Fri, 09/02/2024 - Gioakim
Nguyễn
Nhân dịp tết, suy ngẫm một chút về các phong tục dân gian
Mỗi dân tộc đều có những
phong tục cổ truyền năm mới dựa trên lòng tin của tổ tiên họ. Ví dụ ở Đức thì
có tục trưng 12 củ hành trên bàn, Tây Ban Nha thì có tục ăn 12 quả nho ngày năm
mới để cầu may mắn... Không biết các truyền thống đó có liên quan gì đến đức
tin Kitô giáo hay không.
Ở Việt Nam vào năm mới
thì có tục cúng tiễn ông Táo, cúng rước ông bà, ngày đầu năm thì quan niệm
không được để nợ, xe phải đầy xăng, lu phải đầy nước, phải mặc màu đỏ vàng, cho
người hợp tuổi bước vào đầu tiên để xông đất, không được quét nhà vì sợ quét thần
tài ra, kiêng cho người khác lửa nước, kiêng cắt móng, cắt tóc, nói gì sợ xui
thì kêu "trộm vía"... Trong năm cũng đủ thứ tục lệ.
Người Công Giáo chỉ ăn tết
theo truyền thống chứ không tin hay tuân theo những thực hành đó, nhưng có lẽ gần
mực thì đen, gần đèn thì sáng, ở giữa một xã hội người không CG đông hơn thì
người có đạo cũng bị nhiễm quan niệm sống. Mình tin là nhiều người Công Giáo
cũng làm theo những kiêng kỵ trên dù trước đó vốn không tin, đến nỗi khi làm sai
cũng sợ và nghĩ bụng không biết có sao không.
Đức Hồng Y Mauro
Piacenza, chánh án Toà Ân giải Tối Cao Vatican nói nhân dịp Haloween: "khi
người ta không có chân lý thực sự để tin thì cuối cùng sẽ tin bất cứ thứ gì, kể
cả những quả bí ngô!" Câu nói đó rất đúng với xã hội Việt Nam ngày nay,
khi mà Phật người ta cũng thờ, thần tài thổ địa gốc TQ cũng cúng, bà ngoắc bà vẫy
Thái Lan cũng tin, rồi bà chúa xứ Ấn giáo cũng tin nốt; bất cứ tục lệ, quan niệm
nào có người bày ra là có người tin làm theo, không cần biết thực hư nguồn gốc,
bằng chứng đúng sai, rồi người ta gán cho câu "Có thờ có thiêng, có kiêng
có lành".
Chỉ cần đặt câu hỏi ngược
lại để suy xét là biết tin được không: Ai đặt ra các quy tắc đó? Dựa vào đâu để
đặt ra? Ai thấy cúng là ông bà về ăn? Ông thổ công hiện ra nói mình về trời
ngày 23 tháng chạp hồi nào? Ông thần bà thánh nào đã truyền lại là nói chữ
"trộm vía" sẽ tránh được xui, mặc màu đỏ sẽ may mắn, quét nhà ngày tết
sẽ không phất lên được? Thần thánh nào sẽ đi theo dõi việc mình làm để quyết định
mình phải hên hay xui trong năm? Truy kỹ lại thì chỉ là truyện dân gian không bằng
không chứng của người Hoa được du nhập tự do vào Việt Nam, mà cả Phật giáo cũng
minh định rõ đó không liên quan đến đạo Phật, thậm chí thần tài cũng chỉ là 1 thương
gia TQ xưa chết rồi được tôn sùng phiếm định.
Vậy nên có tuân các kiêng
kỵ cũng không được gì, phạm kiêng kỵ cũng không mất gì, có chăng là mất công
cãi với người tin chúng mà thôi.
Ngược lại, với người Công
Giáo, ta có Chúa phù hộ với những lời hứa được kinh sách ghi lại rõ ràng, không
phải truyền miệng lung tung.
Thánh Vịnh 121 nói: Ơn
phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời.
Thánh Vịnh 91 nói rất hay
về ơn gìn giữ của Chúa, rất cụ thể và hiệu quả gấp tỷ lần các kiêng kỵ không
căn cứ:
3 Chính Chúa gìn giữ bạn
khỏi lưới kẻ thù giăng,
khỏi tai ương tàn khốc.
5 Bạn không sợ cảnh hãi
hùng đêm vắng
hay mũi tên bay giữa ban
ngày,
6 cả dịch khí hoành hành
trong đêm tối,
cả ôn thần sát hại lúc
ban trưa.
7 Dù tả hữu có ngàn người
quỵ ngã,
dù hai bên có chết cả vạn
người,
riêng phần bạn, tuyệt
nhiên không hề hấn.
10 Bạn sẽ không gặp điều
ác hại,
và tai ương không bén mảng
tới nhà,
11 bởi chưng Người truyền
cho thiên sứ
giữ gìn bạn trên khắp nẻo
đường,
12 và thiên sứ sẽ tay đỡ
tay nâng
cho bạn khỏi vấp chân vào
đá.
13 Bạn có thể giẫm lên
hùm thiêng rắn độc,
đạp nát đầu sư tử khủng
long.
Thánh vịnh 33 thì cho biết:
Thiên thần của Chúa hạ trại đồn binh, chung quanh những người hằng luôn kính sợ
Người.
Ta tin và biết rõ rằng
Thiên Chúa dựng nên cả đất trời, không có gì dưới trần gian này nằm ngoài tay
Người. Nên người thờ Chúa đừng bao giờ sợ xui rủi vì những kiêng kỵ nọ kia.
Giả sử, chỉ là giả sử, có
một ông thần nào đó đi canh người làm sai kiêng kỵ để vận cái xui lên người đó,
thì Thiên Chúa là Thần các thần, Chúa cũng dư sức áp chế ông thần kia; Chúa sai
thiên thần đóng trại đồn binh bảo vệ tôi tớ Chúa, thì các thần ngoại có tụ lại
hàng vạn cũng không làm được gì.
Ngày tết chúc nhau điều
hay là chuyện rất tốt đẹp, cả Kinh Thánh cũng dạy như vậy; ăn mặc theo truyền
thống chủ yếu để nhìn vui mắt, chứ không tin chuyện mặc như vậy có thể cầu may.
Các kiêng kỵ khác có làm thì như cách sống theo văn hoá Việt, không cần quá kỹ
quá. Có chăng nếu đến nhà người ngoại thì chịu khó để ý kiêng kỵ của họ để khỏi
mếch lòng thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét