LÀM CHỨNG
CHO CHÚA
BẰNG
TRÁI TIM THEO
GƯƠNG CHÚA
( Thứ ba - 03/06/2014 - ĐGM GB Bùi Tuầntinvui@dmin)
1. Từ khá lâu rồi,
tôi đau yếu mệt mỏi. Không đủ sức theo dõi một bài giảng dài. Không đủ sức tham
dự một thánh lễ lâu. Không đủ sức đọc một bài lý luận trừu tượng. Không đủ sức
nghe một nội dung điện thoại gây căng thẳng.
Chính
trong tình trạng ấy, tôi đã được Chúa đến thăm tôi. Chúa đến với tôi qua những người có trái tim giống
như trái tim của Người.
2. Thực vậy, có những người đến với tôi, mà tôi
cảm nhận được ngay họ đang theo gương Chúa Giêsu, quỳ xuống rửa
các vết nhơ của linh hồn tôi.
Phúc
Âm kể: “Chúa Giêsu
cởi áo ngoài ra, lấy khăn mà thắt lưng. Rồi đổ nước vào chậu, quỳ xuống rửa
chân cho các môn đệ, và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13,4-5).
Tôi
cũng cảm thấy tương tự như thế đối với một số người đến với tôi. Họ bỏ lại
những gì là quyền chức giàu sang của họ. Họ đổ nước tình yêu vào giờ phút gặp
gỡ, rồi rửa, rồi lau những gì là tội lỗi và mặc cảm trong tôi. Họ tế nhị xin
tôi để cho họ rửa, như một dấu chỉ của tình nghĩa thân thương.
Qua
gặp gỡ đó, tôi cảm nhận được trái tim Chúa Giêsu là trái tim đầy yêu thương
khiêm nhường.
3. Rồi, có những người đến với tôi, mà tự nhiên
tôi cảm nhận được ngay, họ đang theo gương Chúa Giêsu, tự nguyện
chịu đóng đinh mình trên thập giá, dùng đau khổ của mình để cùng
với Chúa Giêsu mà cứu chuộc tôi.
Đau
khổ của họ là rất lớn. Nhưng họ vâng chịu. Đôi khi họ nói ra sự đau đớn đó,
cũng là để tôi hiểu đau đớn đó là kinh khủng, sức tự nhiên không chịu nổi.
Nhưng nhờ ơn Chúa, họ vâng chịu, chỉ để cùng với Chúa Giêsu, mà cứu tôi, và
nâng đỡ tôi. Và cũng là để tôi hiểu cái giá để cứu các linh hồn chính là thánh
giá.
4. Qua những gì Chúa đã cho tôi trải qua như
trên, tôi được Chúa dạy tôi bài học quý báu về mục vụ cho Việt Nam hôm nay,
nhất là cho chính lúc này. Mục vụ đó là làm chứng cho Chúa bằng
trái tim yêu thương khiêm nhường.
5. Được sống cạnh một số người thực sự mến thánh
giá Chúa, tôi thấy sức mạnh của tình yêu Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta không
phải là ở sự Chúa nâng cao mình lên, nhưng là ở sự Chúa hạ mình xuống, như tự
chôn vùi mình.
Dung
mạo Chúa là yêu thương khiêm nhường. Tôi gặp được dung mạo ấy trong đời thường,
nơi biết bao người xung quanh tôi.
6. Yêu thương khiêm nhường đặc biệt là
ở sự biết vâng phục Chúa trong Hội Thánh của Người. Hơn bao giờ hết, tôi thấy những lời thánh Phaolô viết sau đây về
sự khiêm nhường phải đi đôi với sự vâng phục đang là một lời khuyên rất cần cho tôi và cho mọi người chúng ta:
“Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải
nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng Người hoàn toàn trút
bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên người phàm nhân, sống như người trần
thế.
Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu
chết, chết trên cây thập giá” (Pl 2,6-8).
Vâng
phục trong Hội Thánh của Chúa, đó là một dấu chỉ làm chứng cho Chúa một cách
đích thực.
7. Mấy ngày nay, tôi nhận được khá nhiều thiệp
gởi báo tin những lễ tạ ơn của các tân linh mục. Các thiệp ấy đều có nhiều chữ
ký. Riêng tôi, tôi tìm chữ ký của Chúa. Đang khi tôi tìm, thì Chúa dạy tôi là chữ ký của Chúa được tìm
thấy nơi chính các tân linh mục. Chữ ký đó luôn giấu kín qua đời
sống yêu thương khiêm nhường vâng phục của các tân linh mục. Nếu không
có chữ ký đó của Chúa, thì cuộc đời gọi là dâng hiến sẽ chẳng có ý nghĩa gì.
8. Tôi coi sự vâng phục là một cách tôi phó thác
đời tôi cho Chúa. “Không
phải con, nhưng là chính Cha sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đi” (Ga 21,18). Tôi thấy vâng phục
trong yêu thương khiêm nhường là một ách nhẹ nhàng, Chúa ban cho tôi (x. Mt 11,30).
Nhờ
kinh nghiệm đó, tôi thấy tôi phải chia sẻ mục
vụ của trái tim cho tất cả anh chị em trong Chúa Giêsu. Mục
vụ của trái tim là mục vụ dễ hiểu và dễ được đón nhận trong
tình hình hiện nay.
Xin
hết lòng cảm tạ Trái Tim Chúa Giêsu đầy yêu thương, khiêm nhường và vâng phục.
Long
Xuyên, ngày 01 tháng 6 năm 2014.
ĐGM GB Bùi Tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét