Tại sao cần cầu
nguyện?
(Fri,
06/03/2015 - Trầm
Thiên Thu –thanhlinh.net)
Cầu nguyện
là hoạt động quan trọng trong đời sống tâm linh. Đây là 5 lý do xác định việc
cầu nguyện có lợi ích cho đời sống chúng ta.
1. KẾT HIỆP VỚI CHÚA
Cầu
nguyện là một dạng thờ phượng và chúc tụng Thiên Chúa, là “sợi dây” liên kết với
Ngài. Khi dâng lời cầu xin, chúng ta chấp nhận mình yếu đuối nên khiêm nhường
xin Thiên Chúa giúp đỡ. Cầu nguyện là dịp bày tỏ các nhu cầu của mình, cầu xin
Ngài nâng đỡ trong cuộc sống hằng ngày.
2. DUY TRÌ NHÂN ĐỨC
Chúng ta
hạnh phúc được là Kitô hữu, nhưng đức tin còn yếu kém. Đức tin phải được chăm
sóc không ngừng, nếu bị bỏ bê, đức tin sẽ èo uột, ấu trĩ, khó phát triển. Vì
thế, đức tin phải được chúng ta lưu ý và tích cực phát triển tối đa. Cầu nguyện
với Thiên Chúa làm chúng ta mạnh mẽ để xây dựng đời sống tâm linh vững bền.
Càng cầu nguyện nhiều, chúng ta càng biết về Thiên Chúa, càng phát triển về ba
nhân đức đối thần (Tin, Cậy, Mến).
3. BÀY TỎ CHÍNH MÌNH
Khi cầu
nguyện, nhất là khi cầu nguyện riêng, chúng ta không to tiếng. Cầu nguyện là
thời gian bày tỏ chính mình. Hãy trút bỏ mọi “gánh nặng cuộc sống”
bằng cách tâm sự với Thiên Chúa về mọi thứ: cảm giác, lo lắng, sợ hãi, niềm
vui, nỗi buồn,... và đừng bao giờ quên cảm tạ Ngài.
4.
SỐNG TỐT HƠN
Các
cuộc nghiên cứu cho thấy rằng việc cầu nguyện có thể giúp người ta sống khỏe
mạnh cả thể lý lẫn tinh thần. Hằng ngày, nhất là khi thức dậy và khi đi ngủ,
hãy dành vài phút cầu nguyện. Trong ngày, ngay khi xung quanh ồn ào náo nhiệt,
chúng ta vẫn có thể cầu nguyện, có thể kết hiệp với Thiên Chúa mọi nơi và mọi
lúc, thậm chí ngay cả khi bạn chạy xe trên đường. Cầu nguyện không chỉ tốt cho
tâm linh, mà còn tốt cho thể lý về tính tình, tim mạch, huyết áp,...
5.
SỐNG KHIÊM NHƯỜNG
Khi
chúng ta cúi đầu cầu nguyện trước Thiên Chúa, đó là động thái khiêm nhường.
Tính ích kỷ và thói kiêu ngạo sẽ biến mất vì chúng ta chợt nhận ra mình yếu
đuối, ngập đầu tội lỗi đối với Thiên Chúa và tha nhân. Sức mạnh, tình yêu và ân
sủng của Thiên Chúa sẽ tuôn đổ trên chúng ta, Ngài vui mừng vì chúng ta biết
cầu nguyện và khiêm nhường. Cầu nguyện cũng có thể biến đổi thái độ của chúng
ta đối với mọi vấn đề. Và chúng ta đừng quên cầu nguyện cho các linh hồn và cho
người khác, nhất là người tội lỗi và người đau khổ.
KINH LẠY CHA
Chắc
chắn việc cầu nguyện cần thiết và sinh nhiều ích lợi cho chúng ta nên các tông
đồ đã xin Chúa Giêsu dạy cách cầu nguyện, và Ngài đã dạy cầu nguyện bằng Kinh
Lạy Cha: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng,
nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng
con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ
có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho
khỏi sự dữ” (Mt 6:9-13; Lc 11:2-4).
TRẦM
THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét