Thứ bảy, 31/12/2022, VnExpress.net
Những nguyên nhân phổ biến gây mất thính lực
Nhiễm trùng tai, chấn
thương áp khí, chất lỏng trong tai, bệnh truyền nhiễm… là những nguyên nhân có
thể gây ra mất thính lực.
Mất thính lực xảy ra khi
âm thanh không thể truyền đến tai. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng
này như tuổi tác, lão hóa, tích tụ chất lỏng, ráy tai, trong đó tắc nghẽn là
nguyên nhân phổ biến.
Chất lỏng trong tai: Các
bệnh như viêm tai giữa, nhiễm trùng tai dẫn đến tích tụ chất lỏng trong tai,
gây giảm thính lực. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Người có
chất lỏng trong tai thường xuyên cảm thấy tai có cảm giác như bị bịt, giống như
nước vào tai. Mất thính lực do chất lỏng trong tai thường dễ phục hồi, được điều
trị bằng cách đặt các ống tai tổng hợp để mở ống thính giác, giúp chất lỏng
thoát ra ngoài.
Chấn thương khí áp: Chấn
thương này xảy ra khi có sự thay đổi áp suất xung quanh đột ngột, chẳng hạn như
từ chân núi lên đỉnh núi, lặn biển hoặc đi máy bay. Thay đổi áp suất đột ngột
khiến không khí trong tai giữa không thể điều chỉnh phù hợp với áp suất xung
quanh. Một số trường hợp chấn thương khí áp có thể gây thủng màng nhĩ.
Mất thính lực gây đau
tai, nghe kém. Ảnh: Freepik
Tắc nghẽn ráy tai:
Mất thính lực cũng xảy ra khi tai có quá nhiều ráy. Tắc nghẽn ráy tai làm giảm
mức độ nghe của tai. Mất thính lực do nguyên nhân này thường xảy ra tạm thời,
loại bỏ ráy tai sẽ khôi phục thính giác trở lại. Bạn có thể đến bác sĩ để lấy
ráy tai, lưu ý không dùng tăm bông ngoáy tai vì nó có thể đẩy ráy tai vào sâu
hơn trong tai, làm cho tình trạng tắc nghẽn nặng hơn.
Mất thính giác do tiếng ồn:
Tiếng ồn lớn, kéo dài liên tục có thể gây tổn thương tai. Ngoài ra, những tiếng
ồn lớn như tiếng súng, tiếng nổ lớn cũng dễ làm thủng màng nhĩ. Với những người
thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn, tình trạng mất thính lực thường không hồi
phục được.
Lão hóa:
Lão hóa xảy ra khi bạn già đi, là tình trạng phổ biến khác gây mất thính lực.
Nguyên nhân này thường không có cách nào chống lại nhưng nó có thể cải thiện bằng
các phương pháp như cấy ốc tai, đeo thiết bị trợ thính.
Các bệnh truyền nhiễm:
Một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, viêm màng não... cũng gây mất thính
lực. Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng như rubella hoặc mụn rộp. Các tác nhân gây
bệnh có thể truyền đến bào thai gây khiếm thính, thậm chí điếc cho trẻ.
Chấn thương:
Chấn thương đầu có thể gây mất thính lực. Khả năng điều trị phụ thuộc vào hoàn
cảnh và từng trường hợp cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét