Hỏi: Xin giải thích rõ tại sao tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì không được tha thứ ?
Trả lời: Trong Tin Mừng Thánh Maccô, Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời” (Mc 3,28-29)
Chúng ta giải hiểu thế nào về lời dạy trên đây của Chúa Giêsu
Trả lời: Trong Tin Mừng Thánh Maccô, Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời” (Mc 3,28-29)
Chúng ta giải hiểu thế nào về lời dạy trên đây của Chúa Giêsu
Trước hết, chúng ta cần nhớ laị những lời Chúa Giêsu đã nói với các Tồng Đồ về Chúa Thánh Thần như sau:
“Thầy ra đi thì có lợi cho anh em.Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến vơí anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc xét xử…” (Ga 16: 7-8) Đấng Bảo Trợ (the Paraclete) mà Chúa Giêsu nói đây chính là Chúa Thánh Thần. Ngài là Thần Chân Lý (the Spirit of Truth) là Thần Khí của Thiên Chúa (the Spirit of God) là Đấng được sai đến để “dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16, 13) một sự thật mà các Tông Đồ không thể hiểu thấu nếu không có sự trợ giúp của Thần Khí Chúa.
Vì thế, sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu đã hiện ra với các Tông Đồ, thở hơi vào các ông và nói “anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (.Ga 20: 22). Chúa ban Thánh Thần cho các Môn đệ để giúp họ thấu hiểu những điều Người đã dạy bảo họ trong 3 năm sống chung trước khi Người thọ nạn thập giá và lên Trời.
Khi lãnh nhận bí tich rửa tội, qua việc sức dầu thánh, chúng ta đã lãnh nhận một phần ơn Chúa Thánh Thần. Với bí tích thêm sức, ta được ban đầy đủ ơn của Chúa Thánh Thần để kiện toàn ơn tái sinh qua phép rửa và để “cho ta sức mạnh đặc biệt hầu loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm với tư cách là những nhân chứng đích thực của Chúa Kitô, nghĩa là để tuyên xưng danh Chúa một cách can trường và không bao giờ hổ thẹn về Thập Giá của Người” (Sách Giáo Lý Công Giáo, số 2044).
Chính nhờ Thần Khí Chúa mà người tín hữu được lớn lên vững manh trong đức tin, được hiểu rõ hơn về Chân Lý của Chúa Giêsu, ý thức đầy đủ về nguy haị của tội lỗi, được thúc dục tin tưởng vào lòng thương xót, tha thứ của Thiên Chúa và được lòng yêu mến Người. Đây là đaị cương những việc Chúa Thánh Thần đã và đang làm trong tâm hồn mọi tín hữu Chúa Kitô và trong Giáo Hội của Chúa từ thời sơ khai cho đến ngày nay và còn mãi mãi về sau cho đến hết thời gian...
Như vậy, tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội mang nội dụng sau đây:
“Thầy ra đi thì có lợi cho anh em.Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến vơí anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc xét xử…” (Ga 16: 7-8) Đấng Bảo Trợ (the Paraclete) mà Chúa Giêsu nói đây chính là Chúa Thánh Thần. Ngài là Thần Chân Lý (the Spirit of Truth) là Thần Khí của Thiên Chúa (the Spirit of God) là Đấng được sai đến để “dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16, 13) một sự thật mà các Tông Đồ không thể hiểu thấu nếu không có sự trợ giúp của Thần Khí Chúa.
Vì thế, sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu đã hiện ra với các Tông Đồ, thở hơi vào các ông và nói “anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (.Ga 20: 22). Chúa ban Thánh Thần cho các Môn đệ để giúp họ thấu hiểu những điều Người đã dạy bảo họ trong 3 năm sống chung trước khi Người thọ nạn thập giá và lên Trời.
Khi lãnh nhận bí tich rửa tội, qua việc sức dầu thánh, chúng ta đã lãnh nhận một phần ơn Chúa Thánh Thần. Với bí tích thêm sức, ta được ban đầy đủ ơn của Chúa Thánh Thần để kiện toàn ơn tái sinh qua phép rửa và để “cho ta sức mạnh đặc biệt hầu loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm với tư cách là những nhân chứng đích thực của Chúa Kitô, nghĩa là để tuyên xưng danh Chúa một cách can trường và không bao giờ hổ thẹn về Thập Giá của Người” (Sách Giáo Lý Công Giáo, số 2044).
Chính nhờ Thần Khí Chúa mà người tín hữu được lớn lên vững manh trong đức tin, được hiểu rõ hơn về Chân Lý của Chúa Giêsu, ý thức đầy đủ về nguy haị của tội lỗi, được thúc dục tin tưởng vào lòng thương xót, tha thứ của Thiên Chúa và được lòng yêu mến Người. Đây là đaị cương những việc Chúa Thánh Thần đã và đang làm trong tâm hồn mọi tín hữu Chúa Kitô và trong Giáo Hội của Chúa từ thời sơ khai cho đến ngày nay và còn mãi mãi về sau cho đến hết thời gian...
Như vậy, tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội mang nội dụng sau đây:
- Hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa là Cha nhân lành giầu lòng xót thương và tha thứ
- Từ khước ơn cứu chuộc của Chúa Kitô
- Phủ nhận Chân Lý mà Thần Khí Chúa đã mặc khải cho con người
- Không còn nhìn nhận tội lổi để xin được tha thứ
Tội nào cũng có thể được tha thứ nếu người ta còn tin tưởng vào lòng xót thương của Thiên Chúa. Vậy, nếu nhờ Thần Khí Chúa mà ta nhận biết Người là Cha nhân lành để chậy đến xin tha thứ mọi lỗi phạm vì yếu đuối, vì lầm lạc, thì điều kiện để được tha thứ là phải nhìn nhận tội lỗi của mình và còn tin tưởng vào lòng thương xót, thứ tha này của Chúa.Nếu chối từ Thiên Chúa, thất vọng hoàn toàn về tình thương tha thứ của Người cũng như không còn tin và yêu mến Người nữa là xúc phạm nặng nề đến chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã giúp ta nhận biết Thiên Chúa là Cha nhân hậu, nhận biết công trình cưú chuộc vô giá của Chúa Kitô, và giúp ta nhìn nhận tội lỗi đã phạm. Chúa Thánh Thần cũng là Đấng đã nung lửa yêu mến Thiên Chúa trong lòng tín hữu. Do dó, xúc phạm đến Chúa Thánh Thần là bác bỏ mọi công việc Người đã làm trong linh hồn ta và trong Giáo Hội của Chúa Kitô.
Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã dạy: “ ai nói phạm đến Con Người (tức Chúa Giêsu) thì được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” ( Mt 12: 32).
Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong Tông Thư “Dominum et Vivificantem” (Chúa là Đấng ban sự sống) cũng nói như sau về tội phạm đến Chúa Thánh Thần: “ Tội phạm đến Chúa Thánh Thần không phải chỉ đơn thuần xúc phạm đến Người bằng lời nói mà hệ tại sự chối từ nhận lãnh ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa ban cho con ngươì qua Chúa Thánh Thần hoạt động qua quyền lực của Cây Thập Giá” (cf.ibid. no.46.3).
Tóm lại, tội phạm đến Chúa Thánh Thần không thể tha thứ được vì kẻ xúc phạm đã hoàn toàn khước từ Thiên Chúa và tình thương tha thứ củaNgười.
Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã dạy: “ ai nói phạm đến Con Người (tức Chúa Giêsu) thì được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” ( Mt 12: 32).
Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong Tông Thư “Dominum et Vivificantem” (Chúa là Đấng ban sự sống) cũng nói như sau về tội phạm đến Chúa Thánh Thần: “ Tội phạm đến Chúa Thánh Thần không phải chỉ đơn thuần xúc phạm đến Người bằng lời nói mà hệ tại sự chối từ nhận lãnh ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa ban cho con ngươì qua Chúa Thánh Thần hoạt động qua quyền lực của Cây Thập Giá” (cf.ibid. no.46.3).
Tóm lại, tội phạm đến Chúa Thánh Thần không thể tha thứ được vì kẻ xúc phạm đã hoàn toàn khước từ Thiên Chúa và tình thương tha thứ củaNgười.
Nếu đã không còn tin Chúa để chậỵ đến xin Người tha thứ tội lỗi thì làm sao thứ tha được nữa ? |
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét