Oct 27, 2013 - Chúa nhật 30 thường niên năm C
Hai thái độ cầu nguyện
Các Bạn thân mến,
Miền Trung Việt Nam của
chúng ta đúng là“Trời hành cơn lụt mỗi năm”, đều đặn, như “tới hẹn
lại lên”!
Thật thế, từ đầu tháng
đến nay, các tỉnh miền Trung Việt Nam phải chịu bão lụt liên tiếp tại các tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Làm nhiều người
chết, bị thương, mất tích, và không biết bao nhiêu người không nhà cửa, không
chăn áo, đói rét, thiệt hại tinh thần, tình cảm, vật chất khó mà ước tính.
Hiện có nhiều sự giúp đỡ
về tiền bạc, thuốc men, quần áo, lương thực, đồ dùng.v.v... Tuy nhiên cũng
không thấm vào đâu vì số người và tài sản bị thiệt hại quá lớn.
Chúng ta hãy sốt sáng,
rộng lượng chia sẻ với các nạn nhân là đồng hương thân yêu, đặc biệt cầu nguyện
nhiều hơn cho mọi người biết khiêm tốn, chịu đựng thử thách do thiên nhiên gây
ra, và cho chính quyền, có bổn phận, trách nhiệm, biết tìm ra phương hướng ngăn
ngừa, đề phòng, tránh né bão lụt, vì nó là tai nạn thường xuyên xẩy ra.
Bởi cầu nguyện sẽ
thêm niền tin, chấp nhận hoàn cảnh, là việc rất quan trọng, nên Do thái
giáo hay tôn giáo nào cũng đều coi trọng việc cầu nguyện. Riêng Đức Giêsu đã
nhiều lần dạy các môn đệ phải cầu nguyện thành khẩn, kiên trì. Tuần này Ngài
tiếp tục kể một dụ ngôn về hai người cùng lên đền thờ cầu nguyện với hai thái
độ khác nhau, nên hiệu qủa khác nhau: Thiên Chúa không nhận lời cầu nguyện của
người biệt phái mà nhận lời cầu nguyện của người thu thuế:"Vì phàm ai
tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên",
nhấn mạnh về tinh thần, sự chân thành và thái độ cầu nguyện khiêm tốn.
Dụ ngôn trong bối cảnh
xứ Paletin, người ngoan đạo giữ ba lần cầu nguyện mỗi ngày: chín giờ sáng, mười
hai giờ trưa và ba giờ chiều. Lời cầu nguyện linh nghiệm đặc biệt là cầu nguyện
trong đền thờ. Vì thế, vào những giờ đó, nhiều người đến đền thờ cầu nguyện.
Ở đây Đức Giesu
nói về thái độ ngược nhau của hai người cầu nguyện trong cùng một thời điểm,
cùng một tôn giáo, cùng một đền thờ, là hai hình ảnh minh họa cho hai thái độ
sống.
1. Người
thuộc nhóm Pharisieu:
- Ông
đứng giữa đền thờ, nguyện thầm:" Lạy Thiên Chúa, xin cảm tạ ơn Chúa, vì con không như
bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn
chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con…"
- Ông ăn chay và dâng hiến hơn
cả luật bắt buộc. Luật chỉ buộc dâng một phần mười lợi tức, ông lại dâng một
phần mười thu nhập, nhưng ông lại thiếu lễ vật quan trọng cốt yếu là lễ vật
tình yêu.
- Ông lên đền thờ
không phải để cầu nguyện, cũng không phải để tâm sự với Chúa, mà chỉ nói với
chính mình như bằng chứng trước mặt Thiên Chúa và cho Ngài biết ông tốt như thế
đấy!
- Hơn
nữa, thay vì nhìn vào Thiên Chúa, ông lại nhìn vào người thu thuế đang khúm núm
đứng xa xa trong đền thờ.
- Ông vui mừng thỏa mãn vì so sánh với kẻ khác thì ông
hơn hẳn họ, như thuộc giai cấp riêng, đạo đức thánh thiện, làm nhiều việc lành,
tránh thoát được nhiều tội lỗi.
-
Quả thật, bảng liệt kê công trạng của ông không có gì sai. Những điều luật cấm
ông không làm, những điều luật buộc thì
ông còn làm hơn mức qui định. Ông thật là con người đúng mực, thực hiện nhiều
điều tích cực, đạo đức.
- Nhưng
điểm đáng chú ý là ông lại nói về tội lỗi nhiều hơn người thu thuế: ông đã kể
ra những tội tham lam, bất chính, ngoại tình v. v. Tuy nhiên tất cả đều là...
tội của người khác; sai lầm trầm trọng bắt đầu từ đó!
-
Một người như vậy thì đâu có thể hiểu biết về sự thánh thiện và tình yêu
thâm thúy của Thiên Chúa.
- Ông có tội: tội tự mãn, kiêu căng, khinh miệt
người khác. Nhưng ông không ý thức. Ông không nhìn nhận mình là người tội lỗi, không
biết thân phận mình, không thấy lòng thương xót của Chúa.
- Lòng
trí ông không hướng về Chúa, mà về người khác, lại không yêu người khác, cũng
không yêu Chúa: ông giữ luật và làm nhiều việc lành chỉ để chứng tỏ cho Chúa
biết ông là ông đàng hoàng, do đó Chúa phải yêu thương, biết ơn, ban thưởng cho
ông.
- Đó
không phải là cầu nguyện, vì lời cầu nguyện đích thực là chỉ dâng lên một mình
Thiên Chúa mà thôi.
- Chúng
ta dễ phạm lại sai lầm của người biệt phái này: khi cầu nguyện, lòng trí chúng
ta hướng về những nhu cầu ích kỷ của bản thân và than phiền về những điều khó
chịu người khác gây cho mình.
- Chúng ta cũng
giống người biệt phái, ý thức về tội lỗi của người khác nhưng lại không ý thức
về tội lỗi của mình, nói về tội của người khác nhiều hơn về tội của mình. Điều
này thật nguy hiểm, vì nó ngăn cản không cho chúng ta nhìn thấy tội lỗi của
mình.
- Qua dụ ngôn, Đức
Giesu không chỉ kể về người Pharisieu, mặc dù đó là sự thật, mà Ngài còn
muốn vạch trần bộ mặt gỉa tạo, tự lừa dối mình và mọi người cùng những ai có
thái độ như vậy.
- Đức
Giesu cũng cảnh giác những ai theo Ngài, dù thuộc giai cấp, chuyên môn, môi
trường hay thời đại nào, cũng phải tránh
kiểu"tinh thẩn biệt phái" này!
2.
Người thu thuế:
- Người thu
thuế thì trái lại, ông rất nhiều tội, tuy không kể các tội đó ra. Nhưng ông kể:"Con là kẻ tội lỗi. Lạy Chúa xin thương xót con".
- Trong xã hội Do
Thái, ai cũng coi những người thu thuế là những kẻ tội lỗi. Trong dụ ngôn này
chính Đức Giêsu cũng coi như thế, và chính người thu thuế cũng tự coi như vậy.
- Bởi họ làm
việc cho ngoại bang, cộng tác với ngoại quốc để bóc lột dân chúng, và gian
tham, dối trá.
- Tuy nhiên khi xét lại
quãng đời tội lỗi đã qua, người thu thuế này biết tội lỗi của ông không thể nào
được tha thứ vì theo luật, lỗi đức công bằng nếu muốn tha thì phải trả hết tiền
cho người ta, còn phải bồi thường thêm 1/5 theo số tiền đó nữa. Vậy làm sao nhớ
hết những người mà ông làm hại, có nhớ cũng không có tiền để trả, huống chi lại
phải bồi thường thêm 1/5 nữa?
- Ông đau khổ, tan nát.
Nhưng không tuyệt vọng: vì nếu theo luật, không thể được tha thì ông sẽ kêu xin
đến lòng thương xót của Chúa.
- Thế là ông đã lên đền thờ cầu
nguyện, nghĩa là ông có thiện chí, muốn thật sự từ bỏ tội lỗi, và muốn được tha
thứ.
-
Ông đứng xa xa, không dám tới gần những người được coi là thánh thiện, không
dám ngước mắt lên, chỉ đấm ngực ăn năn, lòng trí hướng thẳng về Thiên Chúa, kêu
khẩn:" Lạy Thiên Chúa xin thương xót con là kẻ có tội."
- Đó
chinh là lời cầu phát xuất từ nội tâm chân thành ông nhìn nhận về mình trước
Thiên Chúa trọn hảo.
-
Đây là món quà Thiên Chúa quý hơn tất cả các món quà khác: - giọt nước mắt
của người tội lỗi thống hối.
-
Vì lời cầu nguyện Thiên Chúa coi có giá trị nhất là lời cầu nguyện của người
tội lỗi thống hối ăn năn.
-
Người thu thuế chẳng có lễ vật gì dâng lên Chúa mà chỉ có tình yêu. Tình yêu
của ông không nồng nàn thắm thiết mà chỉ là một tình yêu muộn màng với một tấm
lòng ray rứt khát khao Chúa xót thương.
- Tuy nhiên Đức Giêsu
lại đề cao, vì ông không những thấy tội mà còn thấy thân phận tội lỗi của mình,
thấy được lòng thương xót của Chúa.
- Ngài cho biết, chính
lời cầu nguyện khiêm tốn với tấm lòng chân thành ăn năn khiến Thiên Chúa đoái
thương ông.
- Và
thật là uổng công cho những lời cầu không xuất phát từ sự chân thật, từ nhu cầu
thích đáng, từ tâm lòng khẩn thiết…
-
Dụ ngôn còn dạy cả trong cách đánh gía bản thân, và trong mọi lúc đến với Thiên
Chúa.
- Nó
minh định rằng chỉ có sự khiêm tốn ăn năn thật lòng mới đưa tới sự tha thứ, và
bình an.
- Bởi tội không
chỉ là những việc làm xấu, mà chủ yếu là tình trạng xấu chúng ta đang sống. Vì
thế điều cần thiết hơn không chỉ xin Chúa tha tội cho mình, mà còn xin Chúa
thương xót cứu vớt mình khỏi tình trạng xấu nữa.
- Chúng ta hãy
học cách cầu nguyện như người thu thuế, cả lòng khiêm tốn can đảm xưng thú tội
lỗi để ý thức thân phận tội nhân của mình.
3. Người công chính:
- Đức Giesu nói về
người thu thuế:" Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà
về nhà, thì đã dược nên công chính rồi."
-
Cho chúng ta hiểu"công
chính" là được tha tội, được Chúa xót thương.
- Người thu thuế nhận
mình lầm lỗi, bất lực, nên thành tâm, can đảm, tin tưởng phó thác cho Thiên
Chúa. Với tâm tình ấy Ngài đã nhìn xuống và làm cho ông nên công chính.
- Vậy mỗi người chúng
ta đều phải hối lỗi đau buồn đến độ chấm dứt những hành động sai quấy, ước muốn
sửa sai những lầm lỗi đã phạm trong quá khứ.
- Khi đó mới có
thể làm chúng ta nên công chính, còn việc lành không làm chúng ta nên công
chính, nếu việc lành ấy được thực hiện cho mình.
- Sai lầm căn bản lớn
lao của ông Pharisêu là đã không nhận ra sự công chính, thánh thiện là ân huệ
Chúa ban cho, chứ không phải ông đã tuân giữ luật lệ, làm việc này việc
kia vì luật bắt buộc mà có.
- Chính khi thiếu khiêm
tốn, nhận sự công chính là sức riêng mình thì ngay lúc đó ông đã mất ơn nghĩa
với Chúa và không còn công chính nữa.
- Thái độ hồ đồ thích
phê phán của người Pharisieu cũng là cám dỗ rất thường gặp nơi chúng ta, những
người được xem là đạo đức thánh thiện, những người có nhân đức nào đó, đã làm
được việc lớn, lên được chức vụ, đạt được thành tích trong đạo, ngoài đời…
- Nên không
thể tự nhận mình là công chính, cũng không thể nhận ai công chính hơn ai, càng
không thể đánh giá kẻ khác tội lỗi, phá hoại. Chúa biết tất cả, hãy trả lại
quyền xét xử cho Thiên Chúa. Và chu toàn bổn phận nên công chính của mình.
- Bởi đời
sống công chính phải phát xuất từ lòng yêu mến Thiên Chúa và ước muốn thuộc về
Thiên Chúa; vì thế, không thể có sự công chính khi chưa đạt đến sự kết hiệp
viên mãn với Thiên Chúa.
Lạy Chúa, càng suy ngẫm
Tin Mừng của Ngài, chúng con càng thấy khó khăn quá, nào là phải tránh điều
này, phải làm điều kia, phải yêu ai, ghét gì, phải cầu nguyên thế nào, phải tha
thứ phục vụ ra sao, phải khiêm tốn hạ mình trước Thiên Chúa và chân thành hết
mình với anh em v.v…
Nhưng chúng con không thể phủ nhận Ngài là Thiên
Chúa thật lớn lao với lòng xót thương vô bờ, đã thứ tha tội lỗi cách rất nhẹ
nhàng cho biết bao tội nhân.
Xin cho chúng con biết cầu nguyện, vì đó là điều
chúng con cần đến lòng xót thương của Chúa để ách của Ngài đúng là ách êm aí
nhẹ nhàng. Vì Đức Giesu Kito Chúa chúng
con. Amen
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét