SỐNG ĐỨC TIN VỚI NHỮNG GIỚI HẠN
1. Càng về cuối đời, tôi càng nhận thức rõ hơn về những giới hạn của mình, cách riêng là về 3 giới hạn sau đây.
1. Càng về cuối đời, tôi càng nhận thức rõ hơn về những giới hạn của mình, cách riêng là về 3 giới hạn sau đây.
2. Giới hạn về sự nhận biết ơn Chúa
ban cho tôi.
Xưa, trên
bờ giếng Giacóp, Chúa Giêsu đã nói với người phụ nữ Samaria rằng: “Nếu chị
nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban cho chị” (Ga 4,10). Với lời đó, Chúa Giêsu
cho người phụ nữ thấy chị chưa thực sự nhận ra ơn Chúa ban cho chị.
Ơn Chúa
ban cho tôi rất nhiều, thuộc phần hồn và phần xác, trong mọi lãnh vực.
Nói theo ngôn
từ Phúc Âm, những ơn Chúa ban cho tôi đủ loại đó có thể ví như những nén bạc,
mà Chúa trao cho tôi, để tôi sinh lời (x. Mt 25,14-28). Tôi có dùng những nén
bạc đó, để làm cho tôi nên người tốt, có lợi cho phần rỗi của mình và của người
khác, cũng như cho Nước Chúa không?
Tôi phải
lương thiện nhìn nhận rằng: Trong việc nhận ra ơn Chúa ban, tôi đã có nhiều
giới hạn.
Biết bao
lần, những niềm vui và những thành công thì được tôi nhìn nhận là ơn Chúa, còn
những đớn đau và những thất bại thì không nhận là ơn Chúa, đang khi chính những
đớn đau và những thất bại lại chính là cơ hội Chúa gởi tới để Chúa ban cho tôi
những ơn cao quý.
Biết bao
lần, những người giàu sang đến với tôi để tặng quà cho tôi, thì tôi cho là ơn
Chúa ban, còn những người nghèo khổ đến với tôi để xin cầu cứu, thì tôi không
cho là ơn Chúa, đang khi họ chính là địa chỉ chính xác Chúa đợi, để bất cứ sự
gì tốt tôi làm cho họ, đều sẽ được Chúa kể như là làm cho chính Chúa.
Biết bao
lần, Chúa gởi đến cho tôi những biến cố, những con người, những sự việc kêu gọi
tôi sửa mình, để trở nên người đạo đức hơn. Nhưng tôi không quan tâm, vẫn dửng
dưng, vẫn bỏ lỡ cơ hội.
3. Xưa, Chúa Giêsu đến với các người
đồng hương, rao giảng Tin Mừng, nhưng họ không nhận ra Người là Tin Mừng, họ
xua đuổi Người.
Xưa, Chúa
Giêsu trừ quỷ và làm nhiều phép lạ, để làm chứng Người là Tin Mừng cứu độ.
Nhưng bao người có đạo thời đó, chính các thượng tế và Thượng Hội Đồng cũng
không tin nhận Người, thậm chí còn tìm cách giết Người.
Rất có
thể, Chúa Giêsu cũng đang đến giữa lịch sử hôm nay và đang làm nhiều phép lạ.
Nhưng biết đâu nhiều người, trong đó có tôi, vẫn không nhận ra Người.
Giới hạn
trong sự nhận ra ơn Chúa luôn vẫn mãi tồn tại. Biết đâu giới hạn đó nơi tôi
đang trong tình trạng trầm trọng.
4. Một giới hạn nữa nơi tôi cũng có
thể trong tình trạng trầm trọng, đó là giới hạn về sự khôn ngoan.
Phúc Âm
dạy tôi phải rất khôn ngoan. Khôn ngoan trước hết là trong những ưu tiên phải
chọn cho đời mình.
Ưu tiên lo
cho phần rỗi linh hồn.
Chúa phán: “Được mọi sự thế gian, mà mất linh hồn, thì nào được ích gì?”
(Mt 16,26).
Ưu tiên
biết sợ Chúa.
Chúa phán: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh
hồn. Đúng hơn, anh em hãy biết sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác anh em
trong hoả ngục” (Mt 10,28).
Ưu tiên
thực thi ý Chúa.
Chúa phán: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa là được
vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý của Cha Thầy là Đấng ngự trên
trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Thêm vào
sự khôn ngoan về chọn ưu tiên, Chúa cũng đòi phải khôn ngoan trong thái độ
sống:
Chúa phán:
“Thầy sai anh em đi như chiên vào giữa bầy sói. Anh em phải khôn như con rắn
và đơn sơ như chim bồ câu” (Mt 10,16).
Phúc Âm
cho thấy: Cũng là việc rao giảng, cũng là việc làm phép lạ chữa bệnh, cũng là
việc trừ quỷ, nhưng Chúa Giêsu có lúc làm những việc đó ở nơi này mà không làm
ở nơi khác, có lúc làm ở thời điểm này, mà không làm ở thời điểm khác. Đó là
bài học về sự khôn ngoan trong thái độ sống.
Một bài
học nữa Chúa dạy tôi về sự khôn ngoan trong mục vụ. Chúa phán: “Ách tôi thì
êm ái, và gánh tôi thì nhẹ nhàng” (Mt 11,30). Với lời đó, Chúa muốn những
môn đệ Chúa đừng bao giờ làm cho bất cứ ai lầm tưởng: Theo đạo Chúa là phải
mang lấy những gánh nặng, nhưng trái lại sẽ cảm thấy cuộc sống đạo là êm ái, là
nhẹ nhàng. Sự khôn ngoan đó trong mục vụ của Chúa luôn cảnh giác tôi về các thứ
mục vụ chồng chất những gánh nặng về luật lệ không cần thiết.
Giới hạn
về sự khôn ngoan nơi tôi là thế nào? Tôi nhìn nhận là có nhiều. Nếu tôi không
thận trọng, giới hạn đó cũng có thể trở nên nguy hiểm.
5. Giới hạn nguy hiểm nữa nơi tôi
là giới hạn về sự tỉnh thức.
Từ ít lâu
nay người ta nói nhiều đến dấu chỉ thời đại. Dấu chỉ thời đại thường là những
khác thường xảy ra trong lịch sử, thí dụ sự kiện Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức
Phanxicô xuất hiện kéo chú ý nhiều người về cải cách trong lãnh vực đạo đức,
mục vụ và truyền giáo. Rất nhiều người nhìn Ngài mà hiểu về hướng thời đại.
Xưa Chúa
Giêsu phán với các người Pharisêu và Sađốc rằng: “Cảnh sắc bầu trời thì các
ông biết cắt nghĩa, còn thời điểm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi” (Mt
16,3). Nếu tôi không cố gắng, tôi cũng sẽ bị Chúa trách như thế.
Một tỉnh
thức nữa, tôi rất sợ tôi cũng có nhiều giới hạn, đó là tỉnh thức về bổn phận
liên đới.
Chúa dạy
tôi về bổn phận liên đới trong dụ ngôn người phú hộ và người ăn mày Ladarô (x.
Lc 16,19-31). Nhà phú hộ hưởng thụ tối đa những gì ông có, như địa vị cao sang,
của cải dư thừa, bạn bè quý tộc, với những tiệc tùng ngày nọ sang ngày kia.
Đang khi đó, ngay ở cửa nhà ông, có một người ăn mày nằm đó, bệnh tật, đói khổ,
cô đơn. Nhà phú hộ coi mình như không có bổn phận gì với người ăn mày đó.
Nhưng, sau khi chết rồi, Chúa xét xử ông rất công minh về bổn phận liên đới của
ông với người ăn mày. Ông bị ném xuống hoả ngục, đời đời sẽ phải ở đó.
Dụ ngôn
trên đây đòi tôi phải tỉnh thức rất nhiều về bổn phận liên đới của tôi với
những người nghèo khổ, bệnh tật, cô đơn xung quanh tôi.
Một tỉnh
thức nữa, mà Chúa hay nhắc tôi trong Phúc Âm là tỉnh thức đón giờ Chúa gọi về
đời sau. Có thể sẽ có những bất ngờ. Nếu không tỉnh thức, tôi sẽ phải lãnh lấy
những hậu quả khủng khiếp đời đời.
Nhưng từ
đây đến khi chết, tôi sẽ gặp nhiều bất ngờ, trong đó có những bất ngờ đau đớn và
khủng khiếp. Nếu tôi không tỉnh thức, những bất ngờ đó có thể sẽ tàn phá đời
tôi và tương lai của Hội Thánh.
6. Tôi xin tạm dừng ở đây, để cảm tạ
Chúa đã cho tôi thấy những giới hạn của tôi. Cảm tạ đi đôi với sám hối. Tất cả
đều dựa trên đức tin.
Tôi tin ở
Chúa, mà không có giới hạn nào. Tin như trẻ thơ trong lòng người mẹ, người cha
của mình. Tin tuyệt đối, tin vững vàng.
Tin của
tôi là gặp gỡ Chúa Kitô, vâng lời Người là gắn bó mật thiết với Người. Tin của
tôi là dấn thân bước theo Chúa Kitô sống yêu thương phục vụ.
Tin của
tôi là phó thác mình cho Chúa với nhận thức mình tội lỗi, yếu đuối, hèn hạ và
với xác tín Chúa là tình yêu giàu lòng thương xót.
Lạy Chúa,
xin xót thương con.
+GM GB Bùi
Tuần
Đăng ngày
22 tháng 11 năm 2013.