Sun, 07/05/2023 - Trần Mỹ
Duyệt
PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này
hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút
phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng,
và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của
nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!”
Một trong những cái làm
căng thẳng nhất đối với một đứa trẻ là sức ép từ bạn bè “peer pressure”. Ai
cũng có kinh nghiệm này khi còn là một trẻ em cắp sách đến trường, đặc biệt ở
tuổi vị thành niên, và cả sau này khi đã bước chân vào cuộc sống với những giao
tiếp xã hội. Hồi tưởng lại thời còn là những chú bé, cô bé cắp sách đến trường.
Nỗi ám ảnh và kinh hoàng nhất là khi nghĩ đến cảnh bị bắt nạt, bị chê bai, bị
coi thường, bị “đánh hội đồng”. Những kỷ niệm này đối với một số người còn được
xem như một hiện tượng tâm lý Post-traumatic stress disorder (PTSD. Có thể nói,
đây là một trong những thử thách lớn lao nhất và là một kinh nghiệm đắt giá nhất
của tuổi trẻ, và của một đời người. Nói gì đến sức ép của bạn bè. Một là sống
còn, là thuộc về một phe nhóm nào đó, hoặc bị chế diễu, xa tránh, khinh bỉ, hoặc
bắt nạt. Trong cuộc khảo cứu của National Center for Educational Statistics,
2015, hầu hết 1 trong 4 học sinh (22%) báo cáo cho biết mình bị bắt nạt. [1]
Chính xác hơn, tài liệu
trích dẫn bao gồm Indicators of School Crime and Safety: 2019 [2] và the 2017
Youth Risk Behavior Surveillance System (Centers for Disease Control and
Prevention) [3] cho hay các học sinh từ
12-18 tuổi từng là nạn nhân của tình trạng bạo hành, bắt nạt dưới nhiều hình thức.
Thí dụ, là nạn nhân của nói dối hoặc chê bai (13.4%). Bị chọc quê, khinh thường,
chế nhạo, hoặc bị chê bai vì tên gọi. (13.0%).
Thống kê toàn cầu dựa
theo the UNESCO Institute of Statistics:
-1/3 trẻ em trên thế giới
bị bắt nạt.
- Thành phần nghèo là yếu
tố chính bị bắt nạt tại những quốc gia giầu có.
- Những trẻ em thuộc gia
đình di dân trong các quốc gia giầu có thường là nạn nhân của nạn bắt nạt so với
các trẻ em bản xứ. [4]
Kết quả khảo cứu còn cho
thấy, trẻ em bị bắt nạt thường không đạt thành quả tốt trong việc học hành. Các
em luôn có thái độ nhút nhát trong lớp học nên bị chính các thầy cô nghi ngờ về
khả năng học hành và ít được quan tâm, hoặc bị xếp đứng thấp trong nấc thang học
vấn tại nhà trường. [5]
Trong thế giới văn minh hiện nay, một hình thức bắt nạt khác được phổ biến là dùng những phương tiện điện tử (cyberbullying) như phone, facebook, youtube, messenger, email để khủng bố. Theo National Crime Prevention Council (2021). Stop Cyberbullying Before it Starts, hơn ½ trường hợp bị bắt nạt như thế đã khiến các em trở nên bực tức, 1/3 cảm thấy đau đớn, và gần 15% ợ hãi . Có ít nhất 37% các em bị căng thẳng, dồn nén với online. [6]
Đối với những người lớn
tuổi, khi gặp những bất đồng, đối nghịch trong mối tương quan bạn bè đôi khi
cũng khó lòng giải quyết huống hồ chi các em nhỏ. Phản ứng đầu tiên của các em
là khóc, là bực tức, là chán học, là không muốn đến trường, hoặc đánh lộn. Nhiều
trường hợp các em đã mang súng vào trường để thanh toán nhau.
Để tìm một số giải pháp
giúp phụ huynh, và cũng để giúp các em đối phó với tệ nạn bắt nạt đang lan tràn
trong các môi trường xã hội và học đường, theo cố vấn chuyên nghiệp hành nghề
trị liệu và học đường, cũng là tác giả, Phyllis L. Fagell [*] sau đây là một số
hướng dẫn và gợi ý chuyên môn: [7]
1.Con không
muốn có bạn.
Trong khi trò truyện với
con cái, phụ huynh cần để ý đến thái độ của các em, đặc biệt, trong quan hệ bạn
bè. Có một lúc nào đó, con em mình sẽ nói với mình rằng, “Con không thích chơi
với bạn bè. Con không thích có bạn”.
Phụ huynh nghĩa sao khi
nghe con mình tâm sự như thế? Theo nhà tâm lý học Eileen Kennedy-Moore, khi gặp
những hoàn cảnh ấy, phụ huynh phải tìm cách giải thích cho con mình rằng, bạn
bè đôi khi làm mình khó chịu, phiền phức, nhưng sống trên đời “không ai là một
hòn đảo” (Thomas Merton), và vì thế chúng ta cần bạn. Quan trọng là bạn tốt hay
bạn xấu.
Không muốn có bạn có thể
là một cách diễn tả tâm lý cô độc, phản xã hội, hoặc có thể nó đến từ kinh nghiệm
bị bắt nạt mà em không nói ra.
Phụ huynh cũng cần cắt
nghĩa cho con mình biết, dĩ nhiên không phải ai cũng là bạn, nhưng quanh ta có
ít nhất một, hai, hoặc ba người mà mình cảm thấy dễ gần, dễ tâm sự, có thể chia
sẻ và giúp đỡ nhau. Đó là hình ảnh những người bạn mà mình cần phải có trong cuộc
sống.
2.Bạn làm con khó chịu.
Bạn bè dù thân thiết đôi
lúc cũng làm ta khó chịu. Khi con bạn hỏi bạn: “Bố mẹ nghĩ thế nào về những
tính chất tốt của một người bạn, một người quen, hoặc một người lạ?” Dựa vào
câu hỏi này, phụ huynh có thể giúp con mình tự đặt thứ tự và giá trị những gì
mà em vừa hỏi. Chính câu trả lời của em, sẽ giúp em hiểu bạn tốt khác với người
quen tốt, và người lạ tốt như thế nào, và ở những điểm nào. Thí dụ, người bạn tốt
là người có mặt khi ta cần. “Friend in need, friend indeed”.
Người bạn xấu
là người:
“Còn bạc, còn tiền còn đệ
tử.
Hết cơm, hết rượu hết ông
tôi”.
(Thói Đời. Nguyễn Bỉnh
Khiêm)
Phụ huynh cũng nên cho
con cái biết thêm rằng trong số bạn tốt của mình đôi lúc cũng hành động “nóng nảy”
hoặc “bốc đồng” thái quá. Ngược lại, đôi lúc lại tỏ ra “hời hợt, lạnh lùng”.
Không phải lúc nào bạn cũng phải niềm nở, và lúc nào cũng dễ chịu với ta. Nhưng
chắc một điều, đã là bạn tốt thì dù nóng nảy hoặc lạnh lùng, những cách biểu lộ
tình cảm ấy không hẳn mang ý nghĩa là không thương ta, nhưng đó chỉ là cá tính
của mỗi người trong mỗi hoàn cảnh. Dạy con thẳng thắn nói với bạn: “Tôi không
thích thái độ của bạn. Tôi cần sự tôn trọng của bạn”. Hoặc: “Bạn nóng nảy và
thái quá. Tôi không hài lòng với lối cư xử này”.
Có những người bạn mà
chúng ta chơi với nhau trong lớp, nhưng cũng có những người bạn mà chúng ta cần
đến khi phải đối phó với những va chạm gặp phải trong giao tiếp xã hội. Bạn bè
của tuổi trẻ thay đổi cũng giống như chính các em thay đổi. Người bạn lúc này
có thể làm mình khó chịu, nhưng ở vào thời điểm khác lại là một người tốt, rất
nhiệt tình với ta. Ca dao Việt Nam có câu: “Giầu vị bạn. Sang vì vợ”.
3. Bạn bè
con loại và không chơi với con.
Vào một buổi chiều sau
khi tan học, con của bạn nói với bạn bằng một thái độ bực tức: “Con muốn tham
gia vào nhóm với các bạn mà chúng nó không muốn con tham dự.” Hoặc: “Trong nhóm
chơi với nhau, con bị loại ra khỏi không cho ngồi chung với chúng tại bàn ăn
trưa.” Bạn làm gì để giúp con có một giải đáp thỏa đáng?
Trong trường hợp ấy, bạn
có thể nói với con mình rằng, tình cảm của tuổi trẻ cũng như bất cứ ai được dựa
trên sự thu hút tự nhiên như một hỗn hợp hóa học (chemical compounds). Trong
khoa học, sự thu hút và hấp dẫn mỗi người chúng ta được ví như hấp lực của nam
châm, một cách tự nhiên không gượng ép. Tìm chọn một số bạn mà mình bị thu hút,
cũng như họ cảm thấy bị thu hút là một nhu cầu cần thiết, một yếu tố tâm lý và
xã hội.
Phụ huynh nên giải thích
và không nên cưỡng ép con mình phải chấp nhận thành một thành phần nào trong
nhóm, nhưng phải tìm hiểu cảm xúc của con. Nếu con của mình là con trai, phụ
huynh nên để ý đến điều này: “Thế giới của con trai được xây dựng trên hệ thống
đẳng cấp”. Trong nhóm bọn chúng biết ai là đại ca, và biết mình phải làm gì để
trở thành một thành phần trong sinh hoạt chung.
4. Làm gì để hóa giải xích mích.
Nếu con bạn đến xin bạn
giúp hòa giải tranh chấp giữa nó và một đứa bạn, điều trước hết bạn cần hỏi nó
là: “Chuyện này xảy ra lúc nào?” Nếu con
bạn trả lời: “Năm tháng trước đây”, thì điều bạn nên làm là khuyến khích con
hãy bỏ đi quá khứ mà nhìn về tương lai. Thời gian năm tháng cũng dài đủ để hóa
giải một bất hòa.
Theo tâm lý, chúng ta đừng
để cho mình sống với những bất hòa của quá khứ. Cần nhìn về phía trước, và chấp
nhận rằng trong mọi sinh hoạt chung cái khó là làm sao để giữ mối giây liên lạc,
hòa khí được lâu dài và bền chặt. Một trong những nguyên tắc ấy là “bất đồng
nhưng không bất hòa.” Mình có thể không đồng ý với nhau điều này điều khác. Có
thể tranh cãi phải trái về một vấn đề, nhưng không vì vậy mà trở nên đối đầu,
trở thành thù địch.
Học để buông bỏ quá khứ
là điều quan trọng. Quan trọng nhất là đừng bỏ đi hạnh phúc của chính mình. “Nếu
đời cho ta một trái chanh, hãy dùng nó để vắt một ly chanh đường” (Elbert
Hubbard?)
5. Con của bạn thường xuyên gây sự với bạn bè.
Nhưng nếu con của bạn là
người hay gây sự với bạn bè thì sao? Đây là một kinh nghiệm khó giải quyết. Nếu
con bạn là người hay gây sự và luôn luôn bắt đầu các cuộc cãi vã, đánh lộn, thì
người làm cha mẹ trong trường hợp này là phải giúp nó biết trầm lại, tránh nóng
nảy bằng cách lấy mình làm thú dụ, kể lại cho nó nghe kinh nghiệm nóng nảy của
chính mình và những thất bại từ đó gây ra.
Tiếp đến từ từ phân tích
cho con mình biết lý do tại sao lại xảy ra những chuyện đó? Cái gì khiến cho
tình cảm trở nên căng thẳng và cần thiết phải đánh lộn hoặc cãi vã? Lắng nghe
câu chuyện của con, không la mắng hoặc trách con, nhưng cũng không ủng hộ và
khuyến khích con về thái độ này. Giải thích cho con câu nói của ông bà xưa:
“Chưa đánh được người mặt đỏ như vang. Đánh được người mặt vàng như nghệ”. Trong lúc hung hăng, hống hách, coi mình như
đại ca, tự cho mình hơn người, tâm lý tự tôn khiến mặt mình khơi khơi tự đắc, sắc
mặt hồng hào, tươi tỉnh. Nhưng khi thất thế sa cơ, hoặc vướng vào lao lý, tù tội
vì ẩu đả, chém giết người lúc đó đối đầu với pháp luật sắc mặt sẽ chuyển biến
vàng vọt, ủ rũ.
Đối với những đứa trẻ láo
cá, hung hăng con bọ xít, ưa gây sự và đánh lộn, thái độ của phụ huynh và lối sống
của họ ảnh hưởng nhiều hơn là những lời khuyên nhủ, đe nẹt, hoặc hình phạt.
Tóm lại, dưới cái nhìn
tâm lý giáo dục, để giúp con cái vượt qua những khó khăn trước tệ nạn bắt nạt ở
học đường hoặc bị sai khiến, lợi dụng trong môi trường xã hội sau này, điều cần
phụ huynh nên làm là tập cho con thái độ tự tin và trưởng thành ngay từ còn nhỏ.
Trong gia đình hãy khuyến khích các con biết nêu lên câu hỏi, biết trả lời có
hoặc không bằng những ý kiến và lập trường của chính các em. Cha mẹ không nên lấy
quyền mình để “cả vú lấp miệng em”, để ra lệnh, trấn át hay áp đặt trên con cái
làm chúng sợ hãi, khúm núm hoặc miễn cưỡng phải vâng lời. Chửi bới, đánh phạt,
bỏ đói, khủng bố tinh thần con đều không phải là những hành động giáo dục, cũng
không phải là cách thức cha mẹ cho rằng vì thương mà “cho roi, cho vọt”.
“Fight or fly” (chiến hoặc
đàm) là một trong những nguyên tắc sống của con người tự tin và tự chủ. Nó khác
với cách hành xử “mềm nắn, rắn buông” của những kẻ chỉ biết lợi dụng và khai
thác sự yếu mềm, nhược điểm của người khác. Con em mình chỉ có thể bị bắt nạt
khi chúng tự ty, mặc cảm, không dám đối diện với sự thật nên chấp nhận để mình
bị bắt nạt. Sau này khi lớn lên vào đời, thái độ sống ấy vẫn luôn là một quan
niệm thua thiệt trong cái xã hội “cá lớn nuốt cá bé”.
*Phyllis L. Fagell, một cố
vấn chuyên nghiệp với bằng hành nghề trị liệu tại Bethesda, Maryland, cố vấn học
đường tại Sheridan School ở Washington, DC, và tâm lý gia trị liệu tại the
Chrysalis Group. Tác phẩm của bà với tựa đề “Middle School Matters” và tác phẩm
sắp xuất bản là “Middle School Superpowers”.
___________
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.pacer.org
› bullying › info › stats
2.
https://nces.ed.gov/pubs2020/2020063.pdf
3. https://www.cdc.gov ›
mmwr › volumes
4.
https://www.stopbullying.gov/resources/facts
5. publicschoolreview.com
https://www.publicschoolreview.com
› blog › how-does-..
6. webpurify.com
https://www.webpurify.com
› blog › cyberbullying-statis..
7. How parents can help
kids overcome five common friendship hurdles
https://www.cnn.com/2023/04/24/health/children-friendship-problems-welln...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét