Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Loại thuốc đắt nhất thế giới hoạt động thế nào

 

Thứ ba, 28/2/2023, VnExpress,net

Loại  thuốc  đắt  nhất  thế  giới  hoạt  động  thế  nào

Libmeldy, giá 3,3 triệu USD một liệu trình, điều trị bệnh hiếm bằng cách thay đổi tế bào gốc của bệnh nhân, chèn các bản sao gene khỏe mạnh giúp chúng sản sinh ra tế bào máu bình thường.

Tháng 2, Teddi Shaw, bệnh nhi 20 tháng tuổi mắc bệnh di truyền hiếm gặp MLD, còn gọi loạn dưỡng chất chuyển sắc, đã được điều trị thành công bằng một trong những loại thuốc đắt nhất thế giới. Phương pháp điều trị mang tính cách mạng có tên Libmeldy, do công ty Orchard Therapeutics sản xuất, trị giá khoảng 3,3 triệu USD. Thuốc được coi là niềm hy vọng đối với nhiều trẻ mắc chứng MLD trong tương lai.

Thông thường, những trẻ mắc MLD sẽ mất dần khả năng suy nghĩ, di chuyển và cảm nhận thế giới xung quanh. Cuối cùng, các em không thể đi lại, nuốt, nói, nghe, nhìn hoặc phản ứng với các kích thích cơ thể. Hầu hết trẻ sơ sinh mắc MLD sẽ chết trước khi lên 5 tuổi.

MLD hình thành do một hoặc một số đoạn gene lỗi. Đây là một gene lặn, có nghĩa chỉ những trẻ thừa hưởng hai bản sao lỗi từ cả cha và mẹ mới phát triển tình trạng này. Do đó, MLD rất hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng đến khoảng một trên 40.000 trẻ tại Anh. Tại Mỹ, ước tính có dưới 50.000 người mắc bệnh.

Ở trẻ có hai bản sao gene khiếm khuyết, lượng sulfatide (chất béo có trong chất trắng của não và tủy sống) tích tụ quá mức trong vỏ tế bào thần kinh, làm gián đoạn hoạt động của dây thần kinh và gây viêm nhiễm.

Các bác sĩ có thể điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp cấy ghép tủy xương từ người hiến tặng khỏe mạnh, nhưng điều này chỉ làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Phương pháp khác là tiêm enzyme đang hoạt động, song đây là một phân tử protein lớn, đôi khi không vượt qua được hàng rào máu não.

Sau nhiều năm liền, bác sĩ đã thử nghiệm thành công liệu pháp atidarsagene autotemcel, bán ra thị trường với tên Libmeldy. Thuốc cung cấp gene khỏe mạnh để tạo enzyme cho cơ thể.

Bước đầu, bác sĩ sẽ thu thập tế bào gốc từ tủy xương của bệnh nhân, có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào máu và gửi chúng đến một phòng thí nghiệm ở Italy. Tại đây, các nhà khoa học sẽ sử dụng một loại virus đã được sửa đổi, chèn các bản sao gene khỏe mạnh chứa enzyme vào DNA của chúng.

Cuối cùng, bác sĩ tiêm lại tế bào gốc vào máu bệnh nhân. Các tế bào di chuyển đến tủy xương, tạo ra các tế bào máu có thể sản sinh enzyme và hoạt động bình thường.

Não bộ của người mắc chứng loạn dưỡng chất chuyển sắc. Ảnh: Mldsupportuk

Tháng 1 năm ngoái, các nhà nghiên cứu ở Italy kết luận phương pháp này có hiệu quả với hầu hết trẻ em nếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh. Tháng 3/2022, Viện Sức khỏe và Chăm sóc Chuyên sâu Quốc gia Vương quốc Anh (NICE) đã phê duyệt sử dụng thuốc.

Vào thời điểm phê duyệt, Libmeldy được ghi nhận là loại thuốc đắt nhất thế giới, với chi phí 2,87 triệu bảng Anh (3,42 triệu USD) với mỗi bệnh nhân. Gần đây, Mỹ phê duyệt một liệu pháp gene khác đắt hơn, có giá 3,5 triệu USD.

Hiện, Libmeldy vẫn là phương pháp điều trị có giá cao nhất từng được NICE chấp thuận. Các chuyên gia vẫn cho rằng đây là mức giá dễ hiểu sau 20 năm nghiên cứu và phát triển. Giáo sư Bobby Gaspar, đồng sáng lập, Giám đốc điều hành Orchard Therapeutics, cho biết việc đưa thuốc ra thị trường là một quá trình rất dài, với nhiều nỗ lực.

Điểm hạn chế của Libmeldy là chỉ có tác dụng nếu được dùng trong giai đoạn đầu phát triển bệnh. Nhiều trẻ em được chẩn đoán mắc MLD sau khi anh, chị của các em đã chuyển nặng. Khi ấy, đã quá muộn để kiểm soát căn bệnh chết người.

Báo cáo của BBC tiết lộ chị gái của Teddi Shaw, bé Nala, ba tuổi hiện đã mất thị lực, không thể đi lại hay ăn uống do bệnh MLD. Nala đã quá tuổi có thể sử dụng thuốc.

Các nhà nghiên cứu, bác sĩ và gia đình những trẻ mắc MLD kêu gọi sàng lọc tất cả trẻ sơ sinh. Nhưng xét nghiệm máu gót chân dành cho các trẻ sơ sinh ở Anh không thể xác định được bệnh MLD.

Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Manchester đang sử dụng xét nghiệm sinh hóa để sàng lọc tình trạng bệnh. Phương pháp có thể đo mức độ sulfatide hoặc enzyme trong máu bệnh nhân, hiệu quả hơn xét nghiệm di truyền.

Thục Linh (Theo Medical News Today)

Người phụ nữ cắn trả khi bị sư tử tấn công

 

Thứ ba, 28/2/2023, VnExpress,net

Người  phụ  nữ  cắn  trả  khi  bị  sư  tử  tấn  công

MEXICOBất ngờ bị con sư tử hai tuổi tấn công, cô Lidia Hernández ở bang Aguascalientes liều mạng cắn vào gần mắt của con vật và chạy thoát, cuối tháng 1.

Vụ tấn công xảy ra khi người phụ nữ 40 tuổi đang đi giặt quần áo còn con sư tử cái tên Salomé trốn thoát khỏi lồng sau vụ trộm bất thành. Nó lang thang trên phố, cắn chết hai con chó và một con mèo trước khi đến nhà cô Lidia.

 

Lidia Hernández bị sư tử tấn công khi chuẩn bị ra ngoài giặt đồ. Ảnh: Univision

Trả lời phóng viên tờ EI Heraldo de Mexico, Lidia cho biết lúc đầu chỉ nghĩ bị ai đó tấn công. "Tôi nhớ, khi vừa mở cửa định ra ngoài giặt quần áo thì thấy một bóng đen ập đến và nghĩ đó là người", cô nhớ lại. Lidia chỉ biết đó là sư tử khi nghe tiếng gầm gừ.

Để tự vệ, cô dùng hết sức cắn vào gần phần mắt của con vật. Cú cắn mạnh và bất ngờ khiến con sư tử khựng lại, giúp cô có cơ hội chạy thoát.

Geovany Javeier, 34 tuổi, chủ của con sư tử sau đó cũng nhanh chóng tới hiện trường và khống chế con vật.

 


Con sư tử cái 2 tuổi được khống chế và bắt giữ sau khi tấn công người phụ nữ 40 tuổi. Ảnh: CEN

Người phụ nữ 40 tuổi được đưa đến viện điều trị. Hiện sức khỏe của nạn nhân đã ổn định sau khi khâu nhiều mũi ở tay, chân và đầu. Cô cũng yêu cầu Geovany Javeier phải bồi thường chi phí chăm sóc.

Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Mexico đã tịch thu Salomé và một con đực 9 tháng tuổi. Người chủ bị bắt giữ và điều tra với cáo buộc nuôi động vật hoang dã gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Tuy nhiên, Javier khẳng định bản thân có đầy đủ các giấy phép và cơ sở vật chất đảm bảo để nuôi thú lớn theo đúng luật định.

 

Minh Phương (Theo Dailystar)

VỮNG TIN VÀO ĐỨC MẸ

 

VỮNG  TIN  VÀO  ĐỨC  MẸ

Thứ năm - 15/09/2022-  +  ĐGM  GB. Bùi Tuần


 Trong kinh Lạy Cha có câu: “Xin cho chúng con lương thực hằng ngày”. Sáng nay, khi đọc câu Bùi-Tuần 2464

 1.

Trong kinh Lạy Cha có câu: “Xin cho chúng con lương thực hằng ngày”. Sáng nay, khi đọc câu đó, tôi đã xin Chúa cho tôi biết: Lương thực hằng ngày Chúa thấy cần cho tôi lúc này là gì, thì Chúa thương dạy tôi:  Đó là niềm tin vào Đức Mẹ Maria.

 2.

Chúa cho tôi thấy tình hình lúc này là một thời điểm đầy những gian nan khốn khó, bất ổn cả trong đạo, lẫn ngoài đời, để có sức vượt qua muôn vàn thử thách, thì lương thực cần có: Đó là niềm tin vào Đức Mẹ Maria.

 3.

Hiểu thánh ý Chúa, tôi xin Chúa thương ban cho tôi ơn biết tin vào Đức Mẹ thì Chúa dạy tôi: Một cách tin vào Đức Mẹ đơn sơ nhất và cũng hữu hiệu nhất, đó là “Chuỗi tràng hạt mân côi”.

 Tôi cầm lấy tràng hạt mân côi, và cầu nguyện với Đức Mẹ. Tôi đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh với tâm thức một người con bé nhỏ yếu đuối.

 4,

Đọc đi đọc lại nhiều lần.

 Càng đọc, tôi càng nhận được niềm tin vào Đức Mẹ tràn vào hồn tôi một cách dịu dàng.

5,

Niềm tin đó thay đổi tôi một cách sâu xa.

 Tôi không còn sợ sống, chán sống. Nhưng tôi cảm nhận được một thứ hạnh phúc lạ lùng, đó là trao phó mình tôi cho Đức Mẹ.

 6,

Hầu như lúc nào tôi cũng nói chuyện với Đức Mẹ.

 8.Thú thực là tôi khóc bên Đức Mẹ rất nhiều lần. Khóc cũng chính là cầu nguyện. Mà có khóc thì mới nhận được an ủi.

 7,

Tôi không khóc cho tôi. Nhưng tôi khóc cho những người thân yêu của tôi, cho Hội Thánh của tôi, cho đồng bào của tôi.

 8,

Tôi đang cầu nguyện bằng bài ca quen thuộc: “Lạy Mẹ, xin an ủi chúng con luôn luôn, Mẹ từ bi, xin phá những nỗi u buồn. Vì đời con reo rắc biết bao đau thương, và tràn lan gai góc vướng trên con đường”.

 9.

Tôi tin vào Mẹ, Mẹ đã cứu tôi.

 10.

Tôi thấy hiện giờ rất nhiều người tại Việt Nam yêu dấu cũng đang được Đức Mẹ cứu. Họ là Công giáo, rất nhiều người là ngoài Công giáo

 11.

Cùng với họ, tôi tin vào Mẹ. Mẹ đang luôn cho chúng tôi nhiều sự lạ lùng.

 12.

Mẹ đang trở thành mẹ chung cho mọi người

 Xin thú thực là niềm tin của nhiều người ngoài Công giáo đặt nơi Đức Mẹ đã thêm Đức Tin cho tôi.

 Long Xuyên, ngày 17.8.2022

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

VẤN ĐỀ XÁC – HỒN

 

Mon, 27/02/2023 - Trầm Thiên Thu

VẤN  ĐỀ  XÁC – HỒN

Con người sinh ra ai cũng có hai phần thể xác và linh hồn. Cơ thể là “vật chứa” linh hồn, mà linh hồn lại chính là sinh khí của Thiên Chúa. (x. St 2:7) Nhưng Chúa Giêsu bảo: “Tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn.” (Mt 26:41; Mc 14:28) Thế nên cũng nhiêu khê lắm!

Cuộc đời là cõi trầm luân

Bồi hồi chợt nhớ thì thầm Mùa Chay

Nhớ đêm nhớ cả ban ngày

Nhớ nô-tỳ-kiếp đắng cay gian trần

Sầu lòng chứ chẳng bi quan

Dẫu phận sang hèn cũng hóa bụi tro

Trăm năm nào phải là thơ

Nhập nhòa mơ ước, thực – hư cuộc đời

Xác và hồn cứ giằng co không ngừng. Suy tư về cuộc đời mà thấy nẫu cả lòng. Chay tịnh nên tím rịm tâm hồn. Thế nhưng Kitô hữu chúng ta không buồn não nuột, phàm nhân chúng ta lại vẫn cảm thấy vui mừng trong Đức Tin, vì Thánh Phaolô nói: “Trong Đức Kitô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần.” (Ep 1:13) Hoa hạnh phúc chợt nở tươi trên miền đất khô cằn tội lỗi!

