Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Ba mệnh phụ phu nhân bất hạnh!



                                                            
                                           Ba mệnh phụ phu nhân bất hạnh! 
 
Bà Trần Lệ Xuân
Bà Diana
          Bà Jacqueline Lee Bouvier
 








Nhân kỷ niệm 50 năm TT Ngô Đình Diệm, 
 Cố Vấn Ngô Đình Nhu và TT John F. Kennedy bị ám sát. Mời các Bạn cùng đọc lại tiểu sử của phu nhân các vị ấy nhé.


Các Bạn thân mến,

Chúng ta đã rất quen thuộc với Mother’s Day, ngày mà toàn dân chúng HoaKỳ và nhiều nước khác tưởng nhớ, tỏ thái độ trân trọng biết ơn, kính yêu người mẹ đã sinh đẻ, dưỡng nuôi chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Thế nên đừng vì công kia việc nọ mà quên đi, lơ là, làm giảm ý nghĩa, công ơn của người mẹ nhé! Mother’s Day năm nay xin nhớ đến đặc biệt ba bà mẹ, là những mệnh phụ phu nhân nổi tiếng gần thời đại chúng ta, nhưng đều bất hạnh, đó là:

-   - Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân của Việt Nam.

-   - Jackie Kennedy, nhũ danh Jacqueline Lee Bouvier của Hoa Kỳ.

-   - Và Công nương Diana xứ Wales Anh quốc.

Cả ba bà đã ra người thiên cổ, trong đó bà Ngô Đình Nhu là vừa mới từ trần, người thọ nhất trong ba bà. Và cũng là người trung thành nhất trong tình yêu gia đình và tổ quổc quê hương. Một mệnh phụ phu nhân thờ chồng, nuôi dạy 4 người con nơi đất khách quê người mà đều thành đạt. Một mẫu phụ nữ Việt Nam trung hậu đảm đang, cương quyết, can đảm, dứt khoát không sống chung với kẻ thù, với đối phương! Bà là một con chiên mới nhưng rất ngoan đạo. Xuất thân từ gia đình trí thức quyền thế, sang trọng. Bản thân bà cũng là người trí thức thông minh, năng động, sáng tạo, thông thạo nhiều ngọai ngữ, thanh lịch, trang phục kín đáo hợp thời trang. Thế nên có người nói rằng“Nhìn bà thì không thể tưởng tượng bà lại có thể phát biểu những lời lẽ cay độc, thô lỗ, xúc phạm đến người khác!?”để rồi mang họa vào thân, cho cả gia đình dòng họ, ảnh hưởng cả một chế độ, một quốc gia! Thực hư thế nào không biết, vì chúng ta có được chứng kiến đâu? Nhưng riêng về mặt làm vợ, làm mẹ thì bà qủa thực xứng đáng được trân trọng. Thật vậy, bà cô đơn lẻ bóng ở tuổi 39, tuổi đẹp mặn mà của người thiếu phụ, nhưng không hề nao núng trước những cám dỗ suốt nửa thế kỷ, để trung thành với người chồng bất hạnh, với bản thân và thương yêu con cháu. Hơn nửa cuộc đời sống ẩn dật khép kín như người khổ tu, bà chỉ ra ngoài vào giờ sáng sớm để đi lễ hằng ngày. Đây cũng là một tấm gương hiếm có về nghị lực và lòng đạo. Nhân ngày các bà mẹ, chúng ta cùng cầu nguyện cho bà mẹ vất vả khổ đau này sớm được hưởng nhan thánh Chúa nhé.

 

Bà Jackie Kennedy cũng là một tín hữu, cũng trí thức, cũng một mệnh phụ phu nhân lịch thiệp, thông minh, khéo léo, đa tài, và cũng luôn hợp thời trang, được cả thế giới hâm mộ. Cũng hóa chồng ở độ tuổi 34 mặn mà, nhưng chỉ 5 năm sau bà đã tìm một bờ vai khác để dựa! Hành động nhanh chóng tái hôn với một tỷ phú giầu có gìa nua đã khiến nhiều người thất vọng. Nhưng khi hiểu ra, công luận nước Mỹ lại đồng tình với bà. Tuy nhiên cuộc hôn nhân này cũng chỉ kéo dài được 7 năm, và Bà lại góa chồng một lần nữa khi Onassis qua đời ngày 15/3/1975. Từ đó bà sống khép kín trong u buồn.Tháng 1/1994, bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nhưng không công bố. Qua tháng 4, biết mình không qua khỏi, bà rời Bệnh viện Cornell trở về nhà. Ngày 19/5, bà qua đời ở tuổi 64 khi đang nằm ngủ. Bà được an táng bên cạnh người chồng đầu tiên là cố tổng thống Kennedy tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Một ân huệ lớn lao quảng đại của người Mỹ, làm nhiều người ngỡ ngàng. Chúng ta cũng cầu nguyện cho bà sớm được hưởng phúc thiên đàng nhe!


Công nương Diana là người trẻ nhất, nhân hậu tình cảm nhất trong ba mệnh phụ phu nhân, công nương dám hôn lên má, cầm tay và ngồi cùng giường với bệnh nhân AIDS, HIV.
 Diana bị tiếng là“mê trai”! Nên những người nghiêm khắc không thể thông cảm, kể cả mẹ ruột của bà. Sau nhiều năm dư luận bàn tán về các vấn đề trong cuộc sống hôn nhân của họ, Hoàng thân Charles và Diana đã ly hôn. Sự kiện này đã khiến công chúng hết chú ý đến bà, nhưng thay vào đó họ đã thông cảm với Diana, phần lớn là do bà tham gia vào các công việc từ thiện và công tác xã hội. Nhưng đào hoa bạc mệnh, chỉ sau một năm ly dị, Diana đã bị chết thảm ở tuổi 36, do tai nạn xe cộ lúc nửa đêm ngày 31.7.1997 tại Pháp, bên cạnh vị hôn phu tưởng chừng sẽ hạnh phúc mãi mãi với nhau. Để lại hai con trai nhỏ và nhiều điều tai tiếng, nhiều bí ẩn cùng nhiều tiếc thương! Xin Chúa cũng rủ lòng thương bà mẹ trẻ Diana này!

 

 Nhìn vào cuộc sống làm vợ, làm mẹ của các bà, chắc chắn cũng cho mỗi người chúng ta một điều gì đó để rút kinh nghiệm, để suy nghĩ về thân phận phụ nữ phải không? Tuy rất là khổ tâm, nhưng có lẽ các bà còn niềm vui của những người con ngoan? Âu cũng là phần thưởng an ủi một chút cho các bà.

Happy Mother’s Day tất cả các bà mẹ và xin Chúa ban nhiều ơn phúc cho các bà để không ai bị bất hạnh.

May 8, 2011- Mother’ s Day

Thân mến,

duyenky



Để biết rõ hơn về cuộc đời của ba mệnh phụ phu nhân này, xin mời các Bạn đọc thêm một số tài liệu sau:


Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam Cộng hòa:

*Trần Lệ Xuân, sinh tại Hà Nội, năm 1924, cũng có tài liệu nói sinh tại Huế.

Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại. Cha của bà là luật sư Trần Văn Chương.

Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp.

Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu  và cải đạo sang Công giáo, từ bỏ đạo Phật.

Bà là dân biểu, chủ tịch Hội Phụ Nữ Liên đới, thường được gọi là "Bà Cố vấn". Do tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ nên bà được coi là Đệ nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1963. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, dư luận cho rằng Trần Lệ Xuân là người lộng quyền.

Trong sự kiện Phật Đản năm 1963, ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong cuộc nói chuyện với phụ nữ bán quân sự, Trần Lệ Xuân lên tiếng rằng"hoạt động của Phật giáo là một hình thức phản bội xấu xa.”

 Các hành động, phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà góp phần đổ thêm dầu vào lửa dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa.

Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là "áo dài Trần Lệ Xuân - cổ bà Ngô Đình Nhu!") tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán. Loại áo dài vẫn thịnh hành đến ngày hôm nay. Bà còn cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, bị nhiều người cho rằng bà cố tình cho tạc tượng với gương mặt của Trưng Trắc giống với bà và Trưng Nhị giống với con gái của bà là Lệ Thuỷ.

Ba năm sau ngày bà phải rời nước lưu vong, tượng đài này bị đập bỏ. Ngày nay, những cánh rừng do bà khởi xướng trồng trên đường từ SàiGòn đến rừng Cát Tiên vẫn được nhân dân gọi là rừng Trần Lệ Xuân.

Bà Trần Lệ Xuân có nhiều hoạt động trên chính trường trong thời gian từ năm 1955 đến 1963, làm Chủ tịch một tổ chức phụ nữ; ủng hộ các luật liên quan đến hôn nhân gia đình; thúc đẩy việc thông qua các luật liên quan đến những vấn đề như nạo thai, ngoại tình, thi hoa hậu, đấm bốc... Bà cũng được cho là ủng hộ các luật nhằm đóng cửa các nhà chứa và ổ thuốc phiện.

Trong tháng 10 năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ Roma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ của Tổng thống Kennedy CIA trước công chúng Mỹ. Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồng anh chồng bà bị giết. Ngày 15 tháng 11 năm 1963, Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống sau khi phát biểu: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi.”

Ngày16 tháng 10 năm 1971, tờ New York Times đưa tin bà bị đánh cướp số nữ trang trị giá trên 32 ngàn đôla tại Roma. Ngày 9 tháng 5 năm 1975 khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC Trần Lệ Xuân đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là "nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ Hoa Kỳ".

Ngày 2 tháng 11 năm 1986, Trần Lệ Xuân tố cáo Mỹ chơi xấu với gia đình bà trong việc bắt giữ Trần Văn Khiêm (em trai bà) về tội giết cha mẹ là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng ở Washington, D.C hồi tháng 7 cùng năm. 

Những năm đầu thập niên 1990, Trần Lệ Xuân sống tại vùng Riviera Pháp và chỉ trả lời phỏng vấn một lần duy nhất để lấy tiền và vé máy bay khứ hồi cho con gái út qua thăm ông bà ngoại ở Mỹ. Trước khi qua đời, Trần Lệ Xuân đang sống một mình, viết hồi ký tại một trong 2 căn hộ thuộc quyền sở hữu của bà (căn thứ hai cho thuê) trên tầng 11 của một tòa nhà cao tầng gần tháp Eiffel tại Quận 15, thủ đô Paris(Pháp) và cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật chính trị. Hai căn hộ này theo bà là của một nữ bá tước tỷ phú người ÝCapici tặng mặc dù hai người chưa từng gặp nhau. Bà qua đời lúc 2 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm2011 tại một bệnh viện ở Rome,Ý, thọ 87 tuổi.

Gia đình:

• Cha: Luật sư Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ

• Chồng: Ngô Đình Nhu, Cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm

• Các con:

-         Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư canh nông, sinh năm 1952, lấy vợ người Ý, có 4 con (3 trai, 1 gái)

-         Ngô Đình Quỳnh, tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp),hiện làm cho một công ty Mỹ tại Bruxelles, Bỉ

-          Ngô Đình Lệ Thủy, trưởng nữ, mất vì tai nạn giao thông tại Paris năm 1968

-          Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật Đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý, tuy có chồng người Ý. Con trai sinh năm 2000, mang họ mẹ trên giấy tờ là: Ngô Đình Sơn.

Câu nói nổi tiếng:

Whoever has the Americans as allies does not need enemies

"Ai đã có Hoa Kỳ là đồng minh thì chẳng cần phải có kẻ thù”



**Jackie Kennedy, luồng gió mới ở Nhà Trắng

Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã mang vào Nhà trắng một luồng gió mới hoàn toàn, một bà vợ trẻ đẹp nhất từ trước đến nay: Đệ nhất phu nhân Mỹ Jackie Kennedy chỉ mới 32 tuổi. Từ khi John F. Kennedy đắc cử tổng thống năm 1960 đến khi ông bị ám sát 1963,và suốt phần còn lại của cuộc đời, Jacqueline Lee Bouvier Kennedy (tên thật của bà) là biểu trưng cho vẻ thanh lịch, xinh đẹp, quyến rũ và luôn hợp thời trang.

Bà sinh năm 1929, mang trong mình dòng máu pha trộn Irish, Scottish, Anh và Pháp. Cha mẹ bà ly dị khi bà còn rất trẻ, từ đó cha bà sống độc thân tuy mẹ bà bước đi bước nữa.

Đa tài: Lúc còn nhỏ, Jackie cưỡi ngựa rất thuần thục và từng đoạt một số giải thưởng nhờ tài kỵ mã. Bà thích đọc sách, vẽ tranh, làm thơ. Khi học Đại học Vassar, NewYork, bà được nhận danh hiệu “Cô gái thượng lưu niên khóa 1947-1948”.

Bà cũng sang Pháp học Đại học Sorbonne, Paris, sau đó trở về Mỹ học tại Đại học GeorgeWashington và tốt nghiệp cử nhân văn chương Pháp tại đây. Bà thông thạo các thứ tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Ý. Năm 1951, bà bắt đầu làm việc cho báo

The Washington Times-Herald, chuyên đặt những câu hỏi thông minh với các nhân vật quan trọng tại Washington D.C, tiếp đó là chụp ảnh, phỏng vấn họ. Chính do công việc, bà quen biết với thượng nghị sĩ John F. Kennedy, khi ấy đang là“người đàn ông độc thân được ưa thích nhất” tại thủ đô nước Mỹ. Mối tình lãng mạn của họ tiến triển chậm và mang tính riêng tư, nhưng đám cưới của họ tại Newport năm 1953 thu hút dư luận cả nước.

Họ có bốn người con: con gái Arabella Kennedy (chết do sẩy thai, 1956), con gái Caroline Bouvier Kennedy(1957), con trai John Fitzgerald Kennedy Jr. (1960-1999) và con trai Patrick Bouvier Kennedy (chết khi sinh, tháng 8/1963).

John F. Kennedy thắng sát nút Richard Nixon trong cuộc bầu cử tổng thống  năm1960, trở thành tổng thống thứ 35 của Mỹ năm 1961. Với vai trò đệ nhất phu nhân, Jackie Kennedy mang một luồng gió mới vào Nhà Trắng nhờ vẻ trẻ trung, xinh đẹp, lịch lãm, thông minh và năng khiếu nghệ thuật. Bà dành nhiều thời gian nghiên cứu và biến Nhà Trắng thành một bảo tàng lịch sử Mỹ và trang trí nghệ thuật cũng như một nơi cư ngụ cho gia đình lịch sự và duyên dáng. Bà biến những căn phòng ở của gia đình tại Nhà Trắng vốn đầy ắp đồ đạc đắt tiền nhưng lạc lõng và khá lộn xộn thành một nơi cư trú ấm cúng, hấp dẫn và tiện nghi bằng cách thêm vào một nhà bếp gia đình và phòng dành riêng cho con cái. Ngân sách thiếu tiền, bà gây quỹ ở hải ngoại.

  Bà cho rằng nhiệm vụ chính của bà là chăm sóc sức khỏe cho tổng thống”

bởi bà quan niệm rằng“nếu bạn chăm sóc chồng và con cái cẩu thả, tôi nghĩ bạn sẽ chẳng làm nên trò trống gì”.

Một phần do mang dòng máu Pháp, một phần do từng du học tại Pháp, Jackie chịu ảnh hưởng khá nhiều phong cách Pháp. Điều này thể hiện rõ trong các thực đơn bà thường chọn cho những bữa tiệc chiêu đãi tại Nhà Trắng, hoặc gu thời trang của bà. Trong những ngày làm đệ nhất phu nhân, bà được coi là thần tượng thời trang không chỉ tại nước Mỹ, mà còn mang tầm cỡ quốc tế. Chính khả năng thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc và văn hóa của bà đã ghi dấu ấn một chương mới trong lịch sử Mỹ. Sự khéo léo và tinh tế của bà trong những buổi tiếp tân khiến khách đến Nhà Trắng cảm thấy họ là một phần của những buổi chiều tuyệt vời mỗi khi họ được mời dự tiệc quốc gia.Thí dụ, bà đã bố trí bữa ăn tối tại Mt Vernon để chiêu đãi Tổng thống Ayub Kahn, người mà Tổng thống Kennedy muốn tôn vinh do vai trò của ông đã giúp nước Mỹ trong khủng hoảng mới đây; bà đã thay chiếc bàn ăn hình chữ U tại phòng ăn quốc gia bằng chiếc bàn tròn với tám ghế. Sự duyên dáng của bà trở thành huyền thoại như khi bà cùng chồng tiếp đón Tổng Bí thư Liên Xô Nikita Kruschev tại Vienna. Khi cùng chồng qua thăm Pháp, bà gây ấn tượng mạnh với Tổng thống Charles DeGaulle và công chúng Pháp qua việc sử dụng thành thạo tiếng Pháp và gu Pháp của mình. Ngày 22/11/1963, Tổng thống Kennedy bị bắn chết tại Dallas lúc đang ngồi trên xe hơi cùng với bà tại băng sau. Bà dẫn đầu cả nước than khóc chồng tại Điện Capitol, trong lễ quốc tang tại Thánh đường St. Matthew. Cũng chính bà đã thắp ngọn lửa vĩnh cửu tại nấm mộ chồng ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Sự can đảm của bà trong vụ ám sát ông J. F. Kennedy và trong lễ tang khiến cả thế giới cảm phục, và nhiều người Mỹ nhớ mãi hình ảnh bà trong suốt bốn ngày tang lễ tháng 11/1963 ấy. Bà rời Nhà Trắng một tháng sau cái chết của chồng, mua một căn hộ trên Đại lộ 5 tại New York, cùng các con dọn đến ở với hy vọng có cuộc sống riêng tư. Trong một năm, bà không xuất hiện trước công chúng. Cô con gái Caroline kể với thầy giáo rằng mẹ cô đã khóc suốt...

Tái hôn và lại bất hạnh

Jackie kết hôn với Aristotle Onassis, nhà tỉ phú tàu thủy người Hy Lạp, vào ngày 20/10/1968. Hơn bốn tháng trước, em chồng bà, ứng cử viên tổng thống Robert F.Kennedy, bị ám sát tại Los Angeles. Jackie tin rằng gia đình Kennedy là “mụctiêu” của những âm mưu chính trị. Bà quyết định mang các con ra nước ngoài sinh sống. Onassis có tiền và thế lực có thể bảo vệ bà. Ông ta chấm dứt cuộc tình với ngôi sao opera Maria Callas để cưới bà.

Trong một thời gian khá dài, việc bà tái hôn với một người đàn ông giàu có và già nua khiến công luận Mỹ quay lưng lại với bà. Tuy nhiên, dần dần người ta nhận ra rằng việc bà lấy chồng khác là một biểu tượng tích cực của “người phụ nữ Mỹ hiện đại” không ngần ngại tự lo về tài chính và bảo vệ con cái, gia đình. Và công luận trở lại đồng tình với chuyện bà“bước đi bước nữa”.

Cuộc hôn nhân thoạt đầu có vẻ tốt đẹp, nhưng Jackie nhanh chóng rơi vào tình trạng bị stress liên tục. Bà dành hầu hết thời gian đi du lịch và mua sắm. Chuyện mua sắm của bà đã được bàn tán xôn xao một thời gian: Mỗi khi vào các cửa hiệu danh tiếng, bà thích thứ nào cứ chỉ vô thứ đó, nhân viên bán hàng ghi nhận gởi đến nhà bà, nhưng rồi bà chẳng biết sử dụng chúng để làm gì!

Bà lại góa chồng một lần nữa khi Onassis qua đời ngày 15/3/1975. Jackie chỉ thừa hưởng 26 triệu USD và không được chia bất cứ bất động sản nào của Onassis.



***Diana, Công nương xứ Wales (1 tháng 7 năm 1961 31 tháng 8 năm1997)

 là vợ thứ nhất của Charles, Hoàng tử xứ Wales.

Hai con trai của bà là Hoàng tử WilliamHoàng tử Harry, xếp thứ hai và thứ ba trong thứ tự kế vị ngôi vua của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và 15 địa hạt Khối thịnh vượng chung khác.

Từ khởi đầu không có tiếng tăm, Diana đã trở thành một người nổi tiếng sau khi bà kết hôn với Hoàng thân Charles. Cuộc sống của bà đã trở thành đề tài chú ý của công chúng do địa vị hoàng gia của bà. Sau nhiều năm dư luận bàn tán về các vấn đề trong cuộc sống hôn nhân của họ, Hoàng thân Charles và Diana đã ly hôn. Sự kiện này có thể đã khiến cho công chúng hết chú ý đến bà nhưng thay vào đó công chúng đã thông cảm với Diana, phần lớn là do bà tham gia vào các công việc từ thiện và công tác xã hội.

Cái chết của bà trong một vụ tai nạn xe hơi đã lập tức dẫn đến một giai đoạn thương tiếc và để tang của dân chúng Anh quốc, và với một mức độ ít hơn, là của thế giới.

Elton John có bài hát Candle in the Wind 1997 để tưởng nhớ bà.



Đám tang kỳ lạ

Cách đây hơn 10 năm, cái tên Diana xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông đại chúng sau vụ đâm xe kinh hoàng cướp đi vĩnh viễn cuộc sống của người phụ nữ nhân hậu. Ngày 31/8/1997, Diana trút hơi thở cuối cùng sau bị đâm xe tại một đường hầm dưới Place de l’Alma ở trung tâm Paris (Pháp).

Chưa bao giờ người ta lại mang hoa đến nhiều như vậy để thể hiện lòng tiếc nuối với công nương Diana. Hàng ngàn người xếp hàng dài với những cây nến trong tay làm sáng cả những bức tường bao quanh cung điện Kensington, nơi ở của Diana ở London. Hoa chất thành đống cao tới vai và trải dài tới 300m. Nỗi đau buồn phủ một màu xám lên khắp cung điện Buckingham và nước Anh. Rất đông người đã chờ từ 4h sáng bên ngoài hàng rào quang đường South CarriageRd, Kensington để tham dự lễ tang của công nương Diana, trong khi đám tang tới 9h30 mới bắt đầu. Một ngày thứ 7 không thể quên của nước Anh, London chìm trong im lặng. Từ xe bus đỏ đến taxi đen, tất cả đều ngừng hoạt động để bày tỏ sự tiếc thương với người quá cố. Hàng triệu người đứng trong im lặng để nói lời tạm biệt với Diana. Quan tài Diana đi qua đến đâu, hoa được ném theo đến đó.Tất cả mọi người tham dự lễ tang đều khóc.

Thật kỳ lạ! Hình ảnh Diana cứ trở đi trở lại như một sự tiếc nuối. Một buổi hòa nhạc lớn quy tụ các ngôi sao lớn hồi đầu tháng 7 vừa rồi ở Anh để tưởng nhớ công nương dường như quá ít ỏi với những gì mà người phụ nữ này đã để lại cho thế giới. Chưa khi nào chữ "giá như..." được người ta nhắc đến nhiều như vậy khi nói về cái ngày định mệnh đã cướp đi cuộc sống của công nương Diana, 31/8/1997. Nếu như Diana cài dây an toàn trong đêm ấy thì có lẽ đến giờ bà vẫn còn sống.

36 tuổi, Diana ra đi để lại những khoảng trống không thể lấp đầy. Không một thước đo nào có thể tả chính xác ảnh hưởng của Diana với Hoàng gia Anh. Sự xuất hiện của Diana trong Hoàng gia Anh đã thay đổi tất cả những chuẩn mực trước đó. Diana tạo nên hình ảnh thân thiện hiếm có của một người trong hoàng gia. Hình ảnh bà hôn lên má một người đã nghỉ hưu, nắm lấy tay một bệnh nhân HIV làm tất cả thành viên còn lại của Hoàng gia Anh bối rối vì cách cư xử xa lạ trước đây của mình.Các phương tiện truyền thông đại chúng bở hơi tai vì chạy theo Diana, khi bà ngồi một mình ở Taj Mahal hay tham gia một cuộc phẫu thuật tim nào đó. Có khi Diana lại "biến mất khỏi mọi hoạt động xã hội" tới 3 tuần liền. Ngay cả khi nằm lại vĩnh viễn trong lòng đất, Diana vẫn là nhân vật được báo chí săn lùng.



Công chúa của nhân dân

Hơn 20 năm trước, bức ảnh chụp công nương Diana cầm tay một người đàn ông đã gây sốc cả thế giới, Anh ta không nổi tiếng và cũng không phải là một trong những người công nương yêu mến mà là một người bị AIDS.

Hình ảnh đầy xúc động chụp năm 1987 cho thấy một hình ảnh khác của những nhân vật trong Hoàng gia. Hình ảnh họ đến cắt băng khánh thành các bệnh viện hay chỉ bắt tay những người có đeo găng tay trắng quá bình thường. Nhưng vị công nương tóc vàng xinh đẹp lại khác. Cô không chỉ từ chối đeo găng tay mà còn ôm những người sắp chết trong tay với sự cảm thương thực sự. Hình ảnh ấy xuất hiện trên trang nhất các tờ báo như một sự bất thường.Nắm tay các bệnh nhân AIDS, mớm thức ăn cho những trẻ em bệnh tật, bước trên cánh đồng đầy mìn ở Angola với chiếc áo chống đạn...Hình ảnh về vị công nương giàu tình cảm có một tác động cực lớn. Người hâm mộ gọi Diana là "Công chúa của công chúng" và tôn thờ bà như một vị thánh bởi lòng nhân hậu ấy.

"Thường xuyên xuất hiện trước công chúng khiến tôi cảm thấy mình có một trách nhiệm đặc biệt, đặc biệt là dùng những bức ảnh để truyền tải một thông điệp tới thế giới, để bảo vệ những giá trị tất nhiên", Diana từng nói về công việc từ thiện của mình như vậy. Một bức ảnh chụp Diana không chỉ bán được cho các tạp chí mà còn gây ảnh hưởng tới công luận về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chính vì thế, khi còn sống, bà là người bảo trợ cho 100 tổ chức từ thiện, trong đó có tổ chức Chữ Thập đỏ, Mạng lưới những người sống sót trong bom mìn và rất nhiều quỹ chống AIDS và ung thư... Quỹ The Diana, Princess of Wales Memorial Fund, ra đời không lâu sau khi Diana qua đời vẫn hoạt động để quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện như ước nguyện khi còn sống của công nương.10 năm qua, quỹ này đã dành 180 triệu USD cho hơn 350 tổ chức trên toàn thế giới. Toàn bộ số tiền thu được từ buổi hòa nhạc tháng trước do hoàng tử William và Harry tổ chức để mừng sinh nhật lần thứ 46 của mẹ mình (1/7/1961- 2007) cũng được dùng để làm từ thiện.

"Năm 1987, Diana đã ngồi bên giường một người bị AIDS và cầm tay anh ấy đầy thương cảm. Cô ấy đã chỉ cho thế giới rằng những người nhiễm AIDS xứng đáng không bị cô lập, ngoại trừ lòng trắc ẩn và sự tử tế".

Sau đây là vài dữ kiện thu thập được về Diana:

01-07-1961 Diana chào đời lúc 19:40 tại Anh quốc

1975 thôi làm láng giềng với Charles

11-1977 được mời vào cung điện ra mắt

21-02-1981 được thông báo kết hôn với Charles

29-07-1981 lễ thành hôn

21-06-1982 hạ sanh quí tử

15-09-1984 hạ sanh quí tử

1987 cuộc sóng gió lứa đôi bắt đầu

 12-1992 ly thân

11-1995 phỏng vấn đặc biệt trên tv

 28 - 08 -1996  ly dị

31-07-1997 bị tai nạng xe cộ lúc nữa đêm và ra đi vài giờ sau.

 Ngày sinh của những người liên hệ:

Camilla 17-07-1947  07:10 tại London

Charles 21-11-1948  21:14 tại London 

                                           ********************






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét