Jun 15,
2014 - Chúa nhật kính
Thiên Chúa
Ba Ngôi năm A
Father’s
Day
Các Bạn thân mến,
Chúa nhật tuần này xã
hội Hoa Kỳ mừng ngày Father’s Day, người đã sinh ra và dưỡng nuôi, giáo dục các
con cái, nhưng gần như lại bị thiệt thòi hơn người mẹ. Nên ngày Thân Phụ được coi
là rất quan trọng vì giúp chúng ta nhận thức, nhớ lại về công lao của những
người cha đối với gia đình và xã hội. Giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu
thương và kính trọng đối với cha mình, và còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và
phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình nữa.
Năm nay ngày thân phụ
trùng vào chúa nhật lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, thật ý nghĩa, bởi Thiên Chúa chính
là cha của mọi người, nhưng cũng bị mọi người lãng quên. Vì Ngài quá cao siêu,
qúa toàn thiện tòan mỹ đến độ chẳng ai có thể hiểu, chẳng ai có thể xứng đáng
đến gần! Nên nói đến Thiên Chúa Ba Ngôi, có lẽ ai trong chúng tac cũng đã từng nghe câu
truyện về Chúa Ba Ngôi qua mẩu đối thoại giữa thánh Augustin và một chú bé nơi
bờ biển Địa Trung Hải:
- Em định làm gì thế?
- Em định múc hết nước biển đổ vào lỗ cống này!
- Sao em lại làm một việc mà không lường sức của mình? Thật vô ích!
- Việc em làm còn chưa vô ích bằng việc cái dầu của Ngài cứ mãi miệt tìm hiểu về Chúa Ba Ngôi!
Hiển nhiên Thánh nhân không chỉ bối rối mà còn xấu hổ nữa, bởi đã bị em bé cho một bài học đích đáng!
Nhưng thật không quan trọng để bàn về câu truyện đã thật sự xẩy ra hay người ta đã tạo ra; điều cốt yếu là nhằm nói lên cách "vượt qúa" sức hiểu biết của con người, mà con người lại thích làm những chuyện như thế!
Người ta cũng dùng hình ảnh một tam giác đều, một chiếc lá có ba nhánh, ba trạng thái của nước, hay một hợp âm… để chỉ về Thiên Chúa Ba Ngôi. Cách so sánh dù hạn chế, khiếm khuyết, mờ nhạt, nhưng cũng giúp cho chúng ta có thể hình dung, hiểu biết chút gì về mầu nhiệm Ba Ngôi. Và biết quý trọng mầu nhiệm vô cùng cao cả này.
Mà chúng ta có hình ảnh nhiều ấn tượng nhất trong Kinh Thánh về Ba Ngôi là khi Đức Giêsu chịu thanh tẩy. Thánh Luca viết: "Khi Đức Giêsu đang cầu nguyện, các tầng trời mở ra, và Chúa Thánh Thần ngự trên người dưới hình dạng chim bồ câu. Và từ trời có tiếng phát ra, "Con là con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về con." (Luca 3:21-22)
Và hôm nay, Phụng vụ dùng đoạn kinh thánh ngắn gọn của Thánh Gioan để nói về Thiên Chúa Ba Ngôi, có ý nói về Chúa Cha chấp nhận phó nộp Con yêu dấu của Ngài là Chúa Con vì muốn cứu chuộc cả thế gian chứ không phải muốn xét xử. Những ai tin thì mới được cứu rỗi, được sống đời đời; và ngược lại, ai không tin thì như tự loại mình ra khỏi sự sống vinh phúc.
Còn về Chúa Thánh Thần thì không nói rõ trong đọan Tin Mừng này, tuy nhiên nhiều nơi khác đã nói rất rõ ràng Chúa Cha và Chúa Con cứu chuộc chúng ta bằng cách ban Thánh Thần cho chúng ta. Thế nên đọan Tin Mừng hôm nay vẫn nói với chúng ta một số điều quan trọng:
- Em định làm gì thế?
- Em định múc hết nước biển đổ vào lỗ cống này!
- Sao em lại làm một việc mà không lường sức của mình? Thật vô ích!
- Việc em làm còn chưa vô ích bằng việc cái dầu của Ngài cứ mãi miệt tìm hiểu về Chúa Ba Ngôi!
Hiển nhiên Thánh nhân không chỉ bối rối mà còn xấu hổ nữa, bởi đã bị em bé cho một bài học đích đáng!
Nhưng thật không quan trọng để bàn về câu truyện đã thật sự xẩy ra hay người ta đã tạo ra; điều cốt yếu là nhằm nói lên cách "vượt qúa" sức hiểu biết của con người, mà con người lại thích làm những chuyện như thế!
Người ta cũng dùng hình ảnh một tam giác đều, một chiếc lá có ba nhánh, ba trạng thái của nước, hay một hợp âm… để chỉ về Thiên Chúa Ba Ngôi. Cách so sánh dù hạn chế, khiếm khuyết, mờ nhạt, nhưng cũng giúp cho chúng ta có thể hình dung, hiểu biết chút gì về mầu nhiệm Ba Ngôi. Và biết quý trọng mầu nhiệm vô cùng cao cả này.
Mà chúng ta có hình ảnh nhiều ấn tượng nhất trong Kinh Thánh về Ba Ngôi là khi Đức Giêsu chịu thanh tẩy. Thánh Luca viết: "Khi Đức Giêsu đang cầu nguyện, các tầng trời mở ra, và Chúa Thánh Thần ngự trên người dưới hình dạng chim bồ câu. Và từ trời có tiếng phát ra, "Con là con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về con." (Luca 3:21-22)
Và hôm nay, Phụng vụ dùng đoạn kinh thánh ngắn gọn của Thánh Gioan để nói về Thiên Chúa Ba Ngôi, có ý nói về Chúa Cha chấp nhận phó nộp Con yêu dấu của Ngài là Chúa Con vì muốn cứu chuộc cả thế gian chứ không phải muốn xét xử. Những ai tin thì mới được cứu rỗi, được sống đời đời; và ngược lại, ai không tin thì như tự loại mình ra khỏi sự sống vinh phúc.
Còn về Chúa Thánh Thần thì không nói rõ trong đọan Tin Mừng này, tuy nhiên nhiều nơi khác đã nói rất rõ ràng Chúa Cha và Chúa Con cứu chuộc chúng ta bằng cách ban Thánh Thần cho chúng ta. Thế nên đọan Tin Mừng hôm nay vẫn nói với chúng ta một số điều quan trọng:
1.
Nguồn gốc và sự khởi đầu của sự cứu rỗi là từ Thiên Chúa:
- Đôi
khi Kito giáo đã được trình bày như là chúng ta phải đến thuyết phục Thiên Chúa
để xin Ngài chấp nhận hòa giải với chúng ta, nghĩa là phải khóc lóc năn nỉ,
Thiên Chúa mới bằng lòng tha tội cho chúng ta.
- Có
khi người ta còn vẽ ra một Thiên Chúa nghiêm khắc với những luật pháp cứng
ngắc, để rồi giận dữ, thịnh nộ, trừng phạt…
- Còn
Đức Giesu thì nhu mì, yêu thương và sẵn sàng tha thứ.
- Nên
nhiều khi người ta trình bầy thông diệp Kito như là Đức Giesu đã làm một điều
gì đó để thay đổi thái độ của Thiên Chúa đối với loài người, từ sự đóan phạt ra
tha thứ.
- Nhưng
Tin Mừng hôm nay cho thấy mọi sự là do Thiên Chúa khởi đầu.
- Chính
Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến thế gian để yêu thương nhân loại.
- Đằng
sau mọi sự đó, có tình thương của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa luôn là tình
thương.
- Chính
Ngài đã mặc khải cho lãnh tụ Mose trên núi Sinai rằng Ngài là:"Đức Chúa
nhân hậu và tù bi, hay nén giận, giầu nhân nghĩa và thành tín, giữ lòng nhân
nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm."
- Nghĩa
là vì Thiên Chúa nhân từ, thương yêu và giữ lời hứa với Tổ Phụ chúng ta nên
Ngài cứu rỗi chúng ta cách vô điều kiện.
2. Nguồn
mạch chính của bản chất Thiên Chúa là tình yêu thương:
- Con
người dễ nghĩ về Thiên Chúa như sẽ muốn đánh gục, trừng trị với hình phạt nặng
nề để loài người phải hồi tâm, phục tùng, để Ngài thỏa mãn quyền hành chế ngự
vũ trụ…
- Nhưng
Tin Mừng cho chúng ta thấy Ngài đang hành động, không phải vì Ngài, mà vì chính
chúng ta, để thỏa mãn lòng yêu thương của Ngài.
- Thiên
Chúa không phải là vị bạo chúa, độc tài, mà Thiên Chúa là người cha không thể
vui cho đến khi đứa con hoang đàng trở về nhà.
- Thiên
Chúa không đàn áp để mọi người phải thán phục, Ngài luôn để mọi người tự do,
nhưng trông mong, kêu gọi dịu dàng để con người trở lại với tình thương của
Ngài.
- Vì
tình thương yêu, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta trong tội lỗi đau khổ, mà đã
sai Con Một của Ngài xuống thế gian để cứu chuộc hầu phục hồi quyền lợi là Con
của Ngài.
- Cuộc
sống và những hành động của Đức Giesu khi tại thế đã cho chúng ta thấy
đúng Ngài là tình yêu thương:
. Người phụ nữ ngoại tình đáng tội ném đá chết, nhưng Ngài nhẹ
nhàng nói:"phần tôi, tôi cũng không kết tội chị đâu, hãy về bằng an và
đừng bao giờ phạm tội nữa."
. Ngài
cũng đã giải cứu biết bao người bị bệnh nan y hành hạ: mù, câm, điếc, bất toại,
phong cùi…
. Ngài xúc động khi thấy đám dân chúng đông đảo theo Ngài mà không có gì
ăn.
. Ngài ái ngại cho một đám cưới linh đình mà lại thiếu rượu.
. Ngài cho người chết sống lại vì thương cảm cảnh đau buồn của gia đình
. v.v…
3. Độ
lớn của tình yêu Thiên Chúa:
- Thiên
Chúa không phải của một quốc gia, một dân tộc nào, không phải của người da
trắng, da mầu; cũng không phải của những người đạo đức thánh thiện, tốt lành,
giầu có, tài giỏi, hay nghèo khổ, dốt kém…nhưng là của toàn thể nhân loại, toàn
thể những ai là người! Không phân biệt bất kỳ tình trạng khác biệt, hay trạng thái nào của con
người.
- Cá
nhân chúng ta chắc cũng có kinh nghiệm ít nhiều về tình yêu Thiên Chúa đối với chúng
ta làm chúng ta ngạc nhiên.
- Như
những khi đau buồn, thất vọng tưởng như sẽ chìm luôn vào cảnh thất bại, mất
mát, bệnh tật, nghèo khổ…nhưng rồi tự nhiên xuất hiện một thay đổi, một cơ hội
khiến chúng ta vui sướng hạnh phúc hơn. Một thành công không ngờ! Khi đó chúng
ta mới nhận ra tình yêu thương, sự quan phòng của Thiên Chúa đối với chúng ta.
- Nhưng rồi chúng ta lại nhanh chóng quên
đi, lại tuyệt vọng nghĩ rằng mình bất hạnh mỗi khi gặp thử thách.
- Mà
quên rằng tất cả đều được bao gồm trong tình yêu bao la, quan phòng của Thiên
Chúa.
- Tình
yêu của Thiên Chúa ấy có chiều rộng là cả thế gian, chiều sảu và chiều dài là
cả bầu trời vũ trụ không gian.
- Đức
Giesu xuống trần gian cũng đã nói rõ sự thật cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa
là người Cha yêu thương, Đức Giesu là Con Thiên Chúa:"Cha Ta và Ta
là một!"
- Điều
này có nghĩa chính Thiên Chúa hợp nhất hoàn toàn.
4.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi:
- Thiên
Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm cao cả lớn lao nhất trong các mầu nhiệm, nên
con người chẳng bao giờ có thể suy nghĩ tới, không bao giờ có thể hiểu, không
bao giờ có thể diễn đạt được.
- Những
hình ảnh, những biểu tượng, những lời nói về Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ là do người
trần mắt thịt thế gian tự nghĩ ra, tự suy tưởng, tự mô phỏng, tự ước đóan mà
thôi. Vì chẳng điều gì có thể lột tả, có thể so sánh được với mầu nhiệm này.
-
Nhưng Thiên Chúa Ba Ngôi vẫn là sự thật, vẫn hiện hữu, vẫn hoạt động trong trời
đất, trong Gíao Hội và nơi mỗi người chúng ta.
-
Theo Thánh Luca thì thời kỳ Cựu Ước là "thời của Chúa
Cha". Thời Tin Mừng là "thời của Chúa Con".Và giai
đoạn thứ ba, được bắt đầu với lễ Pentecost, là "thời của Chúa
Thánh Thần".
- Trong
Kinh Thánh, sự nhắc đến Ba Ngôi hiển nhiên nhất là trong câu sau cùng của Tin
Mừng Mátthêu, khi Đức Giêsu dậy bảo các môn đệ: "Hãy ra đi…đến với mọi
người ở khắp nơi và hãy làm cho họ trở thành môn đệ của Thầy: hãy rửa tội cho
họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần".
- Ba
Ngôi cũng thường được nhắc đến trong Tin Mừng Gioan. Như khi Đức Giêsu nói về
Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong các đoạn như đoạn này:"Thầy sẽ xin
Chúa Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, Người sẽ ở với các
con mãi mãi. Người là Thánh Thần, sẽ tiết lộ chân lý về Thiên Chúa".
(Gioan 14:16-17)
- Đến
với phụng vụ, chúng ta sẽ thấy vô số vấn đề cập đến Ba Ngôi Thiên Chúa. Như:
. Khi chúng ta được rửa
tội và thêm sức:"nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần".
. Hội Thánh xức dầu bệnh nhân và tha tội:"nhân danh Chúa Cha,
Chúa Con, và Chúa Thánh Thần".
. Trong Thánh Lễ, Ba
Ngôi thường được nhắc đến nhiều nhất. Ngoài lúc bắt đầu và kết thúc Thánh
Lễ:"nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần", thì còn
rất nhiều những lời cầu xin với Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.
. Tiêu biểu hơn là kinh Tin Kính,
mà chúng ta tuyên xưng trong thánh lễ. Kinh này có cơ cấu Ba ngôi: khởi đầu với
Thiên Chúa Cha là Đấng Tạo Hoá, đến Chúa Con là Đấng Cứu Thế, và chấm dứt với
Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống. Chúng ta thấy liên hệ với cả Ba Ngôi trong
một phương cách chung dưới danh hiệu là Thiên Chúa.
- Thế
nên, biết giới hạn của mình, chúng ta hãy làm theo những tín điều Đức Giesu và
Hội Thánh dã dậy về một Thiên Chúa Ba Ngôi là tốt nhất và an toàn. Đừng để tâm
trí suy nghĩ viển vông, cao xa.
- Hãy
nhớ trong những điều Đức Giesu đã mặc khải và dậy dỗ chúng ta, Ngài có nói:"Cha
với Ta là một".
- Tín
điều thì dậy:"Ngôi Cha sinh Ngôi Con và Ngôi Nhất và Ngôi Con là nguồn
gốc Ngôi Ba".
- Và
được gọi là Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng đồng thời lại chỉ có Một Chúa, hay nói
khác đi là đồng bản tính, nghĩa là khai trừ mọi ý tưởng phân chia và phân ly.
- Thiên
Chúa yêu nên Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa tận hiến cho nhau nên Thiên
Chúa là một.
- Nên
Thiên Chúa hợp nhất hoàn toàn trong các Ngôi Vị yêu nhau.
- Đó
là một sự hợp nhất, thần tính duy nhất, nhưng Ngôi này với Ngôi kia còn
có thông giao sống động.
- Mà
không phải là những cá thể ích kỷ, đối diện nhau.
- Như
vậy, sự phối hợp giữa các Ngôi Vị đòi phải có sự phân biệt hoàn toàn, lại thể
hiện trong một sự hợp nhất tận hiến toàn vẹn. Đó là Thiên Chúa Ba Ngôi.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi,
chúng con được dạy rằng nơi Thiên Chúa không thể có phân chia, hay tham phần đi
nữa, mỗi Ngôi cùng chiếm hữu toàn diện, cùng sung mãn vô biên, cùng một thần
tính. Nhưng các Ngôi Vị phân biệt hoàn toàn và không thể giản lược vào nhau. Đó
qủa thật là điều kiện của tình yêu chân chính, tình yêu hợp nhất, tình yêu tận
hiến Ba Ngôi Là Một.
Xin cho trí khôn chúng con
đừng dại khờ bay lượn lung tung nữa, vì Thiên Chúa có như diều chúng con tưởng
tượng đâu, mà cho chúng con biết tin có Một Thiên Chúa Ba Ngôi là Tình yêu, và
nhờ Con Một của Ngài mà chúng con được cứu độ.
Cùng xin ban phúc lành cho
những người được diễm phúc làm cha, và cho chúng con biết tôn kính hiếu thảo
với cha mình. Vì Đức Giesu Chúa chúng con. Amen.
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét