Tại sao con em ta ngày nay thiếu ý
thức về các sự kiện luân lý
(Thu,
05/03/2015 - Vũ Văn An –thanhlinh.net)
Justin P.
McBrayer là một giáo sư triết học tại Trường Cao Đẳng Fort Lewis ở Durango,
Colorado, Hoa Kỳ. Theo ông, nhiều sinh viên đại học không tin các sự kiện luân
lý. Dù chưa có con số thống kê về hiện tượng này, nhưng đa số các giáo sư dạy
triết tại Hoa Kỳ thừa nhận rằng phần lớn sinh viên đại học, ngay từ những năm
đầu tiên, đều coi các qui luật luân lý chỉ là những ý kiến, mà đúng hay sai là
tùy từng nền văn hóa.
Thái
độ ấy do đâu mà có? Căn cứ vào sự kiện có sự hiện diện của chủ nghĩa duy tương
đối về luân lý trong một số giới khoa bảng, nhiều người nghĩ rằng chính các nhà
triết học đã tạo ra não trạng trên. Nhưng thực ra không phải. Đã đành là có
những nhà triết học chủ trương một thứ thuyết duy tương đối nào đó về luân lý,
như Protagoras thượng cổ, chẳng hạn, từng tuyên bố rằng “con người là thước đo mọi sự”, hay có những nhà triết học bác bỏ
mọi sự kiện luân lý. Nhưng những người như thế rất hiếm. Vả lại, nếu các sinh
viên mới nhập học đã có những cái nhìn như trên thì đâu phải do các nhà triết
học nhồi nhét cho họ? Vậy thì những cái nhìn đó do đâu mà có?
McBrayer
cho biết: cách nay mấy tuần, ông khám phá ra điều này: các sinh viên bị đầu độc
bởi cái nhìn trên từ lâu trước khi họ bước qua ngưỡng cửa đại học. Khi ông tới
thăm lớp hai nơi con ông theo học, ông đọc được hai biểu ngữ dán trên tường với
nội dung như sau:
Sự
kiện: một điều đúng về một sự vật và có thể chứng nghiệm hay chứng minh.
Ý kiến: Điều một ai đó nghĩ, cảm nhận, hay tin tưởng.
Ý kiến: Điều một ai đó nghĩ, cảm nhận, hay tin tưởng.
Hy vọng
rằng hai định nghĩa trên chỉ là lầm lỗi nhất thời, ông về tìm kiếm trên mạng ở
mục “sự kiện tương phản với ý kiến”.
Các định nghĩa ở đây cũng gần y hệt các câu định nghĩa ở lớp học của con trai
ông. Và đều là các định nghĩa tiêu chuẩn của Common Core dùng cho các
lớp từ K tới 12 “để phân biệt sự kiện, ý
kiến và phán đoán có lý luận trong một bản
văn”. Common Core cũng cung cấp đường nối tới các định nghĩa, các
dàn bài và đố vui để đảm bảo học sinh có thể phân biệt sự kiện và ý kiến.
Vậy
thì có gì sai trong các định nghĩa này và chúng phá hoại ra sao cái nhìn cho
rằng có những sự kiện luân lý khách quan?
Trước
nhất, câu định nghĩa về sự kiện nói trên đã mơ hồ giữa sự thật và chứng minh.
Đây là hai điều rất khác nhau. Có những điều chân thực dù không ai có thể chứng
minh được. Thí dụ, quả quyết rằng có sự sống tại một nơi khác trong vũ trụ có
thể đúng dù không ai chứng minh được điều này. Ngược lại, có những điều ta từng
“chứng minh” nhưng cuối cùng không
đúng sự thật. Thí dụ nhiều người trước đây nghĩ rằng trái đất phẳng chẳng hạn.
Thành thử cần phải phân biệt sự thật với chứng minh: sự thật là một đặc điểm
của thế giới, trong khi chứng minh là một đặc điểm của sinh hoạt tâm trí ta. Mặt
khác, nếu cần chứng minh cho sự kiện thì sự kiện trở thành tương đối đối với
con người. Một điều gì đó có thể là sự kiện đối với tôi nếu tôi chứng minh được
nó nhưng đối với anh, nó có thể không phải là môt sự kiện nếu anh không chứng
minh được nó. Trong trường hợp này, E=MC² là sự kiện đối với nhà vật lý chứ
không đối với tôi.
Thứ hai,
và điều này tệ hơn, học sinh được dạy rằng các chủ trương hoặc là sự kiện hoặc
là ý kiến. Các em được đố vui nhằm xếp các chủ trương vào hoặc sự kiện hoặc ý
kiến, chứ không cả hai. Nhưng nếu sự kiện là một điều gì đúng và ý kiến là một
điều gì được tin, thì nhiều chủ trương, hiển nhiên, là cả hai. Thí dụ, sau khi
thăm lớp học của con trai ông, McBrayer hỏi nó về sự phân biệt này. Nó tự tin
giải thích cho ông hay: sự kiện là những điều đúng còn ý kiến chỉ là những điều
được tin. Sau đây là cuộc “đàm đạo”
của họ:
McBrayer:
“ba tin George Washington là tổng thống thứ nhất. Điều này là sự kiện hay ý
kiến?”
Con trai ông: “Nó là sự kiện”.
McBrayer: “nhưng ba tin điều đó, mà con thì con cho rằng điều người ta tin chỉ là ý kiến”.
Con trai ông: “Nó là sự kiện”.
McBrayer: “nhưng ba tin điều đó, mà con thì con cho rằng điều người ta tin chỉ là ý kiến”.
Con trai
ông: “à há, nhưng nó đúng”.
McBrayer: “Như vậy nó vừa là sự kiện vừa là ý kiến”.
McBrayer: “Như vậy nó vừa là sự kiện vừa là ý kiến”.
Nét mặt đờ
đẫn của con trai ông nói lên tất cả.
Thứ nhị
phân trên giữa sự kiện và ý kiến liên hệ ra sao với luân lý tính? McBrayer tìm được câu trả lời sau khi kiểm tra bài làm ở nhà
của con trai ông và nhiều bài làm trên mạng (xem http://www.ereadingworksheets.com/free-reading-worksheets/fact-and-opini...).
Học sinh
được yêu cầu phân biệt sự kiện với ý kiến và mọi chủ trương về giá trị đều bị
coi là ý kiến. Sau đây là một bài trắc nghiệm ngắn: các điều sau đây là sự kiện
hay ý kiến?
—
Cóp bài làm tại nhà là điều xấu.
— Chửi thề ở trường là một tác phong không thích đáng.
— Mọi người được dựng nên đều bình đẳng.
— Hy sinh một số tự do bản thân là điều đáng làm để bảo vệ đất nước ta chống lại chủ nghĩa khủng bố.
— Những người dưới tuổi 21 uống rượu là những người sai quấy.
— Những người ăn chay khỏe mạnh hơn những người ăn thịt.
— Những người buôn bán ma túy thuộc về nhà tù.
— Chửi thề ở trường là một tác phong không thích đáng.
— Mọi người được dựng nên đều bình đẳng.
— Hy sinh một số tự do bản thân là điều đáng làm để bảo vệ đất nước ta chống lại chủ nghĩa khủng bố.
— Những người dưới tuổi 21 uống rượu là những người sai quấy.
— Những người ăn chay khỏe mạnh hơn những người ăn thịt.
— Những người buôn bán ma túy thuộc về nhà tù.
Câu
trả lời? Bản trả lời xếp tất cả các câu trên vào loại ý kiến. Họ đưa ra lời
giải thích như sau: mỗi chủ trương trên đều là chủ trương về giá trị, mà chủ
trương về giá trị không phải là sự kiện. Và điều này được lặp lại trong nhiều
tài liệu khác nhau: bất cứ chủ trương nào liên quan tới điều thiện, điều chân,
điều giả… đều không phải là sự kiện.
Nói tóm
lại, tại các trường công lập Hoa Kỳ, người ta dạy học sinh rằng mọi chủ trương
đều hoặc là sự kiện hoặc là ý kiến và mọi chủ trương về giá trị và luân lý đều
là ý kiến. Hệ luận: không hề có sự kiện luân lý. Và nếu không có sự kiện luân
lý, thì không có chân lý luân lý.
Sự bất
nhất trong học trình trên là điều khá hiển nhiên.
Thí dụ: ở
đầu mỗi năm học, học sinh đều mang về nhà một bản liệt kê các quyền lợi và
trách nhiệm của học sinh. Nếu đã đọc các bài học về “sự kiện tương phản với ý kiến” nói trên, hẳn học sinh phải nhận ra
rằng các quyền lợi mà họ giả thiết có đã chỉ được đặt căn bản trên ý kiến,
không hơn không kém. Theo học trình soạn cho các trường, chắn chắn không đúng
sự thật chút nào là các bạn đồng học của họ đáng được đối xử một cách đặc thù
nào đó, bởi nếu không, chẳng hóa ra bạn biến một chủ trương về giá trị thành
một sự thật hay sao! Cũng thế, không hề đúng sự thật là họ có bất cứ trách
nhiệm nào, vì nếu không, bạn cũng biến một chủ trương về giá trị thành một sự
thật. Thành thử chẳng ngạc nhiên chi khi có việc gian lận tràn lan khắp các
khuôn viên cao đẳng: Nếu ta dạy dỗ các học sinh trong suốt 12 năm rằng việc
gian lận có sai hay không là điều không quan trọng, thì ta không thể đổ lỗi cho
họ khi họ làm thế về sau này.
Thực vậy,
trong thế giới ở bên kia trường trung tiểu học, nơi mà người trưởng thành phải
áp dụng kiến thức và lý luận luân lý của họ vào việc cư xử trong xã hội, thì
thách thức lại càng lớn lao hơn. Ở đấy, sự nhất quán đòi ta phải thừa nhận sự
hiện hữu của các sự kiện luân lý. Nếu cho là không đúng khi bảo giết một hí hoạ
viên mà ta bất đồng là sai lầm, thì tại sao ta lại nổi giận? Nếu không hề có sự
thật nào về điều tốt, điều có giá trị hay điều đúng, thì ta làm sao khởi tố
người ta về tội chống lại nhân loại được? Nếu bảo rằng mọi người đều được dựng
nên bình đẳng với nhau là điều không đúng, thì tại sao ta lại bỏ phiếu cho bất
cứ hệ thống chính trị nào không thiên vị ta mà có hại cho người khác?
Các trường
học của ta đang làm những điều hết sức tốt đẹp cho con em chúng ta. Và họ đang
giảng dạy nhiều tiêu chuẩn luân lý tốt đẹp khi họ yêu cầu học sinh cư xử với
nhau hợp nhân đạo và làm bài làm ở nhà với một lòng liêm chính học thuật. Nhưng
cùng một lúc, học trình của họ lại khiến con em chúng ta suy nghĩ hai mặt. Các
em được dạy rằng không hề có các sự kiện luân lý, nhưng ngay sau đó, lại cũng
được dạy rằng các em phải xử sự với nhau ra sao cho đẹp.
Theo
McBrayer, ta có thể làm tốt hơn thế. Con em chúng ta đáng được hưởng một nền
tảng tri thức nhất quán. Ý kiến là những điều chúng ta tin. Nhưng một số tín
ngưỡng của ta đúng sự thật. Một số không. Một số tín ngưỡng của ta được chứng
cớ nâng đỡ. Một số không. Các chủ trương về giá trị giống bất cứ chủ trương nào
khác: hoặc đúng hoặc sai, hoặc có chứng cớ hoặc không. Cái khó nằm ở chỗ không
phải thừa nhận rằng ít nhất cũng có một số chủ trương luân lý đúng sự thật mà ở
chỗ, căn cứ vào chứng cớ, cẩn thận tìm ra điều nào trong số các chủ trương luân
lý chống chọi nhau là đúng đắn. Đây là điều khó làm. Nhưng ta không thể tránh
né trách nhiệm vẫn đi theo kiếp người chỉ vì nó khó khăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét