Nghĩa trang dưới lòng đại dương
Trước đây, chỉ những người xấu số hoặc bị trừng phạt mới phải
vùi thân vĩnh viễn dưới biển sâu, nhưng quan niệm ấy đã được thay thế bằng
nghĩa trang Neptune Memorial Reef, Mỹ.
Ngay bên ngoài bờ biển
Miami bang Florida nước Mỹ, một vỉa san hô mới đang được hình thành. Đây không
phải là quần thể sinh vật biển được tạo nên theo tự nhiên mà có bàn tay của con
người trong việc xậy dựng một nơi an nghỉ cuối cùng khá đặc biệt, dưới đáy
biển.
Được đặt tên là
Neptune Memorial Reef, đây được xem là nghĩa trang độc đáo đồng thời cũng góp
phần quan trọng tạo nên hệ sinh thái mới trong lòng đại dương.
Cổng vào của nghĩa trang dưới nước. Ảnh: Elkman/Flickr
Ý tưởng đặt những bức
tượng hay các con tàu cũ ở đáy biển nhằm tạo ra môi trường sống cho các sinh
vật không còn mới nhưng Neptune Memorial Reef lại là nghĩa trang đầu tiên được
xây dựng theo hình thức khác thường này. Nằm ở độ sâu 15 m dưới những con sóng,
khuôn viên nghĩa trang được thiết kế không khác nhiều trên cạn với cánh cổng mở
ra lối vào.
Ngoài ra, người đến
thăm còn có thể nhìn thấy những bức tượng, bia, đường đi và cả ghế băng để nghỉ
mệt. Chỉ một điều khác thường là bạn sẽ phải mặc đồ lặn và đeo bình dưỡng khí
khi đến thăm người đang an nghỉ.
Khu nghĩa trang có
diện tích hơn 180.000 m2 và nhanh chóng trở thành vỉa san hô nhân tạo lớn nhất
thế giới. Việc tạo ra “nhà mới” cho rất nhiều loại sinh vật biển đã góp phần
thu hút những tay lặn đến thăm nghĩa trang ngày một nhiều, đồng thời để tìm
kiếm những trải nghiệm dưới nước mới mẻ.
Để viếng thăm người đã mất, người đi viếng phải mặc đồ lặn và đeo bình dưỡng khí. Ảnh:Elkman/Flickr
Những loại phù du, sò
ốc bám vào các khối kiến trúc sẽ giúp thu hút các loài lớn hơn quy tụ về nghĩa
trang. Du khách yêu lặn biển cũng tha hồ chiêm ngưỡng sắc màu trong lòng đại
dương qua sự kết hợp tuyệt vời giữa công trình nhân tạo và giới tự nhiên.
Nghĩa trang dưới nước
còn được cơ quan quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của bang và thành phố đưa
vào chương trình nghiên cứu tập trung vào đối tượng san hô vừa mới hình thành.
Kết quả cho thấy từ con số 0, sau 2 năm hầu như những công trình tại Neptune Memorial
Reef đã được phủ kín các loài tảo, rong, ốc… Bởi vậy, người đã mất và
chính gia đình họ sẽ mang đến cho các loài sinh vật một ngôi nhà mới khi chọn
nghĩa trang dưới nước làm nơi an nghỉ vĩnh hằng.
Tro cốt của người đã
mất sẽ được trộn với xi măng và đổ vào phần mộ theo hình dáng mà họ muốn. Một
đội những thợ lặn sẽ phụ trách việc đặt tro và những biểu tượng khách hàng đã
chuẩn bị sẵn như tượng, cây thánh giá…. Bên trên sẽ là tấm bia bằng đồng và thiếc
để mọi người có thể đọc tên, năm sinh năm mất.
Các sinh vật quy tụ
khá đông đảo ở vỉa san hô và trong vòng một năm, du khách đã có thể nhìn thấy ở
đây cá đuối lưng chấm, thi thoảng là rùa biển cùng rất nhiều các loại cá khác
như Damsel và Puffer.
Sau 2 năm, nhiều loại rong tảo và ốc, sò đã phủ kín các công trình trong nghĩa trang. Ảnh:Elkman/Flickr
Những loại phù du, sò
ốc bám vào các khối kiến trúc sẽ giúp thu hút các loài lớn hơn quy tụ về nghĩa
trang. Du khách yêu lặn biển cũng tha hồ chiêm ngưỡng sắc màu trong lòng đại
dương qua sự kết hợp tuyệt vời giữa công trình nhân tạo và giới tự nhiên.
Nghĩa trang dưới nước
còn được cơ quan quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của bang và thành phố đưa
vào chương trình nghiên cứu tập trung vào đối tượng san hô vừa mới hình thành.
Kết quả cho thấy từ con số 0, sau 2 năm hầu như những công trình tại Neptune Memorial
Reef đã được phủ kín các loài tảo, rong, ốc… Bởi vậy, người đã mất và
chính gia đình họ sẽ mang đến cho các loài sinh vật một ngôi nhà mới khi chọn
nghĩa trang dưới nước làm nơi an nghỉ vĩnh hằng.
Mộ phần của một người đã mất được đúc thành hình như gốc cây. Ảnh Elkman/Flickr
Nếu có kinh phí, gia đình người đã khuất có thể chọn tượng sư tử đặt ngay nơi an nghỉ cho người thân.
Ảnh Elkman/Flickr
Khá nhiều sinh vật đã tìm đến khu nghĩa trang này và cư trú tại đây. Ảnh Elkman/Flickr
Tên của người đã mất được khắc vào tấm bia đồng cùng ngày tháng năm sinh năm mất. Ảnh Elkman/Flickr
Tro của người đã mất sẽ được trộn với xi măng và gắn vào nền trong mộ phần bởi đội thợ lặn chuyên nghiệp.
Ảnh Elkman/Flickr
Nghĩa trang cũng có lối đi nhưng thường người đến thăm chủ yếu phải bơi. Ảnh Elkman/Flickr
Nghĩa trang không khác gì trên bờ với những bậc thang và cả thanh vịn nối lên một khu mộ cao. Ảnh Elkman/Flickr
Hoài Nam (VnExpress.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét