Jan 12,
2014 - Chúa nhật lễ Đức Giesu chịu Phép Rửa năm A
Đức Giêsu
nhận sứ mạng
Các Bạn thân mến,
Về thời gian thì những ngày lễ lớn cuối năm Dương lịch đã trôi
qua, niềm vui cũng đã lắng xuống, giờ đây chúng ta lại đang chuẩn bị đón mừng
Tết Âm lịch, năm con Ngựa. Cái Tết của riêng người Châu Á, của quê hương, của
quê cha đất mẹ Việt Nam mà có lẽ chẳng ai quên được dù đã sống xa quê nhiều năm
và mỗi người một phương trời, một góc bể!
Hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã cho chúng ta vẫn còn được hưởng
những hương vị ngọt ngào, đạc biệt của quên nhà, cùng nhớ lại những thời điểm
đầy ý nghĩa, đầy kỷ niệm, đầy tình yêu thương mặm mà mãi mãi với quê hương.
Mong sao chúng ta và con cháu luôn nhớ về cội nguồn với tâm tình biết ơn, trân
trọng gìn giữ, xây dựng, phát triển bằng những gì mình có thể, để quê hương tổ
quốc mãi mãi là của con cháu Lạc Hồng, không quên nguồn gốc, không xóa bỏ quê
cha đất mẹ, không đánh mất văn hóa dân tộc, không quên ơn sâu nghĩa nặng của tổ
tiên, và không chỉ là người Viet Nam, tín hữu Công Giáo, mà còn là người tích
cực nhiệt thành phục hồi, xây dựng đất nước Mẹ được tự do ấm no, mọi nguoi được
đón nhận Phép Rửa để nước Chúa được trị đến trên toàn đất nước.
Về Phụng vụ, chúa nhật tuần này cũng là ngày đầu tiên Đức
Giesu chọn để ra lãnh sứ mạng của Ngài trước dân chúng bằng cách đến sông
Giodan xin ông Gioan Tiền Hô làm phép rửa cho Ngài, khở đầu công trình vĩ đại
cứu chuộc trần gian.Việc Đức Giêsu bắt đầu xuất hiện trước công chúng, như "trời
mở ra"để bắt đầu một kỷ nguyên mới:
1. Đức Giesu chịu phép rửa:
- Thời gian
ẩn dật, chuẩn bị cho công việc cao cả của Đức Giesu đã hoàn tất, thời cơ tốt
Ngài chờ đợi cũng đã tới, nên Ngài quyết định xuất hiện trước dân chúng.
- Ngài đến khu vực
sông Giodan, nơi ông Gioan đang làm phép rửa cho dân chúng. Thấy dân chúng lũ
lượt kéo đến xin chịu phép rửa, Ngài cũng sắp hàng chờ đợi để được chịu phép
rửa.
- Khi Ngài đứng trước mặt Gioan thì ông kinh ngạc:"một mực can Người và nói: Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi! Nhưng Đức Giesu trả lời: Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính. Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Ngài."
- Khi Ngài đứng trước mặt Gioan thì ông kinh ngạc:"một mực can Người và nói: Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi! Nhưng Đức Giesu trả lời: Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính. Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Ngài."
- Lễ Rửa của ông Gioan là để kêu gọi người ta
ăn năn sám hối, mở đường đến ơn tha thứ tội lỗi.
- Còn Đức Giesu là Đấng Cứu Thế, Con
Thiên Chúa Trời, Đấng Thánh thiện vẹn toàn, thì lễ rửa đối với Ngài không phải
để tha tội, mà để nói lên sự Ngài bằng lòng nhận số phận mang lấy tội lỗi con
người để liên hiệp với dân Ngài và với cả nhân loại.
- Trong lịch sử Do Thái không có người nào
chịu phép rửa, họ chỉ xử dụng phép rửa cho người ngoại bang muốn gia nhập đạo
Do Thái mà thôi.
- Vì người Do Thái không bao giờ cho là mình
có tội, nên sẽ không bị Thiên Chúa xua đuổi.
- Thế nên đây là lần đầu tiên trong suốt lịch
sử quốc gia, người Do Thái ý thức tội lỗi của họ và nhận biết mình cần Thiên
Chúa.
- Vì thế đây là một phong trào độc đáo duy
nhất trong lịch sử của họ, mà cả quốc gia cùng ăn năn, tìm kiếm Thiên Chúa như
vậy.
- Đó chính là giờ phút Đức Giesu chờ đợi.
- Là cơ hội thuận tiện cho Ngài, để Ngài tự
đồng hóa mình với loài người trong sự tìm kiếm Thiên Chúa, nghĩa là tự đồng
nhất mình với những người tội lỗi mà Ngài đến cứu, đúng vào lúc họ nhận thức
được lỗi lầm sai trái của họ và muốn trở lại với Thiên Chúa.
- Bởi mọi người, mọi vật, mọi thụ tạo
đều có một sứ mạng, cả thảo mộc, sinh vật, đông vật, đến cả vi sinh vật.
- Đức Giesu
cũng có một sứ mạng, đó là Người Tôi Tớ: tái lập công bình; nên ánh sáng
cho muôn dân; giải thoát những người khốn khổ.
- Chính Thiên
Chúa uy quyền đã tấn phong Đức Giêsu làm Đấng Messia của Ngài qua biến cố phép
rửa.
- Đức Giêsu
đã sinh ra trong trần gian với sứ mạng làm Đấng Messia mang ơn cứu độ đến cho
mọi người. Ngài đã chu toàn sứ mạng ấy một cách tuyệt hảo.
- Mỗi người
chúng ta cũng có sứ mạng đối với gia đình, đối với xã hội, đối với Giáo Hội,
đối với anh chị em, không có gì phân biệt.
- Chúng ta được sinh ra trên đời là vì sứ mạng. Nếu
chúng ta không chu toàn sứ mạng, hay tệ hơn, không lưu tâm gì đến sứ mạng, thì
sự hiện hữu của chúng ta là vô ích.
- Hôm nay thánh Mattheu kể chuyện Đức Giêsu chịu
phép rửa đó còn lưu ý đến những người làm chứng cho Đức Giêsu:
a/ Chứng của Gioan Tẩy
giả:
. Đức Giêsu mặc dù đến sau
Gioan nhưng trổi vượt hơn Gioan, Gioan đã tuyên bố ông không xứng đáng làm đầy
tớ cởi dây giày cho Ngài.
. Mặc dù Đức Giêsu nhận
phép rửa của Gioan, nhưng phép rửa trong Thánh Thần của Ngài cao trọng hơn phép
rửa bằng nước của Gioan rất nhiều.
b/ Chứng
từ trời:
. Chúa Thánh Thần lấy
hình chim bồ câu ngự xuống trên Đức Giêsu để cho thấy Ngài là Vị Ngôn Sứ đầy
tràn Thánh Thần.
. Tiếng Thiên Chúa từ
trời phán xuống xác nhận Đức Giêsu là Con yêu dấu của Chúa Cha.
- Bởi phép
rửa được coi như chìa khóa mở cửa vào đạo của Đức Kito, một bảo chứng của Nước
Trời.
- Tuy nhiên nên nhớ rằng chỉ có niềm tin mới dẫn
đến phép rửa, rồi nhờ phép rửa lãnh nhận nhiều ơn phúc để tiếp tục tìm kiếm
Thiên Chúa sâu rộng hơn, củng cố và nuôi dưỡng niềm tin sống động mãi nơi chúng
ta và anh em, đó mới là giá trị của phép rửa.
2. "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về
Người."
- Đó là tiếng nói mà mọi người chung
quanh sông Giodan đã nghe được khi Đức Giesu chịu phép rửa xong, Ngài vừa ở
dưới nước lên.
- Tiếng nói
này vô cùng quan trọng, bao hàm hai lời trích dẫn trong Thánh vịnh, có ý nghĩa:
. Đây là Con
Yêu dấu của Ta: mọi người Do Thái đều hiểu câu Thánh vịnh này mô tả Đấng Cứu
Thế, Vua quyền năng của Thiên Chúa.
. Ta hài lòng về
Người: Thánh vịnh này mô tả về Người Tôi Tớ Đau Khổ, một tôi tớ lý
tưởng của Thiên Chúa, đang theo con đường vâng lời và phục vụ hoàn toàn ý Ngài.
- Vì thế Đức Giesu xứng đáng được tuyên
xưng là con yêu dấu của Thiên Chúa.
- Cùng nghĩa với sự được ban phát quyền năng
siêu nhiên, và các quyền năng khác trên trời dưới đất.
- Thiên chức của Ngài là làm đầy tớ đẹp
lòng Thiên Chúa, dù phải chịu thương khó chuộc tội cho dân Ngài.
- Vậy trong phép rửa của Đức Giesu có hai điều
xác quyết trước nhân loại: Ngài thật là Đấng lựa chọn của Thiên Chúa và trước
mặt Ngài là con đường thập tự.
- Ngài cũng biết Ngài được định là Đấng đắc
thắng, nhưng chỉ đắc thắng bằng vũ khí của tình yêu chịu khổ.
* Đây là tấm gương mà chúng ta phải noi theo, vì Đức Giesu
chính là Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn luôn làm mọi điều theo ý Thiên Chúa Cha,
chấp nhận thân phận làm người mong manh yếu hèn với đầy cám dỗ, gian nan vất vả
khổ đau... tôn trọng người đại diện Thiên Chúa, chấp nhận những lễ nghi cởi
trói cho con người tội lỗi.
- Ngài kiên nhẫn chờ đợi ý Chúa Cha,
thể hiện qua những cơ hội, những ý chỉ Ngài nhận được trong cầu nguyện.
- Khi
đã hòa mình với dân chúng, Ngài chính thức truyền dạy Tin Mừng của Ngài. Ngài
thẳng thắn tuyên bố tất cả những ai muốn theo, muốn làm môn đệ Ngài, thì phải
làm theo phương pháp của Ngài, phải đi theo con đường Ngài đã chọn.
- Tất cả
những ai muốn đến với Thiên Chúa, muốn hưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu thì
cũng phải đi qua Ngài.
- Vì Ngài
là đường, là sự thật và là sự sống...
- Trong biến cố Đức
Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan, Ngài được Chúa Cha trao ban Thánh Thần và
được chính thức tấn phong làm Đấng Messia, Đấng Cứu Thế để cứu chuộc nhân loại:"Chúa
đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Ngài".
- Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, qua
phép rửa, chúng ta cũng trở thành con Thiên Chúa.
- Đức Giêsu đã
được khen là"Con yêu dấu của Cha" vì Ngài:
. luôn cầu
nguyện để biết ý của Chúa Cha.
. luôn làm
theo ý Cha mình dù trong hoàn cảnh cô đơn như tại vườn cây dầu, nhục nhã đau
khổ khi ở tòa quan Philato và khổ nạn khi vác thập giá rồi chết trần chuồng như
kẻ gian phi, nhưng Ngài vẫn nói: “Xin đừng theo ý con, mà hãy theo ý
Cha".
. Ngài
được Thiên Chúa tuyển chọn và Thiên Chúa rất hài lòng về Ngài.
- Gioan tiền hô khiêm
tốn, đầy tin tưởng, phó thác trót mạng sống mình cho Đấng Cứu Thế: dù phải chặt
đầu, ông vẫn luôn quyết tâm chu toàn nghĩa vụ Thiên Chúa trao.
- Còn Đức Giêsu,
Ngài rất từ tốn và ẩn mình tuyệt diệu hơn nữa, Ngài đồng hóa mình với dân
chúng, chịu áp lực của những kẻ cậy sức mạnh, quyền thế… để thông cảm với mọi
nỗi xót xa của cuộc đời những kẻ thấp bé, neo đơn, cô thế cô thân.
* Xin cho chúng con biết phó thác thân phận làm
người, làm Kitô hữu cho Đấng Cứu Thế. Chắc chắn chúng con sẽ được Người thanh
tẩy và kết nạp chúng con.
3.
Lưu ý:
Qua
việc Đức Giesu chịu phép rửa, chúng ta học được nhiều bài học:
-
Là tấm gương cho chúng ta noi theo về
sự vâng lời tuyệt đối Chúa Cha và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
-
Trong mọi hoàn cảnh, hãy bắt chước Đức
Giêsu, khiêm nhu chịu đối xử như kẻ có tội dù Ngài vô tội.
-
Hội Thánh có trách nhiệm thông
truyền sự sống của Chúa, chúng ta cần vui vẻ tuân theo.
-
Mọi người đều liên hệ và có trách
nhiệm với nhau, không có gì xẩy ra mà chúng ta vô can!
-
Cần nhìn nhận đúng thực trạng bản
chất mình. Đừng tìm cách, đừng giả hình để người khác lầm tưởng mình tốt, trong
sáng; đừng bực bội, thù ghét những gì không đúng về mình.
- Không chỉ chịu Phép Rửa một lần, mà cần
được thanh tẩy thường xuyên bởi mọi sai phạm, những gian truân thử thách, giả
dối… để khiêm tốn, biết cảm thông, vì niềm vui, vì cảm nghiệm sự tốt lành của
cuộc sống, của tình yêu, chúng ta sẽ tươi vui thoải mái sống hơn.
Lạy Đức Giesu, Ngài biết đó, sám hối không phải là điều dễ dàng,
bởi chúng con thiếu khiêm tốn, thiếu can
đảm, thiếu tin cậy phó thác để nhận mình lầm lỗi, xứng đáng được tha thứ và chừa
cải.
Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh lối suy nghĩ, lối
sống của mình, tỉnh táo khỏi rơi vào ảo tưởng, thành thật để khỏi tự dối mình.
Xin Chúa cho chúng con cương quyết đi đến những hành động cụ thể,
chấp nhận cắt tia đau đớn để được trong sạch, hầu có niềm vui, hạnh phúc vì được
trở nên con cái Chúa, được tự do và được yêu mến. Vì Đức Giesu Chúa chúng con. Amen.
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét