KHOẢNG
CÁCH THẾ HỆ
(Bs Nguyen Ý Đức-CGVN)
Bà mẹ của cô con gái 29 tuổi tới thăm cháu ngoại. Bà tự động dọn
dẹp phòng của cháu, thay đổi hướng giường, nói là nằm thế này để tránh gió độc.
Trước khi ra về, bà còn dặn con gái là phải ăn uống thế này thế kia cho có
nhiều sữa. Và chớ có cho cháu ngoại của bà ăn nhiều rau cải kẻo nó đi tướt...
Thực là lòng cha mẹ thương con cháu như trời như biển. Chăm lo cho
con từ lúc nằm ngửa, phơi chim, cho tới khi trưởng thành, nên ông nên bà.
Vậy mà cũng có con than phiền, bảo rằng chẳng để chúng yên, xía vào
đời tư của chúng, coi chúng như còn thơ dại.
Các cụ coi có tức hay không cơ chứ!!!
Vâng, đó là những cảnh ngộ thường thấy trong mọi xã hội. Người ta
nói tới khoảng cách giữa người già và người trẻ ngoài xã hội, giữa cha mẹ và
con cái trong gia đình.
Sử gia kiêm chính khách Pháp Alexis de Tocqueville (1805-1859) có
nói: “Trong các quốc gia dân chủ, mỗi thế
hệ là một bộ lạc mới (people)”.
Tại các quốc gia
Âu Mỹ, có 4 lớp thế hệ được nêu ra:
- Thế hệ cựu chiến binh sinh ra từ 1922-1943,
tôn trọng truyền thống và sống thích hợp với hậu quả của Thế chiến I.
- Thế hệ trẻ em bùng phát, (babyboomers), nhiều
lý tưởng sanh từ 1946-1964
- Thế hệ X, tự lập, thành thạo kỹ thuật mới,
rất linh động sinh từ 1965-1979,
- Thế hệ Y, millennis ra đời trong thời gian 1980-1994
có thái độ lạc quan, tự tin, thực tế, đa dạng và nghĩ tới cá nhân nhiều hơn.
Danh từ Generation Gap, Khoảng Cách Thế Hệ được dùng tại các xã
hội Âu Mỹ vào thập niên 1960. Mỗi thế hệ cách nhau từ 20-30 năm là thời gian
trung bình để trẻ em lớn lên và thành người lớn thực thụ.
Tự điển Oxford định nghĩa generation gap là sự khác biệt về “thái độ” (Attitude) giữa những người ở thế hệ khác nhau. Thái độ bao gồm
sự suy nghĩ và thấy thế nào về một sự việc hoặc một người nào đó. Như là:
- Sự khác nhau trong quan
điểm về nếp sống hoặc thiếu sự hiểu biết lẫn nhau giữa lớp thanh niên và lớp
người già.
- Khác biệt tuổi tác, giữa những người ở giai
đoạn khác nhau của cuộc đời.
- Khác biệt thế hệ, giữa
những người sinh trưởng trong thời gian khác nhau, hình thành trong điều
kiện xã hội khác nhau.
Khoảng cách tạo ra những khác biệt về tâm lý, hành động, và đối
xử.Vì họ không hiểu nhau, có những không giống nhau về chính kiến, kinh nghiệm
và bản chất.
Thực ra, chuyện này cũng chẳng có gì mới lạ. Nó đã hiện diện trong nếp sống con người từ lâu, nhưng rõ ràng hơn kể từ khi có những tiến bộ về khoa học, kỹ thuât.
Thực ra, chuyện này cũng chẳng có gì mới lạ. Nó đã hiện diện trong nếp sống con người từ lâu, nhưng rõ ràng hơn kể từ khi có những tiến bộ về khoa học, kỹ thuât.
Thái độ người già
Thuở xưa, khi nhu cầu đời sống được đáp ứng bằng sức lực và sự
khôn ngoan của con người, thì người già, nói chung, được trọng nể vì kinh
nghiệm của họ.
Với tuổi đời, họ tích lũy được những hiểu biết về canh tác săn
bắn, về cách sống, về sự đối phó với khắc nghiệt của thiên nhiên, về quan hệ xã
hội cũng như về văn hóa, nghệ thuật. Các kinh nghiệm này rất cần thiết cho con
cháu, mới vào đời, cho nên vai trò của họ được coi như kim chỉ nam cho giới trẻ
trong việc mưu sinh, lập nghiệp.
Ngoài ra, họ cũng là người nắm giữ tài sản gia đình giòng họ, có
quyền sắp đặt, phân phát cho nên sự nhờ vả, tôn trọng của giới trẻ đối với họ
là điều dễ hiểu.
Trong xã hội, có những tôn-ti-trật-tự, kính-trên-nhường-dưới, nuôi
già, dạy trẻ, kính già, già để tuổi cho. Cha mẹ nào cũng muốn con cái theo
gương cha mẹ, để“chẳng giống lông cũng giống cánh” và để giữ sự kế
tục, danh dự dòng họ. Mà nói đến kế tục thì nhiều cụ thấm nhuần Nho học đều
muốn “hãy nối tiếp, làm theo và không
được thay đổi” những gì tiền nhân để lại.
Do đó, cha mẹ nào cũng thích khuyên nhủ, dậy dỗ con cái. Có nhiều
lý do được nại ra để trao cho con những kinh nghiệm từ bản thân của họ. Vì đã
biết rõ con từ tấm bé khi con chưa biết gì, nên cứ giữ ý kiến là con bây giờ
cũng còn non dại.
Vì lo lắng cho con, sợ con phạm lầm lỗi.
Vì muốn cho là mình còn cần thiết cho con cái.
Vì nghĩ rằng khuyên con vẫn còn là trách nhiệm và quyền hạn của
cha mẹ.
Và cũng vì vẫn muốn kiểm soát con cái.
Tuy nhiên, phải vô tư mà thấy rằng, kinh nghiệm của người già có
thể có tính cách chủ quan, cá nhân về một lãnh vực nào đó. Vậy mà nhiều cụ cứ cho
là có thể áp dụng trong mọi trường hợp, vào mọi thời điểm với hoàn cảnh khác
nhau. Do đó họ khư khư bảo vệ ý kiến mình, không chịu chấp nhận ý kiến của
trẻ, có thể hợp thời đại hơn.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật quá tiến bộ, bất cứ kiến thức mới nào
cũng dễ dàng tìm kiếm qua báo chí, internet, do đó giới trẻ cũng bớt lệ thuộc
vào giới già ở học hỏi kinh nghiệm. Khi đưa ra ý kiến, nhiều khi các cụ có thái
độ gia trưởng, truyền lệnh. Thay vì “nên thế này thế kia” thì họ
lại “bố mẹ muốn như vậy”.
Họ cũng đa nghi, cho là ý tưởng của giới trẻ không có căn bản nên
không chịu bàn giao công việc, trách nghiệm…
Họ cũng không muốn thay đổi, đảo lộn những sinh hoạt mà họ đã quen
thuộc từ nhiều năm. Thực ra có thể là họ không thích ứng được với hoàn cảnh
mới, kỹ thuật mới và không theo kịp với mức độ nhậm lẹ của sự việc. Từ đó, hành
động của các cụ quá đắn đo, dè dặt.
Không ít cụ rất dễ xúc động, có mặc cảm tự ty, cho rằng mình bây
giờ đã về hưu, bớt lợi tức, đâu còn quyền uy đối với con cái. Ngày xưa thì cha
mẹ đặt đâu, con ngồi đó. Giờ đây đổi đòi, con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đó.
Chúng tự do lựa chọn phối ngẫu tương lai rồi thông báo mẹ cha. Đám cưới chúng
giới hạn số bạn bè mình được mời. Muốn tới thăm cháu, phải hẹn trước. Rồi các
cụ hờn dỗi, tủi thân vì nhiều chuyện vẩn vơ, không đâu.
Thái độ giới trẻ
Bản chất giới trẻ cũng có một số điều cần lưu ý, như là:
- Có thể nông cạn về lẽ sống
- Nhẹ tình cảm gia đình, quê hương, cội nguồn
dân tộc.
- Nhiều hoài bão, không thỏa mãn với cái đã có.
Trước hết, phải thừa nhận là con cái bây giờ có nhiều điểm thuận
lợi hơn cha mẹ già. Các con có kiến thức cao, suy luận thực tế, khoa học hơn,
tính tình cởi mở, dám nghĩ dám làm việc khó, việc lớn
Các con khỏe mạnh hơn, nhiều nhiệt huyết hơn, có thể làm nhiều
việc trong một thời gian định sẵn. Tầm nhìn của con cái thoáng rộng và thực tế
hơn. Họ có nhiều dự tính cho tương lai và luôn luôn nghĩ tới sự tranh đua, phấn
đấu.
Đối với cha mẹ, các con cũng có một cái nhìn hơi e ngại dè dặt, ít
thổ lộ, ít tiếp xúc. Lý do là văn hóa giáo dục khác biệt. Một bên nghiêm khắc,
kín đáo, một bên ồn ào cởi mở. Một bên dùng những ngôn từ “thời đại” mà
phía kia, mù tịt, chẳng hiểu ất giáp gì. Như là “phần mềm, ổ cứng”…trong
máy computer.
Tuy nhiên, con người dù tài ba đến mấy chăng nữa cũng phải có nguồn gốc, có cha mẹ:
Tuy nhiên, con người dù tài ba đến mấy chăng nữa cũng phải có nguồn gốc, có cha mẹ:
“Con người có bố, có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Vì thế cũng nên luôn luôn nhớ câu “uống nước, nhớ nguồn”, dù cha mẹ có không hoàn hảo, vẹn toàn.
Vả lại:
“Tuổi già hiu hắt ngọn đèn
Trước cơn gió lớn, sức bền còn không”.
Và:
“Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi”.
Nhiều cháu có thể có cả một kho tàng kiến thức nhưng nếu được kết
hợp với sự thấu đáo, kinh nghiệm, với sự khôn ngoan của mẹ cha thì kiến thức
của mình sẽ đạt được nhiều thành công hơn.
Các cháu nhiều sức lực, trí óc tươi trẻ nên hành động nhanh nhẹn
hơn. Nhưng “đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá, mà quàng phải dây”.
Cha mẹ chậm chạp, nhưng đôi khi chậm mà chắc.
Một số cháu cứ nghĩ rằng cha mẹ già yếu, trở thành vô dụng.
Thực ra già vẫn còn sức mạnh của sự già: sức mạnh của kiên nhẫn,
tôi luyện từ nhiều chục năm lăn lội trường đời. Họ vẫn còn khả năng làm việc,
nhưng để hoàn tất, họ cần thời gian lâu hơn. “Có còn hơn không”, phải không các cháu?.
Nhìn chung
Nói ra thì nhiều, nhưng đi vào thực tế, phải công nhận là có một
khoảng cách dài ngắn, những khác biệt nào đó giữa các thế hệ khác nhau trong
cộng đồng, giữa cha mẹ, con cái. Khác biệt về suy nghĩ, hành động, về quan niệm
sống, về cách diễn tả tình cảm, tâm trạng.
Sông có khúc, người có lúc thì mỗi lứa tuổi cũng có đặc điểm, cá
tính của mỗi thế hệ, mỗi lớp tuổi.
Không nên coi khác biệt đó là mâu thuẫn gây trở ngại cho hài hòa
gia đình, xã hội mà là một lẽ đương nhiên trong đời sống, có già có trẻ. Tre
già sát cánh măng non. Cũng như có âm thì có dương, có sáng thì có tối, có tốt
phải có xấu.
Chẳng nên tìm cách xóa bỏ cách biệt mà nên “biết người biết mình”, để hòa hợp chung sống.
Thích nghi, chấp thuận với khác biệt của nhau, miễn là những khác
biệt này không mang tính cách hủy hoại lẫn nhau.
Giúp nhau gọt rũa khác biệt cho dần dần ăn khớp với nhau.
Sẵn sàng lắng nghe nhau, phân tích dị biệt, bàn cãi thẳng thắn rồi
chấp nhận nhau.
Tổng kết các điểm đã thông cảm, thỏa thuận thành đường lối chung
cho đại gia đình.
Mọi người nên nghĩ đời sống là một cái vòng luẩn quẩn, như diễn tả
của bác sĩ Milton Greenblatt (1914-1994), nhà tiền phong Hoa Kỳ vể chăm
sóc sức khỏe tâm bệnh:
“Trước hết, chúng ta là
con của cha mẹ
Rồi là cha mẹ của bầy
con
Sau đó sẽ trở lại
làm cha mẹ của cha mẹ
Cuối cùng là con của bầy
con »
Để mà thông cảm, chung
sống với nhau.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Tác giả: Bác Sĩ Nguyễn
Ý-Đức, MD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét