Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

Hành vi khiến các chàng trai sợ hãi

 

Thứ tư, 28/2/2024, VnExpress.net

Hành  vi  khiến  các  chàng  trai  sợ  hãi

Nhiều cô gái không biết cách tiếp cận người đàn ông họ thích, cố gắng thu hút sự chú ý của người kia nhưng tạo ra kết quả ngược lại.

Chuyên gia tâm lý, tác giả cuốn "Tâm lý học tình yêu", Sabrina Bendory cho biết đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và nhận thấy phụ nữ có nhiều hành vi khiến nam giới sợ hãi.

Theo đuổi

Thông thường, nếu một chàng trai thích bạn, anh ấy sẽ chủ động theo đuổi bằng các cách như nhắn tin, rủ đi chơi và hành động luôn nhất quán. Nếu vậy, điều duy nhất bạn cần làm là "bật đèn xanh". Không cần phải quá rõ ràng, mà chỉ cần một nụ cười ngọt ngào, một ánh mắt sẽ giúp anh ấy biết.

Nếu chàng trai có nhiều cơ hội mà không nắm lấy, nghĩa là họ không hoặc chưa hứng thú với bạn. Hãy để anh ấy ra đi và tin rằng bạn sẽ tìm được người khác phù hợp với mình.

Điều đó không có nghĩa bạn hoàn toàn phải thụ động. Đôi khi một người phụ nữ chủ động có thể tạo cảm giác gợi cảm. Nhưng sau đó cần phải để cho anh ấy một khoảng không gian để theo đuổi. Đó là cách đàn ông gắn kết và phát triển tình cảm, bởi bản năng chinh phục là nguyên thủy ở họ.

 

Những hành vi khiến chàng sợ chạy mất dép

Phụ nữ chủ động theo đuổi đôi khi khiến nam giới sợ hãi. Ảnh: Thoughtcatalog

Có những kỳ vọng không thực tế

Nhiều phụ nữ có giả định sai lầm rằng nếu tưởng tượng về người đàn ông trong mơ thì hoàng tử quyến rũ sẽ xuất hiện.

Nếu bạn có suy nghĩ vậy hãy dừng lại. Không có gì khiến một người đàn ông thất vọng nhanh hơn một người phụ nữ có đầu óc mơ màng, muốn gắn anh ấy với các hình mẫu trong mơ của cô. Việc hẹn hò nên bắt nguồn từ sự hứng thú với nhau, chứ không phải ảo tưởng.

Hơn nữa, không có ai hoàn hảo. Hầu hết chúng ta đều có những thiếu sót, vì vậy khi ai đó lý tưởng hóa chúng ta chỉ báo hiệu rằng có điều gì đó không ổn ở họ. Họ không phải yêu thật lòng, mà đang muốn một món đồ trang trí hơn.

Lấn lướt

Một trong những điều cần nhất để hiểu về đàn ông là họ rất khao khát được đánh giá cao. Đây thực chất là ngôn ngữ tình yêu cốt lõi của mỗi người đàn ông. Nếu chàng không cảm thấy thực sự được trân trọng trong mối quan hệ, anh sẽ không muốn ở trong mối quan hệ đó. Nếu bạn tỏ ra có quyền và chỉ mong đợi nhiều điều từ anh ấy, sẽ có thể đẩy chàng ra xa.

Bạn có thể là một người phụ nữ mạnh mẽ, có những tiêu chuẩn, ranh giới, nhưng khi yêu vẫn nên thể hiện sự đánh giá cao khi một người đàn ông nỗ lực. Và hơn thế nữa, đàn ông cần cảm thấy được đánh giá cao về con người thật của mình. Nếu bạn chỉ xem anh ấy như một phương tiện để đạt được mục đích sẽ dần khiến anh mất hứng thú.

Gây căng thẳng trong mối quan hệ

Bạn không thể ép buộc ai đó yêu mình và kiểm soát họ. Lo lắng làm mất đi niềm vui trong một mối quan hệ và tạo ra một môi trường căng thẳng, khó chịu. Các mối quan hệ thực sự không phức tạp đến thế. Vấn đề là chúng ta làm cho nó trở nên phức tạp bằng cách tạo ra và ám ảnh những vấn đề không tồn tại.

Đừng căng thẳng về việc mọi chuyện đã sai ở đâu hoặc lẽ ra nên làm gì khác đi. Tập trung vào bản thân, vào việc trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình; tập trung vào việc được hạnh phúc và trọn vẹn, cảm giác tuyệt vời về cuộc sống và con người bạn. Đây là điều thực sự thu hút sự chú ý của một người đàn ông. Không gây căng thẳng cho anh ấy và có cuộc sống tự do của mình cũng là một cách thu hút chàng.

Cam kết quá sớm

Có một kịch bản thường xảy ra: Một cô gái gặp chàng trai và thích anh. Cô cắt đứt tất cả những người theo đuổi tiềm năng khác và tập trung hoàn toàn vào chàng trai, mặc dù hai người chưa bao giờ quyết định cam kết. Chàng trai nói với cô gái "Anh thích mối quan hệ của chúng ta như hiện tại và không muốn dán nhãn cho nó". Cô đau khổ, nhưng vẫn tiếp tục, hy vọng anh sẽ hồi tâm chuyển ý.

Có thể khó để chấp nhận mối quan hệ mở khi tìm thấy một chàng trai tỏa sáng so với những người còn lại, nhưng bạn không thể hành động như bạn gái của anh ấy cho đến khi chính thức. Tại sao? Bởi vì khi làm vậy, bạn đã đặt trái tim mình vào nguy hiểm. Bạn quan tâm đến anh ấy nhiều hơn và rồi sẽ bị tàn phá hơn khi mối tình kết thúc.

Ngoài ra, khi cam kết quá sớm, bạn chỉ gây áp lực và sẽ bóp nghẹt niềm vui, sự phấn khích vốn có trước đó. Chàng có thể cảm thấy như bây giờ bạn đang mong đợi quá nhiều ở anh. Cam kết quá sớm có nguy cơ khiến anh ấy sợ hãi, cảm tưởng như mình đang bị truy đuổi và bản năng ngay lập tức của chúng ta khi có thứ gì đó đang đuổi theo mình là bỏ chạy.

Nói nhiều

Người nói nhiều, thông thường xuất phát từ hai lý do. Đầu tiên là sợ người khác hiểu nhầm ý mình nên cần giải thích, điều này thường gắn liền với cảm giác không được lắng nghe khi còn nhỏ. Phần khác do thích được chứng tỏ bản thân. Vì vậy, trong một buổi hẹn hò, bạn có thể nói không ngừng nghỉ.

Điều này khiến người khác cảm thấy mệt mỏi khi lắng nghe và đồng thời có thể khiến họ nghĩ bạn kiêu ngạo, hống hách. Nam giới rất sợ kiểu phụ nữ nói không ngừng mà.

Tiêu cực

Không người đàn ông nào muốn trở thành bãi chứa cảm xúc của phụ nữ, điều đó chỉ khiến cuộc sống của anh ta thêm căng thẳng và đàn ông rất không thích kịch tính. Trở nên tiêu cực không chỉ có tác dụng xua đuổi người con trai bạn thích, mà còn xua đuổi mọi người. Không ai muốn bị hút vào nguồn năng lượng đó.

Hãy tập biết ơn những gì bạn có trong cuộc sống. Nếu bạn muốn phàn nàn, sẽ luôn tìm thấy những điều để phàn nàn. Nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái, chắc chắn sẽ luôn có thể tìm thấy những điều trong cuộc sống khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và biết ơn.

Bảo Nhiên (Theo Thoughtcatalog)

6 món ăn uống giàu calo giúp trẻ gầy tăng cân

 Nhi - Sơ sinh

Thứ tư, 28/2/2024, 08:00 (GMT+7)

6 món ăn uống giàu calo giúp trẻ gầy tăng cân

Bơ, chuối giàu calo, cung cấp năng lượng; trứng, thịt nạc chứa protein, vitamin và khoáng chất giúp trẻ duy trì cân nặng ổn định theo độ tuổi

Trứng rất giàu protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ đang lớn. Đây cũng là thực phẩm bổ dưỡng giúp bé tăng cân. Trứng luộc, bác, xào cuộn là những món ưa thích của nhiều bé.

 chứa nhiều calo nhờ hàm lượng chất béo không bão hòa đơn. Các vitamin, khoáng chất quan trọng như kali, vitamin C và nhóm B hỗ trợ trẻ phát triển. Theo bảng thành phần thức ăn Việt Nam, giá trị dinh dưỡng trong 100 g bơ gồm 101 kcal, 1,9 g protein, 9,4 g lipid.

Sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ sữa là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ đang lớn. Chúng giàu canxi để xây dựng xương chắc khỏe và giúp trẻ đạt được các mốc tăng trưởng theo lứa tuổi. Chất béo trong bơ sữa cũng hỗ trợ tăng cân.

Thịt nạc như thịt gà, bò nạc, lợn nạc gà tây cung cấp đủ protein và calo có tác dụng xây dựng cơ bắp. Ăn thịt nạc giúp trẻ lớn nhanh mà ít bị thừa cân. Ba mẹ có thể làm món thịt nướng, xào hoặc thịt viên (bò, lợn) để thay đổi khẩu vị cho con.

Chuối rất giàu calo, khoảng 105 calo trong một quả cỡ vừa, cung cấp năng lượng lành mạnh. Ăn nguyên quả chuối, làm sữa lắc hoặc dùng vào bữa sáng khi kết hợp cùng yến mạch để tăng thêm chất xơ cho bé.

Sinh tố trái cây là cách để bổ sung thêm calo cho trẻ mà không cần phải ăn nhiều hơn trong các bữa. Kết hợp nhiều loại trái cây như bơ, chuối vừa cung cấp calo vừa hỗ trợ trẻ trong giai đoạn phát triển.

Bơ có vị béo, chứa chất béo tốt, vitamin K và C; còn chuối nhiều đường tự nhiên, là nguồn năng lượng lành mạnh.

MÙA CHAY - MÙA CANH TÂN ĐỀN THỜ TÂM HỒN

 Tue, 27/02/2024- Lm Xuân Hy Vọng

MÙA CHAY - MÙA CANH TÂN ĐỀN THỜ TÂM HỒN

 

Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ! Mùa Chay là mùa đáp lời mời gọi cải hối tận tâm trở về với Chúa, bỏ đàng tội lỗi, dẹp mọi thói hư tật xấu. Mùa Chay cũng là thời điểm canh tân đền thờ tâm hồn của chính mình như Thánh Phao-lô Tông đồ khẳng định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần ngự trong đền thờ ấy” (1Cr 3, 16).

 

Thật vậy, Chúa Giê-su đề cập đến Đền thờ đích thực, không phải bằng gạch đá, sỏi cát, bê tông cốt thép được trang trí nguy nga đồ sộ, cho bằng chính “thân thể của Ngài” (x. Ga 2, 21). Tuy đền thờ Giê-ru-sa-lem tráng lệ, đồ sộ, là trung tâm văn hoá-tôn giáo, nơi tôn nghiêm của dân Do Thái; nhưng họ đã biến nó thành nơi buôn bán, thương mãi, đổi trác, v.v…mà chẳng hề xem đấy là “nhà cầu nguyện, nơi thờ phượng Thiên Chúa” (x. Ga 2, 16).

 

Lịch sử kể lại thời Vua Marcus Ulpius Nerva Traianus, được biết đến với danh xưng Trajan (năm 53 – năm 117) là hoàng đế cai trị La Mã từ năm 98 đến năm 117. Dưới quyền thống trị của ông, thời kỳ bách hại và cấm đạo gay gắt diễn ra, cụ thể Thánh Giám mục Ig-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a bị bắt. Tại tòa xét xử, hoàng đế Trajan đã chế nhạo đạo Công giáo; hơn nữa, còn gọi Thánh Ig-nha-xi-ô là thằng quỷ xấu xa, nghe vậy, ngài khẳng khái đáp:

  • Tâu đức vua, chẳng có ai lại gọi người mang Thiên Chúa trong mình là thằng quỷ dữ!

Nhà vua gặn hỏi:

  • Vậy ông mang Thiên Chúa trong mình ư?

Thánh Giám mục Ig-nha-xi-ô trả lời:

  • Thưa phải, tâu đức vua! Tôi mang Thiên Chúa trong mình, vì những người đã chịu phép rửa tội, sống đời sạch tội, đều là đền thờ của Thiên Chúa. Bởi vậy, không hạnh phúc nào lớn lao cho bằng người Công giáo, được trở nên đền thờ Thiên Chúa; và cũng chẳng có gì can hệ cho con người bằng việc trở nên đền thờ cho Thiên Chúa ngự.

Nghe xong, hoàng đế Trajan tức tối ra phát quyết:

  • Ig-nha-xi-ô thành An-ti-ô-ki-a là người đã cậy mình mang Thiên Chúa trong người, nên phải điệu về Rô-ma để làm mồi ăn cho thú dữ!

 

Thánh nhân đã can đảm tuyên xưng danh Thánh Ki-tô, và chẳng hề xấu hổ khi mang trong mình Thiên Chúa, trở nên đền thờ bé nhỏ cho Ngài ngự. Thời bách hại, cấm cách dưới ách đô hộ của đế quốc La Mã, người Công Giáo buộc phải chối bỏ danh Thánh Ki-tô, không thờ phượng Thiên Chúa nữa, mà tôn thờ hoàng đế như thiên hoàng vậy! Tuy nhiên, không ít Ki-tô hữu đã chịu tử đạo, đã kiên vững sống đạo, thà mất mạng sống thể xác này còn hơn phải chịu khổ hình đời đời nơi hoả ngục. Và điều này chứng thật rằng: các thánh tiền bối, tiền nhân đã một lòng giữ ‘Thập điều’ (Mười điều răn), nhất là điều răn quan trọng trước hết “Thờ phượng và kính mến một Thiên Chúa trên hết mọi sự”. Ngoài Chúa ra, không còn chúa nào khác. Ngoài Chúa ra, không còn ông bụt bà thần nào khác. Chỉ khi sống trọn vẹn điều răn này, thì chúng ta mới có thể kiên vững giữ đúng những điều chúng ta cam kết với Chúa trong Mười điều răn (x. Xh 20, 1-17). Đây chẳng phải là gánh nặng, gông cùm đè trên đôi vai con người, mà là Mười giới răn, mười lời cam kết giữa Thiên Chúa với con người, và là giáo huấn soi đường dẫn lối hầu chúng ta không lầm đường lạc lối, không xa rời Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, ngày hôm nay, không ít người mang trong mình Chúa Ki-tô vẫn lạm dụng Đền thờ bằng nhiều cách, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn: đến nhà thờ nhưng lo ra chia trí trong lòng. Thay vì tham dự Thánh lễ, thì chỉ ‘xem lễ’ hoặc ‘lễ gốc cây’, đi lễ nhưng ngồi xa xa phía ngoài hút thuốc, chuyện trò. Có người vào nhà nguyện/nhà thờ thì nói chuyện cười đùa, thay vì thinh lặng, trang nghiêm, tôn kính. Chưa hết, nhiều người đến nhà thờ đi lễ vì bố mẹ hạch hỏi, vì bạn bè, vì người khác, v.v…

 

Mùa Chay là thời gian mà Chúa thi ân ban cho ta cơ hội sám hối và canh tân đời sống. Mùa chay còn giúp chúng ta nhìn lại đền thờ tâm hồn của mình để xin Chúa thánh hoá, loại trừ những đam mê tội lỗi, những thói hư tật xấu, ngõ hầu xứng đáng trở nên Đền thờ cho Chúa ngự trị.

 

Nguyện xin tẩy rửa tâm hồn chúng con

Bỏ thói tôn thờ tiền tài, vật chất

Xa lìa lối sống trọng tiền bạc hơn Chúa!

          Xin thanh tẩy tâm hồn chúng con

          Khỏi những dục vọng đam mê

          Làm vấy bẩn đền thờ Chúa ngự.

Xin gạn đục khơi trong lương tâm

Giúp chúng con chê ghét gian tham.

Thoát khỏi tính nết đố kỵ, kiêu căng.

          Xin tu bổ đền thờ thân xác chúng con

          Đã xuống cấp, suy tàn, bỏ bê,

          Biết kính trọng thân xác mình và của tha nhân. Amen!

 

Lm. Xuân Hy Vọng

 

LUẬT CHÚA TRUYỀN VÀ LUẬT TRẦN GIAN

 

Bôn ba khắp trốn tìm lời giải đáp cho những vấn nạn cuộc đời, anh Suzuki dừng chân trước một ngôi thánh đường nguy nga, tráng lệ, anh ngỡ ngàng với sự hồ hỡi sống vui tươi, thân thiện của giáo dân vùng Nam Mỹ. Đứng hồi lâu trước khuôn viên nhà thờ, anh tự hỏi mình: tôi là một người Công Giáo, nhưng tâm hồn tôi xa Chúa, dẫu rằng mỗi tuần đến tham dự Thánh lễ Chúa Nhật; biết bao lần tôi cầu nguyện nhưng tâm trí tôi cứ quanh quẩn bởi nhiều điều lo toan với cuộc sống vật chất; biết bao lần tôi phải đối diện với luật đời và luật đạo; và biết bao phen tôi vật lộn với chính sự ương hèn của chính mình, v.v...

 

Thưa quý bà và anh chị em, tâm tư của anh Suzuki phần nào cũng là nỗi trăn trở của chúng ta. Sống trong xã hội bị chi phối với nhiều luật lệ, nguyên tắc, dường như chúng ta bị cuốn vào guồng xoáy giữ luật hơn là sống tinh thần luật; xem trọng luật trần gian hơn luật Chúa truyền qua sứ vụ của Hội Thánh. Đáng buồn hơn nữa, chúng ta rơi vào chủ nghĩa duy luật, và trở nên cứng nhắc với những điều lệ mà quên đi phần cốt lõi của luật, đó là tình yêu và giải thoát. Thậm chí, trong một ý nghĩa nào đó, chúng ta trở nên ‘nô lệ’ của luật lệ, hoặc để cho những điều lệ xã hội trói buộc chúng ta.

 

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến luật Chúa truyền dạy qua Mười Điều Răn (x. Xh 20, 1-17). Nói đến điều răn, chúng ta thường nghĩ ngay đến những điều phải tuân giữ, những điều bắt buộc với ý nghĩ tiêu cực; trái lại, Mười Điều Răn cũng có thể được gọi là Mười Điều Cam Kết giữa Thiên Chúa và con người. Và khi nói đến cam kết, thì chắc hẳn phải có hai bên, và đôi bên đều tự nguyện giao ước và tuân giữ. Quý ông bà và anh chị đã thuộc nằm lòng Mười Điều Răn này, nhưng thiết nghĩ để sống đúng tinh thần của nó lại là một vấn đề khác. Thí dụ, nhiều năm qua đã biết bao lần chúng ta tham dự Thánh lễ với thói quen, hoặc với ý nghĩ: không đi thì Chúa phạt. Hoặc khi tham dự Bàn tiệc Thánh, chúng ta chỉ hiện diện với thân xác, còn tâm trí chúng ta đang lo nghĩ đến điều khác, hay đang suy tính...Dĩ nhiên, chỉ có Chúa và bản thân chúng ta mới biết những gì đang xảy ra trong tâm hồn hay trong tâm trí ta thôi, nhưng nếu ý thức lại thì ắt hẳn chúng ta cũng cảm thấy xấu hổ khi đến với Chúa với thái độ bất xứng này vì như Lời Kinh Thánh chép rằng: “dân này chỉ thờ Ta ngoài môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta” (x. Mt 15, 8). Thiên Chúa mong muốn, mời gọi chúng ta sống cam kết tình yêu với Ngài, vui tươi tuân giữ giới răn yêu thương, quảng đại trao ban, hy sinh cho tha nhân và phụng sự Chúa. Đừng tần tiện thời giờ với Chúa, đừng chôn giấu tài năng, ơn sủng Chúa ban, nhưng hãy dâng lên Chúa tất cả thời gian, cơ hội để phụng sự Chúa và yêu mến tha nhân, cũng như quảng đại cho đi, dân hiến qua việc phục vụ cộng đoàn. Như thế, chúng ta đang sống tinh thần luật, sống những điều chúng ta đã và đang cam kết với Thiên Chúa.

 

Thứ đến, Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy ưu tiên, chăm lo về phần thiêng liêng nữa “người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (x. Mt 4, 4b). Xã hội thực dụng ngày nay đưa chúng ta vào chỗ quy tất cả giá trị tinh thần ra vật chất, những gì có thể ‘cân, đo, đong, đếm’ được; hoặc nhiều lúc, chúng ta cứ để con thuyền đời sống thiêng liêng bị sóng gió, bảo tố ‘danh vọng, tiền tài, địa vị’, những gì có thể nhìn thấy, hay chóng qua đưa đẩy đến chỗ chìm sâu dưới đáy đại dương ‘hư vô’. Để khỏi rơi vào tình trạng bi đát này, chúng ta cần tỉnh thức, cải hối tận căn, sống theo tinh thần luật Chúa truyền dạy tóm lại trong giới răn yêu thương: Yêu Chúa – thương người. Thật vậy, chúng ta không phủ nhận điều này: vật chất cần thiết cho cuộc sống thân xác của con người chúng ta; tuy nhiên, nó không quyết định đời sống hạnh phúc trường tồn của chúng ta. Hơn nữa, nó chẳng phải là tiêu chuẩn đánh giá, khuôn vàng thước ngọc của giá trị tâm linh, đời sống thiêng liêng. Tiền tài, danh vọng, chức tước, địa vị, vật chất sẽ qua đi, nhưng giá trị tinh thần, đời sống đạo đức sẽ còn mãi, và được lưu truyền mãi mãi.

 

Giờ đây, chúng ta hãy đặt mình trước Chúa và tha nhân; trong thinh lặng, chúng ta nhìn lại thái độ, động lực thúc bách chúng ta sống theo luật Chúa truyền, hay chỉ giữ luật Chúa dạy? Chúng ta biết chăm lo, vun trồng đời sống đức tin hay chỉ chạy theo đời sống vật chất chóng qua? Trong niềm tín thác, tin tưởng và nhận mình là kẻ yếu hèn trước Chúa, chúng ta cùng xin Chúa ban cho chúng ta biết can đảm dứt bỏ những gì đang cản trở đời sống đức tin, cắt bỏ những gì khiến chúng ta xa lìa Chúa, xa lìa luật Chúa truyền dạy.

 

Trần gian này chọn đường thênh thang

Chúa dạy con đi qua con đường hẹp

Gian trần này chọn đường vinh quang

Chúa hy sinh bước trọn đường thập hình.

 

Trần gian này chọn đường huênh hoang

Chúa dạy con đi trong khiêm nhường

Gian trần này chọn đường lợi danh

Chúa đưa con bước trọn đường hy sinh.

 

Trần gian này chọn đường khinh chê,

Chúa dạy con bao dung nhân hiền

Gian trần này chọn đường âu lo

Chúa đưa con bước vào đường an vui.

 

Trần gian này chọn đường vinh hoa

Chúa dạy con đi qua thập hình

Gian trần này chọn đường hư vô

Chúa đưa con bước vào đường ơn thiêng.

 

Lm. Xuân Hy Vọng

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

Những người già không thể nghỉ hưu


Thứ năm, 14/12/2023, 14:58 (GMT+7)

Những  người  già  không  thể  nghỉ  hưu

MỸCụ bà Jayne Burns, 101 tuổi, đã làm việc cho một cửa hàng vải ở TP Mason, bang Ohio trong 26 năm, duy trì công việc này đến tận ngày nay.

Cụ bà từng thử nghỉ hưu nhiều lần nhưng chỉ được vài tháng, sau đó lại đi tìm công việc bán thời gian ở trạm thú y và công ty kế toán. "Tôi thích duy trì thói quen làm việc không ngừng nghỉ", bà nói.

Ban đầu bà chỉ là khách quen của cửa hàng vải, thân thiết với các nhân viên ở đó và thích tư vấn các loại vải cho người khác. Năm 1997, chồng qua đời khiến bà suy sụp tinh thần. Con gái giới thiệu công việc làm thêm ở cửa hàng vải nhằm giúp bà khuây khỏa và vượt qua nỗi đau.

Bà Burns cảm thấy công việc là cơ hội để gặp gỡ những người khách thú vị và tốt bụng. "Tôi thích những gì tôi làm", bà nói. "Tôi sẽ tiếp tục làm việc miễn là họ còn cần tôi". Jayne Burns mô tả sự bận rộn khiến bà "quên" đi cơn đau nhức của mình và sống vui.

Jayne Burns trong tiệc sinh nhật tuổi 100 Ảnh: CNBC

Jayne Burns trong tiệc sinh nhật tuổi 100 Ảnh: CNBC

Tháng 7/2023, bà Melba Mebane, 91 tuổi, kết thúc công việc tại cửa hàng bách hóa Dillard ở TP Tyler, bang Texas, đánh dấu quá trình gắn bó gần 7 thập kỷ.

Mebane bắt đầu với vị trí nhân viên bán hàng năm 17 tuổi. Cửa hàng được hãng Dillard's mua lại vào năm 1956. Bà được luân chuyển đến bộ phận quần áo nam, sau đó là quầy mỹ phẩm và làm ở đây đến khi nghỉ hưu.

Mebane tin rằng việc đầu tư vào mối quan hệ sẽ khiến công việc hạnh phúc hơn. Cụ bà có mối quan hệ thân thiết với người sáng lập hãng Dillard, ông William T. Dillard, để bày tỏ nhu cầu và nguyện vọng của mình.

Khi 65 tuổi, Mebane suy nghĩ về việc nghỉ hưu nhưng ông Dillard đã thuyết phục bà ở lại bằng cách điều chỉnh lịch làm việc. Mebane không cần phải làm việc sau 17h hoặc vào chủ nhật.

Trong suốt thời gian làm việc, Mebane nhiều lần được đề xuất trở thành quản lý nhưng bà từ chối. "Tôi không thích vị trí đó bởi người quản lý sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn", bà nói. "Tôi thích đồng nghiệp của mình và chỉ tập trung vào việc trở thành nhân viên bán hàng giỏi nhất".

Bà Melba Mebane ở TP Tyler, bang Texas Ảnh: CNBC

Bà Melba Mebane ở TP Tyler, bang Texas Ảnh: CNBC

Melba Mebane và Jayne Burns là những ví dụ điển hình của nhóm lao động trên 75 tuổi đang ngày càng đông đảo của nước Mỹ. Nhóm này chỉ chiếm phần nhỏ trong lực lượng lao động nhưng là lát cắt phát triển nhanh nhất.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, năm 2002, có khoảng 5% người trên 75 tuổi đang làm việc nhưng năm 2022, con số này đã tăng đến 8%. Theo ước tính đến năm 2032, tỷ lệ này sẽ đạt 10% trong khi tỷ lệ lao động trẻ ổn định hoặc giảm nhẹ.

Nhiều người Mỹ ở độ tuổi 70-80 hoặc lớn hơn vẫn đang làm việc bởi họ đã thay đổi quan điểm về nghỉ hưu hoặc không đủ tiền tích lũy cho việc hưu trí. Số liệu công bố tháng trước bởi Cục Thống kê Mỹ cho thấy dân số nước này đang già hơn bao giờ hết. Tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng buộc nhiều người phải làm việc lâu hơn. Đây có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu lao động hiện tại.

Thêm vào đó, có tới 80% người cao tuổi ở Mỹ thiếu nguồn tài chính để chi trả cho hai năm chăm sóc tại viện dưỡng lão hoặc bốn năm trong cộng đồng hưu trí. Đây là kết luận từ một nghiên cứu được thực hiện bởi Hội đồng quốc gia về Người cao tuổi (NCOA) và Đại học Massachusetts Boston năm 2023 thông qua phân tích dữ liệu về tài sản ròng của 20.000 người trưởng thành ở Mỹ.

Nghiên cứu còn cho biết thêm, 60% người lớn tuổi không có khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc dài hạn tại nhà.

Tiến sĩ Jane Tavares, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết ban đầu rất ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người lớn tuổi có nguy cơ mất an ninh tài chính. "Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng những người lớn tuổi có tài chính vững, nhưng chúng tôi đã phát hiện không đúng", Tavares nói.

Ngọc Ngân (Theo CNBC)

MỸCụ bà Jayne Burns, 101 tuổi, đã làm việc cho một cửa hàng vải ở TP Mason, bang Ohio trong 26 năm, duy trì công việc này đến tận ngày nay.

Cụ bà từng thử nghỉ hưu nhiều lần nhưng chỉ được vài tháng, sau đó lại đi tìm công việc bán thời gian ở trạm thú y và công ty kế toán. "Tôi thích duy trì thói quen làm việc không ngừng nghỉ", bà nói.

Ban đầu bà chỉ là khách quen của cửa hàng vải, thân thiết với các nhân viên ở đó và thích tư vấn các loại vải cho người khác. Năm 1997, chồng qua đời khiến bà suy sụp tinh thần. Con gái giới thiệu công việc làm thêm ở cửa hàng vải nhằm giúp bà khuây khỏa và vượt qua nỗi đau.

Bà Burns cảm thấy công việc là cơ hội để gặp gỡ những người khách thú vị và tốt bụng. "Tôi thích những gì tôi làm", bà nói. "Tôi sẽ tiếp tục làm việc miễn là họ còn cần tôi". Jayne Burns mô tả sự bận rộn khiến bà "quên" đi cơn đau nhức của mình và sống vui.

Jayne Burns trong tiệc sinh nhật tuổi 100 Ảnh: CNBC

Jayne Burns trong tiệc sinh nhật tuổi 100 Ảnh: CNBC

Tháng 7/2023, bà Melba Mebane, 91 tuổi, kết thúc công việc tại cửa hàng bách hóa Dillard ở TP Tyler, bang Texas, đánh dấu quá trình gắn bó gần 7 thập kỷ.

Mebane bắt đầu với vị trí nhân viên bán hàng năm 17 tuổi. Cửa hàng được hãng Dillard's mua lại vào năm 1956. Bà được luân chuyển đến bộ phận quần áo nam, sau đó là quầy mỹ phẩm và làm ở đây đến khi nghỉ hưu.

Mebane tin rằng việc đầu tư vào mối quan hệ sẽ khiến công việc hạnh phúc hơn. Cụ bà có mối quan hệ thân thiết với người sáng lập hãng Dillard, ông William T. Dillard, để bày tỏ nhu cầu và nguyện vọng của mình.

Khi 65 tuổi, Mebane suy nghĩ về việc nghỉ hưu nhưng ông Dillard đã thuyết phục bà ở lại bằng cách điều chỉnh lịch làm việc. Mebane không cần phải làm việc sau 17h hoặc vào chủ nhật.

Trong suốt thời gian làm việc, Mebane nhiều lần được đề xuất trở thành quản lý nhưng bà từ chối. "Tôi không thích vị trí đó bởi người quản lý sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn", bà nói. "Tôi thích đồng nghiệp của mình và chỉ tập trung vào việc trở thành nhân viên bán hàng giỏi nhất".

Bà Melba Mebane ở TP Tyler, bang Texas Ảnh: CNBC

Bà Melba Mebane ở TP Tyler, bang Texas Ảnh: CNBC

Melba Mebane và Jayne Burns là những ví dụ điển hình của nhóm lao động trên 75 tuổi đang ngày càng đông đảo của nước Mỹ. Nhóm này chỉ chiếm phần nhỏ trong lực lượng lao động nhưng là lát cắt phát triển nhanh nhất.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, năm 2002, có khoảng 5% người trên 75 tuổi đang làm việc nhưng năm 2022, con số này đã tăng đến 8%. Theo ước tính đến năm 2032, tỷ lệ này sẽ đạt 10% trong khi tỷ lệ lao động trẻ ổn định hoặc giảm nhẹ.

Nhiều người Mỹ ở độ tuổi 70-80 hoặc lớn hơn vẫn đang làm việc bởi họ đã thay đổi quan điểm về nghỉ hưu hoặc không đủ tiền tích lũy cho việc hưu trí. Số liệu công bố tháng trước bởi Cục Thống kê Mỹ cho thấy dân số nước này đang già hơn bao giờ hết. Tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng buộc nhiều người phải làm việc lâu hơn. Đây có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu lao động hiện tại.

Thêm vào đó, có tới 80% người cao tuổi ở Mỹ thiếu nguồn tài chính để chi trả cho hai năm chăm sóc tại viện dưỡng lão hoặc bốn năm trong cộng đồng hưu trí. Đây là kết luận từ một nghiên cứu được thực hiện bởi Hội đồng quốc gia về Người cao tuổi (NCOA) và Đại học Massachusetts Boston năm 2023 thông qua phân tích dữ liệu về tài sản ròng của 20.000 người trưởng thành ở Mỹ.

Nghiên cứu còn cho biết thêm, 60% người lớn tuổi không có khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc dài hạn tại nhà.

Tiến sĩ Jane Tavares, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết ban đầu rất ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người lớn tuổi có nguy cơ mất an ninh tài chính. "Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng những người lớn tuổi có tài chính vững, nhưng chúng tôi đã phát hiện không đúng", Tavares nói.

Ngọc Ngân (Theo CNBC)

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

Chữa được nhiều bệnh từ quả ớt

 

Thứ bảy, 24/2/2024, VnExpress.net

Chữa  được  nhiều  bệnh  từ  quả  ớt

Ớt vị cay tính nóng, có nhiều công dụng như sát trùng, kích thích tiêu hóa, chữa sốt rét, nhưng ăn nhiều có hại dạ dày.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay.

Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư). Nhiều người thường dùng ớt để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn...

Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Theo đó, trong ớt có chứa một số hoạt chất: Capsicain, là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh.

Ngoài ra còn có Capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và ung thư.

Ớt giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Loại quả này còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao.

Ớt có một số tác dụng khác như khống chế bệnh tim mạch, phòng ung thư, ngừa tai biến tim mạch, tăng sức đề kháng, chống cảm mạo, chữa bệnh đau đầu, giảm mỡ máu, giảm béo.

Ngày nay nhiều nơi sử dụng chất Capsicain trong ớt để làm thuốc dán hoặc cream để thoa nhẹ giảm đau do di chứng của đau sau zona cũng rất hiệu quả.

Một số bài thuốc từ quả ớt

Chữa rụng tóc do hóa trị liệu

100 g ớt trái ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.

Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư

100 g ớt và 100 g hắc đậu xị, tán bột ăn hàng ngày.

Chữa ăn uống chậm tiêu

Ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày.

Chữa đau dạ dày do lạnh

1-2 quả ớt và 20 g nghệ vàng, tán bột uống ngày 2-3 lần.

Chữa viêm khớp mãn tính

1-2 quả ớt; dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bệnh chàm (eczema)

Một nắm lá ớt tươi và 1 thìa mẻ chua. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.

Chữa tai biến mạch máu não

Lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.

Chữa rắn rết cắn

Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.

Chữa bệnh vảy nến

1 nắm to lá ớt cay (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, 7-9 lá sống đời (lá thuốc bỏng), khoảng 300 g thiên niên kiện. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.

Đau bụng kinh niên

Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10 g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đau lưng, đau khớp

Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80 g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

Chữa mụn nhọt

Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

Chữa khản cổ

Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).

Uống mật ong thời điểm nào tốt nhất?

 

Thứ bảy, 24/2/2024, VnExpress.net

Uống mật ong thời điểm nào tốt nhất?


Gia đình tôi hay sử dụng mật ong bởi thực phẩm mang lại nhiều giá trị sức khỏe. Vậy uống mật ong thời điểm nào tốt nhất? (Hùng, 40 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Mật ong có thể được tiêu thụ bất cứ lúc nào trong ngày, khuyến khích nên bổ sung với lượng thích hợp và vào những thời điểm cụ thể để thu được những lợi ích sức khỏe tối đa.

Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để bổ sung mật ong nhằm tăng mức năng lượng và duy trì năng lượng. Bạn pha mật ong cùng ly nước ấm, không chỉ tốt cho làn da mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như giúp giảm cân, cải thiện hệ thống tiêu hóa, bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, đào thải độc tố khỏi cơ thể, tăng nước và độ ẩm cơ thể.

Buổi tối là lúc cơ thể mệt mỏi và kiệt sức, mật ong tiếp thêm sinh lực cho thời gian còn lại trong ngày. Bạn bổ sung mật ong thay vì đồ ăn nhẹ có đường trong buổi tối uể oải giúp khắc phục nhanh tình trạng năng lượng bị giảm.

Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyên nên ăn mật ong trước khi đi ngủ. Uống mật ong với một ly sữa ấm sẽ mang lại giấc ngủ ngon, cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị trào ngược axit.

Mật ong hỗ trợ trị ho và cảm lạnh tại nhà do đặc tính kháng khuẩn mạnh. Thực phẩm này cũng kích thích hệ thống miễn dịch để phục hồi bệnh tật nhanh hơn. Bên cạnh hương vị thơm ngon, mật ong còn là thuốc thông mũi tự nhiên, cải thiện chức năng trao đổi chất.

Ngoài các thời điểm trên, mật ong là nguồn giàu carbohydrate và đường tự nhiên nên có thể được tiêu thụ bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức vì tăng năng lượng. Ví dụ những người thích tập thể dục có thể tiêu thụ mật ong trước hoặc sau khi tập luyện để bổ sung năng lượng, cải thiện hiệu suất, thay thế tuyệt vời cho đồ uống tăng lực có đường. Lưu ý, không nên quá lạm dụng.

VỀ GIÀ

 

Fri, 23/02/2024 -   Lm Anmai, CSsR

VỀ GIÀ - VỀ GIÀ - VỀ GIÀ

            Cuộc đời con người chả ai nói trước được điều gì cho đời mình. Đơn giản là sự sống, sự chết xem chừng ra của con người hay con người sở hữu nhưng thực chất Chúa mới chính là Đấng cầm quyền sinh tử của mỗi người.

            Chả ai trong cuộc đời biết mình chết già hay chết trẻ. Chết trẻ xem chừng ra không phải cần người chăm sóc hay cũng chả phải áy náy về cái chuyện là mình cậy nhờ người khác hay làm phiền người khác. Thế nhưng rồi dù muốn dù không con người khi về già hoàn toàn lệ thuộc vào sự trợ giúp của người thân cận.

Ta thấy tuổi già thời nào cũng là một thách đố cho từng người và cho cả những người thân. Khoa học và kỹ thuật có tiến bộ đến đâu, có tìm ra những cách xoa dịu, chữa lành các tật bệnh thế nào, cuối cùng vẫn bất lực trước cái chết, đều cảm thấy hoang mang, sợ hãi, đau khổ khi phải lìa đời.

Đối với những người có lòng tin, chấp nhận những quy luật của sự già nua trong sự bình an và tín thác là tin tưởng rằng, một thời mới, một tuổi thanh xuân mới ở nơi Thiên Chúa đang chờ đón.

Chính Chúa gieo vào lòng mỗi người lòng khát khao sống và sống dồi dào.

Tuổi già và bao điều phiền toái đi theo tuổi già không phải là dấu Chúa sa thải, bỏ rơi. Trái lại, những ai đọc ra ý Chúa và khiêm tốn vâng phục, sẽ nhẹ nhàng chấp nhận sự chuyển biến theo lẽ tự nhiên. Với lòng mến Chúa, họ dễ dàng chịu thử thách mà vẫn trung thành, cảm thấy thanh thản bình an và càng hạnh phúc hơn vì ý thức mình được Chúa yêu thương (x.Rm 8,35-37).

            Có người già yếu chân tay hay nằm một chỗ đó nhưng trí óc hoàn toàn minh mẫn. Có người lại không điều khiển được gì cho bản thân cả ngay cái chuyện nhỏ nhất đó là vệ sinh hay ăn uống. Tất cả đều nhờ sự trợ giúp của người khác. Và, cũng có người về già thì lòa và không còn thấy bất cứ sự gì chung quanh. Với những người ấy thì ngày cũng như đêm mà đêm cũng như ngày. Ăn uống cũng vậy, ai cho ăn gì thì cảm được chứ không thể nào thấy được mình ăn gì. Người ta bảo cá thì mình biết cá và người ta bảo thịt thì biết thịt.

            Cái phận người nó là như vậy. Tôi lại chợt nhớ đến lời mà Chúa Giêsu nhắn nhủ với Phêrô : Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” (Ga 21, 18)

            Thật thế, chả phải mình Phêrô mà nhiều người thân quen trong chúng ta cũng sống như kiểu Chúa nói với Phêrô vậy.

            Có khi vừa mới cho ăn sáng đó nhưng rồi lại hỏi là sắp đến giờ cơm chưa ? Có khi là chưa dâng Lễ nhưng lại bảo là dâng Lễ rồi ... và dâng Lễ chỉ đọc như thói quen những câu thường đọc vì lòa không thấy gì trước mắt nữa.

            Như trường hợp cha già đó xem chừng ra vẫn còn may mắn và tốt hơn giám mục nọ. Ở cái tuổi già đau bệnh, có thể nói là sức khỏe của Đức Cha xuống thật nhanh. Khi có điều kiện vào thăm thì đã thấy Ngài xuống. Gần đây, đâu đó người ta đưa hình ảnh của Đức Cha lên mạng thấy rằng quả là trầm trọng. Dường như có thể nhận định là Đức Cha có khả năng nghe nhưng hoàn toàn Ngài không nói lại. Cũng là một thiệt thòi lớn cho chính bản thân Đức Cha và những người thân cận.

            Những ngày còn lại của đời người của những người già nua tuổi tác mà mất khả năng điều khiển quả là thiệt thòi và mất mát lớn. Khi đó, dường như bữa cơm cho nó qua bữa cũng như là để chu cấp phần năng lượng để nuôi cơ thể thôi chứ còn gì biết là ngon hay dở nữa.

            Có người, có thể là vui nhưng dường như thiếu tế nhị. Khi đi thăm những người như thế thì mình tìm ít ra những món mà có thể người thân của mình có thể nạp được chứ không khéo thì mình đến thăm và chỉ thỏa mãn cho bản thân mình.

            Lần kia, một nhóm người xem chừng ra hoành tráng lắm để đi thăm cha xứ cũ. Giờ đây già nua tuổi tác và không còn tự khả năng lo cho mình nữa. Phải nói rằng lệ thuộc hoàn toàn vào người  trợ giúp. Dù có muốn đi chăng nữa nhưng giới hạn của cơ thể không cho phép Cha làm gì hơn.

            Hôm đó, người ta háo hức mang cả một giỏ thức ăn mà trong đó toàn ... chó. Họ xem chừng ra khá vất vả để chuẩn bị cho bữa trưa để gọi là dùng bữa với Cha già nhưng rồi Cha già không thể nào hiện diện với họ vì hoàn cảnh không cho phép. Có người chữa cháy : “Nói mấy ông rồi ! Mua cá gì đó nướng đến để cùng ăn với Cha già chứ thịt chó thì cơ bản Cha già cũng không thích ăn mà giờ thì răng cỏ cũng chả còn để mà ăn ...”.

            Con người mà, còn khỏe xem chừng ra muốn làm gì thì làm, muốn ăn gì thì ăn và muốn đi đâu thì đi nhưng đến lúc nào đó muốn đi cũng không được và thèm ăn gì đó cũng không thể vì hoàn cảnh không cho phép.

            Con người mà, còn chức còn quyền còn đệ tử, hết tiền hết chức hết thầy tôi.

            Những trải nghiệm trong cuộc sống, nhất là trải nghiệm hay kinh nghiệm về những người già, những người không chức không quyền và không tiền sẽ là trải nghiệm quý báu giúp con người được bình an và thanh thản hơn. Về già, ai cũng thế mà ! Thế nhưng chuyện quan trọng nhất là hành trang trước khi về già mình phải có và chuẩn bị đó chính là cách ăn nết ở của mình để rồi sao đó khi về già mình vẫn còn ai đó chăm sóc mình khi tuổi già sức yếu.

            Tôi cũng lo nhưng lo chi cho mau già. Trong tất cả mọi sự và mọi việc, nên chăng tín thác vào trong lòng bàn tay của Chúa thì sẽ thấy nhẹ nhàng và bình an hơn.

            Ở chung, ở cùng và ở với người già sẽ giúp cho mình nhìn đời. Những người hung hăng hùng hổ chức quyền thế nào mà thoát khỏi cái tuổi già đâu để rồi ở đó mà không biết cân chỉnh đời mình để khi mình về già mình có chút gì đó gọi là tình đáp tình.

Lời Thánh Vịnh 70 thật là hay cũng là nhắc nhớ thân phận mình :

 “Cả lúc con già nua, da mồi tóc bạc,

lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con,

để con tường thuật quyền năng của Chúa

cho thế hệ này được rõ,

và dũng lực của Ngài, cho thế hệ mai sau.”

(Tv 70, 18)

Lm. Anmai, CSsR