Aug 31, 2014 - Chúa nhật 22 thường
niên năm A
Các Bạn thân mến,
Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI khi còn tại chức đã lên tiếng kêu gọi tới gần 2 triệu người trẻ hiện diện tại phi trường Madrid trong nghi lễ bế mạc ĐHGTTG là hãy trở thành những "tông đồ của thế kỷ 21".
"Không có lý do gì để đánh mất trái tim (lòng hăng say,)" Đức Giáo Hoàng danh dự nói, Ngài bảo đảm rằng giới trẻ đương thời sẽ phản ứng tích cực với thông điệp Tin Mừng, bởi vì "khi các bạn đem tin Mừng đến cho họ, với lòng chân thành và trong sự thật, thì (với họ) đó là một cuộc gặp gỡ với chính Chúa Giêsu Kitô."
Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI khi còn tại chức đã lên tiếng kêu gọi tới gần 2 triệu người trẻ hiện diện tại phi trường Madrid trong nghi lễ bế mạc ĐHGTTG là hãy trở thành những "tông đồ của thế kỷ 21".
"Không có lý do gì để đánh mất trái tim (lòng hăng say,)" Đức Giáo Hoàng danh dự nói, Ngài bảo đảm rằng giới trẻ đương thời sẽ phản ứng tích cực với thông điệp Tin Mừng, bởi vì "khi các bạn đem tin Mừng đến cho họ, với lòng chân thành và trong sự thật, thì (với họ) đó là một cuộc gặp gỡ với chính Chúa Giêsu Kitô."
Hiển nhiên không chỉ
các bạn trẻ, mà tất cả chúng ta, đều cần kiên trì cố gắng, bởi sống, mang Tin Mừng đến cho mọi người, chẳng thiệt
hại mất mát mà còn lại nơi họ sự hướng tới tương lai tốt đẹp, là tương lai một
xã hội trưởng thành có niềm tin, có trái tim nhiệt huyết, thêm vào với kiên
thức, chuyên môn nghiệp vụ, hợp thời hiện đại của họ, sẽ tạo nên một con người
có bản lãnh, nhân cách, năng lực và tư tưởng đạo Kito. Tuy nhiên rất khó khăn,
vì chúng ta vẫn còn một cuộc sống trần gian vất vả với công ăn việc làm, với
gia đình, với xã hội luôn biến đổi... Dù sao, biết trước như vậy, giúp chúng ta
khôn ngoan tỉnh thức, vì chẳng có gì đổi được mạng sống cùng linh hồn mình.
Đó là điều mà
không tín hữu nào không biết, không hiểu, vì Đức Giesu đã từng nói:
- “ Ai muốn theo
Thầy, phải từ bỏ mình, vác thập gía mình mà theo…
- …Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải
thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?...”
Đó không chỉ là lời
nói, mà còn là đề tài chủ yếu được nhắc đi nhắc lại trong giáo huấn của Đức
Giesu. Đặt chúng ta đối diện với thử thách qúa lớn của cuộc sống theo Ngài.
Thật vậy, người đời sẽ nghĩ rằng làm sao lại có thể thay đổi cả cuộc sống mình?
Làm sao lại có thể làm mất chính mạng sống mình? Theo Chúa lại phải vác thập
gía không những của mình, mà còn của người thân, người chung quanh, cả của Chúa
gởi đến nữa; lại không chỉ giai đọan, mà là hằng ngày trong suốt cuộc đời!?
Thiên Chúa có toàn
quyền năng, sao Ngài đòi hỏi qúa gắt như vậy? Trần gian là bể khổ sao?!
Đúng vậy, nhưng Chúa
không giấu diếm, Ngài công khai nói rõ con đường theo Ngài, hoàn toàn tự do, ai
muốn bước vào thì tùy ý. Ai muốn sống cuộc đời theo Ngài thì phải sẵn sàng:
1. Từ bỏ mình
- Vác thập gía:
- Thật ra từ bỏ mình và vác
thập gía mình cũng chỉ là một vấn đề.
-
Vì mọi sự từ bỏ đều là những mất mát, đau khổ, hy sinh lớn nhỏ,
nên luôn phải đớn đau ít nhiều, chính là sự chịu đựng, một việc vác
thập gía của mình.
- Không như người ta thường nói, từ bỏ mình như ý Chúa
là bất cứ lúc nào trong đời sống, cũng phải biết lắc đầu từ chối bản ngã và cúi
đầu vâng phục Thiên Chúa.
- Từ bỏ mình còn có nghĩa là tự hạ để suy tôn thờ phượng
Thiên Chúa dứt khoát, suốt cuộc đời.
- Cũng không còn lấy bản ngã làm qui tắc chi phối đời
sống, thỏa mãn cá tính, nhu cầu…mà đặt Thiên Chúa làm qui tắc thống trị, niềm
mê say chủ yếu cho đời sống.
- Từ
bỏ mình không chỉ là bỏ những thói hư tật xấu, mà còn là giảm bỏ những
thói quen, sở thích cá nhân không xấu, nhưng qúa đáng, có nguy cơ dẫn đến những
điều tai hại, như ưa thích ăn nói, trưng diện, xuất hiện trước đám đông, say mê
hoạt động, thoải mái vui chơi, tiệc tùng, lập công, danh vọng, ước mơ, tìm tòi
khám phá, chinh phục …
- Đôi khi còn phải từ bỏ, hy sinh cả những điều tốt như sự
thành công, phần thưởng, danh dự, tình cảm, của cải, thời gian an nhàn, giải
trí, lạc thú… do công sức hay dù được hưởng cách hợp lý.
- Vác
thập gía mình còn phải là vui lòng chấp nhận mọi sự ngoài ý muốn như thân
xác xấu xí bệnh tật, trí khôn kém cỏi, vụng về chậm chạp, nghèo khó, tai nạn
hay những bất hạnh khác…
- Một
cuộc đời thường xuyên từ bỏ cá nhân, sở hữu và quyền lợi của mình đúng là cuộc
đời trơ trụi, thập gía liên tục như đã chết, nhưng là cuộc đời thường xuyên làm
vừa lòng Thiên Chúa để được sống vinh hiển.
- Thực
tế không dễ chút nào, nhưng điều quan trọng là hãy nhìn vào cuộc đời Chúa Cứu
Thế, với tình yêu và lòng nhân hậu của Ngài mà tự rèn luyện và cầu xin Chúa cho
mình được can đảm từ bỏ.
- Bởi
không phải chỉ có những giờ phút hy sinh hào hùng, mà là sống cuộc đời thường
xuyên ý thức được những đòi hỏi của Thiên Chúa và nhu cầu của anh em.
-
Trên thực tế, có nhiều người
muốn theo Chúa nhưng không muốn từ bỏ, càng không muốn vác thập giá mình, chứ chưa nói đến vác thập giá của người khác. Cũng có người tôn thờ thập giá nhưng không
vác thập giá. Có người quý chuộng Thập giá Đức Giêsu, nhưng không ưa muốn thập
giá mình.
-
Cũng cần ý thức rằng thập giá không phải là đối
tượng mà chúng ta muốn cách trực tiếp,
vì nó là sự dữ, sự bất hạnh. Mà không ai được quyền và được phép tự mình trực
tiếp tìm kiếm sự dữ. Nên phải hiểu không lẽ Đức Kitô lại muốn chúng ta suốt
đời đau khổ? Dĩ nhiên không ai dám khẳng định điều này. Vì Thập giá là một mầu
nhiệm chỉ có thể hiểu được phần nào khi quy chiếu về thập giá của Đức
Kitô.
-
Như thế thập giá không phải
là đích đến, mà chỉ là một cái giá cần phải trả, một thách đố cần vượt qua
trong hành trình.
-
Khi ngăn cản Đức Giêsu
không lên Giêrusalem, là Phêrô có ý tốt với Thầy. Thế nhưng, ông đã bị
Ngài quở trách nặng lời. Đừng tưởng Phêrô bị quở trách, mà chính Satan bị quở trách. Satan lợi dụng ý
tốt của Phêrô để cám dỗ Đức Giêsu.
-
Cho thấy ma quỷ thật tinh
ranh. Nó sử dụng cả những điều thiện hảo thường tình để cám dỗ chúng ta dừng lại
để không đạt đến sự thiện hảo cuối cùng.
-
Biết rằng chẳng một sự thiện hảo nào không phải trả giá,
nghĩa là đòi phải nỗ lực, gắng công.
-
Nhưng thập giá vẫn mãi còn đó, mời gọi tín hữu tự
nguyện sống đạo, can đảm làm chứng sự thật, tích cực gìn giữ và
làm phát triển sự sống.
- Nếu chúng ta cứ chăm chăm
quy vào sự khó khăn đầy nghiệt ngã của thập giá thì e rằng nhiều khi chân
ta sẽ chùn bước.
- Hiểu được sự thật này, chúng ta không chỉ biết
đường đến thành công mà còn cần xác tín rằng đường đến Nước Trời sẽ chẳng hề có
bước chân của người e ngại vác thập giá, vì không quyết tìm hạnh phúc đích thực
cho chính mình và tha nhân.
2. Theo Đức Giesu:
- Khi từ bỏ hay chấp nhận mất mát tạm thời như
mất công, mất của, mất thời gian, mất uy tín, mất tình yêu, mất tương lai, mất
mạng sống... và vác thập gía mình với mục đích vì Chúa và anh em thì chỉ còn
từng bước tùng phục theo Đức Giesu để tới đích vĩnh cửu mà thôi.
- Vì
cuộc sống Kito hữu phải là cuộc sống thường xuyên đi theo vị lãnh đạo, vâng phục trong tư tưởng, lời nói và hành động.
- Sẵn
sàng bước theo Ngài đến bất cứ nơi nào, thời điểm nào Ngài gọi và dẫn đi.
- Tất
cả đều trong tinh thần tin tưởng, phó thác tuyệt đối như hình ảnh chiên con
theo chủ chăn, trẻ thơ theo mẹ.
- Khi đó sẽ được bình an, và hưởng hạnh phúc
thiên đàng ngay khi còn tại thế.
- Thực ra,
theo hay không theo Đức Giesu, con người vẫn không thoát khỏi khổ giá. Nhưng nếu
theo Ngài, môn đệ sẽ tìm được hướng giải thoát chắc chắn.
- Bởi
theo Đức Giêsu là đi vào con đường từ bỏ. Mà từ bỏ là một quy luật của sự:
. sinh tồn: nhiều thứ nếu không chịu bỏ thì ta sẽ chết. Như có một
khúc chân bị hoại tử. Nếu không cắt bỏ, nó sẽ lan dần đến toàn thân, làm
chúng ta chết.
. phát triển:
cơ thể bỏ đi những chất thải, tế bào già nua để thu nhận chất dinh dưỡng,
sinh sản những tế bào mới. Nhờ đó cơ thể lớn dần lên.
. cải thiện: cải thiện
là bỏ đi những cái chưa tốt để lấy vào những cái tốt hơn.
. tiếp nhận: có bỏ thì mới có nhận. Bỏ cái chưa tốt để có chỗ cho cái
tốt hơn.
- Chẳng những phải bỏ bớt cái này, cái
kia... mà có khi phải bỏ hoàn toàn, bỏ tất cả nữa.
- Làm môn đệ Đức Giêsu cũng vậy, là
làm một người khác hẳn, nên Ngài bảo chúng ta phải từ bỏ mình, để Chúa lớn lên
trong chúng ta.
- Như thế từ bỏ nhưng không mất đi, mà
là được; không thiệt thòi mà có lợi ích.
3. Sống và tồn tại:
Tiếp theo, Đức
Giesu chỉ cho chúng ta phương thức sống và tồn tại. Là hai điều rất khác nhau:
- Tồn tại: là phổi còn thở, tim còn
đập, máu còn lưu thông trong cơ thể.
- Sống: là phải có cuộc đời đáng gía, ý
nghĩa, có sự bình an cho tâm hồn, niềm vui cho trái tim, xúc cảm cho từng giây
phút.
Nên có sự khác
biệt:
a) Người giữ an thân thì sẽ
mất:
- Người giữ lòng trung
tín có thể mất mát mọi sự đến chết, nhưng chết để mà sống. Đó là các vị tử đạo.
- Người
bỏ đức tin mình để được an nhàn lợi lộc, có thể sống nhưng sống mà như chết. Đó
là những kẻ bội phản chân lý.
- Thời kỳ thế hệ chúng ta, vấn đề tử đạo không còn là tra tấn, đổ máu công
khai nữa, nhưng vẫn còn một sự thật là người nào chỉ bo bo lo cho mình được an
thân, yên ấm, sống dễ dãi, tiện nghi, khôn ngoan theo thói đời thì sẽ đánh mất
những thứ làm cho đời mình có gía trị.
- Bởi cuộc sống đã trở thành nhu nhược, trong khi lẽ ra phải mạo hiểm. Cuộc sống trở thành ích kỷ, lẽ ra ngời sáng bằng sự dấn
thân phục vụ.
- Hơn
nữa, ai chỉ cầu an thân phì da thì không còn là người nữa, vì con người được
dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa.
b) Bỏ mọi sự vì
Chúa, sẽ được sự sống thật.
- Lịch sử đã dạy chúng ta bài học đáng qúi là
tâm hồn mạo hiểm, gĩa từ cuộc sống yên ổn là những kẻ viết tên mình vào lịch
sử, giúp ích cho nhân loại.
- Nếu không có những người hy sinh liều
mình, thì nhiều phương thuốc chữa trị bệnh tật, sáng kiến khoa học, kỹ thuật…đã
không thành tựu.
- Nếu những bà mẹ không chịu đau đớn,
liều mình thì chẳng có đứa trẻ nào được sinh ra.
- Những ai dám đem mạng sống mình đánh cá
rằng có một Thiên Chúa duy nhất toàn năng, thì họ sẽ tìm được sự sống viên mãn.
c) Đức Giesu cảnh cáo:
-
Gỉa sử được giàu sang, hưởng thụ no say, ê hề, chẳng thèm muốn gì;
rồi Chúa gọi, thì người ấy sẽ mang được gì theo mình?
-
Một sự thật chua chát mà ai cũng biết là chẳng có thể giữ lại sự
sống, dù một giây phút.
-
Mọi quyết định trong cuộc sống đề góp phần tạo thành con người
chúng ta, đang từ từ xây dựng bản ngã, đang làm cho mình có khả năng đối với
một số công việc và hoàn toàn bất năng với một số công việc khác.
- Con người có thể chiếm hữu
mọi thứ mình theo đuổi ở trần gian, nhưng rồi cũng phải buông ra khi thần chết
đến. Bởi mọi thứ đều vô nghĩa với cuộc sống đời sau.
- Nếu những thứ mình có
được tạo ra bởi bất chính, thì ngay khi còn sống, chúng ta đã thấy địa ngục là
thế nàa!
- Ngay tại thế gian, chúng ta đã được cảnh
cáo không tham lam, bán sự sống, lương tâm, danh dự …để đổi lấy bất kỳ điều gì
ở thế gian. Vì đó là sự ngu dại không thể sửa chữa, cứu vãn.
d) Lấy gì đổi lấy linh hồn?
- Không
một gía trị nào có thể mua hay đánh đổi được linh hồn của chúng ta:
. Khi đã đánh mất sự
sống thì không còn gía trị nào có thể ngang bằng để đánh đổi, chuộc lại được.
. Nghĩa là Kito hữu mắc nợ Thiên Chúa về chính bản thân mình
và mọi sự tốt lành mình có, nên không thể đem gì đến cho Chúa để thay cho
cuộc sống mình được.
.
Người ta có thể dâng
con cái, tiền bạc, sự nghiệp, thời gian… cho Chúa, nhưng của dâng duy nhất có
gía trị là chính đời sống chúng ta.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết noi theo sự
từ bỏ triệt để như chị Veronique mà chúng con biết qua lời tâm sự của chị với
Ngài:”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con, nhưng Ngài cũng đã đến và xin con tất cả.
Và con cũng đã hiến dâng cho Chúa tất cả. Đây, Chúa hãy nhìn xem cái thân thể
kiều diễm của con đã bị hủy hoại đến độ nào?
Nhưng con không nổi loạn, bởi con đã muốn dâng lên Chúa để tạ
ơn, vì con đã được qúa ư đầy tràn điều kỳ diệu tột độ, đó là tình yêu của
Ngài đã lấp đầy, chan chứa, vượt qua những gì tim con mong ước.
Ôi lạy Chúa, tình yêu của con, con xin dâng Chúa căn bệnh phong
cùi thân xác của con, để cho những người thân yêu kia, đừng bao giờ biết đến
căn bệnh đắng cay, cái lạnh lẽo kinh hồn của căn bệnh “cùi tâm hồn”. Amen.
(Trich lời nguyện của
chị Veronique, người Pháp. Tính đến năm 1979 chị 58 tuổi với 55 năm bị cùi, 20
năm bị mù, nhưng vẫn làm việc tại một xí nghiệp sản xuất đồ dùng cho người cùi
tại Phi Châu)
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét