Fri, 01/09/2023 - Trầm
Thiên Thu
SỰ RÀNG BUỘC CỦA VIỆC TỰ QUYẾT ĐỊNH
Người đối thoại với tôi
nói: “Không ai có thể được miễn trách nhiệm hình thành lương tâm của mình.” Người
này hơi ngạc nhiên khi tôi nói rằng không ai có thể tự mình làm điều đó và
không nên cố gắng làm điều đó, vì khả năng tự chủ của con người đối với sự lừa
dối là vô hạn.
“Những người và các tổ chức khác cũng có thể bị
lừa.” Anh ta có vẻ là người đọc nhiều, vì vậy chắc là anh ta đã nhận được câu
châm ngôn từ Kant, người đã nói rằng thực sự rất thoải mái đối với đàn ông khi
vĩnh viễn ở trong tuổi chưa thành niên, có cố vấn tinh thần là lương tâm, và
các thủ lĩnh phải luôn nhắc nhở họ về những mối nguy hiểm khủng khiếp mà họ gặp
phải nếu họ suy nghĩ cho chính họ.
Ở một trong những bước
ngoặt mỉa mai nhất của sự điên rồ của con người, theo tiên đề đó, rằng trong
các vấn đề đạo đức, bạn phải tự mình quyết định loại nào tốt và loại nào xấu.
Nó đã ăn sâu vào tâm trí Tây phương hiện đại đến mức không ai nghĩ tới nó, cũng
giống như mọi người chỉ chấp nhận rằng một trong những điều chính được dạy ở
trường, từ khi trẻ nhỏ vẽ bằng ngón tay cho đến khi sinh viên tốt nghiệp đại học
làm điều tương tự, là khả năng lãnh đạo: tất cả các trưởng khoa giảng dạy và
người viết sơ yếu lý lịch đều tuân theo một cách hợp lý. Người ta đặt vấn đề:
“Tôi đã có huy hiệu lãnh đạo chưa? Tôi sẽ làm gì nếu không có huy hiệu lãnh đạo?”
Một thời gian sau Kant và
buổi bình minh giả mà ông ta báo trước, các văn sĩ như Stendhal có thể muốn tạo
ra cho chúng ta những anh hùng hoặc những kẻ phản diện, những người sinh ra quá
sớm, những người quá tự do trong suy nghĩ, nên không thể phù hợp với bất kỳ phạm
trù xã hội hiện có nào. Đó là Julien Sorel, trong tác phẩm “The Red and the
Black” (Người Da Đỏ và Người Da Đen).
Ông ta là con của một ông
chủ xưởng cưa hung ác và tham lam, nhưng vì có đầu óc nên coi thường cha và các
anh, ông ta có ước mơ ghi dấu ấn trên sân khấu thế giới như Napoléon đã làm, và
ông ta chọn con đường gần nhất không phải là trở nên vĩ đại đến mức được nhìn
nhận và thừa nhận là vĩ đại.
Con đường gần nhất dành
cho Julien, một thanh niên ham sách với trí nhớ phi thường, là vào chủng viện
và dùng Giáo Hội – như Richelieu, Talleyrand và nhiều người khác – làm nền tảng
cho sự nghiệp trong quyền lực và vinh quang trần thế. Julien thuộc lòng toàn bộ
Tân Ước bằng tiếng Latinh, và ông ấy có thể theo dõi ngay lập tức bất kỳ dòng
nào được gợi ý cho mình, nhưng không một lần nào trong cả cuốn tiểu thuyết ông
ta dừng lại để xem xét ý nghĩa của nó. Ông ấy không tin một lời nào trong đó. Mặc
dù Stendhal cho chúng ta một ví dụ về một linh mục lớn tuổi theo thuyết
Jansenism [*] – người yêu mến Julien và không bị lòng tham lam hoặc tham vọng
nuốt chửng, ông ấy vẫn gợi ý cho chúng ta rằng chủ nghĩa vô thần của Julien là
một điều gì đó đáng ngưỡng mộ, là kết quả của “sự phán xét cá nhân,” chống lại
những người theo chủ nghĩa bảo thủ và giáo sĩ trong tiểu thuyết liên tục xảy ra
chiến tranh.
Không phải Julien rao giảng
chủ nghĩa vô thần, điều đó không có ích gì cho ông ấy. Đối với tất cả mọi người
trong “The Red and the Black” đều nghĩ đến lợi ích trước tiên, ngay cả trong vấn
đề tình yêu, vì tình yêu chỉ là một thứ khác để khao khát, để tận hưởng, mặc dù
Stendhal coi nó là thứ hàng hóa quan trọng nhất.
Tuy nhiên, “The Red and
the Black” là cuốn sách hay hơn cuốn sách có tính coi thường tôn giáo của
Stendhal. Stendhal là tâm lý gia quá cẩn thận để cho Julien vượt qua vì sự hoài
nghi đúng đắn của mình. Vì Julien lúc nào cũng đóng vai kẻ đạo đức giả. Ông ấy
tự hào về điều đó – và ở đây, “kẻ đạo đức giả” vẫn giữ nguyên ý nghĩa Hy Lạp cổ
đại, nghĩa là đóng một vai trên sân khấu.
Biểu tượng điển hình của
thói đạo đức giả ở Pháp là nhân vật chính trong vở hài kịch của Molière,
Tartuffe là kẻ đạo đức giả đầy mưu mô, đấm ngực, rơi nước mắt, mồm mép sùng đạo,
cố gắng ám chỉ về gia đình một người đàn ông giàu có, để nuôi sống sự cả tin của
đồng loại và dụ dỗ vợ mình.
Tartuffe thất bại, trong
khi Julien thành công, chúng ta cũng không được khuyến khích cảm thấy kinh hãi trước
thành công của ông ta, vì M. de Renal là kẻ bị cắm sừng, là người đàn ông dễ
mua chuộc và ích kỷ, và người vợ không yêu anh ta.
Tuy nhiên, ở mỗi bước,
Julien là người sinh ra không thuộc tầng lớp mà ông ấy khao khát, lại lo lắng về
cách ông ấy xuất hiện và những gì người khác sẽ nói về ông ấy. Stendhal không
trích dẫn lời Chúa Giêsu về những người thổi kèn trước mặt họ khi bố thí – những
kẻ đạo đức giả, nghĩa là những diễn viên đóng kịch muốn được mọi người nhìn thấy
và là những người “được phần thưởng của họ rồi,” chẳng hạn như vậy. Julien muốn
phần thưởng đó.
Tham vọng làm cho thế giới
quay tròn, và đạo đức giả là nhà tiên tri của nó. Vì vậy, chúng ta có sự mâu
thuẫn, một người có tư duy tự do bị ám ảnh bởi mong muốn tạo ấn tượng đúng đắn
với những người mà anh ta khinh thường, trong một thế giới của những tưởng tượng
độc hại và những lời nói lan truyền tai tiếng. Tôi có thể nói rằng đó là trường
trung học phổ thông đã trở nên rất tồi tệ.
Tuy nhiên, nếu chúng ta
tin vào lời Chúa Giêsu, nếu chúng ta để cho tâm trí và trái tim mình được hướng
dẫn bởi giáo huấn của Giáo Hội mà chúng ta tin Ngài đã thành lập, chúng ta sẽ
giống như những đứa trẻ mà Kant dường như không bao giờ muốn trở thành, nhưng lại
là người dễ dàng vào Nước Trời. Chúng ta cũng sẽ khôn ngoan, thoát khỏi những
cơ hội và sự thay đổi của vở kịch xung quanh chúng ta càng nhiều càng tốt, với
nỗi ám ảnh ràng buộc về thời gian của nó. Đó là điều mà tôi sợ Stendhal không
hiểu, người đối thoại với tôi cũng vậy.
Vì thực tế con người
không phải là một tập hợp những cá thể trôi nổi tự do. Một người đàn ông có thể
khao khát, giống như Julien Sorel, trở thành Napoléon đạo đức của chính mình,
và cuối cùng anh ta sẽ bị giam cầm ở Saint Helena bởi dư luận và những mốt nhất
thời.
Vì vậy, trong thời đại của
chúng ta, lá cờ cầu vồng là chiếc kèn ở góc phố, thông báo cho tất cả mọi người
rằng chúng ta đoan chính như thế nào – thật ra chúng ta là nô lệ. Nhưng vì tôi
muốn được tự do nên tôi hướng về Ngài, Đấng đã phán: “Ta là con đường, là sự thật
và là sự sống.” (Ga 14:6) Trái tim đang đập của thế giới thật sự duy nhất đang
tồn tại và sẽ tồn tại.
ANTHONY ESOLEN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả,
29-08-2023
[*] Jansenism: Thuyết của
thần học gia Công giáo Cornelis Jansen (1585–1638), khoảng 1656-1657, dựa trên
thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của
Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất
con người hư hỏng, không thể tốt lành, còn Chúa Kitô chỉ chết cho những người
được chọn chứ không chết cho mọi người. Giáo hội Công giáo kết án thuyết này là
lạc giáo. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học
giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng
các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với
thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo
thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập
trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn
The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo
ông đã lập cơ sở tại tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung
thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters
(1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người
theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét