Đi máy bay an toàn đến mức nào?
(Lương Hoài Nam-Góc nhìn-VnExpress.net)
Hàng loạt vụ tai nạn
máy bay thảm khốc xảy ra trên thế giới trong thời gian này làm cho người làm
trong ngành hàng không như tôi rất sốc. Còn nhiều người dân thường thì nghi ngờ
về mức độ an toàn của việc đi máy bay và bảo, thôi đi ôtô, tàu hỏa thôi, sợ máy
bay rồi!
Sự lo lắng, cảm xúc
như thế dễ hiểu. Tai nạn hàng không thường thảm khốc, từ số người chết cho đến
hình ảnh hiện trường. Chúng cũng được báo chí đăng tải, bình luận nhiều hơn so
với tai nạn của các loại giao thông khác.
Nhưng khi cảm xúc đã bớt đi, cũng cần nhìn vào các con số biết nói để công bằng hơn cho hàng không. Do không có số liệu thống kê toàn cầu, tôi xin phép dùng các số liệu an toàn giao thông gần đây nhất của Mỹ.
Tỷ lệ số người bị chết vì tai nạn tính trên 100.000.000 khách mỗi dặm của các loại phương tiện giao thông Mỹ như sau: hàng không thường lệ: 0,003; xe buýt đô thị và đường dài: 0,05; đường sắt: 0,06; ôtô (trừ xe buýt): 0,61. Ở Mỹ, đi máy bay có tỷ lệ tai nạn còn thấp hơn so với đi bộ trên đường phố.
Năm 2011, tổng số hành khách chết vì tai nạn hàng không thườnng lệ trên toàn thế giới là 373 người trên 2.840.000.000 lượt hành khách, với tỷ lệ 1/7.600.000. Cứ 7,6 triệu người đi máy bay thì một người chết vì tai nạn. Năm 2014, tỷ lệ này chắc cao hơn, nhưng vẫn còn rất thấp so với các phương tiện giao thông khác.
Một phân tích thống kê khác cho thấy, xác suất một người bị chết trong một tai nạn hàng không là 1/45.000.000. Nếu ngày nào cũng bay, một người có thể bay an toàn trong suốt 123.000 năm mà không gặp tai nạn.
Tóm lại, mặc dù các tai nạn máy bay dồn dập, máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất mà trí tuệ con người đã sáng tạo ra. Người làm hàng không như tôi và đi lại bằng máy bay rất nhiều lại càng tin điều đó.
Nhưng khi cảm xúc đã bớt đi, cũng cần nhìn vào các con số biết nói để công bằng hơn cho hàng không. Do không có số liệu thống kê toàn cầu, tôi xin phép dùng các số liệu an toàn giao thông gần đây nhất của Mỹ.
Tỷ lệ số người bị chết vì tai nạn tính trên 100.000.000 khách mỗi dặm của các loại phương tiện giao thông Mỹ như sau: hàng không thường lệ: 0,003; xe buýt đô thị và đường dài: 0,05; đường sắt: 0,06; ôtô (trừ xe buýt): 0,61. Ở Mỹ, đi máy bay có tỷ lệ tai nạn còn thấp hơn so với đi bộ trên đường phố.
Năm 2011, tổng số hành khách chết vì tai nạn hàng không thườnng lệ trên toàn thế giới là 373 người trên 2.840.000.000 lượt hành khách, với tỷ lệ 1/7.600.000. Cứ 7,6 triệu người đi máy bay thì một người chết vì tai nạn. Năm 2014, tỷ lệ này chắc cao hơn, nhưng vẫn còn rất thấp so với các phương tiện giao thông khác.
Một phân tích thống kê khác cho thấy, xác suất một người bị chết trong một tai nạn hàng không là 1/45.000.000. Nếu ngày nào cũng bay, một người có thể bay an toàn trong suốt 123.000 năm mà không gặp tai nạn.
Tóm lại, mặc dù các tai nạn máy bay dồn dập, máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất mà trí tuệ con người đã sáng tạo ra. Người làm hàng không như tôi và đi lại bằng máy bay rất nhiều lại càng tin điều đó.
Một số người nghĩ đi lại trên mặt đất an toàn hơn so với
bay trên trời, vì ở trên mặt đất nếu xảy ra chuyện gì còn dừng xe, dừng tàu
được, còn đang bay trên trời thì chịu. Đó chỉ là cảm giác tâm lý, không có cơ
sở cả khoa học và thực tiễn nào.
Khi đi ôtô, tàu hỏa, tàu biển, nếu không phải là người lái,
bạn giao phó tính mạng của bạn cho người lái. Việc có "kịp dừng" hay không (khi sắp xảy ra tai nạn) không phải
nằm ở bạn, mà ở người lái. Trong hầu hết vụ tai nạn xảy ra trên đường bộ và
đường thủy, hành khách hoàn toàn không nhận thức được tai nạn đang cận kề để
kịp hành động. Phần lớn hành khách chỉ biết sau khi nó đã xảy ra. Đáng tiếc
hơn, nhiều người còn không có cơ hội nhận biết tai nạn vì họ bị chết ngay.
Ngay cả với một người tự lái xe (ôtô, xe máy), tai nạn
thường xảy ra khi người đó không thấy được nguy cơ cận kề, hoặc thấy được khi
đã không còn đủ khả năng ngăn chặn được tai nạn nữa, dù do lỗi của người khác
hay của chính mình. Vì thế người đời thường an ủi bằng câu: "cái số nó thế!".
Các máy bay được thiết
kế, thử nghiệm và sản xuất với tiêu chuẩn an toàn rất cao. Để một loại máy bay
được phê chuẩn, nhà chế tạo máy bay buộc phải chứng minh với nhà chức trách
hàng không là máy bay của họ vẫn đảm bảo an toàn khi các bộ phận, máy móc chính
gặp sự cố kỹ thuật khi đang bay. Họ phải chứng minh ngay cả trong trường hợp
tất cả động cơ trên máy bay bị "chết",
máy bay vẫn "lượn" và hạ
cánh được xuống một khu đất hoặc mặt nước.
Trong quá trình thử nghiệm và phê chuẩn máy bay, các phi công thử nghiệm có lúc phải tắt hết động cơ trong khi bay để kiểm tra, đo đạc tính năng "lượn" và hạ cánh không động cơ. Họ còn thực hiện nhiều đề bài thử nghiệm nguy hiểm khác. Một số phi công thử nghiệm đã phải trả giá bằng tính mạng để một loại máy bay được phê chuẩn. Tất cả vì sự an toàn cho hành khách đi máy bay.
Ngày 15/1/2009, chiếc Airbus A320 của hãng hàng không US Airways đã chứng minh tính năng "lượn" và hạ cánh trên sông Hudson (New York, Mỹ) với cả hai động cơ bị hỏng hoàn toàn (do một đàn ngỗng đâm vào). Tổ lái đã "lượn" máy bay đáp an toàn xuống mặt sông. Máy bay nổi trên sông như một con tàu, đủ thời gian để tất cả hành khách, tổ bay thoát ra an toàn.
Tai nạn máy bay có nguyên nhân khởi điểm khác nhau: do thời tiết, do kỹ thuật, do lỗi phi công, bị tấn công từ trong máy bay, bị tấn công từ ngoài máy bay. Tuy nhiên, theo thống kê, kết cục phần lớn là do lỗi con người liên quan đến các nguyên nhân đó. Máy bay có thể bị tai nạn do gặp bão, nhưng yếu tố con người ở đây là tại sao biết có bão mạnh vẫn bay? Máy bay có thể gặp sự cố kỹ thuật khi đang bay, nhưng cái làm nó bị rơi lại là sự mất bình tĩnh dẫn đến sai lầm của phi công khi xử lý sự cố kỹ thuật đó; nếu xử lý đúng, hậu quả có thể đã được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu.
Khi rủi ro đến từ yếu tố con người, do con người, không ai nói trước được điều gì, cả ở mặt đất và trên trời, cả trong hàng không và ngoài hàng không.
Trong quá trình thử nghiệm và phê chuẩn máy bay, các phi công thử nghiệm có lúc phải tắt hết động cơ trong khi bay để kiểm tra, đo đạc tính năng "lượn" và hạ cánh không động cơ. Họ còn thực hiện nhiều đề bài thử nghiệm nguy hiểm khác. Một số phi công thử nghiệm đã phải trả giá bằng tính mạng để một loại máy bay được phê chuẩn. Tất cả vì sự an toàn cho hành khách đi máy bay.
Ngày 15/1/2009, chiếc Airbus A320 của hãng hàng không US Airways đã chứng minh tính năng "lượn" và hạ cánh trên sông Hudson (New York, Mỹ) với cả hai động cơ bị hỏng hoàn toàn (do một đàn ngỗng đâm vào). Tổ lái đã "lượn" máy bay đáp an toàn xuống mặt sông. Máy bay nổi trên sông như một con tàu, đủ thời gian để tất cả hành khách, tổ bay thoát ra an toàn.
Tai nạn máy bay có nguyên nhân khởi điểm khác nhau: do thời tiết, do kỹ thuật, do lỗi phi công, bị tấn công từ trong máy bay, bị tấn công từ ngoài máy bay. Tuy nhiên, theo thống kê, kết cục phần lớn là do lỗi con người liên quan đến các nguyên nhân đó. Máy bay có thể bị tai nạn do gặp bão, nhưng yếu tố con người ở đây là tại sao biết có bão mạnh vẫn bay? Máy bay có thể gặp sự cố kỹ thuật khi đang bay, nhưng cái làm nó bị rơi lại là sự mất bình tĩnh dẫn đến sai lầm của phi công khi xử lý sự cố kỹ thuật đó; nếu xử lý đúng, hậu quả có thể đã được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu.
Khi rủi ro đến từ yếu tố con người, do con người, không ai nói trước được điều gì, cả ở mặt đất và trên trời, cả trong hàng không và ngoài hàng không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét