Mon, 29/05/2023 - Lm Anmai, CSsR
ĐỨC MARIA MẸ HỘI THÁNH, CẦU CHO CHÚNG CON
SUY
NIỆM LỄ ĐỨC MARIA – MẸ HỘI THÁNH
(St 3, 9-15.20; Ga 19,
25-27)
Giáo Hội truyền dạy chúng
ta cử hành lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh vào ngày Thứ Hai sau lễ
Chúa Thánh Thần hiện xuống. Mừng Lễ này trong niềm vui khôn tả.
Trong lờ kinh Tin Kính mà
chúng ta vẫn đọc, ta thấy Thiên Chúa nhân hậu và khôn ngoan khi muốn thực hiện
công việc cứu chuộc thế giới vào thời cuối cùng, “đã sai Con mình tới, sinh làm
con một người đàn bà” (Gl 4,4), và Người Con đó “đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ
Maria”. Người đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria có nghĩa là Người là
con của Đức Mẹ.
Không có gì lạ, khi có
người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Con
Thiên Chúa không?Chẳng lẽ Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải
là Mẹ Chúa Kitô?
Ngôi Lời Thiên Chúa đã
làm người, có hồn có xác. Và điều này ta thấy Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính
Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha,
nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài
người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm
người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán
xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh
bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng
bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức
Chúa Cha… Nên Đức Maria được gọi là Mẹ Chúa Kitô.
Các Thánh Giáo Phụ đã ca
ngợi Đức Maria. Ta thấy Đức Mẹ đã được các giáo phụ ca ngợi, đặc biệt là thánh
Ambrôsiô thành Milan (thế kỷ IV) khi nói: “Đức Maria là Đền Thờ của Thiên Chúa
chứ không phải Thiên Chúa của Đền Thờ”. Thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là
người đầu tiên nêu tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng: “Chúa chúng ta là Đức
Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “Đức
Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”.
Tại Đông phương, kể từ
năm 350, người ta đã tuyên dương Mẹ là “Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể ”. Như thánh
Grégoire de Nazianze (330 – 390) đã viết: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người
nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”.
Hiến chế tín lý Lumen
Gentium, số 53 của Công Đồng Vatican ô II viết: Vì đã cưu mang, sinh hạ và nuôi
dưỡng Chúa Giêsu, đã dâng Con lên Chúa Cha trong đền thánh, và cũng đau khổ với
Con mình chết trên thập giá, Ðức Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công
trình của Ðấng Cứu Thế, nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy và đức ái nồng
nhiệt, để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, trên bình diện
ân sủng. Ngài thật là Mẹ chúng ta” (LG 61).
Với trang Tin Mừng rất ngắn
hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ và trối Đức Mẹ
cho Thánh Gioan. Thánh Gioan đã đại diện cho nhân loại để đón nhận Mẹ chính là
Mẹ của mình và Mẹ đã nhận Thánh Gioan như là con của mình. Như thế, Mẹ chính là
Mẹ của Thánh Gioan và là Mẹ của Giáo Hội.
“Thật vậy, Đức Trinh Nữ
Ma-ri-a… được nhận biết và tôn kính với tư cách là Mẹ thật của Thiên Chúa là Đấng
Cứu Chuộc… Mẹ cũng ‘thật là Mẹ các chi thể của Đức Ki-tô’… bởi vì đã cộng tác bằng
đức mến để các tín hữu được sinh ra trong Hội Thánh, được làm chi thể của Đức
Kitô là Đầu của Hội Thánh.” 525 “Đức Ma-ri-a,… Mẹ Đức Ki-tô, cũng là Mẹ… Hội
Thánh” (x.GLHTCG số 963).
Công việc cứu chuộc vẫn
tiếp tục trong Hội Thánh, là thân thể Chúa Kitô. Trong thân thể này, Ðức Maria
có mặt như một chi thể trổi vượt, liên kết mật thiết với Ðầu, và hằng yêu
thương, bảo vệ hướng dẫn các chi thể khác là các tín hữu, với lòng của người Mẹ
hiền.
Việc sùng kính Mẹ vào thứ
Hai sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống nhắc nhớ chúng ta rằng, sau khi Ðức Giêsu
lên trời, Ðức Maria đã ở giữa các Tông đồ, như người Mẹ “giữa một đàn em đông
đúc” của Ðức Giêsu (Rm 8,29), Con của Mẹ. Đức Mẹ cùng cầu nguyện với Hội Thánh
sơ khai: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với
mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Ðức Giêsu, và với anh em của Ðức Giêsu”
(Cv 1,14). Hơn nữa: “Ðức Maria cũng tha thiết cầu xin Thiên Chúa ban Thánh Thần,
là Ðấng đã bao phủ lấy Người trong ngày Truyền Tin” (LG 59), và “ai nấy được
tràn đầy ơn Thánh Thần” (Cv 2-4) trong ngày lễ Ngũ Tuần. Sau cuộc đời trần thế,
Ðức Maria đã được đưa lên trời cả hồn lẫn xác để hưởng vinh quang thiên quốc. Mẹ
là người đầu tiên được tham dự vào cuộc Phục Sinh của Con Mẹ, và như vậy Mẹ là
dấu chỉ báo trước và bảo đảm cho các Kitô hữu được sống lại với Chúa Kitô. Mẹ ở
trên trên vẫn tiếp tục thiên chức làm mẹ bằng việc chuyển cầu cho tới khi Hội
Thánh đạt tới quê trời (LG 62).
Trong tư cách là một người
Mẹ, chúng ta thấy không có người Mẹ nào mà không thương con. Tình thương của
người Mẹ được cố nhạc sĩ Y Vân viết : Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình, tình Mẹ
tha thiết. Ta thấy tình Mẹ bao la lắm, tình Mẹ tha thiết lắm.
Điều này, ta thấy nơi Mẹ
Maria rất rõ. Mẹ đã hiện ra nơi này nơi kia với những lời nhắn nhủ, với những
tâm tình và cả sự chở che. Như ở La Vang, ta thấy Mẹ chở che con cái của Mẹ
trong lúc nguy nan. Và như vậy, chúng ta có đến để Mẹ yêu thương và chở che hay
không đó chính là quyền của mỗi chúng ta.
Hội Thánh luôn dành cho Ðức
Maria lòng yêu mến và tôn kính rất đặc biệt, vượt trên các thiên thần và các
thánh. Mẹ là mẫu mực của Hội Thánh trên bình diện đức tin, đức ái và hiệp nhất
hoàn hảo với Chúa Kitô” (GH 63). Là hình ảnh của Hội Thánh tại thế “Hội Thánh
vì ôm ấp những kẻ có tội trong lòng” (GH 8) hướng nhìn lên Ðức Mẹ Vô Nhiễm
nguyên tội, một phần tử ưu tú của mình, đã chiến thắng tội lỗi, nhờ hồng ân
Chúa Kitô.
Hội Thánh là Hội Thánh lữ
hành với biết bao nhiêu phong ba bão táp dồn dập thế nhưng Hội Thánh vẫn bình
va và đứng vững vị Hội Thánh luôn luôn kiên trì và tin tưởng trong hành trình đức
tin trên trần gian. “Ngày nay, trên trời Mẹ Ðức Giêsu đã được vinh hiển cả hồn
và xác, là hình ảnh và khởi thủy của Hội Thánh phải hoàn thành đời sau; đồng thời,
dưới đất này, cho tới ngày Chúa đến (2Pr. 3,10).
Lm. Anmai, CSsR
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét