DIỄN TẢ TÌNH YÊU
Thứ năm - 24/12/2015
Tình yêu là vô hình. Vô hình nên cần được diễn tả ra bằng hữu hình. Tình yêu Thiên Chúa là thiêng liêng. Thiêng liêng nên cần được diễn tả ra bằng vật chất để con người dễ hiểu.
Tình yêu là vô hình. Vô hình nên cần được diễn tả ra bằng hữu hình. Tình yêu Thiên Chúa là thiêng liêng. Thiêng liêng nên cần được diễn tả ra bằng vật chất để con người dễ hiểu.
Chúa đã diễn tả tình yêu vô hình và thiêng liêng của Người bằng cách nào? Thưa bằng sự: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14).
1/ Thiên Chúa diễn tả tình yêu
Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại. Khi thấy con người Giêsu, nhân loại phải nhìn sâu hơn, để nhận ra đó chính là một cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người.
Trong cách diễn tả này, tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể, để làm người. "Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,7).
Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương. Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu. Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý. Chọn lựa quý giá ấy dạy chúng ta phải biết cách diễn tả tình yêu của chúng ta.
Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại. Khi thấy con người Giêsu, nhân loại phải nhìn sâu hơn, để nhận ra đó chính là một cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người.
Trong cách diễn tả này, tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể, để làm người. "Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,7).
Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương. Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu. Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý. Chọn lựa quý giá ấy dạy chúng ta phải biết cách diễn tả tình yêu của chúng ta.
2/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với Chúa
Chúng ta là loài có xác thịt, mang nặng vật chất, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ mang tính vật chất. Tình yêu là vô hình, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ hữu hình.
Thiết tưởng diễn tả đó là cần thiết. Nhưng, trong diễn tả đó, cần để ý những điểm sau đây:
a) Phải vượt qua những hình thức diễn tả.
Hình thức diễn tả chỉ có giá trị thực, khi nó quy chiếu về sự nó diễn tả. Thí dụ chúng ta làm một hang đá Belem huy hoàng, với bộ tượng sinh nhật xinh xắn. Đó chỉ là một hình thức diễn tả biến cố Chúa giáng trần đã xảy ra hơn hai ngàn năm trước đây. Biến cố xưa ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.
Nếu chúng ta ngắm nhìn hang đá và bộ tượng sinh nhật như một kỳ công mỹ thuật, hoặc nhìn cảnh đó như nhìn lạnh lẽo một kỷ niệm lịch sử đơn thuần, thì cái nhìn đó của chúng ta sẽ không đọc được gì về tình yêu Thiên Chúa.
Nhìn hình thức hữu hình, để chạm được nội dung vô hình, mới đúng là đón nhận được ý nghĩa tình yêu đàng sau hình thức diễn tả.
b) Phải ý thức về khoảng cách giữa hình thức diễn tả và chính tình yêu muốn diễn tả.
Dịp lễ Sinh nhật, nhiều nơi thi nhau diễn tả tình yêu Thiên Chúa giáng trần bằng những cách khác nhau, như trang trí nhà thờ thêm đẹp, làm hang đá rực rỡ, lễ nghi phụng vụ trang nghiêm, diễn nguyện có mỹ thuật, thăm viếng nhau vui vẻ, chia sẻ số phận với những người nghèo, cô đơn, bệnh tật... Cách diễn tả nào cũng có cái hay của nó. Nhưng cách diễn tả nào cũng có một khoảng cách rất xa đối với chính tình yêu Thiên Chúa nhập thể.
Ý thức được điều đó sẽ giúp chúng ta tìm cách rút vắn khoảng cách lại. Nếu không, sẽ có những khoảng cách tệ hại, biến lễ Sinh nhật thành những lễ hội, trống vắng nội dung Phúc Âm.
c) Phải thực sự có lửa thiêng liêng, và biết đón nhận lửa ấy.
Không có gì khó diễn tả bằng tình yêu nhập thể, tình yêu cứu độ. Nhưng đã có những diễn tả đơn sơ, và đã có những người đọc được nội dung tình yêu ấy.
Nơi hang đá Belem, Chúa Hài đồng đã diễn tả tình yêu cứu độ bằng sự nhập thể trong cảnh khó nghèo, bé mọn, khiêm cung, hoà nhập. Diễn tả đơn sơ đó là rất can đảm, đầy lửa. Đức Mẹ và thánh Giuse đã đọc ý nghĩa của sự diễn tả, đã đón nhận được lửa tình yêu bằng cách diễn tả bình dị ấy.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải có tình yêu cứu độ thực nồng nàn. Có được lửa đó sẽ được kể là có hy vọng. Những người đón nhận sẽ nhiều hay ít, điều đó sẽ không là trách nhiệm của chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải thực sự có lửa tình yêu đó.
3/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với người khác
Hiện nay, Noel đang trở thành lễ của các liên đới. Người ta chúc mừng nhau, gởi thiệp tặng quà cho nhau.
Càng ngày, cách diễn ta tình yêu dịp Noel càng sôi động, phong phú.
Nhưng, nếu không để ý, thì cách diễn tả đó dễ trở thành máy móc lạnh, xã giao trống. Hình thức nhớ đến nhau chỉ là những con số tẻ nhạt, dễ lầm, trong một đại trà không chân dung.
Trái lại, khi có sự chân thành trân trọng, thì sẽ khác.
Dịp Noel sẽ là dịp thắp sáng lên những liên đới. Nhiều liên đới được thắp sáng, sẽ diễn tả được phần nào lịch sử một cá nhân, một cộng đoàn tôn giáo, một xã hội.
Khi những thắp sáng đó chia sẻ được tình yêu nhập thể cứu độ của Chúa giáng sinh, chúng sẽ dần dần hình thành nên một thế giới bình an. Bởi vì thế giới đó có sự hiện diện của Thiên Chúa tình yêu. Thời gian có Đấng Đời Đời.
ĐGM Gioan B. Bùi Tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét