Chuyện
phiếm của Gã siêu
CHẢ VÀ NEM
- CHẢ VÀ NEM
(
Thứ sáu - 13/06/2014 - Gã siêu - tinvui@dmin)
Gã xin bắt đầu mẩu chuyện phiếm hôm nay bằng cách tìm hiểu về
nguồn gốc của Táo Quân.
Trước hết là bên Tàu: Người Trung Hoa có một tập tục rất xa xưa,
đó là cứ đến mùa hạ, thì tổ chức lễ tế thần Táo. Chung quanh sự kiện này, có
rất nhiều giả thuyết và truyền thuyết được lưu hành trong dân gian.
Theo Châu Lễ, Táo Quân tên thật là Chúc Dung.
Sách Hoài Nam Tử lại chép vua Hoàng Đế là người đầu tiên đặt ra
việc nấu nướng, đến khi mất hóa thành Táo Quân.
Ngũ Kinh Di Nghĩa lại chép: Thần Táo tên là Tô Cát Lợi.
Theo sách Dũ Dương tạp trở thì Thần Táo tên là Ổi, có vẻ mặt xinh
đẹp như con gái.
Tiếp đến là bên ta: Theo một truyền thuyết, thì hai vợ chồng nhà
nọ rất nghèo, phải phiêu bạt mỗi người một nơi. Về sau, người vợ lấy chồng
khác. Một hôm có người ăn mày đến xin sự bố thí. Khi người đàn bà đem cơm gạo
ra cho, thì mới hay người hành khất ấy chính là chồng cũ của mình.
Sợ người chồng sau biết được, người vợ liền đem dấu vào ổ rơm. Bất
ngờ, người chồng sau lại dùng ổ rơm để nướng con thú vừa mới săn được.
Người chồng trước sợ chui ra sẽ làm cho người vợ xấu hổ với người chồng sau,
liền can tâm chịu chết thiêu. Người vợ quá đỗi khổ đau, bèn nhảy vào đống lửa
mà chết theo chồng. Người chồng sau thấy vậy quá thương vợ, cũng nhảy vào cùng
chịu chết luôn.
Linh hồn của ba người này được Thượng Đế thưởng công, truyền cho
làm thần Táo. Vì thế, trong ca dao Việt Nam mới có câu:
Thế gian một vợ một chồng,
Nào như vua bếp, hai ông một bà.
Nào như vua bếp, hai ông một bà.
Từ câu chuyện trên, gã rút ra được hai điểm son đáng suy gẫm, đó
là địa vị của chị đờn bà trong xã hội và sự chung thủy trong tình yêu vợ chồng.
Hai điểm son nay thật là quí hiếm, nếu không phát huy thì sẽ dần dần bị mai
một.
Về địa vị của chị đờn bà trong xã hội, gã nhận thấy từ đông sang
tây, cũng như từ cổ chí kim, hầu như cả và thiên hạ đều mang lấy một quan niệm
na ná giống nhau, đó là trọng nam khinh nữ.
Sách Sáng Thế ký của Kitô giáo viết rằng: Thiên Chúa đã dựng nên
Adong, tức là người đờn ông đầu tiên, từ bùn đất, rồi phú bẩm cho một sinh khí
để ông được sống động.
Thấy ông cô đơn vò võ một mình, Thiên Chúa động lòng trắc ẩn, bèn
dựng nên cho ông Eva, tức là người đờn bà đầu tiên, từ nửa chiếc xương sườn của
ông. Thoạt nhìn thấy Eva, cặp mắt Adong đã sáng lên niềm vui, ông hớn hở nói:
- Này đây xương bởi xương
tôi và thịt bởi thịt tôi.
Chẳng biết có phải vì Adong được dựng nên trước, còn Eva được dựng
nên sau, cũng chẳng biết có phải vì Eva được dựng nên chỉ bằng một nửa chiếc
xương sườn của Adong hay không mà trải qua dòng thời gian, đờn ông vẫn được
trọng kính và trọng dụng hơn đờn bà, mặc dù Giáo hội đã ghi công đầu trong việc
giải phóng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.
Ngay như thánh Phaolô cũng đã viết:
- Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như phục tùng Chúa, vì chồng
là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh.
Trước khí thế đấu tranh đòi bình quyền và bình đẳng giữa nam và
nữ, trong những năm gần đây ở bên Tây cũng như ở bên Mỹ đã dấy lên một phong
trào đòi cho phụ nữ, ít nữa là các…ma sơ, được làm cha, làm linh mục !
Còn ở Việt Nam, lác đác trên báo Công Giáo và Dân Tộc gã cũng đã
thấy xuất hiện một vài bài viết, đại khái các sơ than thở về thân phận hẩm hiu
của mình và mong sao được các đấng các bậc trong Hội Thánh lưu ý, nâng đỡ và
trân trọng hơn một tí.
Đồng thời, gã cũng thấy xuất hiện một vài bài viết, đại khái so
sánh địa vị “ông bà cố của cha” với “ông bà cố của sơ”, để rồi nghiệm ra
rằng ông bà cố của cha nặng ký hơn nhiều vì được bàn dân thiên hạ kính trọng.
Còn ông bà cố của sơ cũng được kính trọng đấy, nhưng còn bị lép vế nhiều
bề, cứ y như ngọc bị đá đè vậy !
Bên tây phương, thân phận chị đờn bà thật rẻ rúng, họ bị liệt vào
hàng nô lệ, bị coi như một phương tiện cho cánh đờn ông con giai mua vui, hay bị
đồng hóa như một đồ vật để đổi chác.
Khi một bé gái mở mắt chào đời, thì ông bố là người quyết đình sự tồn vong của nó. Ông muốn nó sống thì nó được sống. Ông muốn nó chết thì nó phải chết.
Khi một bé gái mở mắt chào đời, thì ông bố là người quyết đình sự tồn vong của nó. Ông muốn nó sống thì nó được sống. Ông muốn nó chết thì nó phải chết.
Còn bên đông phương, thân phận chị đờn bà cũng chẳng sáng sủa gì
hơn. Nền luân lý Khổng Mạnh đã thống trị toàn bộ những sinh hoạt xã hội.
Thực vậy, người ta coi trọng con giai hơn con gái:
- Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nghĩa là sinh một cậu con
giai thì được kể như là có, chứ còn sinh mười cô con gái, thì vẫn bị kể như là
không.
Rồi ba chữ tòng là như ba sợi dây bền chắc đã cột chặt người con
gái cũng như người đờn bà vào với gia đình và chồng con:
- Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Ở nhà thì
phục tùng cha. Đi lấy chồng thì phục tùng chồng. Chồng chết thì phục tùng con.
Thành thử, bà vợ chỉ còn là một chiếc bóng mờ nhạt trong gia đình
cũng như ngoài xã hội:
- Phu xướng phụ tùy. Chồng phán điều chi, thì vợ lập tức phải nghe
theo.
Từ đó, ông chồng dễ mang lấy cung cách xử sự theo kiểu “chồng chúa vợ tôi”, coi bà vợ như một đầy tớ không công, hay như một chiếc máy
để đẻ con cho mình không hơn không kém.
Có những bà vợ đã hy sinh trót cả tuổi thanh xuân, tần tảo nuôi
ông chồng ăn học. Thế nhưng khi vừa mới đỗ đạt, ông chồng bội bạc bèn nhảy tót
sang thuyền khác, kiếm lấy một cô vợ vừa trẻ đẹp, vừa giàu sang, vừa con nhà
quan để làm bàn đạp tiến lên trên đường danh vọng. Chỉ tội nghiệp cho bà vợ
già, âm thầm và lầm lũi khi tuổi đời xế bóng về chiều.
Tại một số nơi như Ấn Độ người ta còn thi hành một tập tục dã man
khác, đó là khi ông chồng qua đời, thì bà vợ cũng phải chết để theo hầu ông
chồng nơi chín suối.
Nhất là trong lãnh vực tình cảm, số phận của bà vợ thật là bẽ bàng
và cay đắng. Hai chữ “tiết hạnh” được
dành riêng cho người phụ nữ:
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
Cũng vì hai chữ tiết hạnh này, khi ông chồng còn sống, bà vợ chẳng
bao giờ được phép tơ tưởng linh tinh đã đành, mà ngay cả khi ông chồng đã phiêu
diêu miền cực lạc, bà vợ cũng phải ở vậy thờ chồng và nuôi con. Chứ mà bước
thêm một bước nữa, ắt sẽ không thoát khỏi búa rìu và sự cười chê của dư luận.
Trong khi đó, nền luân lý ấy lại tỏ ra lỏng lẻo và dễ dãi đối với
cánh đờn ông con giai:
Trai năm thê bảy thiếp,
Gái chính chuyên chỉ có một chồng.
Anh con trai tha hồ mà vung vít. Năm thê bảy thiếp là hệ biên chế,
hệ trong luồng và hệ chính ngạch, có cưới có xin hẳn hoi. Còn những cuộc tình
qua đường, thầm lén vụng trộm thì chỉ mình ông trời mới biết.
Ca dao cũng đã từng diễn tả:
Dầu chàng năm thiếp bảy thê,
Thì chàng chẳng bỏ gái…sề này đâu.
Thì chàng chẳng bỏ gái…sề này đâu.
Theo sử sách còn ghi lại thì một con người chững chạc và đáng kính
như Nguyễn Công Trứ lại tỏ ra sành sỏi và phong lưu hết ý. Khi lên chùa, ông
cũng dắt theo mấy cô hầu non để cùng “đăng
sơn ngoạn cảnh” và ông đã diễu cợt:
Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Với một sinh lực dồi dào và cường tráng, năm 73 tuổi ông vẫn còn
cưới thêm nàng hầu và có tất cả 14 bà vợ.
Đêm tân hôn, giai nhân hỏi ông bao nhiêu tuổi, (tân nhân dục vấn
lang niên kỷ), ông đã chẳng ngần ngại đáp:
- Ngũ thập niên tiền nhị thập tam, nghĩa là năm mươi năm về trước
tôi mới 23 tuổi.
Anh đờn ông con giai được thả lỏng như vậy, thì đâu có lỗi phạm gì
khi chán cơm, mò đi ăn phở. Vì thế, ngoại tình dường như chỉ là một tội được
dành riêng cho chị đờn bà con gái:
Không chồng mà chửa mới
ngoan,
Có chồng mà chửa thế gian thiếu gì.
Có chồng mà chửa thế gian thiếu gì.
Nơi người Do Thái, gã cũng thấy như vậy. Đã phạm tội ngoại tình,
thì đương nhiên phải có cả nam lẫn nữ. Thế mà khi bắt quả tang những kẻ phạm
tội này, bọn Biệt phái chỉ dẫn đến Chúa Giêsu mỗi một cô nàng để Ngài xét xử,
còn cậu chàng thì được làm ngơ cho cao chạy xa bay.
Riêng ông chồng, nếu không ưng vợ mình ở điểm nào và muốn rãy bỏ, thì chỉ cần đưa cho bà một tờ giấy chứng nhận thế là xong, đường ai người ấy đi.
Riêng ông chồng, nếu không ưng vợ mình ở điểm nào và muốn rãy bỏ, thì chỉ cần đưa cho bà một tờ giấy chứng nhận thế là xong, đường ai người ấy đi.
Trong khi ông chồng nhởn nhơ và phè phỡn với những cuộc tình trong
luồng cũng như ngoài luồng, thì bà vợ sẽ lãnh đủ nếu lỡ dại đính dấp vào tội
danh này.
Thực vậy, nơi người Do Thái cũng như nơi người Hồi giáo, bà vợ
ngoại tình sẽ bị ném đá cho chết. Còn nơi người Việt Nam, thì ngày xưa có những
nơi đã áp dụng những hình phạt cực kỳ nghiêm khắc và nặng nề như cạo đầu bôi
vôi, cột bè trôi sông…cốt để cho mà tởm, nhưng đồng thời cũng để bảo vệ đặc
quyền đặc lợi của cánh đờn ông con giai.
Tuy nhiên, ngày nay hoàn cảnh đã đổi thay và thế gian bỗng dưng đã
ra khác. Những tháng năm về trước, khí thế đấu tranh và giải phóng cho thân
phận người phụ nữ bốc lên bừng bừng. Người ta đòi hỏi cho đờn bà con gái phải
được bình đẳng và bình quyền với đờn ông con giai.
Người phụ nữ dần dần giã từ vai trò “nội tướng”, bầu bạn với nồi niêu xoong chảo, chổi cùn rế rách, mà
nhảy bổ ra ngoài xã hội, nắm giữ những vai trò quan trọng và thu nhập cũng
chẳng kém gì phe mày râu. Có người làm tới thủ tướng, bộ trưởng, nghị sĩ, giám đốc…Một
khi đã có tài khoản riêng, không còn bị lệ thuộc vào vấn đề kinh tế và tài
chánh, người phụ nữ vững bước trên đôi chân của mình.
Thế là họ muốn được bình đẳng về mọi phương diện. Sự gì anh đờn
ông con giai làm được, thì chị đờn bà con gái cũng sẽ làm được.
Ngày xưa anh đờn ông con giai được ô dù Khổng Mạnh bao che, nên
chẳng tội vạ gì mỗi khi vung vít tình cảm, còn chị đờn bà con gái nào lỡ dại
thì bị lãnh đủ.
Còn ngày nay thì khác, chị đờn bà được pháp luật che chắn và
bảo vệ. Nếu chẳng may lôi nhau ra ba tòa quan lớn vì chuyện cơm chẳng lành canh
chẳng ngọt, thì ông chồng hãy liệu hồn đấy, phải đề cao cảnh giác, bằng không
có khi mất cả chì lẫn chài, mất cả tình lẫn tiền.
Cũng vì sự đấu tranh đòi bình đẳng ấy mà ngày nay, tội ngoại tình không còn là độc quyền của phái nam hay phái nữ, mà dường như nó liên tục được phát triển ở cả hai giới, đúng như các cụ ta ngày xưa đã diễn tả:
Cũng vì sự đấu tranh đòi bình đẳng ấy mà ngày nay, tội ngoại tình không còn là độc quyền của phái nam hay phái nữ, mà dường như nó liên tục được phát triển ở cả hai giới, đúng như các cụ ta ngày xưa đã diễn tả:
- Ông ăn chả, bà ăn nem.
Chả là thức ăn bằng thịt, cá, tôm hay cua, được quết nhuyễn, rồi
đem lên hấp, chiên hay nướng. Còn nem là thức ăn bằng thịt, được quết nhuyễn
trộn với thính và gói chặt cho chua. Nói chung cả hai đều là những món đặc sản
cao cấp và trong những bữa tiệc lớn, thì phải xuất hiện đủ bộ sáu tứ quái
: giò, nem, ninh, mọc. Còn trong những yến tiệc của hàng vương đế, ít nhất cũng
phải có nem công, chả phượng…
Với câu tục ngữ “ông ăn chả,
bà ăn nem”, người ta muốn diễn tả việc vợ chồng phân bì nhau, để rồi tranh
nhau làm điều quấy quá, xằng bậy như cờ bạc, trai gái với người khác.
Chẳng hạn ông binh sập xám, thì bà cũng phải bài cào tứ sắc. Ông
có bồ nhí, thì bà cũng phải có kép nhỏ.
Trong một bài viết, tác giả Chu Tất Tiến đã báo cáo về những cuộc
tình còm ngoài luồng tại Hoa Kỳ như sau:
Có những điếu mà ta nghe thấy thì giật mình, vì cứ theo trí tưởng
tượng thì không đến nỗi như vậy. Theo một thống kê ở xứ Mỹ năm 1993, thì có tới
25% đờn ông, tức là 19 triệu người chồng ngoại tình và 17% đờn bà, tức là 12
triệu người vợ có tình ái lăng nhăng với người không phải là chồng mình.
Chuyện anh đờn ông ăn chả hay ngoại tình là chuyện thường ngày ở
huyện, bởi vì bổn tính của anh ta vốn háo sắc, nên hễ thấy bóng hồng nào xinh
xinh là chạy theo liền tù tì. Anh đờn ông, nhiều phen chẳng hề nhìn thấy cái
nết, mà chỉ nhìn thấy cái đẹp của chị đờn bà, thành thử thay vì cái nết đánh
chết cái đẹp, thì cái đẹp đã đè bẹp cái nết.
Người ta đã làm một cuộc trắc nghiệm như sau:
Một cụ già đứng bên đường vẫy xe xin đi quá giang, thì hầu như bác
tài nào cũng không nhìn thấy và có nhìn thấy chăng nữa, cũng vẫn chịu khó lờ
tít. Thế nhưng một cô gái trẻ, nhất là lại ăn mặc mát mẻ một tí mà đứng bên vệ
đường vẫy xe đi nhờ, thì hầu như bác tài nào cũng rất sốt sắng…làm phước ! Quả
thật, tình yêu đã đi vào anh đờn ông con giai bắt đầu bằng đôi mắt.
Vì thế, ở đây gã xin miễn bàn đến việc ông ăn chả, mà chỉ nói tới
việc bà ăn nem mà thôi.
Ngoại trừ một số rất ít chị đờn bà có tính lẳng lơ và ham vui và thích của lạ, nên mới kết mô đen với một anh kép nhỏ. Chứ phần đông cánh phụ nữ, khi đã yêu thì đều yêu bằng tất cả trái tim của mình. Vì thế, tình yêu của họ thường bền vững và chung thủy:
Ngoại trừ một số rất ít chị đờn bà có tính lẳng lơ và ham vui và thích của lạ, nên mới kết mô đen với một anh kép nhỏ. Chứ phần đông cánh phụ nữ, khi đã yêu thì đều yêu bằng tất cả trái tim của mình. Vì thế, tình yêu của họ thường bền vững và chung thủy:
- Yêu anh đến chết vẫn còn yêu anh.
Nếu chẳng may tình yêu của họ bị phản bội hay bị chia sớt, thì cơn
ghen lập tức nhập vào lục phủ ngũ tạng, khiến họ ăn không ngon và ngủ không
yên, cho tới khi nào dành lại được địa vị tuyệt đối trong tình yêu hay là đã
dạy cho tình địch một bài học đích đáng:
- Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Vôi nào là vôi chẳng nồng,
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Vôi nào là vôi chẳng nồng,
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.
- Hay như Thúy Kiều đã trả lời Hoạn Thư:
Rằng tôi chút phận đàn bà,
Ghen tương thì cũng người ta thường tình.
Ghen tương thì cũng người ta thường tình.
Vậy đâu là lý do khiến bà vợ đi
ăn nem hay chia sẻ tình yêu với một kẻ thứ ba?
Lý do thứ nhất là sự bất mãn về
ông chồng của mình.
Ông chồng ấy có thể là một
người độc tài, độc đoán và đôi lúc cũng độc ác nữa, khiến cho bà vợ chịu hết nổi. Tức nước thì
phải vỡ bờ. Trong hoàn cảnh ấy, nếu gặp được một anh đờn ông ga lăng, biết
chiều chuộng và mềm mỏng, thì từ chỗ tình bạn để gửi gấm tâm sự đến chỗ tình
yêu, cách nhau chẳng bao xa và rồi bà đã ăn nem lúc nào cũng chẳng hay.
Ông chồng ấy có thể là người
mang trong mình dòng máu đào hoa. Nay cô này, mai cô khác. Hết
cà phê đèn mờ đến quán xá bia ôm. Cứ như vậy thì bà vợ chịu làm sao cho nổi.
Nếu không suy nghĩ chín chắn, hẳn rằng bà ấy sẽ trả thù đời bằng cách đi ăn nem
cho bõ ghét.
Ông chồng ấy có thể là người
rất yêu vợ,
nhưng lại không kiếm ra tiền. Vì thế, trước những nhu cầu tiêu dùng của bản
thân và gia đình, bà vợ cảm thấy như điên cái đầu. Giữa lúc đen tối ấy mà xuất
hiện một “quới nhân” phò trợ, sẵn sàng chi tiền để giúp đỡ, bà vợ sẽ mừng húm như
vớ được chiếc phao cứu mạng. Rồi từ nghĩa dẫn đến tình và bà vợ sẽ sẵn sàng ăn
nem một cách êm ru bà rù, như một hành động đền ơn đáp nghĩa. Ấy là chưa kể
những anh đờn ông hắc ám mang ý đồ đen tối, đã tính toán cộng trừ nhân chia khi
bỏ tiền ra giúp đỡ.
Ông chồng ấy có thể là một
người rất gắn bó với gia đình, nhưng cũng lại rất say mê với
một lý tưởng, hay tất bật trong công việc làm ăn, nên không còn thời giờ dành
cho vợ cho con. Bà vợ cần một trái tim để chia sẻ, cần một bờ vai để tựa đầu.
Chờ miết mà không được, đợi mãi mà không thấy, thì đành phải đi tìm một trái
tim khác để chia sẻ và một bờ vai khác để tựa đầu. Và thế là rơi tõm vào cảnh
ăn nem.
Dĩ nhiên ông chồng ấy còn có thể mắc phải những sai lỗi khác nữa,
có những sai lỗi công khai, có những sai lỗi thầm kín, nhưng bằng đó mà thôi
cũng đã đủ để kiểm điểm lại quãng đời làm chồng của mình.
Lý do thứ hai là những hoàn
cảnh bên ngoài. Những hoàn cảnh ấy nhiều lúc đã ảnh hưởng sâu đậm và làm cho chị
đờn bà bị lung lạc và chao đảo.
Chẳng hạn như bạn bè xấu. Hễ tụ tập lại với nhau, nếu không nói
xấu người vắng mặt, thì cũng lại bàn về chuyện…ấy, chuyện ăn nem và rất lấy làm
hãnh diện như muốn khoe thành tích vậy. Thậm chí đôi lúc còn rủ rê nhau nhập
hội, nhập băng, làm thử, chí ít cũng một lần, cho biết…mùi đời.
Chẳng hạn như những phương tiện thông tin hiện đại. Nào “chát”, nào “meo”, nào “mô bai”, tha
hồ mà cởi mở cõi lòng, tha hồ mà tâm sự bầu cua tôm cá, tha hồ mà hò hẹn một
cách bí mật chẳng ai biết đến.
Những hoàn cảnh ấy là như “ma
dẫn lối, quỉ đưa đường”, hay nói cách khác, những hoàn cảnh ấy là những thế
lực ngầm thúc đẩy chị vợ đi tới chỗ…ăn nem.
Để kết thúc, gã xin đưa ra hai mẫu gương nói về sự thành công
trong đời sống gia đình cũng như trong đời sống vợ chồng.
Mẫu gương thứ nhất là ông bà
Curie.
Ông đã phải vất vả đeo đuổi và tấn công suốt ba năm mới dành được
tình yêu của bà. Bí quyết sống của họ, đó là:
- Yêu nhau trong sự hợp tác.
Cùng học và cùng làm việc với nhau trong phòng thí nghiệm. Về tài
năng có thể nói được rằng:
- Ông tám lạng thì bà cũng nửa cân.
Cả hai đều biết kính nể nhau. Bằng chứng là ghế giáo sư vật lý ở
trường đại học đã được dành cho người phụ nữ đầu tiên là bà, sau khi ông
mất. Lúc nhận việc, bà đã khiêm tốn nói:
- Tôi thử cố gắng dạy.
- Tôi thử cố gắng dạy.
Quả nhiên, bà cũng đã thành công chẳng thua kém gì ông.
Mẫu gương thứ hai là ông bà
Nixon.
Sự nghiệp của ông tổng thống nước Mỹ này phần lớn là do bà vợ. Bà
luôn sát cánh với chồng qua mọi việc, ở mọi nơi và trong mọi lúc, để chia sẻ
những nỗi cực nhọc thuở hàn vi, cũng như làm phụ tá đắc lực cho ông trong việc
tranh cử, soạn diễn văn, thiết đãi quan khách…Bà là người đầu tiên xứng đáng để
cho ông giới thiệu với các ký giả, lúc tuyên thệ nhận chức tổng thống.
Không biết những mẫu gương này có còn được những cặp vợ chồng hôm
nay noi theo và bắt chước nữa hay không ?
Gã Siêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét