Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Những nguyên nhân phổ biến gây mất thính lực

 

Thứ bảy, 31/12/2022, VnExpress.net

Những  nguyên  nhân  phổ  biến  gây  mất  thính  lực

Nhiễm trùng tai, chấn thương áp khí, chất lỏng trong tai, bệnh truyền nhiễm… là những nguyên nhân có thể gây ra mất thính lực.

Mất thính lực xảy ra khi âm thanh không thể truyền đến tai. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như tuổi tác, lão hóa, tích tụ chất lỏng, ráy tai, trong đó tắc nghẽn là nguyên nhân phổ biến.

Chất lỏng trong tai: Các bệnh như viêm tai giữa, nhiễm trùng tai dẫn đến tích tụ chất lỏng trong tai, gây giảm thính lực. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Người có chất lỏng trong tai thường xuyên cảm thấy tai có cảm giác như bị bịt, giống như nước vào tai. Mất thính lực do chất lỏng trong tai thường dễ phục hồi, được điều trị bằng cách đặt các ống tai tổng hợp để mở ống thính giác, giúp chất lỏng thoát ra ngoài.

Chấn thương khí áp: Chấn thương này xảy ra khi có sự thay đổi áp suất xung quanh đột ngột, chẳng hạn như từ chân núi lên đỉnh núi, lặn biển hoặc đi máy bay. Thay đổi áp suất đột ngột khiến không khí trong tai giữa không thể điều chỉnh phù hợp với áp suất xung quanh. Một số trường hợp chấn thương khí áp có thể gây thủng màng nhĩ.

 


                     Mất thính lực gây đau tai, nghe kém. Ảnh: Freepik

Tắc nghẽn ráy tai: Mất thính lực cũng xảy ra khi tai có quá nhiều ráy. Tắc nghẽn ráy tai làm giảm mức độ nghe của tai. Mất thính lực do nguyên nhân này thường xảy ra tạm thời, loại bỏ ráy tai sẽ khôi phục thính giác trở lại. Bạn có thể đến bác sĩ để lấy ráy tai, lưu ý không dùng tăm bông ngoáy tai vì nó có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn trong tai, làm cho tình trạng tắc nghẽn nặng hơn.

Mất thính giác do tiếng ồn: Tiếng ồn lớn, kéo dài liên tục có thể gây tổn thương tai. Ngoài ra, những tiếng ồn lớn như tiếng súng, tiếng nổ lớn cũng dễ làm thủng màng nhĩ. Với những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn, tình trạng mất thính lực thường không hồi phục được.

Lão hóa: Lão hóa xảy ra khi bạn già đi, là tình trạng phổ biến khác gây mất thính lực. Nguyên nhân này thường không có cách nào chống lại nhưng nó có thể cải thiện bằng các phương pháp như cấy ốc tai, đeo thiết bị trợ thính.

Các bệnh truyền nhiễm: Một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, viêm màng não... cũng gây mất thính lực. Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng như rubella hoặc mụn rộp. Các tác nhân gây bệnh có thể truyền đến bào thai gây khiếm thính, thậm chí điếc cho trẻ.

Chấn thương: Chấn thương đầu có thể gây mất thính lực. Khả năng điều trị phụ thuộc vào hoàn cảnh và từng trường hợp cụ thể.

CON MÈO YÊU QUÝ

 

Sat, 31/12/2022 - Trầm Thiên Thu

CON  MÈO  YÊU  QUÝ

 


Tôi không biết cậu bé đến phòng khám của tôi bằng cách nào. Tuy cậu bé chưa đến tuổi lái xe nhưng cơ thể đã bắt đầu phát triển, dáng đi chứng tỏ đang tuổi dậy thì, mặt ngước thẳng và phấn khởi.

Khi tôi bước vô phòng chờ, cậu bé đang nâng niu con mèo cưng nằm trên vạt áo, chờ được điều trị. Con mèo nhỏ nhắn, rất dễ thương, có những sọc màu đẹp, chỉ khoảng một tuổi. Đôi mắt nó xanh sáng lộ nét điềm đạm. Nó thân thiện cào nhẹ vào tay tôi như để chào tôi vậy.

Tôi hỏi thăm cậu bé và con mèo để biết rõ lý do đến gặp tôi. Không như đa số người lớn, cậu bé trả lời đơn giản và thẳng thắn. Con mèo vẫn ăn uống bình thường nhưng đột nhiên bị ói mửa ngày hai lần. Bây giờ nó không ăn uống gì, chỉ nằm co ro một chỗ. Nó bị sút gần nửa kg, vậy là nhiều vì nó chỉ nặng hơn 2 kg.

Tôi khám bệnh cho con mèo và thấy có cục bướu ở giữa bụng. Nó trườn xuống, không cho khám nữa. Tôi cho cậu bé biết rằng con mèo chỉ sống được khoảng một tháng nữa, muốn kéo dài sự sống cho nó thì phải hóa trị hằng tuần, nhưng tốn kém lắm. Cậu bé buồn hẳn, ngồi đờ đẫn như mất hồn.

Sự chết là điều không ai muốn nhắc đến, nhưng thực tế các thân nhân và các sinh vật quý của chúng ta cũng không tránh khỏi lưỡi hái tử thần. Sự chết là một phần vô sở bất tại trong cuộc đời. Nó có thể là điều đáng sợ và đau khổ hoặc là sự giải thoát êm đềm. Lần đầu cảm nghiệm sự chết có thể chính là đang hình thành sự sống. Thật kỳ lạ!

Tôi hướng dẫn cậu bé qua sự cảm nghiệm này. Gánh nặng sẽ khả dĩ trở nên nhẹ nhàng và êm ái để cõi lòng thanh thản. Có khởi đầu thì có kết thúc. Cũng vậy, có sinh thì có tử. Biết vậy để không ngừng sống tốt hơn.

Nhìn gương mặt cậu bé, tôi biết có điều bất ổn. Tôi không thể làm ngơ. Tôi nhẹ nhàng trò chuyện với cậu bé về suy nghĩ của tôi, về ý nghĩa của các biến cố cuộc đời. Cậu bé không nhìn tôi, nhưng tôi biết cậu bé đang cố nén nỗi đau. Tôi vuốt ve con mèo và nói với cậu bé rằng có thể chích thuốc giảm đau hoặc thuốc ngủ cho nó. Cậu bé lắng nghe, gật đầu và nói: “Con không muốn nó đau đớn, bác sĩ hãy cứu nó!” Tôi thấy mắt cậu bé ướt đẫm…

Tôi bảo cậu bé gọi điện về nhà cho cha mẹ. Giọng cậu bé nghẹn ngào khi nói qua điện thoại. Gác ống nghe, cậu bé cho tôi biết là chích thuốc ngủ cho con mèo. Có lẽ không còn cách nào tốt hơn. Tôi thấy mủi lòng trước tình thương cậu bé dành cho con mèo, bạn thân thiết của cậu bé. Rồi cậu bé sẽ rất cô đơn!

Cậu bé ôm con mèo, tôi chích thuốc cho nó. Con mèo ngoan ngoãn nằm im trong vòng tay của cậu bé. Chích thuốc xong, con mèo ngủ một giấc êm đềm. Nhìn nó thanh thản và hồn nhiên như đứa trẻ. Tôi biết cậu bé đang đau lòng vì sẽ phải rời xa con mèo vĩnh viễn. Tôi hạ giọng: “Đây là món quà đẹp nhất mà cháu có thể tặng người khác, đó là nhận lấy nỗi đau để người thân có thể yên nghỉ.” Cậu bé hiểu và gật đầu.

Tôi bảo cậu bé hãy cố gắng vượt qua nỗi đau để sống xứng đáng một nam nhi. Cậu bé ôm chầm lấy tôi. Thật lòng tôi cũng tin tưởng cậu bé vì cậu bé bắt đầu trưởng thành cả thể lý lẫn tâm lý. Tâm hồn cậu bé nhạy cảm biết bao!

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

ĐI CHỢ… KHOẢNG LẶNG CUỐI NĂM

 

Sat, 31/12/2022 -Hương Quất

ĐI  CHỢ… KHOẢNG  LẶNG  CUỐI  NĂM

(‘… LÀ NƯỚC NGHEO’… BAO GIỜ THÔI MÃI LẼO ĐẼO CHẠY THEO).

Chợ xế trưa...

Những gì cần mua thì đã mua. Đủ...

Hứa hẹn một bữa ăn chất lượng trên cả đại vương!

Giờ thì thảnh thơi về…

Cuối chợ, gần ven đường làng... Chị bán rau có mấy qủa Mướp thươn thẹo. Cong keo, gầy guộc... lăn lóc trên bạt chải bán...

Chạy qua... Nhưng rồi tớ lại quay xe lại!

Mấy quả mướp nhỏ xơ xác, xấu xí... ám ảnh quá!

Nhớ lại Mẹ già Bạn (cả Mẹ tớ nữa!), có miếng đất nhỏ, làm vài luống rau, trồng thêm giàn mướp leo hàng rào... Lượm lặt từng cây rau bó lại, từng quả mướp mang chợ bán kiếm vào ngàn, tằn tiện nuôi con, tích cóp cho con ăn học...

Những qủa mướp nhỏ quặn kẹo đáng bỏ cho heo ăn cũng cố gắng mang chợ bán, được đồng nào hay đồng ấy, may rủi.... Nếu ế bế về cho heo ăn cũng không sao...

(Thời đó nhà nghèo thường nuôi thủ vài con heo, cám nấu hàng ngày... Giờ thì heo toàn ăn cám công thức... Có Mướp ế chỉ còn nước bế vào thùng rác...).

Loại mướp hàng dạt thươn thẹo này đem chợ bán, chắc chỉ có người nghèo lắm mới quan tâm, mua... Và chắc chỉ có người nghèo mới 'gồng gánh' ra chợ bán, vớt vát.

(Tớ nhớ Thầy Giêsu và mùa Giáng Sinh âm vang Chân lý: 'Ngôi Lời đã thành Xác Phàm...')

Tại sao mình không thưởng thức 'hàng dạt' có khi đã trở thành 'đặc sản' của người nghèo nhỉ?

- Chị bán tôi số mướp kia?

Chị nhặt Mướp, cân ký:

- Thưa chú, hơn ký... Tính chẵn một ký. Xin chú 10 ngàn...

Sáu quả Mướp nhỏ… chỉ giá 10 ngàn Hồ tệ!

(Nói thật, ăn Mướp thì ngon, chế biến gì cũng ngon, hoặc chỉ luộc thôi cũng đạt chất đế vương; nước luộc thêm dấm cà chua, đại vương cũng ...chào thua (!), nhưng chỉ tội lắt nhắt quá. Lấy dao bào gọt vỏ 'đặc sản' người nghèo cũng khá tốn thời gian... độ mất thời gian, lần Hạt có thể hơn cả chuỗi)

...

Việt Nam đã 'giải phóng' gần nửa đời người trăm năm (1/2 thế kỷ), lại được cha ông ngàn năm bảo vệ lưu giữ để lại hồi môn cả gia tài giầu có- 'rừng vàng biển bạc', rồi tự chất người Annam cần cù, thông minh... thế sao dưới sự lãnh đạo 'đỉnh cao trí tuệ' VN vẫn chưa thoát nghèo (!?), vẫn nghèo thế (!?)

'VN còn là nước nghèo' không phải tớ nói, càng không phải bọn thù ghét- phản động nào đó ngứa miệng bịa đặt, mà đây là chính lời quan lớn thuộc hàng tứ trụ của VN...

Đấy là lời thú nhận can đảm đầy trân trọng của Phạm thủ tướng chính phủ nước ta trong lần công du Trời Tây, mới đây...

Nếu theo nguyên văn của báo chỉ, Thủ tướng còn 'nhấn mạnh' mang tính 'định nghĩa': 'Nhấn mạnh Việt Nam là nước nghèo, đang trong quá trình chuyển đổi...'[1]

(Tớ nói mang tính định nghĩa bởi chứ 'Là''

Nếu hiểu theo góc nhìn 'định nghĩa' thì cái nghèo thuộc căn cố.... Gần 1/2 thế kỷ 'giải phóng- thống nhất đất nước, cũng có thể xem 'thời gian' có ‘trầm tích’ căn cố.

Và ai cũng biết 'căn cố' cái nghèo đó do đâu, bởi đâu. Nhưng thoát được 'ý thức hệ' đã nên căn cố, đúc bê tông quả là thách đố.

Lẽ nào chỉ một số người cứ bám trụ căn cố để VN cứ nghèo, cứ lẽo đẽo chạy theo sau người ta- độ dài hàng chục năm, có khỉ cả thế kỷ hoài sao (?!))

...

@

Thủ tướng ta đã can đảm 'từ trực quan sinh động' nhận ra Sự Thật VN và khẳng khái nói ra Sự Thật (nể thật!)...

(Thực ra, đáng nể hơn, trước đó bác cả Tổng bí thư đã công nhận, ngay ở chốn Cửu Rồng vốn màu mỡ, trù phú: 'Người Dân ở đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn mới đủ ăn, chưa khá giả') [2]

Trong lăng kính đạt chuẩn định hướng XHCN ‘con đường nhận thức Chân lý’ từ trực quan sinh động… đáng khích lệ ấy; tuyệt đối không có sự 'nịnh' ở đây, điều bác tổng và hàng lãnh đạo đỉnh cao nhất ở VN (BCT) cũng rất ghét, ra cả văn bản cấm kẻ nịnh hó

Tớ giật mình!

Vì ai đó 'rảnh quá' ngồi thống kề từ nhiều nguồn để biết 'Mất Bao Lâu Để Vn Theo Đuổi Thế Giới?'

Xin phép Copy:

“GDP đầu người hiện tại của Việt Nam là $3,600 và mức tăng trưởng là 7%. Vậy mất bao lâu để có thế bắt kịp các nước khác?

- Thái Lan, GDP $7,200. Việt Nam cần 11 năm.

- Malaysia, GDP $11,000. Việt Nam cần 17 năm.

- Hàn Quốc, GDP $31,000. Việt Nam cần 32 năm.

- Đài Loan, GDP $33,000. Việt Nam cần 33 năm.

- Nhật Bản, GDP $39,000. Việt Nam cần 36 năm.

- Pháp, GDP $43,000. Việt Nam cần 37 năm.

- Đức, GDP $50,000. Việt Nam cần 39 năm.

- Mỹ, GDP $69,000. Việt Nam cần 44 năm.

- Singapore, GDP $72,000. Việt Nam cần 45 năm.

- Luxembourg, GDP $135,000. Việt Nam cần 54 năm.

Với điều kiện là các nước khác không tăng trưởng, không phát triển gì thêm và dặm chân tại chỗ. Nếu họ phát triển ở mức 1-3% thì Việt Nam phải mất 100 năm để bắt kịp Hàn Quốc và 200 năm để theo kịp Singapore.

Tất cả số liệu đều công khai trên các tổ chức như Ngân Hàng Thế Giới, IMF và CIA.

Ngày xuất bản bài viết này là 24/12/2022. Mong năm 2023 sẽ khác” (Nguồn: FB Thao Teresa)

Lại tiếp giật mình,

Nhất là những ngày cuối năm Tây- Ta khi biết chuyện 'cứu đói':

‘Có 14 tỉnh đề nghị xuất cấp gạo cho người dân thiếu đói dịp Tết Nguyên đán 2023’[3]

Đáng nói, trong đó có cả các tỉnh Miền Nam- nằm trên vựa lúa xuất khẩu của VN: Bạc Liêu, Sóc Trăng...

@

Ngày cuối Năm cũ Tây Lịch.

Mong con người Thiện Tâm

Lãnh đạo biết- có Thiện Tâm.

'Con người có Thiện Tâm' mới nhận hưởng được sự Bình An đích thực của Đấng Thiên Sai

Mà khởi đầu- nền tảng Thiện Tâm, biết tôn trọng Sự Thật- Công Bình- Yêu Thương.

Đấy chính là Sứ vụ của người môn đệ theo Chúa Giêsu- Kitô hữu, trong đó nổi bật Công giáo.

'Vinh danh Thiên Chúa Trên Trời

Bình An dưới thế cho Người Thiện Tâm'

Lm. Đaminh Hương Quất

 

[1] x. VnExpress, ‘Thủ tướng đề nghị Ngân hàng…cho VN vay ưu đãi’:

“Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Đầu tư châu Âu ưu đãi lãi suất cho vay vì Việt Nam là nước đang phát triển, trong quá trình chuyển đổi….

Nhấn mạnh Việt Nam là nước nghèo, đang trong quá trình chuyển đổi, Thủ tướng mong ngân hàng Đầu tư châu Âu có ưu đãi về điều kiện vay và lãi suất vay so với các nước phát triển. Với điều kiện kinh tế của Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người mới gần 4.000 USD thì không thể như nước có thu nhập bình quân 50-60.000 USD….

Việt Nam có câu ngạn ngữ, tiên trách kỷ hậu trách nhân, chúng tôi sẽ phải khắc phục những hạn chế, xem xét nguyên nhân hợp tác ì ạch”

Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Đầu tư châu Âu cho Việt Nam vay ưu đãi - VnExpress Kinh doanh

[2] x.Thanh Niên: Tổng bí thư: Người dân đồng bằng sông Cửu Long phần lớn mới 'đủ ăn', chưa khá giả (thanhnien.vn)

[3] X. Tiền Phong, Có 14 tỉnh đề nghị xuất cấp gạo cho người dân thiếu đói dịp Tết Nguyên đán 2023 (tienphong.vn)

 

 

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Người lớn cần chủng ngừa bao nhiêu loại vaccine?


Thứ sáu, 30/12/2022, VnExpress.net


Người  lớn  cần  chủng  ngừa  bao  nhiêu  loại  vaccine?

Nhiều người cho rằng vaccine chỉ cần thiết với trẻ em. Tôi 52 tuổi, bị hen suyễn và cao huyết áp thì có nên tiêm vaccine không? (Trần Tiến, 52 tuổi, Phú Thọ)

Trả lời:

Chào anh/chị,

Nhiều người cho rằng việc tiêm chủng vaccine chỉ dành cho trẻ em, các bậc phụ huynh luôn có ý thức chủ động tiêm ngừa vaccine cho trẻ nhỏ nhưng lại lơ là với chính sức khỏe của mình. Thực tế thì bệnh truyền nhiễm không chừa một ai, đa số người lớn thường hay quên hoặc bỏ sót lịch tiêm nhắc theo khuyến cáo do sự quan tâm chưa đúng mức hoặc thiếu thông tin về tầm quan trọng của vaccine.

Theo thống kê, phần lớn các ca tử vong do cúm, viêm phổi phế cầu hàng năm chiếm tỷ lệ lớn ở người lớn, người trên 50 tuổi. Tuổi càng cao sẽ kéo theo sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể, từ hệ cơ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, hệ thống mạch máu. Sự lão hoá còn làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của thời tiết, môi trường, tăng khả năng mắc các bệnh lý lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp.

Người lớn rất cần tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine, đặc biệt trong thời điểm cuối năm. Ảnh: Mộc Thảo

Người lớn rất cần tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine, đặc biệt trong thời điểm cuối năm. Ảnh: Mộc Thảo

Người lớn có hệ miễn dịch suy giảm, không đủ sức chiến đấu với các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, rào chắn bảo vệ cơ thể ở đường hô hấp trên (mũi, họng) đáp ứng kém nên các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập và tấn công xuống đường hô hấp dưới (phế quản, phổi) và gây bệnh tại đó. Người càng lớn tuổi phổi càng kém đàn hồi, dung tích phổi giảm, phản xạ ho, lực ho kém nếu mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh hô hấp như cúm, viêm phổi do phế cầu, ho gà - bạch hầu - uốn ván,... sẽ diễn tiến nghiêm trọng, tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong.

Chủng ngừa vaccine là biện pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất cho mọi lứa tuổi. Tất cả mọi người đều cần được bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là người lớn, người già, người có bệnh nền mạn tính như lao phổi, tắc nghẽn phổi mạn tính COPD, hen suyễn, tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp...

Hiện Việt Nam lưu hành hơn 40 loại vaccine phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm. Trong đó người lớn cần tiêm ngừa hơn 10 loại vaccine phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt các vaccine như: cúm mùa, phế cầu khuẩn, ho gà - bạch hầu - uốn ván, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, viêm gan A+B,... để phòng bệnh cho chính mình, giảm rủi ro bệnh tật, tiết kiệm chi phí và phòng bệnh cho tất cả thành viên khác trong nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Ngoài việc tiêm chủng vaccine đầy đủ, người trưởng thành, người cao tuổi, người có bệnh lý nền nên thực hiện tầm soát bệnh định kỳ hàng năm để sớm phát hiện những bệnh lý mạn tính có thể gặp phải, giúp việc điều trị hiệu quả và giảm áp lực bệnh tật sau khi bước vào tuổi già.

ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng
Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Phát hiện sinh vật đầu tiên chuyên ăn virus

 Thứ sáu, 30/12/2022, 09:13 (GMT+7)

Phát  hiện  sinh  vật   đầu tiên  chuyên  ăn  virus

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện một loài trùng lông sử dụng virus làm thức ăn.

Hình ảnh hiển vi trùng lông tấn công một tế bào tảo. Ảnh: Kit Lee và Angie Fox

Hình ảnh hiển vi trùng lông tấn công một tế bào tảo. Ảnh: Kit Lee và Angie Fox

Do virus có mặt ở khắp mọi nơi, các tổ chức sinh vật thường tình cờ nuốt phải chúng. Nhưng nhà nghiên cứu John DeLong ở Đại học Nebraska-Lincoln muốn tìm hiểu có bất kỳ loài vi sinh vật nào chủ động ăn virus hay không và chế độ ăn như vậy liệu có giúp hỗ trợ sự phát triển thể chất của cá nhân và quần thể không trong bài báo công bố hôm 27/12 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

"Virus cấu tạo từ axit nucleic, gồm nhiều nitơ và phospho", De Long cho biết. "Chắc chắn có loài nào đó đã học được cách ăn virus sống".

Để kiểm tra giả thuyết, DeLong và cộng sự thu thập mẫu nước ao, cô lập những vi sinh vật khác nhau, sau đó thêm lượng lớn chlorovirus, loài virus nước ngọt chuyên lây nhiễm tảo xanh. Qua vài ngày, nhóm nghiên cứu theo dõi số lượng virus và nhiều vi khuẩn khác để xem chúng có ăn virus hay không.

Các nhà nghiên cứu phát hiện một vi sinh vật đặc biệt dường như thích ăn virus, đó là loài trùng lông tên Halteria. Trong mẫu nước không có nguồn thức ăn nào khác cho trùng lông, số lượng Halteria gia tăng gấp khoảng 15 lần trong vòng hai ngày, trong khi lượng chlorovirus giảm gấp 100 lần. Trong mẫu vật kiểm soát không có virus, Halteria không phát triển. Ở những kiểm tra sau đó, nhóm nghiên cứu dùng chất nhuộm phát quang để gắn thẻ cho ADN của chlorovirus. Họ nhận thấy tên bào Halteria nhanh chóng phát sáng. Điều này giúp xác nhận Halteria thực sự đang tiêu hóa virus.

Những thí nghiệm trên chỉ ra Halteria là sinh vật ăn virus đầu tiên được biết tới nhưng nhiều khả năng không phải là duy nhất. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tìm hiểu hiện tượng, bao gồm ảnh hưởng của nó tới mạng lưới thức ăn và hệ thống lớn hơn như chu kỳ carbon.

An Khang (Theo New Atlas)

Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa

 

Thu, 29/12/2022 - Lm Phạm Trọng Phương

Đức  Maria, Mẹ  Thiên  Chúa

(Suy niệm lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1) 

 

Câu chuyện: Gio-an Vi-an-nây cuốc đất với Đức Mẹ

Từ thuở thơ ấu, thánh Gio-an Ma-ri-a Vi-an-nây (JM.Vianney) đã có lòng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Hồi mới 8 tuổi, đi chăn chiên ở ngoài đồng, cậu Gioan đã biết khuyến khích các bạn quỳ gối và lần hạt trước ảnh Đức Mẹ.

Gioan thường thi đua cuốc đất với anh cậu. Người anh thì lớn và khỏe hơn cậu nhiều, thế nhưng rốt cuộc lần nào anh ta cũng thua. Đó là vì Gioan áp dụng chiến lược thần sầu quỷ khóc sau đây. Cậu lấy một bức ảnh Đức Mẹ để ở đàng xa, rồi cứ nhắm đấy mà cuốc, cuốc đến chân ảnh Đức Mẹ cậu lại dời ảnh Đức Mẹ đi xa hơn... và cứ thế, cậu nhanh chóng đạt tới đích. Cậu nhìn Mẹ, làm việc với Mẹ, nên tươi vui phấn khởi tràn ngập linh hồn. Cậu vượt thắng anh, và sau này vượt thắng mọi sự với Mẹ. (Lm. Mi Trầm)

Kính thưa,

Hôm nay cùng với toàn thể Hội Thánh mừng đại lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cũng là Quan thầy của Giáo họ chúng ta. Một tước hiệu vô cùng cao trọng và có giá trị đời đời đối với Đức Maria và đối với chúng ta. Tại sao vậy? Tước hiệu Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa xuất phát từ đâu? Tại sao Một Thiên Chúa lại để cho một người nữ trần gian sinh ra mình? Kinh Thánh đã nói gì? Hội Thánh đã nói gì về tước hiệu này? Và Đức Maria đã để lại mẫu gương gì cho chúng ta trong đời sống đức tin?

Kính thưa,

Chúng ta đang hoan hỉ và vui sướng trong những ngày này vì Con Chúa đã giáng trần. Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy Một Hài Nhi Giê-su đang giang rộng cánh tay như đang chào đón cũng như muốn ôm trọn mọi người chúng ta trong bàn tay đầy nhân ái của Ngài. Bên cạnh Ngài, chúng ta quan sát thấy có Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Quả thật,Giáo hội muốn mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày kết thúc tuần Bát nhật Giáng sinh và ngày đầu năm Dương Lịch để nhắn nhủ mọi người rằng trung tâm của mầu nhiệm Nhập thể là Đức Giê-su. Ngài là trung tâm của vũ trụ vạn vật và nguồn ơn cứu độ duy nhất. Đức Maria, Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể, nhân vật không thể thiếu trong mầu nhiệm này. Một người Mẹ tuy là người trần mắt thịt, thuộc dòng dõi Adam, nhưng lại được Thiên Chúa chọn đặt làm người cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa, Ngôi Lời Thiên Chúa. Một việc làm cần thiết và đúng với cung cách của con người theo ý định của Thiên Chúa. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: tại sao Thiên Chúa toàn năng, Đấng làm nên mọi sự mà lại lệ thuộc hay lại phải chọn con người vốn là thụ tạo của Thiên Chúa để được sinh ra? Thánh Bo-na-ven-tu-ra nói: “Chức làm Mẹ Thiên Chúa là chức to lớn, phi thường nhất Thiên Chúa có thể ban cho một loài thụ tạo.”

Thật vậy, người ta thường nói ‘chim có tổ, nước có nguồn, con người cũng có tổ tông’. Mỗi người sinh ra trên trần gian này đều có cha có mẹ. Đó là nguồn cội của con người. Con người phải có tổ ấm, phải có gia đình. Để làm người cứu độ con người, Chúa Giê-su khi bước xuống trần gian này cũng không muốn sống ngoài định luật của loài người. Ngài cũng có cha nuôi là Giu-se và mẹ là Đức Maria. Chúa giáng trần cũng có một gia đình như bao người khác. Tuy nhiên, việc sinh ra của Đức Giê-su có sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa, cụ thể là bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đức Maria mới có thai mặc dù đã khấn giữ đồng trinh và mặc dù chưa ăn ở Giuse, người đã đính hôn với mẹ. (x.Lc 1, 26-38). Đây là đặc ân vô tiền khoáng hậu, độc nhất vô nhị mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Đức Maria mà không ai ở trần gian xứng đáng đón nhận. Từ đặc ân tuyệt diệu này mà Đức Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đức Giê-su, Ngôi Lời Nhập Thể. Lời của người chị họ Êlisabet nói với Mẹ là một minh chứng xác thực: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi.” (x. Lc 1, 39-45).

Kính thưa, không những Kinh Thánh khẳng định Đức Maria là Mẹ của Đức Giê-su, Ngôi Lời làm người, “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” (Lc 2,12),mà chính giáo huấn của Giáo Hội muốn nhấn mạnh, thông qua Công đồng Ê-phê-xô năm 431: “ Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa, bởi vì người cũng đã thực sự sinh ra Đấng Thiên Chúa làm người.”

Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 495 cũng khẳng định: “Trong các sách Tin Mừng, Đức Ma-ria được gọi là “Mẹ Đức Giê-su” (Ga 2, 1; 19,25) (x.Mt 13,55). Dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần, Mẹ được xưng tụng là “Mẹ của Chúa tôi” (Lc 1,43) ngay cả trước khi Con Mẹ sinhra. Quả thế Đấng mà Mẹ cưu mang làm người bởi Thánh Thần, Đấng thực sự là con Mẹ theo xác phàm, chính là Conhằng hữu của Chúa Cha, Ngôi Hai trong Ba Ngôi chí thánh. Vì vậy, Hội Thánh tuyên xưng Đức Ma-ri-a thực sự là “MẹThiên Chúa” (Theotokos) (DS 25l).”

Như thế, từ nay chúng ta hãy xác tín hơn về tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Và mừng lễ Mẹ Thiên Chúa hôm nay, chúng ta cùng xem Đức Maria đã đem lại cho chúng ta những mẫu gương nào để chúng ta là con Mẹ noi gương bắt chước.

Kính thưa,

Trong hàng ngũ các vị thánh, thánh Gio-an Bốt-cô sáng chói về kinh nghiệm giáo dục giới trẻ, thánh I-Nhã nổi tiếng về kinh nghiệm nhận định ý Chúa. Nhắc đến thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng là nhắc đến con đường thơ ấu thiêng liêng, thánh Phan-xi-cô là con đường của hoà bình, con đường của nghèo khó,… Vâng, mỗi vị thánh nổi bật về một vài khía cạnh, chỉ riêng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a được coi là tấm gương toàn diện cho Hội Thánh và cho từng người chúng ta, vì Mẹ là hình ảnh tuyệt hảo về đức tin và đức ái mà Hội Thánh phải thể hiện. Cụ thể,

Thứ nhất, Mẹ là mẫu gương về đời sống đức tin: trong ngày lễ Truyền tin, Mẹ đã khiêm tốn thưa vâng với Thiên Chúa. Mẹ đã hoàn toàn để cho Thiên Chúa làm chủ và hướng dẫn đời mình với trọn niềm phó thác, cậy trông và yêu mến. Trong từng biến cố lớn nhỏ, Mẹ đã luôn chăm chú lắng nghe lời Thiên Chúa và trung thành làm theo ý Thiên Chúa (Lc 1, 38; Mc 3,31-35; Lc 11, 28; GH 56. 61. 63).

Đặc biệt, Mẹ luôn yêu mến và gắn bó với Chúa Giê-su, lòng yêu mến đó đã được thể hiện sâu đậm trong những giờ phút đau khổ ở dưới chân Thánh giá (Lc 1,41-52; Ga 19,25-27).

Thứ đến, Mẹ Ma-ri-a là mẫu gương sống đức ái : Qua việc đi thăm bà Ê-li-sa-bét và nhất là trong tiệc cưới Ca-na, Mẹ đã để lại một tấm gương bác ái sống động: quan tâm đến từng người một cách tế nhị và mau mắn giúp đỡ (Lc 1,39. 56; Ga 2,1-12).

Kính thưa, ngày xưa dưới chân thánh giá, Chúa Giê-su đã trao Đức Maria cho Gioan “Này là Mẹ con” và “Này là con Bà”. (x.Ga 19, 26-27).Chính Gioan đã đưa Mẹ về nhà mình để có Mẹ ở cùng trong mọi ngày sống. Chúng ta cũng vậy, Chúa Giê-su cũng muốn trao Đức Mẹ cho mỗi người chúng ta để từ nay trong mỗi giây phút của cuộc đời, chúng ta luôn có Mẹ chở che và đỡ nâng. Quả thật, Mẹ là máng thông ơn, là người cầu bầu đắc lực, là người quyền thế trước mặt Chúa để chuyển ơn từ Chúa cho chúng ta và đưa những nhu cầu, ước nguyện của chúng ta lên cùng Chúa. Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy yêu mến Mẹ, hãy năng chạy đến với Mẹ qua việc Lần Chuỗi Mân Côi để cùng với Mẹ ca tụng Thiên Chúa. Chúng ta hãy mau tâm sự với Mẹ những niềm vui lẫn những nỗi buồn, như câu chuyện mà tôi vừa kể trên của Cha Thánh Gioan Maria Vianay về sự sùng kính Đức Mẹ. Hơn nữa, chúng ta hãy biết mau mắn trao phó cho Mẹ mọi nỗi âu lo, những khó khăn và cả những yếu đuối của ta để xin Mẹ nâng đỡ, phù trì.

Kính thưa,

Mừng lễ Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong dịp đầu năm mới Dương lịch, chúng ta được mời gọi hãy nhìn lại những điều thiếu sót trong năm để xin lỗi Mẹ và xin lỗi Chúa, đồng thời, qua Mẹ, chúng ta quyết tâm dâng hết mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm trong năm mới này cho Chúa để Ngài chúc lành cho chúng ta ngõ hầu chúng ta xứng đáng là con yêu dấu của Mẹ Maria và là người em của Anh Cả Giê-su. Amen.

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

Tin Mừng lễ Thánh Gia năm A

 

Tin  Mừng  lễ  Thánh  Gia   năm  A

30/12/2022- Mai Tá



“Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng:

"Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!"

Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.

Sau khi vua Hêrôđê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai-cập, báo mộng cho ông rằng:

"Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi."

Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel. Nhưng vì nghe biết Áckhêlao đã kế vị vua cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, và đến ở tại một thành kia gọi g  là Nadarét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Nadarét” (Mt 2: 13-15.19-23)

Phiêu bạt, nên đơn chiếc. Vẫn là thân phận nhà thơ, ở đời người. Bởi đã quây quần, nên hoà hợp. Và, cũng một tính chất rất “người”, của Thánh Gia.

Với thế giới đương đại, người người vẫn nghe biết vị thế gia đình hài hoà của Đức Chúa. Vị thế, đối chọi với lối sống cá nhân/vị kỷ của người đời. Cá nhân/vị kỷ, đến mức độ trở thành lập trường sống của những người chỉ tập trung hưởng thụ theo cung cách riêng lẻ. Trong khi đó, cuộc sống của Chúa, lại khác. Khác ở chỗ: Ngài chủ trương chiều hướng với tha nhân. Chiều hướng dễ thấy nơi gia đình. Chí ít, là Thánh Gia của Chúa khiến ta mở rộng tầm mắt để theo gương.

Thời buổi hôm nay, người người nghe biết nhiều về giá trị gia đình. Với nhóm/hội nhà thờ, ta được dạy dỗ để có tinh thần cộng đoàn như Chúa đặt làm điều kiện tiên quyết cho cuộc sống. Thế nên, Thánh gia là cộng đoàn lý tưởng. Là đường hướng rất sống động cho mọi người. Ở đời.

Gia đình và cộng đoàn, là nhóm hội đoàn thể của những người biết sống hoà hoãn, vì chung cùng một lịch sử. Cùng văn hoá. Hoặc, niềm tin. Thành viên gia đình sống yên vui hài hoà, vì xuất xứ cùng một nguồn gốc. Cùng máu mủ. Và, thành viên cộng đoàn sống yêu thương giùm giúp, là quyết định của mỗi người cùng nhau lập nhóm/hội để sống tương quan mật thiết, làm con Chúa.

Thông thường, mỗi nhóm/hội gia đình gồm 5 vị: trong đó phải kể đến ông bố, bà mẹ, cô con gái còn độc thân và anh con trai đã có vợ. Tất cả sống chung một mái nhà, với sự dẫn dắt của ông bố/bà mẹ rất có uy. Có gia đình, nhiều ông bố/bà mẹ lại có cả quyền sinh, quyền sát khiến thành viên trong nhà cứ một lòng tiến tới. Về cấu trúc gia đình, mỗi người một phần hành. Ông bố chuyên lao động và giáo dục, bà mẹ chăm lo nội trợ, và dưỡng nuôi. Nhất nhất mỗi người phụ trách phần vụ mình nhận lãnh.

Tuy nhiên, bởi quyền sinh quyền sát của ông bố/bà mẹ đôi lúc đi quá trớn, nên có trường hợp một trong hai vị đi đến lạm dụng quyền bính khiến quyền hạn của thành viên bên dưới, bị lấn ép. Thời của Chúa, là thời theo chế độ phụ hệ, nên chuyện ông bố lạm dụng quyền bính trong gia đình, vẫn xảy ra rất thường. Kết quả là, cơ chế bị đổ vỡ. Thành viên vẫn đau khổ. Vẫn rẽ chia.

Diễn tả tình trạng này, có lần Chúa nói:

“Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế, mà là rẽ chia. Bởi từ nay, năm người trong nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai. Con trai chống lại cha. Mẹ chống lại con gái. Con gái chống lại mẹ. Mẹ chồng chống lại nàng dâu. Nàng dâu chống lại mẹ chồng."(Lc 12: 51-53)

Rõ ràng nhiều lúc, Chúa đả phá tinh thần của gia đình hoặc cộng đoàn nào có cung cách hành xử rất tồi tệ. Ngài chỉ trích, là để đề cao/thăng tiến “Nước Trời”. Ngài không muốn chỉ đạo mọi việc theo kiểu ông thần/bà chúa chuyên ra tay tổ chức các buổi “hội diễn”, đình đám để được khen. Chúa chẳng muốn điều hành bất cứ một hội diễn/lễ hội, nào hết. Dù, buổi đó có là buổi rước kiệu linh đình, nổi sóng nói lên một hội chứng mang tính cộng đoàn, tập thể.

Chúa cũng không là ông bố/bà mẹ đầy quyền sinh quyền sát khiến con cái run sợ, như vẫn thấy ở đời thường. Ngài luôn đối xử với mọi thành viên gia đình như Người Cha Nhân Hiền muốn đàn con của Ngài luôn ới gọi mình bằng danh xưng “Lạy Cha”, mỗi khi cần.

Cộng đoàn Nước Trời có Chúa kề cận, nên lúc nào cũng thân thiện/cởi mở theo cung cách một gia đình, rất mật thiết. Cộng đoàn Chúa, luôn đón tiếp chào mừng hết mọi người. Đón tiếp, để người người đến với Vương Quốc của Ngài. Vương Quốc ấy, luôn mở rộng cửa để mọi người gia nhập.

Và, khi đã gia nhập Vương Quốc Ngài rồi, người người sẽ nên dân con cùng nhà. Vì cùng nhà, nên người người vẫn cho đi và thừa hưởng quà tặng ân sủng, Chúa phú ban trong tinh thần cởi mở. Của gia đình. Lòng rộng mở của Ngài, mọi người gọi đó là Sự Công Chính. Là Tình Chúa rất đích thực. Là, “Ý định của Cha”. Và là, biển-chỉ-đường dẫn đưa dân con về với Ngài. Vào vòng tay ôm chào đón mỗi khi ta chạy đến.

Về bậc cha mẹ và anh em trong nhà, có lần chính Chúa đã minh định:

“Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?"

Rồi, Ngài giơ tay chỉ các môn đệ và nói:

"Đây là mẹ tôi. Là anh em tôi.

Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi,

Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi." (Mt 12: 46-47)

Thế nên, những ai sống thực cảnh tình của Nước Trời ở trần gian, sẽ thấy cơ cấu gia đình/cộng đoàn không thể là chuyện tuyệt đối. Rất đương nhiên. Bởi lẽ, tất cả mọi hữu thể được hiện hữu đều nhờ con người biết chung sức bồi đắp, nên mới đạt.

Bởi thế, cuộc sống theo cung cách gia đình/cộng đoàn luôn thăng tiến cả nữ giới lẫn nam nhân, vốn có sự tự do của dân con nhà Đức Chúa. Sống tập thể như thế, sẽ không áp dụng định luật tuyệt đối như cung cách của nô lệ đối với chủ nhân ông. Như con trẻ đối với lời dạy của bậc thày. Cũng không theo kiểu “vợ tuỳ thuộc vào chồng mình” như các thánh khi xưa, thường khuyến khích. Đó là động thái đặc biệt của dân thường miền Địa Trung Hải vốn được đưa vào Kinh Sách, ngay từ thế kỷ đầu.

Trong khi đó, Đức Giêsu lại cương quyết phá bỏ mọi tương quan mang tính thày/tớ, chủ/nô. Ngài nhất mực khuyên dân con mọi người hãy vui mà phục vụ. Phục vụ lẫn nhau. Phục vụ và sống như trẻ nhỏ. Tức, sống trải nghiệm cảnh huống Nước Trời ở trần gian. Thực tế cho thấy, đồ đệ phụ nữ của Chúa vẫn trung thành nhiều hơn nam nhân.

Và, kinh nghiệm sống cho thấy: phần đông người theo Chúa, lại hay xuất phát từ gia đình neo đơn hoặc gặp cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Nên, sống theo giá trị Chúa gọi mời, là thử thách đối với giá trị của gia đình/cộng đoàn. Đồng thời, ta cũng không thể gọi gia đình của ai đó là gia đình thực nếu họ không có truyền thống coi trọng lối sống cởi mở mà Chúa dạy

Thành thử, vào Tiệc Thánh mừng Thánh Gia hôm nay, ta nhất định sẽ quây quần sống hài hoà như gia đình. Tức là, vẫn cứ hiên ngang mà sống, dù cho các hệ lụy âu sầu, vẫn theo sau.

Cuối cùng, có thể nói: nếu khi xưa Chúa không sống cảnh tình giáp mặt thực sự với đời thường, hẳn là Ngài đã không sống hài hoà với người người. Hẳn, Ngài lại đã không chấp nhận cái chết ô nhục để cứu độ dân con thành viên gia đình lành thánh. Hẳn, Ngài đã không quanh quẩn ở đâu đó, sống rất hiền. Lúc, thì ở Galilê, chốn địa đầu. Khi, thì về chốn quê miền, trên đồi vắng. Những nơi, những chỗ rất nghèo, chẳng có gì để tựa đầu. Chẳng có gì là hấp dẫn. Rất vui chơi.

Quả là, Ngài đã và đang giáp mặt với mọi tình huống cuộc đời như gia đình/cộng đoàn lành thánh, ở trần gian. Quả là, từ gia đình lành và thánh ấy, Ngài đã trỗi dậy. Trỗi và dậy, khỏi cái chết rất tức tưởi. Khổ nhục. Quả là, Ngài đã chết cho chính Mình. Chết, vì người đời vẫn cứ theo kiểu cách sống cá nhân. Vị kỷ. Nhưng thật sự, Ngài đã trỗi dậy. Cứ, trỗi và dậy mãi, để nhờ đó thành viên dân con của Ngài cũng sẽ vùng dậy mà sống tinh thần của Gia đình lành thánh. Rất Thánh Gia.

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn-

Mai Tá lược dịch

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

Các Thánh Anh Hài tử đạo

Các  Thánh  Anh  Hài   tử  đạo

Ga 1:52; Tv 124:2-3,4-5,7-8; Mt 2:13-18 

 Huệ Minh


Ngày xưa, ở Belem người ta nghe tiếng hàng vạn các bà mẹ khóc than con mình, vì hàng ngàn trẻ thơ vô tội đã biết giết chết bởi bạo chúa Hê-rô-đê. Ngày nay, mỗi năm cũng có hàng triệu thai nhi bị chính những bà mẹ đang tâm giết hại những đứa con của mình. Họ còn nguỵ biện cho những lý do để hạ sát các thai nhi là vì đông con, là vì quá nghèo, vì không đủ điều kiện nuôi con nên đành phá bỏ đi. Nhưng xem ra chẳng có lý do nào chính đáng cho bằng việc coi thường sự sống là quà tặng Thiên Chúa.

          "Phá thai" đồng nghĩa với việc giết hại người khác vì lợi ích của bản thân mình. Ước mong sẽ có nhiều tấm lòng từ bi can đảm ngăn chặn sự ác đang hoành hành trong xã hội chúng ta. Xin đừng ai biện họ cho hành động gian ác của mình bằng bất cứ lý do gì. Tội ác là như nhau! Đôi khi giết một thai nhi không có khả năng tự vệ là dễ nhưng tội ác còn lớn gấp bội vì Chúa sẽ đòi lại công bằng cho các thai nhi. 

          Tin Mừng hôm nay thuật lại một chuyện thật đau lòng: biết bao nhiêu cái chết oan nghiệt của các bé thơ còn măng sữa ở Belem và vùng phụ cận. Các em đã phải chết đau thương tức tưởi. Còn Hài Nhi Giêsu được đưa sang Ai cập trốn thoát, bởi đang đêm sứ thần Chúa đã hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” (Mt 2, 13). Sự việc này thật ứng nghiệm Lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ rằng: Ta đã gọi Con Ta ra khỏi Ai cập.

Vô cùng đau đớn và nghiệt ngã, các trẻ thơ vô tội bị giết chết vì âm mưu đen tối của vua Hêrôđê, sau khi phát hiện mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa không tiếp tay cho ý định độc ác của ông. Ông thấy mình bị dao động ngôi báu, đùng đùng giận dữ vì sợ mất ngôi vua của mình. Lập tức ông lệnh cho giết chết tất cả các trẻ em từ hai tuổi trở xuống (giết nhầm hơn bỏ sót). Thật khủng khiếp và tang thương cho các bà mẹ trong cả thành Belem và vùng phụ cận.

          Hài Nhi Giêsu đâu có đến để lật đổ ông? “Vì nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18,36). Ngài đến cứu nhân độ thế, ông không hiểu nên đã nhẫn tâm giết bao nhiêu đứa trẻ cách ghê sợ, để mong thủ tiêu một đứa trẻ mà ông đang tìm. Ông sát hại những tấm thân bé bỏng, bởi vì nỗi sợ mất ngôi đã giết chết tâm hồn ông. Ông tưởng thực hiện được điều ông muốn là ông được sống lâu trên ngai báu, đang khi ông lại tìm giết chính Đấng ban sự sống. Ông đã gây nên chuyện đau lòng động trời trong cả thành Belem và vùng phụ cận. Cả một chiến dịch tang thương đã xảy ra, ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia đã nói: “Ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa” (Mt 2, 18). Ngày nay nếu ai coi thước phim này trong tủ phim Sống Lời Chúa, sẽ thấu cảm nỗi đau oan nghiệt của các bà mẹ, đang gào thét trong tuyệt vọng, vì không thể chống cự, để giữ cho đứa con của mình quyền sống.

          Đó là những chuyện đau lòng cách đây hơn 2000 năm: vua Hêrôđê tàn bạo và những bà mẹ đau khổ tuyệt vọng vì không thể giữ lại đứa con mình sinh ra.

Còn những bà mẹ trong thế gian hôm nay thì sao?

          Tôi ngồi chờ kết quả xét nghiệm máu cùng phòng với một chị kia tại trạm y tế. Bác sĩ đang tháo que nhựa tránh thai ở ngay bắp tay cho chị, vì dụng cụ này đã hết hạn sau mấy tháng. Người bên cạnh hỏi: “Tháo như vậy lại tiếp tục có thai thì sao?” “Lại lên thớt”- chị trả lời tỉnh queo. Tôi nghe mà thấy nhói ở trong lòng. Đây là một trong biết bao nhiêu cái nhìn và hành vi xảy ra như cơm bữa nơi đây. Người ta coi rẻ mạng sống con người như vậy và là chuyện xảy ra hằng ngày, không mảy may tiếc xót hay động lòng. Tôi bần thần lặng nhìn, còn nhiều người khác đang ra vào phòng khám... Bao nhiêu thai nhi bị tước mất quyền sống, phải chết oan, không phải dưới tay bạo chúa hung thần, mà bởi chính cha mẹ của mình, vì sự có mặt của con nằm ngoài ý muốn của mẹ cha, vì sợ bị mất mặt, sợ thiếu điều kiện chăm sóc... Họ có đau xót xé lòng như những bà mẹ ở Rama năm xưa?

          Ta thấy các thánh Anh Hài đã phải chết vì Chúa khi còn non thơ chưa hề hay biết. Tuy chưa biết nói, các ngài đã trở thành chứng nhân anh dũng của Người. Các ngài chưa biết nói mà đã tuyên xưng Chúa Kitô. Các ngài chưa đủ sức xông ra chiến trường, mà được lãnh nhận ngành thiên tuế dành cho người chiến thắng vinh quang.

          Tuy còn bé thơ mà các ngài đã phải chết vì Chúa, chết thay để Chúa Hài Đồng được sống. Để từ đó, ơn cứu độ được thực hiện cho chúng con sau này nhờ Máu Chúa Kitô đổ ra. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta ơn can đảm lội ngược dòng đời và đón nhận cả những điều thế gian cho là dại dột. Xin cho chúng con dám chết đi cho những gì ngược lại giáo huấn của Chúa, để Máu Thánh Chúa đổ ra không trở nên vô ích, nhưng thanh tẩy chúng con sạch mọi tội lỗi và cho chúng ta được sống muôn đời.

             Các thánh Anh Hài đã chết thay cho Hài Nhi Giêsu, dẫu các ngài chẳng có công trạng chi to lớn, nhưng qua sự hy sinh của các ngài mời gọi ta nhìn vào thực trạng xã hội hôm nay, còn đó những bạo chúa Hêrôđê khước từ, chống đối Thiên Chúa, muốn “ thay trời hành đạo ” trong cách hành xử tàn ác, bất công với anh em đồng loại; nhiều bạo chúa Hêrôđê vì tiền, quyền, danh, lợi, đam mê mà loại trừ, sát hại anh em mình, nhất là những anh em bé nhỏ, nghèo hèn; tệ hại nhất là những bạo chúa Hêrôđê đang mang trong mình những trọng trách, những bổn phận của những người làm cha, mẹ, người con, người vợ, người chồng nhưng vì ích kỷ, hẹp hòi đã đang tâm giết hại chính con đẻ, người “ đầu ấp, tay gối”, giết hại chính các bậc sinh thành dưỡng dục nên mình bằng lời nói và hành động; qua cách sống trái ngược với Tin Mừng nơi ta là người Kitô hữu, cách sống đó đã đưa đẩy ta trở thành bạo chúa Hêrôđê làm biến dạng, xóa mờ hình ảnh tuyệt mỹ của Thiên Chúa, đôi khi ta lại trở thành những “ kỳ đà cản mũi” khi những người anh em chung quanh muốn tìm và đến với Chúa.

          Là những người thừa hưởng nguồn ơn cứu độ, tiếp cận với ánh sáng Tin Mừng của Thiên Chúa ngang qua Đức Kitô, trước tiên ta cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương ta, kế đến ta tri ân các thánh Anh Hài, các ngài đã và mãi trở thành tấm gương cho ta trong đời sống dấn thân, hy sinh, nhắc nhở ta hay biết chết đi những thói hư tật xấu, chết đi chính con người ích kỷ của mình để Đức Kitô được sống, để rồi qua ta Thiên Chúa rộng đường ban ơn cứu độ cho mọi người nhất là những người chưa tin nhận Thiên Chúa

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

TĨNH LẶNG GIÁNG SINH

 

Sat, 03/12/2022 - Trầm Thiên Thu

TĨNH  LẶNG  GIÁNG  SINH



“Bình an! Bình an cho khắp xa gần! Để giám sát ngươi, Ta sẽ đặt Bình An, để cai trị ngươi, Ta sẽ đặt Công Chính.” (Is 57:19 và Is 60:17)

1. BỨC HỌA CHÂN DUNG

Người cha và con trai ngồi sát nhau và cùng xếp hình. Các bức tranh bất hủ đó của Picasso, Van Gogh, Monet và các danh họa khác được treo trên tường. Người cha góa vợ nhìn với vẻ thỏa mãn khi thấy con trai tỏ ra thành thạo. Ánh mắt con trai làm người cha thấy hãnh diện.

Mùa Đông đến, chiến tranh bùng nổ. Con trai phải đi lính. Sau vài tuần, người cha nhận được điện tín. Con trai ông bị mất tích khi đang thi hành nhiệm vụ. Người cha lo lắng chờ thêm tin tức, hy vọng được gặp lại con trai. Vài ngày sau, ông biết chắc con trai đã tử vong khi cứu một người bạn bị thương. Buồn bã và cô đơn khi lễ Giáng Sinh đang đến. Mùa an bình và hạnh phúc mà hai cha con mong đợi, nhưng không còn nữa!

Sáng ngày lễ Giáng Sinh, tiếng gõ cửa làm ông tỉnh thức. Ông bước ra phía cửa, những tác phẩm nghệ thuật trên tường nhắc ông rằng con ông không trở về nữa. Cửa mở, ông thấy một người lính với một gói đồ lớn trên tay. Anh tự giới thiệu: “Thưa bác, con là bạn của con bác. Con bác đã chết khi đang cứu con. Con có thể vào nhà một lát được không bác? Con có cái này cho bác xem.”

Vào nhà, anh lính nói: “Con là một họa sĩ. Con muốn tặng bác cái này.” Mở giấy bọc ra, ông thấy hình chân dung của con trai. Dù thế giới không công nhận đó là tác phẩm của một thiên tài, nhưng bức họa đó vẽ khuôn mặt của một thanh niên rất chi tiết. Ông xúc động và cảm ơn anh lính. Ông treo hình chân dung đó ở chỗ lò sưởi.

Vài giờ sau, khi anh lính đã đi, ông ngồi trên ghế và lặng nhìn bức họa để tận hưởng lễ Giáng Sinh. Suốt những ngày tiếp theo, ông nhận thấy rằng dù con ông không trở về với ông nữa, nhưng con ông vẫn sống mãi. Ông biết con ông đã cứu nhiều chiến sĩ bị thương trước khi viên đạn làm ngừng đập trái tim nhân hậu của con ông. Niềm hãnh diện và mãn nguyện về con đã giúp ông nguôi ngoai nỗi đau. Bức chân dung của con ông là vật quý giá nhất của ông, ông không chịu nhường cho ai dù nó đáng giá hàng ngàn đô-la.

Năm sau, ông bệnh và qua đời. Bức họa được bán đấu giá theo di chúc của ông vào đúng ngày lễ Giáng Sinh, ngày ông nhận quà tặng là bức chân dung con trai.

Ngày nay, người ta có thói quen đấu giá vào dịp lễ Giáng Sinh. Thông điệp vẫn chỉ là: Tình Yêu của Người Cha. Quả thật, Đức Giêsu đã nói: “Thầy là Đường, là Sự thật và là Sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14:6) Thiên Chúa không chỉ sai Con Ngài đến thế gian ở với chúng ta, mà Ngài còn đến “để thế gian được cứu độ nhờ tin vào Ngài.” (Ga 3:17)

2. MÓN QUÀ GIÁNG SINH

Đầu thập niên 1980, một cậu bé khoảng 14 tuổi tên John sống trong trại mồ côi ở Old England (Cổ Anh Quốc) với các trẻ mồ côi khác. Mồ côi nghĩa là bị bỏ rơi và không được yêu thương. Hằng ngày chúng còn phải làm đủ thứ việc từ sáng tới tối, nhưng ăn uống lại khem khổ, cuộc sống thiếu thốn. Chúng vẫn chấp nhận và biết ơn vì chúng “được” dịp… làm việc.

Lễ Giáng Sinh là ngày đặc biệt trong năm, vì trẻ em được nghỉ làm việc và nhận quà. Quà đặc biệt nhất là được ở trong Trại Mồ Côi. John đã ở trại mồ côi từ lâu, đủ để mơ về một ngày lễ Giáng Sinh. Tại nước Anh thời xưa, một trái cam là “vật quý hiếm” đối với trẻ mồ côi. Nó có mùi vị đặc biệt vào dịp Giáng Sinh. Trẻ em quý đến nỗi giữ nó và mân mê, vài ngày sau mới dám ăn – thậm chí cả tháng sau mới dám ăn, nhưng... hư rồi còn đâu! Chúng chỉ bóc vỏ để “thưởng thức” mùi thơm mà thôi. John thường ôm gối, nghĩ về mùi cam. Mùi thơm làm nó cảm thấy bình an. Nó nghĩ về tương lai tốt đẹp…

Năm đó, John vui mừng vì lễ Giáng Sinh đang đến. Nó đã lớn. Nhưng nó sẽ để dành cam đến sinh nhật nó vào tháng Bảy. Đó là thói quen tốt của… trẻ mồ côi. Nó chỉ muốn thưởng thức mùi-thơm-tuổi-thơ mà thôi. Giám đốc trại mồ côi nói: “John, năm nay không có cam cho con.” Nó rất buồn, trái tim như vỡ tung. Nó về phòng và khóc một mình…

Có tiếng mở cửa và những đứa trẻ mồ côi ùa vào. Elizabeth vừa cười vừa bước tới, mắt ướt đẫm, và nói: “John ơi, của anh nè.” John rất xúc động. Đó là một trái cam đã lột vỏ và được chia làm tư… Nó nhận thấy mọi sự đã an bài. Mọi người đã chia sẻ với nó. John không bao giờ quên sự chia sẻ chân thành yêu thương vào dịp Giáng Sinh đó. Sự bắt đầu đơn giản nhưng mang ý nghĩa quan trọng đối với sự trưởng thành và thành công của cuộc đời John.

Mỗi năm, để ghi nhớ ngày này, John gởi cam cho trẻ em ở khắp nơi. John mong không trẻ em nào không có quà đặc biệt của Chúa Giêsu Hài Đồng vào dịp Lễ Giáng Sinh. Xung quanh chúng ta còn biết bao người sống thiếu thốn, như Chúa Giêsu đã nói: “Người nghèo bên cạnh anh em lúc nào cũng có…” (Ga 12:8)

3. TÂM THƯ CHÚA GIÊSU

Con yêu dấu,

Khi con thức dậy sáng nay, Ta nhìn con và hy vọng con nói chuyện với con, dù chỉ là vài lời xin ý kiến Ta về điều gì đó tốt đẹp xảy ra trong đời con hôm qua, nhưng Ta thấy con quá bận rộn tìm đồ mặc đi làm hoặc đi học. Ta lại phải chờ đợi con. Khi con lăng xăng trong nhà, Ta biết chỉ còn vài phút cho con chào mọi người, nhưng con QUÁ BẬN RỘN. Ta thấy con cũng bồn chồn. Ta nghĩ con muốn nói chuyện với Ta, nhưng con lại nghe điện thoại riêng. Ta theo dõi bước chân khi con đến trường hoặc đi làm. Ta kiên nhẫn chờ con hết ngày này qua ngày khác. Với các hoạt động của con, Ta đoán con quá bận rộn nên không có giờ nói chuyện với Ta. Ta biết rằng trước khi con ăn trưa, con cứ nhìn quanh, có thể con thấy lúng túng khi muốn nói chuyện với Ta, và con không cúi đầu. Con nhìn mấy bàn bên cạnh, con thấy một số người nói vài lời ngắn gọn trước khi ăn, nhưng không phải như vậy. Sự thật là thế. Vẫn còn thời gian. Ta hy vọng con sẽ nói chuyện với Ta.

Con về nhà và hình như có nhiều việc con phải làm. Làm xong, con lại bật tivi hoặc internet. Ta không biết con thích tivi hay máy tính hay không, nhưng Ta thấy con dành nhiều thời gian ngồi trên máy vi tính, có thể con không nghĩ những người xung quanh đang cần gì ở con. Ta lại kiên nhẫn chờ con xem tivi và ăn tối, nhưng con vẫn không nói gì với Ta.

Lúc con đi ngủ, Ta đoán con đã mỏi mệt. Con chào tạm biệt người thân rồi đi ngủ. Không sao, vì con không nhận thấy Ta luôn ở bên con. Ta vẫn luôn kiên nhẫn chờ đợi con hơn cả những gì con tưởng. Thậm chí Ta còn muốn dạy con biết kiên nhẫn với người khác. Vì Ta rất yêu con, từ lâu trước khi Ta bỏ Trời xuống thế gian này. Ta bỏ Trời vì Ta muốn bị nhạo cười vì YÊU con, thậm chí là Ta được CHẾT vì con. Không ai có thể thay thế Ta. Ta yêu con đến nỗi hằng ngày Ta chờ đợi con ĐỒNG Ý, CẦU NGUYỆN, SUY NGHĨ hoặc TẠ ƠN.

Thật khó mà nói chuyện “một chiều.” Con đã đứng dậy và một lần nữa. Ta vẫn chờ đợi không gì hơn là tình yêu Ta dành cho con, với hy vọng rằng con sẽ dành cho Ta một thời gian nào đó. Chúc con một đời vui!

Ta luôn yêu con,

Ký tên: GIÊSU KITÔ

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Mùa Vọng – 2022