsu bước vào trần gian để thi hành ý muốn của Chúa Cha. Hy tế ấy trải dài suốt cuộc đời Người tại thế và được biểu lộ cách hoàn hảo qua cái chết trên Thập Giá. “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất thiết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nộ lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người là còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2,6-8)

Nói đến Thập Giá của Chúa là nói đến chính Chúa Giêsu chịu đóng đinh, nói đến cuộc Khổ Nạn của Chúa mà mỗi người Kitô-hữu đều thông phần khi chịu phép rửa. “Tôi sống, những không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2,20)

Chúng ta thấy niềm thâm tín của thánh Phaolô:

– “Tôi không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1Cr 2,2).

– “Tôi mang trong thân mình tôi cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, ngõ hầu sự sống của Chúa Giêsu cũng được tỏ hiện nơi thân xác chết dở của tôi” (2Cr 4,10).

– “Tôi thông phần vào sự thống khổ của Chúa Giêsu, để được đồng hình đồng dạng với sự chết của Ngài, để làm sao đạt tới ơn Phục Sinh từ cõi chết” (Pl 3,10-11).

Thật vậy, để theo Chúa, để vác thập giá đời mình theo Chúa không phải là chuyện giản đơn. Chả ai mong muốn đời mình có thánh giá cả vì lẽ thật sự thánh giá quả là nặng nề với cuộc đời của mỗi chúng ta. Những ai đang và đã có thánh giá đều  mong muốn cho mình thoát khỏi cái thánh giá đang mang.

Thực tế ta thấy:

– Có rất nhiều kẻ muốn lên thiên đàng với Chúa Giêsu, nhưng rất ít kẻ muốn vác thánh giá với Người.

– Nhiều kẻ ước ao được ơn an ủi của Người, nhưng ít kẻ muốn chịu thử thách với Người.

– Nhiều kẻ muốn dự tiệc với Người, nhưng ít kẻ muốn chịu thiếu thốn với Người.

– Nhiều kẻ muốn vui hưởng với Người, nhưng ít kẻ sẵn sàng chịu sự gì khó với Người.

– Nhiều kẻ muốn theo Chúa Giêsu đến bàn tiệc bẻ bánh, nhưng ít kẻ muốn uống chén đắng với Người.

– Nhiều kẻ tôn sùng các phép lạ của Người, nhưng ít kẻ muốn chịu sỉ nhục với Người.

Thật thế, Chúa mời gọi mỗi chúng ta hãy say mê và chiêm ngắm thập giá Chúa Kitô để góp phần tôn vinh tình thương của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh, “Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2,20).

Với những buồn vui sướng khổ của cuộc đời, chúng ta hãyi liên kết mọi vui buồn sướng khổ, mọi biến cổ nhỏ to trong tâm tình phó thác tuyệt đối vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Nguyện xin Chúa thương xót mỗi người chúng ta và thương xót toàn thế giới. Chúng ta cũng cầu xin cho từng người, từng việc, trong từng thời điểm, theo ý nguyện sứ mạng ơn gọi của chúng ta là làm cho nhiều người, nhiều nơi nhận biết Thiên Chúa và tin nhận Chúa Giêsu Kitô vừa là người thật vừa là Thiên Chúa thật.

Có khi vì tuổi tác, vì hoàn cảnh, chúng ta không còn khả năng tham gia mục vụ nơi các môi trường tông đồ, không tham gia sinh hoạt ở các hội đoàn ca đoàn trong giáo xứ. Có khi chúng ta không thể truyền đạt hay giảng dạy, không thể hướng dẫn hay thuyết phục người khác qua những khái niệm, những hiểu biết về Thiên Chúa. Hơn nữa, cuộc sống của chúng ta đầy dẫy những bất toàn và yếu đuối cũng như đau khổ nhất là trong thời điểm kinh tế đang lao dốc như hiện nay.

Ý thức những giới hạn của mình, mỗi chúng ta cố gắng sửa mình, chúng ta cũng không trách Chúa vì sao để chúng ta xấu như thế, khổ như thế, bi đát như thế, chắc chắn Thiên Chúa có sẵn một kế hoạch tuyệt vời cho chúng ta. Và chúng ta dâng lên Thiên Chúa những bất toàn này để tôn vinh thập giá của Chúa Giêsu Kitô, để cầu xin cho mọi người nhận biết và yêu mến Thiên Chúa.

Lm. Anmai, CSsR 

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Nhiều trẻ viêm amidan do nắng nóng

 Thứ sáu, 22/3/2024, 11:00 (GMT+7)

Nhiều  trẻ  viêm  amidan  do  nắng  nóng

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM tiếp nhận gần 300 trẻ viêm amidan trong một tháng qua, tăng 30% so với tháng trước, nhiều trường hợp tái phát, phải phẫu thuật.

Ngày 22/3, ThS.BS.CKI Diệp Phúc Anh, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, cơ thể trẻ làm mát bằng cách tăng tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt, nên dễ mất nước. Trẻ dễ ốm hơn do hệ miễn dịch thích nghi kém hơn người lớn. Khi vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nắng nóng, trẻ sinh hoạt, vui chơi, học tập hoàn toàn trong phòng máy lạnh dễ bị khô vùng niêm mạc mũi họng, sức đề kháng đường hô hấp suy giảm. Trẻ có xu hướng thở bằng miệng, tạo điều kiện cho bụi bẩn và các virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tấn công khiến amidan, VA (còn gọi là amidan vòm - một khối nằm ở nóc và thành sau của vòm họng) viêm nhiễm.

Do đường thở hẹp và ngắn, trẻ thường phải hít mạnh và thở nhanh hơn so với người lớn. Điều này làm trẻ hít nhiều không khí hơn, tăng nguy cơ tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh. Nắng nóng làm bùng phát nhiều loại virus, vi khuẩn. Chúng đến từ bụi bẩn của máy lạnh không được vệ sinh thường xuyên, từ môi trường xung quanh khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, tiếp xúc với nhiều người, dẫn đến lượng trẻ viêm amidan tăng nhanh, nhiều trường hợp tái phát.

Nhóm trẻ nguy cơ cao viêm amidan và dễ bị tái phát là tiền sử bệnh viêm xoang, viêm mũi họng, từng viêm amidan mạn tính, amidan hốc mủ.

Như bé Nam, 7 tuổi, đau họng, cổ họng cứng, sốt, nôn ói, bỏ ăn, mệt mỏi, đau bụng. Bé uống thuốc tại nhà không giảm, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Kết quả nội soi cho thấy amidan của bé Nam sưng đỏ, một lớp dịch vàng bao phủ ở họng. Bé Nam có tiền sử viêm mũi họng, tái phát nhiều lần, bác sĩ chẩn đoán viêm amidan.

Còn bé Ngọc, 8 tuổi, viêm amidan điều trị nội khoa ở nhiều nơi. Gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài, viêm amidan tái phát. Bé thường xuyên sốt, nghẹt mũi, chảy mũi, mệt mỏi, ho khan, bỏ ăn, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm amidan quá phát và viêm VA gây tắc nghẽn đường thở phải thở bằng miệng, biến chứng viêm đường hô hấp, viêm tai giữa.

Bác sĩ Phúc Anh lý giải bé thở bằng miệng nên vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công vào khu vực vòm mũi họng khiến amidan bên phải và bên trái của thành họng sưng to. VA bị viêm và trở thành ổ nhiễm trùng.

Bé Ngọc được phẫu thuật cắt amidan bằng phương pháp coblator công nghệ plasma. Sau 30 phút, các ổ viêm được loại bỏ hoàn toàn, ít đau, hạn chế chảy máu. Bệnh nhi nói chuyện, ăn uống sau phẫu thuật ba giờ và xuất viện sau 24 giờ.

Bác sĩ Phúc Anh phẫu thuật cắt amidan cho bé Ngọc. Ảnh: Uyên Trinh

Bác sĩ Phúc Anh phẫu thuật cắt amidan cho bé Ngọc. Ảnh: Uyên Trinh

Triệu chứng viêm amidan, VA, gồm đau cổ họng, amidan sưng đỏ, sốt, đau đầu, nhói bên tai, cổ cứng, hơi thở có mùi hôi, bụng khó chịu, nôn ói, bỏ ăn, nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi.

Viêm amidan, VA không được điều trị khả năng cao chuyển thành viêm amidan quá phát. Lúc này, amidan viêm và sưng to ở hai bên thành họng lấn vào trong, làm hẹp khoang họng khiến cho trẻ khó ăn, khó nuốt, khó thở, ngủ ngáy, ngủ không ngon giấc, ngưng thở khi ngủ, bất thường về phát âm, chậm phát triển thể chất.

Viêm amidan tái phát trên 5 lần một năm và không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng như áp xe amidan, áp xe thành sau họng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm mủ hạch cổ, viêm mũi xoang...

Phẫu thuật cắt amidan, phẫu thuật nạo VA được chỉ định trong các trường hợp như viêm amidan tái đi tái lại hơn 5 lần một năm; amidan phì đại gây tắc nghẽn đường thở trên, ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy; áp xe quanh amidan không cải thiện khi điều trị kháng sinh, vòi nhĩ bị tắc gây nhiễm trùng tai giữa, nhiễm trùng huyết...

Hiện phương pháp phẫu thuật cắt amidan và nạo VA hiện đại hơn rất nhiều, ít xâm lấn, ít gây biến chứng sau mổ cũng như thời gian hồi phục nhanh, theo bác sĩ Phúc Anh.

Để phòng ngừa viêm amidan ở trẻ vào mùa nắng, bác sĩ khuyến nghị ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, gồm cả nước trái cây, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm có vitamin C, E, A; hạn chế cho trẻ ăn uống đồ lạnh. Tăng cường súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Không lạm dụng máy điều hòa và chỉ cho trẻ ở phòng lạnh với nhiệt độ 26-28 độ C.

Dùng vitamin C thế nào không hại thận

 

Thứ năm, 28/3/2024, VnExpress.net

Dùng  vitamin  C  thế  nào không  hại  thận

Vitamin C có lợi cho người bệnh suy thận, giảm nguy cơ ung thư thận, nhưng nếu sử dụng liều lượng cao thường xuyên có thể gây hại.

Vitamin C là dưỡng chất quan trọng với cơ thể, giúp hấp thụ sắt từ thực phẩm, chữa lành vết thương và bầm tím trên da, hỗ trợ sửa chữa xương.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), lượng vitamin C cần thiết cho nam giới trưởng thành là 90 mg mỗi ngày, nữ giới khoảng 75 mg mỗi ngày. Người hút thuốc cần thêm khoảng 35 mg vitamin C, do thuốc lá làm tăng căng thẳng oxy hóa, giảm mức vitamin.

Thận có chức năng lọc vitamin C thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu thận không hoạt động bình thường hoặc thường xuyên tiêu thụ lượng vitamin C cao có thể gây ra một số nguy cơ với sức khỏe.

Một đánh giá năm 2023 của Đại học Y Phần Lan cho thấy vitamin C có thể chống viêm và chống oxy hóa cho người mắc bệnh thận mạn tính. Người đang chạy thận nhân tạo cũng có thể được khuyến nghị bổ sung vitamin C. Một đánh giá năm 2021 tại Phần Lan ghi nhận lọc máu làm giảm 67% mức vitamin C trung bình của 138 người tham gia.

Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C cao có thể gây hại cho người bệnh thận mạn. Ví dụ nếu tiêu thụ 30-180 mg vitamin C mỗi ngày, cơ thể thường hấp thụ 70-90% lượng này. Sau đó, thận bài tiết phần dư thừa qua nước tiểu.

Vitamin C có thể được chuyển hóa thành oxalate, chất này cũng được lọc qua thận. Thận của người mắc bệnh này mạn tính không còn khả năng lọc chất thải hiệu quả, có thể tích tụ oxalate trong cơ thể, dẫn tới sỏi thận, viêm, suy thận.

Vitamin C liều cao làm tăng nguy cơ sỏi thận, phổ biến nhất là canxi oxalate. Lượng vitamin C từ thực phẩm không có khả năng gây ra tình trạng này, nhưng cần lưu ý khi bổ sung bằng thực phẩm chức năng.

Để giảm nguy cơ sỏi thận, NIH khuyến nghị người lớn tiêu thụ không quá 2.000 mg vitamin C mỗi ngày.

 


Cam là một trong những trái cây rất giàu vitamin C. Ảnh: Hà Phượng

 

Với người bệnh ung thư thận, vitamin C có thể có tác động tích cực. Theo một đánh giá năm 2022 của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, tăng cường ăn rau và vitamin C có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư thận.

Một phân tích tổng hợp năm 2015 cũng đánh giá người có lượng vitamin C hấp thụ cao hơn thì nguy cơ ung thư thận thấp hơn. Nghiên cứu năm 2019 tại Mỹ còn cho thấy bổ sung vitamin C có thể tăng hiệu quả của hóa trị ở người bệnh ung thư thận mà không làm tăng các tác dụng phụ.

Tuy nhiên, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) khuyến nghị không nên dùng vitamin C liều cao cho bệnh nhân ung thư thận vì có thể gây hại nhiều hơn.

Cơ thể không thể tạo ra vitamin C mà phải hấp thu từ thực phẩm hoặc chất bổ sung. Chất dinh dưỡng này được tìm thấy khắp cơ thể nên các chuyên gia sức khỏe thường sử dụng nồng độ vitamin C trong máu để đánh giá lượng vitamin của mỗi người.

Nhiều loại trái cây và rau quả giàu vitamin C như ớt chuông đỏ và xanh, dâu tây, kiwi, cam, bưởi, khoai tây, cà chua, bắp cải, súp lơ... Người không nhận đủ vitamin C qua chế độ ăn uống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung vitamin C phù hợp, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thận.

THỨ TƯ TUẦN THÁNH

 

Thu, 28/03/2024 - Trầm Thiên Thu

THỨ  TƯ  TUẦN  THÁNH

Theo truyền thống, Thứ Tư Tuần Thánh được gọi là “Thứ Tư Do Thám” – Spy Wednesday. Bởi vì trước khi Chúa Giêsu cử hành Lễ Vượt Qua, một “người do thám” đã ra đi phản bội Ngài. Hành động của Giuđa tạo cho ông biệt danh “do thám” hoặc “gián điệp.” Cách nói đó do những người theo Kitô giáo từ thời Trung Cổ, phù hợp với định nghĩa truyền thống của từ ngữ tiếng Anh với ý nghĩa là “người giữ bí mật theo dõi người khác để lấy thông tin.” Vì vậy, từ Thứ Tư, Giuđa lén lút tìm dịp để nộp Chúa Giêsu cho các thượng tế, vì ông đã được các thượng tế trả 30 đồng bạc. Hành động phản bội sâu sắc và ghê tởm này mở đầu bài Tin Mừng hôm nay, trình thuật Mt 26:14-25. Điều thú vị là các Phúc Âm nhất lãm đều kể về sự phản bội – Mt 26:12-14, Mc 14:10-12, Lc 22:3-6.

Ngay cả khi bị phản bội, Chúa Giêsu vẫn không ngừng làm theo ý muốn của Chúa Cha trong việc tự nguyện chấp nhận cái chết để cứu độ chúng ta. Không cần phải nói rằng Ngài đã sẵn sàng chấp nhận cái chết, vì khi làm vậy Ngài thực hiện ơn gọi và sứ vụ của Ngài – cứu rỗi các linh hồn. Khi tự nguyện chấp nhận cái chết, ngay cả khi bị phản bội, Chúa Giêsu đã hoàn thành lời tiên tri trong bài ca thứ ba về Người Tôi Tớ đau khổ. (x. Is. 50:4-9) Ở đây, công việc và đức tin kiên cường của Người Tôi Tớ của Thiên Chúa được mô tả. Thiên Chúa đã ban cho Người Tôi Tớ cái lưỡi của môn đệ để dạy dỗ và khích lệ dân chúng. Thiên Chúa đã ban cho tôi tớ tai để nghe Thiên Chúa và nghe người ta. Trong khi Người Tôi Tớ trải qua sự chống đối dữ dội nhưng không phản kháng, cũng chẳng quay lưng. Người Tôi Tớ đưa lưng cho người ta đánh mình, đưa má cho người ta giật râu, không che mặt trước sự xúc phạm và phỉ báng, hoàn toàn tin tưởng rằng mình sẽ chiến thắng kẻ thù. Trước tất cả mọi điều, Chúa Giêsu trở thành mẫu mực về sự lãnh đạo như một đầy tớ. Sau đó, tại bàn ăn, Chúa Giêsu thực hiện hành vi của người đầy tớ bằng cách rửa chân cho các môn đệ. Cuối cùng, chúng ta thấy hành động phục vụ và dâng hiến cho Chúa Cha trong cả cuộc đời của Chúa Kitô.

Thật đáng tiếc là tinh thần “Giuđa do thám” vẫn còn tồn tại trong thế giới của chúng ta ngày nay. Khi Giuđa nắm lấy cơ hội để tìm kiếm tư lợi vì ích kỷ bằng cách phản bội Thầy của mình. Do đó chúng ta được kêu gọi phải loại bỏ “tinh thần do thám của Giuđa.” Đối với những người đã “bị phản bội” (bị gạt ra ngoài lề xã hội) và chịu đau khổ trong lúc khó khăn này, mong sao mọi người học cách kêu cầu Chúa với lòng tin tưởng như Thánh Vịnh gia: “Âu cũng vì Ngài, mà con bị người đời thóa mạ, chịu nhuốc nhơ phủ lấp mặt mày. Anh em nhà kể con như người dưng nước lã, hàng máu mủ xem con bằng khách lạ mà thôi. Lạy Chúa, phần con xin dâng Ngài lời nguyện, lạy Chúa Trời, đây giờ phút thi ân. Xin đáp lại, vì ơn cả nghĩa dày, vì Chúa vẫn trung thành ban ơn cứu độ. Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng, con khát nước, lại cho uống giấm chua. Tôi sẽ hát bài ca chúc mừng Danh Thánh, sẽ dâng lời cảm tạ tán dương Người. Những ai nghèo hèn, xem đấy mà vui lên, người tìm Thiên Chúa, hãy nức lòng phấn khởi. Vì Chúa nhận lời kẻ nghèo khó, chẳng coi khinh thân hữu bị giam cầm.” (Tv 69:8-9, 14, 22, 31, 33-34)

LM. CHINAKA JUSTIN MBAERI, OSJ

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

 

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

Thánh Phaolô nói: “Đức Kitô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xóa bỏ tội lỗi muôn người. Ngài sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xóa bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Ngài.” (Dt 9:28) Những lời này diễn tả sự cuối cùng. Đức Kitô đã được dâng lên một lần, Ngài không được đề nghị hai hoặc ba lần. Được dâng lên ai? Dâng lên Chúa Cha. Tại sao? Để tội lỗi của chúng ta được lấy đi. Tội lỗi có nghiêm trọng tới mức Con Thiên Chúa phải chuộc tội hay không? Chắc chắn không có gì chúng ta làm là quan trọng chăng? Chính chúng ta đánh giá thấp phẩm giá của mình, vì chúng ta phạm tội phản nghịch với Chúa Cha, Đấng đã thiết lập phẩm giá của mỗi người chúng ta ngay từ đầu.

Hơn nữa, việc Đức Kitô được hiến tế có mục đích – “xóa bỏ tội lỗi của nhiều người.” Chúng ta nghe rằng Đức Kitô xóa bỏ mọi tội lỗi, nhưng cách diễn đạt trong tiếng Do Thái có lý của nó. Chúa Kitô đến để “phán xét” kẻ sống và kẻ chết. Tội lỗi của chúng ta không được lấy đi nếu không có sự can thiệp của chúng ta. Chúng ta cũng phải thừa nhận sự rối loạn của chính mình. Sự thừa nhận này không thể bị ép buộc, phải được tự do. Ở đây người ta có thể nói rằng Thiên Chúa “bất lực” trước ý muốn của chúng ta chống lại Ngài. Chính Ngài không vi phạm luật lệ của Ngài đã đặt trong chúng ta.

Đức Kitô sẽ hiện ra lần thứ hai. Tại sao? Để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Chúng ta chấp nhận sự thật của tuyên bố này không phải vì chúng ta thấy nó, mà bởi vì nó tạo một phần của toàn bộ trật tự mà trong đó sự tồn tại của Chúa Kitô được thiết lập là sự thật. Lần thứ hai Ngài sẽ không “xóa bỏ tội lỗi chúng ta.” Sự phán xét này đã được thực hiện. Chúng ta có thể chọn ở lại trong tội hoặc tìm kiếm sự tha thứ từ Đấng duy nhất có thể tha thứ.

Chúng ta tìm thấy “sự háo hức” khi nhận ra rằng tội lỗi đã bị xét xử và được tha thứ. Chúng ta phải nhận được “sự cứu rỗi.” Sự cứu rỗi này là gì? Đó là kết quả của “kế hoạch thay thế,” có thể nói là do tội lỗi ban đầu của con người – Tội Nguyên Tổ. Thiên Chúa không có ý muốn sự chết và tội lỗi, mặc dù Ngài có ý định mời gọi con người tham gia vào đời sống nội tâm của Ngài. Sự tham gia này là lý do cho sự sáng tạo ban đầu của Ngài. Nhưng bản chất bên trong của Thiên Chúa là không ai có thể thuộc về nó trừ khi được mời và được chọn. Chúng ta thường thắc mắc về điều này bởi vì sự lựa chọn liên quan phản ứng của chính chúng ta đối với tình yêu mà chúng ta được tạo dựng ban đầu.

Những gì xảy ra vào Thứ Sáu Tuần Thánh đôi khi được gọi là Felix Culpa – Tội Hồng Phúc. Có thể nói rằng chúng ta đã được ban cho cơ hội thứ hai. Nhưng cơ hội thứ hai này liên quan việc Nhập Thể của Ngôi Hai – Logos, Ngôi Lời. Thiên Chúa không ép buộc chúng ta phải chấp nhận những gì Ngài muốn nơi chúng ta. Tình yêu của chúng ta không thể bị ép buộc mà vẫn như vậy. Nó phải được tự do.

Quang cảnh Thứ Sáu Tuần Thánh vừa là sự chuộc tội mà chúng ta không thể tự mình thực hiện, vừa là dấu chỉ cho chúng ta thấy cuộc sống của chúng ta quan trọng như thế nào. Bài Tôn Kính Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh có điệp khúc này: “Đây là Cây Thánh Giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian.” Chúng ta phải “ngắm nhìn.” Nhìn cái gì? Nhìn Thánh Giá. Tại sao Thánh Giá quan trọng? Bởi vì Đấng Cứu Độ của chúng ta bị treo trên đó, theo hình thức hành quyết khủng khiếp nhất của người La Mã. Tuy nhiên, nhiều người không muốn nhìn thấy. Họ không thể chấp nhận con đường này như “sự cứu rỗi” của mình. Nhưng đó là điều duy nhất mà bất cứ ai cũng được ban tặng, điều phù hợp nhất với bản chất và điều kiện của chúng ta.

Một điệp ca Thứ Sáu Tuần Thánh nói: “Chúng con thờ lạy Chúa, chúng con suy tôn Thánh Giá của Chúa, chúng con ca ngợi sự Phục Sinh của Ngài. Qua Thập Giá, Chúa đã đem lại niềm vui cho thế giới.” Rõ ràng Thánh Giá này không chỉ nói đến sự phục sinh. Nó đem lại “niềm vui” cho thế giới. Nó đem lại “niềm vui” gì? Chắc chắn rằng việc theo sau Thập Giá là sự Phục Sinh. Cũng là niềm vui khi biết rằng chúng ta được cứu chuộc. Khi biết điều này, chúng ta không cần phải lang thang khắp thế giới để tìm kiếm sự cứu rỗi nào khác.

Không gì mô tả thế giới của chúng ta tốt hơn một nơi bị xé nát đang tìm kiếm ơn cứu độ khác hơn ơn cứu độ này, ơn cứu độ được ban trên Thập Giá. Nhưng nó được cung cấp, không phải ra lệnh. Chúng ta được đối xử rất cẩn thận. Chúng ta không thể được cứu nếu không hợp tác với ân sủng được ban cho mình. Tất cả đều được cứu trên Thập Giá, nhưng không phải tất cả mọi người đều chấp nhận điều đó.

Không vở kịch nào của con người quan trọng hơn vở kịch này. Không ai cho chúng ta biết rõ hơn chính chúng ta. Không ai tôn trọng quyền tự do thừa nhận điều đó của chúng ta. Cái giá của việc từ chối là chỉ có thế giới này cho riêng mình. Địa ngục được hình dung là hình phạt. Nhưng tốt hơn nên hiểu đó là sự đần độn, ngu xuẩn, không chịu đón nhận những niềm vui mà chúng ta được ban tặng qua Thập Giá.

JAMES V. SCHALL, S.J.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Tuần Thánh – 2024

 

 

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

6 mẹo cạo râu

 Thứ ba, 26/3/2024, 21:00 (GMT+7)

6 mẹo cạo râu

Mái tóc và màu da của người châu Á không phù hợp để râu vì tạo vẻ ngoài luộm thuộm nên cạo râu đúng cách sẽ tôn lên vẻ nam tính của bạn.

Không ít nam giới hiện nay cùng máy cạo râu điện. Thị trường có nhiều hãng, nhiều mức giá khác nhau, nhìn chung ưu điểm duy nhất của máy cạo râu là tiện và nhanh. Tuy nhiên nhiều máy cạo chất lượng thấp không thể cạo sạch được.

Advertisement
ADVERTISEMENT

Dao cạo râu truyền thống vẫn nhanh, hiệu quả và tiện lợi nếu bạn biết các mẹo sau:

Rửa mặt bằng nước ấm trước rồi cạo

Làm sạch cán và lưỡi dao, rửa sạch mặt bằng nước ấm (đặc biệt là vùng râu). Râu là loại lông tương đối cứng trên cơ thể nên tốt nhất hãy dùng khăn nóng chườm lên cho mềm trước khi chuyển sang các bước tiếp theo.

Nếu cạo râu mà không rửa mặt, da mặt sẽ bị mất nước, lỗ chân lông se lại, râu xơ cứng, cạo sẽ đau và dễ làm tổn thương da mặt hơn.

Không cạo râu trước khi tập thể dục

Dù bạn cẩn thận đến đâu thì việc cạo râu sẽ gây ra những tổn thương vô hình cho làn da. Hơn nữa, sau khi cạo, lỗ chân lông sẽ mở ra, máu lưu thông nhanh hơn, mồ hôi sẽ gây kích ứng vùng da vừa cạo, khiến da khó chịu, dễ bị nhiễm khuẩn, mụn trứng cá, cũng có thể làm da trở nên khô ráp. Vì thế không cạo râu trước khi tập thể dục.

Cạo râu vào sáng sớm, không cạo râu trước khi tắm

Sáng sớm là thời điểm tốt nhất để cạo râu, vì tuyến bã nhờn tiết ra mạnh khi ngủ và lông mọc nhanh hơn. Hơn nữa, lúc này da đã được thư giãn hơn nên có thể làm giảm nguy cơ bị trầy xước.

Sau khi cạo râu sẽ có nhiều vết thương nhỏ trên da mặt mà mắt thường không nhìn thấy, nếu tắm ngay lúc này, dầu gội, sữa tắm và nước nóng sẽ gây kích ứng da, gây khó chịu ở vùng mới cạo và dễ dẫn đến viêm nhiễm. Vì vậy, bạn không nên cạo râu trước khi tắm. Nếu có thói quen tắm vào buổi sáng thì có thể cạo sau khi tắm 10 phút.

Cạo râu cần có quy tắc. Ảnh: Hansindia

Cạo râu cần có quy tắc. Ảnh: Hansindia

Quy tắc 26 độ

Thoa một lượng kem cạo râu thích hợp và đợi trong 1-2 phút, sau đó bắt đầu cạo từ tóc mai, má và xuống là cằm. Đồng thời, đặt lưỡi dao ở góc 26 độ có thể giúp cạo sạch hơn. Trên lưỡi dao cạo có một đường màu xanh giúp bám dính vào da, lướt nhẹ nhàng, giảm nguy cơ kích ứng và nó sẽ tăng hiệu quả khi được cạo ở góc 26 độ.

Mặc dù cạo sạch râu sẽ khiến khuôn mặt trong mềm mịn, sáng bóng nhưng lại dễ gây tổn thương da, có thể hình thành mụn từ nang lông. Vì thế không nên cạo quá sạch.

Dầu dưỡng

Sau khi cạo râu, hãy rửa sạch bằng nước ấm và thoa kem dưỡng da. Bôi kem dưỡng là cần thiết vì luôn có những tổn thương da trong quá trình cạo. Kem dưỡng và dầu dưỡng sẽ làm mềm da, mang lại cảm giác thoải mái, tránh đau rát.

Cách chọn sản phẩm cạo râu

Trên thị trường có hai loại kem cạo râu chính là bọt và gel cạo râu. Trên thực tế, thành phần chính của cả bọt và gel đều là xà phòng được tạo ra từ axit béo và trietanolamine, ngoài ra còn có các thành phần khác như chất dưỡng ẩm và hương thơm.

Bọt cạo râu dễ thoa lên mặt và tạo cảm giác mịn màng khi cạo. Nếu da bạn khô thì sau khi cạo với bọt sẽ có cảm giác hơi căng hoặc rát. Gel cạo râu dễ kiểm soát liều lượng hơn. Nó tạo bọt thủ công và tác dụng tương tự như bọt cạo râu. Quan trọng nhất để cạo râu, bạn cần đầu tư cho một con dao phù hợp.

Là con trai, bạn cũng cần chăm sóc da mặt thật tốt. Áp dụng những mẹo này sẽ giúp bạn có khuôn mặt nam tính, trông luôn sạch sẽ, gọn gàng.

Bảo Nhiên (Theo Aboluowang)