1. VẤN ĐỀ XÁC PHÀM

Cơ thể con người có vẻ giản dị và nhỏ bé, nhưng thực ra đó là một kỳ công và là một thế giới bí ẩn! Bạn đã biết gì về cơ thể của mình?

– Nếu các mạch máu được mắc nối tiếp thì sẽ dài 96.558,6 km. Cơ thể có hàng triệu tế bào phải được máu bơm vào.

– Lông mi và lông mày chỉ “sống” được vài tháng, nhưng tóc lại có thể tồn tại 2-8 năm rồi mới rụng, lâu gấp 10 lần so với lông mi và lông mày.

– Khi nói, chúng ta không cần rung dây thanh âm, gọi là nói thầm. Chỉ khi nói lớn mới cần rung dây thanh âm.

– Mắt màu đen sẫm phản ứng nhanh hơn mắt màu khác (xanh, nâu,…), vì tốc độ chuyển xung động thần kinh ở mắt đen chạy lên não nhanh hơn.

– Xương người có lực nén mạnh hơn bê-tông hoặc cẩm thạch. Đó là nhờ chất can-xi (thực sự là kim loại) kết hợp với phốt-pho và ô-xy để thành chất rắn giống như bê-tông.

– Con người có 2 loại mắt (nghĩa là 3 mắt). Thực ra ai cũng có “mắt” thứ ba ở trung tâm não, gọi là “tùng quả tuyến” (pineal gland, vì nhìn như trái tùng). Nó liên quan mắt thứ ba – có ở nhiều loại cá, ếch và thằn lằn. Giống như mắt thật, tùng quả tuyến phản ứng theo các thay đổi của ánh sáng. Nhưng thay vì chuyển hình ảnh lên não, nó sản sinh chất melatonin – loại hormone làm ảnh hưởng tâm linh và kết hợp với thời kỳ dậy thì.

– Móng tay ở ngón giữa mọc nhanh nhất, móng tay ở ngón út mọc chậm nhất. Trung bình mỗi năm móng tay dài thêm gần 4 cm. Nếu bạn cắn móng tay thì nó sẽ mọc nhanh hơn khoảng 20% đấy!

– Các hạch (ở bên họng) thuộc hệ bạch cầu, chúng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Nhưng đôi khi chúng bị cắt bỏ vì chúng nhiễm trùng, gọi là cắt a-mi-đan.

– Người Hàn quốc có ít “tuyến mùi” hơn bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Do vậy mà họ ít có mùi “hôi khét” hơn.

– Dấu vân tay được người Trung quốc dùng để nhận dạng từ hàng ngàn năm trước. Nhưng đó là mục đích của con người, không là của Tạo Hóa. Thật ra dấu vân tay giúp dễ cầm (nắm giữ), kể cả các “đường chỉ” ở lòng bàn tay. Mồ hôi tiết ra ở các “đường chỉ” trong bàn tay giúp nắm chặt hơn.

– Nhịp đập của tim là tự nó, không nhờ sự giúp đỡ của não hoặc cột sống, vì khi lấy tim ra thì nó vẫn “nhảy nhịp”. Mỗi cơ tim đều tự đập được.

– Mỗi sợi tóc trên đầu đều được kết nối với một “cơ ngỏng” (erector muscle), do vậy mà khi có gì bất ngờ, chúng ta thấy rờn rợn muốn dựng tóc gáy. Có khi nó khiến chúng ta giật mình.

– Mỗi ngày chúng ta sản sinh hơn 290 lít nước bọt (nước miếng, nước dãi). Nếu không có nước bọt, bạn không thể nói hoặc ăn. Nước bọt giúp chuyển hóa tinh bột thành đường và giúp chữa lành các vết thương trong miệng. Nước bọt là một loại biệt dược.

– Một phụ nữ bình thường, mỗi chu kỳ có khoảng 400 trứng rụng xuống, nhiều trứng thoái hóa trước độ tuổi dậy thì hoặc còn “non”, mặc dù có hàng chục ngàn trứng dự trữ. Mỗi chu kỳ chỉ có khoảng 2 trứng khả dĩ thụ tinh. Nhưng ở nam giới, mỗi lần phóng tinh có đến 300 triệu tinh trùng. Nếu vợ chồng quan hệ 8 lần/tháng, mỗi trứng “đương đầu” với khoảng 2,4 tỷ tinh trùng, nhưng chỉ có 1 tinh trùng “gặp” 1 trứng, vậy là xảy ra “cuộc chạy đua nước rút” rất kịch liệt với tỷ lệ chọi quá cao, phải thực sự là tinh binh mới khả dĩ đoạt giải quán quân. Mỗi tháng nam giới có sức chứa khoảng hơn 2 tỷ tinh trùng, như vậy sức chứa nam lớn hơn sức chứa nữ.

Thật là kỳ công của Thiên Chúa! Bác học Thomas Alva Edison (1847-1931, Hoa Kỳ) đã nói: “Chức năng chính của cơ thể là đưa não đi khắp nơi.” Đó là một hành trình kỳ lạ nhất!

2. VẤN ĐỀ TÂM LINH

Con người có vẻ “to lớn” nhưng rất yếu đuối, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thật vậy, con người không vác nổi một vật có trọng lượng bằng thể trọng của mình. Còn loài kiến, nó bé tí nhưng lại có thể chuyển một vật nặng gấp thể trọng của nó nhiều lần.

Chúa Giêsu so sánh: “Đèn của thân thể là con mắt của anh. Khi mắt anh sáng thì toàn thân anh cũng sáng. Nhưng khi mắt anh xấu thì thân anh cũng tối.” (Lc 11:34) Và Ngài nhắn nhủ: “Đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc; vì mạng sống thì hơn của ăn, và thân thể thì hơn áo mặc.” (Lc 12:22-23)

Chúa Giêsu nói vậy vì Ngài biết chúng ta rất “nặng lòng” với vật chất và “nặng nợ” với cuộc đời này, dù vẫn biết chúng ta không vĩnh cư ở thế gian này. Thế mà… lạy Chúa, phàm nhân yếu hèn quá!

Thánh Phaolô nói: “Anh em được liên kết với thân thể Đức Kitô, anh em đã chết đối với Luật Môsê. Giờ đây, anh em thuộc về một người khác, tức là thuộc về Đấng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết, để chúng ta sinh hoa kết quả cho Thiên Chúa. Vì trước đây, khi chúng ta còn bị tính xác thịt chi phối, thì các đam mê tội lỗi dùng Lề Luật mà hoạt động nơi các chi thể chúng ta, để chúng ta sinh hoa kết quả đưa tới cái chết. Nhưng nay, chúng ta không còn bị Lề Luật ràng buộc nữa, vì chúng ta đã chết đối với cái vẫn giam hãm chúng ta. Như vậy, chúng ta phục vụ Thiên Chúa theo tinh thần mới, chứ không theo bản văn cũ của Lề Luật.” (Rm 7:4-6) Chúng ta chỉ là bụi tro, chẳng đáng gì, thế mà lại được là chi thể trong Nhiệm thể Đức Kitô. Kỳ diệu và tuyệt vời quá!

Thánh Phaolô nói thêm: “Anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao?” (1 Cr 12:27-30).

Quả đúng như vậy: “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung.” (1 Cr 12:7) Thế mà chúng ta lại cứ so đo, kèn cựa nhau đủ kiểu, đủ mức, mà quên rằng “chỉ có MỘT Thiên Chúa, MỘT niềm tin, MỘT phép rửa,” (Ep 4:5) dù “có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có MỘT Thần Khí,” (1 Cr 12:4) và “có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có MỘT Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người,” (1 Cr 12:6) đặc biệt nhất là điều này: “Đức Giêsu Kitô vẫn là MỘT, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời.” (Dt 13:8).

Thánh Phaolô cũng nhắc nhở mọi người: “Dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô.” (Ep 4:12-13)

Trong các thư, Thánh Phaolô nhiều lần đề cập Nhiệm thể Đức Kitô. Chẳng hạn: “Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.” (Ep 1:23) Thật vậy, chúng ta chỉ có thể nên trọn trong chính Đức Kitô Giêsu mà thôi. Vì chính Ngài đã xác định: “Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. KHÔNG AI ĐẾN VỚI CHÚA CHA MÀ KHÔNG QUA THẦY.” (Ga 14:6)

Xác phàm là nhục thể, là cát bụi, nhưng nó vẫn có một vị trí nhất định, vì chính Ngôi Hai Thiên Chúa đã “hóa thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta.” (Ga 1:14) Thánh GH Gioan Phaolô II đã có Thần Học Cơ Thể (Theology of Body – có người dịch là Thần Học Thân Xác).

Suốt gần 30 năm sau khi Thánh GH Gioan Phaolô II giải thích thần học về cơ thể trong 129 cuộc yết kiến, giáo huấn của ngài tiếp tục gợi hứng trong Giáo Hội các cảm xúc sôi nổi, thậm chí là gây tranh luận và chia rẽ. Thế nhưng chứng cớ có thể tìm thấy tại Đại hội Thần Học Cơ Thể trong tuần cuối tháng 7/2010. Có 450 linh mục, tu sĩ, thần học gia, giáo lý viên và giáo dân tụ họp tại thành phố Blue Belle, để thảo luận về mọi khía cạnh trong giáo huấn của ĐGH Gioan Phaolô II về bản năng giới tính con người (human sexuality) và bản chất bí tích (sacramental nature) của cơ thể con người.

Hội nghị này được Viện Thần học Cơ thể tổ chức, nhóm phi lợi nhuận này đào tạo và cấp giấy chứng nhận cho những người muốn dạy hoặc hiểu cách nhìn của ĐGH Gioan Phaolô II về tình dục. Nhóm này có sự bảo trợ của ĐHY Justin Rigali (GP Philadelphia), ĐHY George Pell (Úc) và 9 giám mục khác thuộc Ủy Ban Giám Mục. Tổ chức này được David Savage thành lập năm 2004, với sự hợp tác của phát ngôn viên kiêm tác giả Christopher West và Matthew Pinto, những người sáng lập nhà xuất bản Ascension Press và website CatholicExchange.com.

Xác phàm thực sự quan trọng vì nó được Thiên Chúa tạo nên: “Thân xác con người là để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác.” (1 Cr 6:13) Không chỉ vậy, thân xác còn là đền thờ Chúa Thánh Thần. (1 Cr 6:19) Chúng ta có trách nhiệm phải tôn trọng và bảo vệ thân xác vì là chi thể trong Nhiệm thể Đức Kitô. Đó cũng là bảo vệ sự sống vậy!

Cũng nên lưu ý: Thân xác như con ngựa chứng, chúng ta phải “tra hàm thiếc” và dùng “dây cương” để kiềm chế nó, nhất là trong Mùa Chay Thánh này.

Thánh Phaolô nói: “Anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận.” (1 Cr 12:27) Hiến Chế Tín Lý (Lumen Gentium, số 7) cũng xác nhận Giáo hội là Nhiệm thể Đức Kitô: “Qua việc thông truyền Thánh Thần của Người cho các anh em của Người, tụ tập từ mọi dân tộc, Chúa Giêsu làm cho họ thành thân thể của Người một cách mầu nhiệm.” Vì thế, chúng ta phải cố gắng sống xứng đáng là những chi thể trong Nhiệm thể Đức Kitô.

 

 

 

Mỗi chi thể trong Nhiệm Thể Đức Kitô phải được thể hiện rõ nét, đặc biệt là trong mỗi gia đình. Mỗi thành viên là một chi thể của “thân thể gia đình.” Đó là hình bóng của Nhiệm Thể Đức Kitô. Một chi thể đau thì cả thân xác cũng nhức, mỗi chi thể khỏe thì cả thân thể đều mạnh. Răng không thể trách môi dựa vào mình. Nếu không có môi thì răng sẽ bị lạnh và rụng hết. Các chi thể khác cũng tương tự. Hệ-lụy-dây-chuyền này là hệ lụy tất yếu, không thể tách rời.

Cuộc sống là sống CHO, sống CÙNG, sống VỚI, chứ không thể mỗi người là một ốc đảo. Quy luật tự nhiên còn vậy huống chi là Nhiệm Thể Đức Kitô. Hãy luôn ghi nhớ: “Mọi người đều là anh em với nhau.” (x. Mt 23:28; Pl 2:5) Đó là quy luật đơn giản nhưng là hệ lụy tất yếu vậy!

Thiết tưởng cũng nên “đặt vấn đề” một chút về các chi thể.  Chúng ta biết rằng tình nghĩa phu thê được Thiên Chúa chúc lành là kết hợp qua Bí tích Hôn phối, nhưng cũng có kèm theo sự ràng buộc vĩnh viễn: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19:6; Mc 10:9) Chính đôi bên đã thề hứa chung thủy, yêu thương và tôn trọng nhau trong mọi hoàn cảnh: Vui hoặc buồn, sướng hoặc khổ, khỏe mạnh hoặc bệnh hoạn, giàu có hoặc nghèo khổ,… Lời thề đó được tuyên thệ công khai trước mặt Thiên Chúa và Giáo hội. Thế nhưng trong thực tế, chúng ta vẫn thấy có những người Công giáo ly thân, thậm chí là ly dị. Như vậy, lời thề đó chỉ là “công thức,” vô giá trị trước mặt Thiên Chúa sao?

Đó là vấn đề quan ngại. Vả lại, có điều quan trọng cần lưu ý: Trong thời cuối, ma quỷ “đánh mạnh” vào vấn đề gia đình. Và xã hội ngày nay cho chúng ta thấy rằng trước đây những chuyện rắc rối về hôn nhân chỉ xảy ra ở những nơi phố thị, nhưng bây giờ ở vùng quê cũng thấy nhiều trường hợp rắc rối về hôn nhân. Các giá trị gia đình đang bị ma quỷ làm đảo lộn.

Mùa Chay là cơ hội thuận tiện để sám hối, trở về và chấn chỉnh. Mặc dù thân xác là bụi tro nhưng vẫn còn mãi sau khi được sống lại, còn linh hồn là “viên ngọc bích mầu nhiệm” và đặc biệt là bất tử. Một lần không chỉ là trăm năm mà là vĩnh viễn.

Lạy Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng thương xót, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Ăn chay!

Fri, 24/02/2023 - Huệ Minh -Thứ Sáu sau Thứ Tư Lễ Tro

Ăn chay! Ăn chay! Ăn chay!

          Ta thấy Chúa Giêsu không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào nơi người môn đệ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình”. Nếu chính bản thân mà còn phải từ bỏ, thì huống chi những gì thuộc về thế gian. Thái độ dứt khoát này được Chúa Giêsu làm nổi bật trong cách xử thế của Ngài đối với một số những luật lệ Cựu ước. Trong khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả và những người Biệt phái tuân giữ một số ngày chay tịnh, thì Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài tự miễn chước. Hành động như thế, Chúa Giêsu muốn nói lên sự độc lập của Ngài và của các môn đệ đối với một số truyền thống cũ. Chúa Giêsu đã minh định thái độ của Ngài khi tuyên bố về sự hiện diện của Tân lang. Ngài chính là Tân lang, là Ðấng Cứu Thế mà con người mong đợi.

          Giáo hội mời gọi chúng ta ăn chay suốt cả mùa chay. Nói đúng nghĩa ăn chay là nhịn ăn uống. Người ta có thể tưởng rằng Giáo hội có lý nhắc nhở một điều quan trọng cho chúng ta cần ăn chay vì ăn quá nhiều như ở Mỹ làm mình phì nộn và nhồi tọng đủ thứ trong khi bao nhiêu người trên thế giới thiếu ăn mỗi ngày. Nhưng không phải vì những lý do đó mà Giáo hội khuyến khích ăn chay. Giáo hội có nhiều lý do khác.

          Giáo hội đánh giá rằng ăn chay là cách tốt nhất để chúng ta mở lòng hướng về Thiên Chúa và tiếp rước Ngài. Giáo hội tin tưởng rằng trong khi thiếu ăn uống, tự nhiên chúng ta thấy mình là tạo vật yếu đuối cần phải nương tựa vào Đấng gìn giữ, bảo đảm sự hiện hữu của muôn loài. Ăn chay nhất thiết làm cho chúng ta cảm nghiệm ngay trong xác thịt mình thấy rằng đời sống chúng ta và bản chất chúng ta đều bởi Thiên Chúa ban.

          Giáo hội khuyến khích ăn chay vì lý do thứ hai: ăn chay là phương thế tốt nhất để chuẩn bị chúng ta mong đợi Đức Ki-tô lại đến. Tất cả chúng ta đều biết tại sao nhiều người ăn mất ngon khi gặp cơn bối rối hay gặp cảnh chia ly. Sau một cơn cãi lộn, người ta không còn muốn ăn uống. Khi mất chồng, vợ bỏ ăn nhiều ngày. Ăn chay còn biểu lộ chúng ta hoàn toàn liên kết với Đức Ki-tô mà chúng ta yêu mến. Chúng ta ăn chay như thể là tưởng nhớ Đức Ki-tô và ra sức trông mong Người.

          Ăn chay là để chờ đón Chúa đến, nhưng Ngài đang ở giữa họ thì không có lý do gì để ăn chay nữa. Nếu ăn chay lúc này là mâu thuẫn, chẳng khác gì vải mới vá áo cũ, hay rượu mới đổ vào bầu da cũ vậy!

          Ý nghĩa chính yếu của việc giữ chay chính là đền tội, hãm dẹp những khuynh hướng xấu xa, đê tiện, tội lỗi, từ bỏ cái tôi ích kỷ, kiêu ngạo, sống liên đới, yêu thương, tha thứ, giúp đỡ người nghèo..., nhất là tin vào Tin Mừng.

          Theo truyền thống Do thái giáo, việc giữ chay được liên kết chặt chẽ với việc chờ đợi Ðấng Cứu Thế. Ăn chay có nghĩa là nói lên niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế. Căn cứ trên ý nghĩa và mục đích của việc giữ chay như thế, Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính là Ðấng Cứu Thế, do đó các môn đệ không cần giữ chay, bởi vì họ không cần phải trông đợi nữa. Ðó là thái độ hợp thời và hợp lý: họ đang sống bên Chúa Giêsu: thái độ của họ không phải là thái độ buồn sầu, khóc lóc. Thời của Ðấng Cứu Thế không phải là thời của tang chế, ủ dột, mà là thời của hân hoan.

          Làm môn đệ Chúa Giêsu, sống với Chúa Giêsu, thái độ của người theo Chúa phải là sống tất cả cho Ngài và vì Ngài. Ðưa ra dụ ngôn chiếc áo và bình rượu, Chúa Giêsu muốn nói rằng thái độ của người môn đệ phải là thái độ dứt khoát tận căn, một thái độ không pha lẫn Tin Mừng với tinh thần thế tục.

          Những ngày thứ sáu trong mùa Chay là những ngày mà chúng ta đặc biệt được mời gọi để kết hợp chính chúng ta với sự hy sinh của Chúa Giê-su, một cách tự nguyện và tự do. Sự hy sinh của Chúa Giêsu đòi hỏi nơi Ngài lòng vị tha tuyệt đối và từ bỏ chính mình. Những hành động nhỏ như an chay, kiêng khem và những hình thức bỏ mình mà chúng ta lựa chọn, nhằm loại bỏ những ý muốn của chúng ta để kết hợp với thánh ý của Chúa và kết hợp hoàn toàn hơn chính con người chúng ta với Chúa Kitô để đón nhận được nhiều ân sủng của ơn cứu độ.

          Mỗi thứ Sáu trong Mùa Chay là ngày buộc phải kiêng thịt. Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy hiểu rõ sự hy sinh nhỏ bé này trong sự hợp nhất với toàn thể Giáo hội. Thật có phúc khi chúng ta dâng sự hy sinh trọn vẹn cho toàn thể Giáo hội.

          Những ngày thứ sáu trong mùa Chay (thực ra là suốt cả năm) cũng là những ngày mà Giáo hội yêu cầu chúng ta thực hiện một số hình thức sám hối. Kiêng thịt chắc chắn rơi vào trong những hình thức đó, trừ phi chúng ta không thích thịt và thích cá. Những quy định này cũng không nhiều cho một sự hy sinh. Điều quan trọng nhất để hiểu những ngày thứ sáu trong mùa Chay đó là ngày dành cho sự hy sinh. Chúa Giê-su đã hiến dâng sự hy sinh cuối cùng trong ngày thứ sáu và chịu đựng nỗi đau đớn tột cùng vì chuộc tội cho chúng ta. Chúng ta không nên do dự dâng sự hy sinh của chính mình và cố gắng kết hợp sự hy sinh của chúng ta với sự hy sinh của Chúa.

           Đó là ý nghĩa của lời Chúa trong Tin mừng hôm nay. Chúa Giêsu đã ở với chúng ta, nhưng chúng ta không hoàn toàn kết hợp với Người. Người đã đến giữa chúng ta, nhưng một ngày kia, Người lại đến trong vinh quang. Trong khi ăn chay, chúng ta tỏ hết lòng thiện chí được thấy Người lại đến để chúng ta hợp nhất với Người trọn vẹn cho đến muôn đời.


Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

6 thói quen hạn chế nguy cơ tái phát ung thư

 

Thứ sáu, 24/2/2023, VnExpress.net

6  thói  quen  hạn  chế  nguy  cơ  tái  phát  ung  thư

Tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng bằng thiền là các biện pháp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ ung thư tái phát và cải thiện chất lượng sống.

Sau khi điều trị ung thư kết thúc, bệnh nhân luôn lo lắng và sợ hãi bệnh quay trở lại, nhưng rất nhiều trường hợp đã không đủ sức khỏe để điều trị khi khối u tái phát. Việc có một cơ thể khỏe mạnh là quan trọng để chống lại ung thư.

Một số biện pháp giảm nguy cơ tái phát ung thư, như sau:

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên không những giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp phục hồi nhanh hơn sau điều trị. Một số nghiên cứu cho thấy rèn luyện thể chất có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư, giảm lo lắng và trầm cảm, cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi và đau.

Người bệnh nên tăng cường các hoạt động thể chất trong sinh hoạt hàng ngày, như sử dụng thang bộ thường xuyên hơn, đỗ xe xa hơn để có thể đi bộ dài hơn, hạn chế ngồi và nằm.

Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo một người nên tập thể dục ít nhất 150-300 phút mỗi tuần với các hoạt động có cường độ vừa phải, hoặc 75-150 phút mỗi tuần với các hoạt động cường độ cao. Thực hiện các bài tập sức mạnh ít nhất hai ngày mỗi tuần.

Bạn nên bắt đầu từ từ và tăng dần theo thời gian. Khi cơ thể cảm thấy tốt hơn, hãy tìm các hoạt động bạn thích thú, chẳng hạn đi bộ quanh công viên, hay đạp xe quanh hồ. Hoạt động thể chất rất quan trọng giúp phục hồi sau điều trị.

Ngoài ra, bạn có thể tìm một công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe. Điều này giúp bạn có thêm thu nhập và các mối quan hệ, khiến bản thân được bận rộn cũng là cách để tâm trí thoải mái, không suy nghĩ và lo lắng về bệnh tật của mình.

Chế độ ăn cân bằng

Không có bất kỳ một chế độ ăn hoặc một thực phẩm nào có thể ngăn ung thư tái phát. Tuy nhiên, chế độ ăn đa dạng bao gồm nhiều rau, trái cây và ngũ cốc, cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin, dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe.

Bạn nên ăn đa dạng các loại rau quả và trái cây có màu sắc khác nhau như màu xanh đậm,đỏ và cam mỗi ngày. Lựa chọn thức ăn chứa những chất béo có lợi như a-xít béo omega-3 (thường chứa trong cá và hạt óc chó). Chọn các loại protein có ít chất béo bão hòa, chẳng hạn như cá, thịt nạc, trứng, hạnh nhân, hạt và đậu. Sử dụng các nguồn tinh bột tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên hạt thay tinh bột tinh chế và đường. Tránh đồ uống có đường, hạn chế ăn thịt đỏ (bò, lợn, cừu) và sản phẩm chế biến từ chúng (lẩu, xúc xích, thịt hộp).

Một số người nghĩ rằng việc sử dụng thêm vitamin, thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc chế độ ăn đặc biệt (thực dưỡng) có thể ngăn ung thư quay trở lại. Tuy nhiên, hiện tại không có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó. Hơn nữa, một số chế độ ăn còn khiến cơ thể bạn héo mòn, suy kiệt, thậm chí tử vong.

Duy trì cân nặng

Quá trình điều trị ung thư khiến nhiều bệnh nhân không duy trì được cân nặng bình thường. Sau khi kết thúc điều trị, nếu cần tăng cân, bạn nên cùng bác sĩ kiểm soát các tác dụng phụ do điều trị ung thư (như nôn, đau) vì chúng ảnh hưởng việc hấp thu dinh dưỡng.

Bạn có thể chia thành nhiều bữa trong ngày, thay vì ba như trước. Thức ăn được nấu kỹ sẽ giúp quá trình tiêu hóa dễ hơn. Những bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng nên tránh thực phẩm chứa nhiều chất xơ như măng.

Nếu cần giảm cân, hãy thực hiện cân từ từ, không quá một kg mỗi tuần. Chú ý kiểm soát lượng calo bạn ăn vào và tập thể dục thường xuyên.

Ngủ đủ giấc

Khó ngủ là một vấn đề khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư, nguyên nhân có thể do thay đổi thể chất, tác dụng phụ của thuốc điều trị, căng thẳng và nhiều lý do khác.

Ngủ đủ giấc (ít nhất 7 tiếng mỗi đêm) - rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Giấc ngủ giúp tinh thần và cơ thể có thời gian để phục hồi, tăng hiệu quả hoạt động trí óc, cải thiện chức năng của các hormone và giảm huyết áp.

Để giúp giấc ngủ tốt hơn, bạn nên thực hiện một số biện pháp như không uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ, thực hiện lịch trình ngủ đều đặn, tránh sử dụng máy tính và màn hình ti vi trước khi lên giường 1-2 giờ.

Ngoài ra, tập thể dục trước khi đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng, giữ phòng ngủ yên tĩnh và ánh sáng vừa phải.

Giảm căng thẳng

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy việc kiểm soát căng thẳng có thể cải thiện cơ hội sống sót của bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, sử dụng những biện pháp giảm căng thẳng có thể cải thiện đáng kể chất lượng sống.

Chiến lược hiệu quả để kiểm soát căng thẳng bao gồm thư giãn hoặc thiền định, nhận sự tư vấn, tham gia các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư, thuốc giảm trầm cảm và lo lắng, tương tác với bạn bè, gia đình.

Bỏ thuốc và hạn chế rượu bia

Hút thuốc lá không những làm tăng nguy cơ một số loại ung thư mà còn làm tăng khả năng tái phát khối u. Do đó, việc bỏ thuốc là biện pháp quan trọng, có thể giảm nguy cơ ung thư quay trở lại cũng như mắc mới.

Bác sĩ Lê Văn Thành

TẠI SAO HÒA BÌNH KHÓ NẮM BẮT

 

Thu, 23/02/2023 - Trầm Thiên Thu

                   TẠI  SAO  HÒA  BÌNH  KHÓ  NẮM BẮT 

Trở lại thập niên 1950 khi truyền hình thoát khỏi sự hoài nghi chống tôn giáo về tính đúng đắn của chính trị, David Niven đã thể hiện một màn trình diễn điêu luyện cho một bộ phim truyền hình có tên “Nhà Hát Bốn Sao.” Trong một chương trình có tựa đề “Câu Trả Lời,” ông ấy đã tạo ra một kịch bản hấp dẫn mà trong đó những bộ óc giỏi nhất thế giới đang làm việc tại Liên Hiệp Quốc để tìm cách thiết lập hòa bình thế giới trước khi sự sống trên trái đất đi đến hồi kết cay đắng. Hòa bình sẽ cứu thế giới? Nó sẽ đến đủ sớm để ngăn chặn thảm họa toàn cầu? Chúng ta sẽ biết hòa bình bao gồm những gì chăng?

Có vài người trong phòng chăm chú lắng nghe ông ta. Cuối cùng, nam diễn viên nổi tiếng người Anh đã đưa ra “câu trả lời” trước sự ngạc nhiên của mọi người, đó là Mười Điều Răn (Decalogue – The Ten Commandments). Vâng, tất nhiên, con đường dẫn đến hòa bình là sống một đời sống đạo đức như đã nêu trong Mười Điều Răn. Chúng ta không cần một tập thể gồm các Einstein để tìm ra điều đó. Mười Điều Răn dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ giới hạn cho người Do Thái và Kitô hữu. Hòa bình thế giới đòi hỏi một loại triết học thế giới.

David Niven cũng là người sản xuất chương trình, có lẽ ông không nhận ra mình đang diễn giải Thánh Tôma Aquinô. Trong “Tổng Luận Thần Học” (Summa Theologica), vị Tiến Sĩ Thiên Thần Tôma nói rằng, “hòa bình thực sự chỉ có ở những người tốt và những điều tốt đẹp.” (II, 29, ad 3) Con người luôn sở hữu “câu trả lời” trong khi lại vui vẻ phớt lờ nó.

Hãy tự hỏi tại sao hòa bình khó nắm bắt. Nó đòi hỏi nhiều từ chúng ta, không phải là cái gì ở ngoài kia, giống như quả táo trên cành. “Chỉ cần cho hòa bình một cơ hội” là lời khuyên dớ dẩn của ban nhạc The Beatles, cho rằng hòa bình là một đối tượng. Muốn có hòa bình nhưng chúng ta không tìm kiếm và không chịu trả giá.

Cách hiểu của Thánh Tôma về hòa bình rất phù hợp với cách hiểu của Thánh Augustinô: “Hòa bình là sự an bình của trật tự.” Loại trật tự mà Thánh Augustinô nghĩ đến là một loạt các bước dẫn tới Thiên Chúa. Khi đưa ra những lựa chọn phù hợp với Mười Điều Răn, chúng ta sẽ cảm nhận được sự bình an. Tuy nhiên, trong thế giới đương đại, mọi người có xu hướng nghĩ rằng sự tĩnh lặng đến từ một viên thuốc. Thời đại vật chất này khiến chúng ta mất tập trung khi tự mình làm điều gì đó. Tuy nhiên, hòa bình không phải là thứ có thể mua được.

Đối với Thánh Tôma, “hòa bình hoàn hảo bao gồm việc tận hưởng hoàn hảo những điều tốt đẹp có chủ quyền, và hợp nhất tất cả những mong muốn của một người bằng cách cho chúng nghỉ ngơi trên một khách thể.” Đó là sự bình an mà người ta trải nghiệm trên Thiên Đàng. Tuy nhiên, chúng ta có thể trải nghiệm hòa bình không hoàn hảo ở đây trên trái đất mà không mong đợi nó sẽ hoàn hảo. Luôn có điều gì đó xen vào: điện thoại hoặc chuông cửa reo, chúng ta chợt nhớ một cuộc hẹn, lưng đau nhức, chuông báo khói kêu lên, đĩa rơi xuống nền nhà, v.v... Tuy nhiên, chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm hòa bình, bất kể hòa bình có thể không hoàn hảo đến mức nào, để làm theo Ý Muốn của Thiên Chúa. Một nền hòa bình không hoàn hảo vẫn tốt hơn là không có hòa bình. Và điều đó tốt hơn nhiều so với việc phải chịu đựng sự lo lắng hoặc sợ hãi về hầu hết mọi thứ.

Trong Thánh Lễ chúng ta nói: “Bình an cho bạn.” Cách diễn đạt này là cách nói khác: “Hãy tốt lành.” Hòa bình rất giống hạnh phúc. Nó rơi vào vị trí khi chúng ta đang làm điều khác. Hãy sống tốt và những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn, bao gồm cả hạnh phúc và bình an.

TS. DONALD DEMARCO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Mùa Chay – 2023

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

LỄ TRO: TÀN TRO, TẠM THỜI, TIN TƯỞNG

 

Wed, 22/02/2023 -  Nguyễn Xuân Trường

LỄ  TRO:  TÀN  TRO,  TẠM  THỜI, TIN  TƯỞNG

 

Có bà đi lên xức tro, lại cứ quen như lên rước lễ, tự động há miệng ra, may mà cha không quen tay đưa nắm tro vào mồm thì chết sặc mất! Xức tro trên đầu có phải để cho người già đỡ bị rụng tóc, trẻ con lại ít khóc hay ăn chóng lớn? Nếu không phải vậy, thì đâu là ý nghĩa của Lễ Tro khởi đầu Mùa Chay thánh?

1. Tàn Tro. Kinh Thánh nhiều lần dùng hình ảnh tro để diễn tả lòng sám hối trở về cùng Chúa. Chúa yêu thương muốn gần con người. Nhưng tội lỗi lại luôn kéo đẩy con người rời xa Chúa. Tội lỗi thiêu rụi tình người với Chúa chỉ còn như nắm tro tàn. Nên sám hối là từ tro tàn, khơi lại ngọn lửa yêu thương với Chúa.

2. Tạm Thời. Lời đọc khi xức tro diễn tả phận người mong manh: “Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro.” Ta không sống mãi, trần gian chỉ là cõi tạm. Hãy hỏi lòng mình: ngày lìa đời tôi đem đi được gì? Mọi thứ chức quyền, danh vọng, tiền bạc, nhan sắc đều lìa xa, người cho ta vàng mã! Chỉ có công phúc nghĩa tình mới cùng ta đi vào cõi thiên thu. Thế nên, tro nhắc nhở mỗi người phân định cái gì chỉ là tạm thời, cái gì mới là vĩnh cửu.

3. Tin Tưởng. Ý thức thân phận tội lỗi và mong manh, việc xức tro dẫn con người tới Tin Tưởng như lời đọc: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Đích điểm của Mùa Chay là Tin: tin vào Chúa yêu thương đến độ hy sinh mạng sống cứu con người; tin vào Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại; tin và sống Tin Mừng yêu thương của Chúa. Để tin và sống Tin Mừng thì trước tiên phải đọc, phải học, phải nghe Tin Mừng hằng ngày, bởi vì “vô tri bất mộ”. Không thể tin yêu Chúa nếu không biết Tin Mừng của Ngài.

Lễ Tro hãy lo sám hối từ bỏ tội lỗi, thay đổi đời sống, trở về để tin yêu Chúa và tha nhân. Amen.

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

6 siêu thực phẩm giúp làm chậm quá trình lão hóa

 

Thứ ba, 21/2/2023, VnExpress.net

6  siêu  thực  phẩm  giúp  làm  chậm  quá  trình  lão  hóa

Hạt dẻ cười, dâu tây, rau xanh, cá hồi, việt quất, cà chua là các loại thực phẩm chứa hợp chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Để ngăn ngừa lão hóa kể từ độ tuổi trung niên, tiến sĩ Lauren Manaker, chuyên gia dinh dưỡng, tác giả cuốn sách The First Time Mom, chỉ ra một số loại siêu thực phẩm bổ sung lượng chất chống oxy hóa cao. Theo Cleverland Clinic, siêu thực phẩm là những loại thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, duy trì lượng calo thấp.

Tiến sĩ Manaker cho biết thời điểm lý tưởng để bắt đầu những thói quen ăn uống lành mạnh là khi bước sang tuổi 40. Ở độ tuổi này, cơ thể bắt đầu trải qua những thay đổi rõ rệt, chẳng hạn mất khối lượng cơ, thay đổi nội tiết tố liên quan đến thời kỳ mãn kinh và thay đổi chiều cao liên quan đến cấu trúc xương.

Các chuyên gia khuyến khích ăn hạt dẻ cười để làm chậm quá trình lão hóa. Theo tiến sĩ Manaker, các gốc tự do tấn công tế bào cơ thể khỏe mạnh, góp phần gây viêm nhiễm và hình thành stress oxy hóa.

"Nhìn chung, điều này đẩy nhanh quá trình lão hóa ở cấp độ tế bào, đồng thời đóng vai trò nền tảng trong việc thúc đẩy các vấn đề sức khỏe mạn tính, gồm bệnh tim và ung thư. Các chuyên gia y tế khuyên dùng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi tác hại của các gốc tự do trong cơ thể", tiến sĩ Manaker nói.

Hạt dẻ cười có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa các gốc tự do. Nghiên cứu do Đại học Cornell thực hiện, công bố trên Tạp chí Nutrients cho thấy khả năng chống oxy hóa của hạt dẻ cười sánh ngang với các loại thực phẩm ngăn lão hóa phổ biến như việt quất, quả lựu.

Theo Manaker, dữ liệu cho thấy bổ sung một ít hạt dẻ cười vào chế độ ăn uống có ảnh hưởng tích cực đến quá trình lão hóa tế bào, nâng cao tuổi thọ cho những người mắc bệnh tiểu đường. Hạt dẻ cười cũng chứa lutein, một loại caroten chống oxy hóa giúp hỗ trợ sức khỏe của mắt.

 


Hạt dẻ cười chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể làm chậm quá trình lão hóa. Ảnh: Freepik

 

Siêu thực phẩm khác làm chậm quá trình lão hóa là cá hồi hoặc các loại cá nhiều chất béo khác. Theo tiến sĩ Lisa Young, thành viên Hội đồng Chuyên gia Y tế Mỹ, cá hồi là nguồn protein nạc, chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì khối lượng cơ bắp và đặc biệt thiết yếu đối với người lớn tuổi.

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Thần kinh học cho thấy chức năng nhận thức và cấu trúc não bộ của người ở độ tuổi 40-50 có tế bào hồng cầu chứa hàm lượng omega-3 cao tốt hơn so với não bộ người có hàm lượng omega-3 thấp hơn.

Việt quất cũng là loại thực phẩm giúp làm chậm quá trình lão hóa. Quả việt quất chứa nhiều hợp chất thực vật, làm chậm quá trình già đi của tế bào, đặc biệt là các tế bào nhận thức.

Nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Frontiers chỉ ra rằng tiêu thụ khoảng 200 g việt quất mỗi ngày trong vòng ba tháng có thể cải thiện hiệu suất bộ nhớ và chức năng thần kinh.

Ngoài những lợi ích về nhận thức, việt quất cũng là nguồn cung vitamin C - chất dinh dưỡng giúp chống lại tác động của tốc tự do đối với làn da của phụ nữ trung niên.

Theo tiến sĩ Lisa Young, cà chua là siêu thực phẩm quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ. Bà cho biết các loại thực phẩm màu đỏ có chứa chất chống oxy hóa lycopene, giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây lão hóa. Hợp chất lycopene cũng được tìm thấy trong dưa hấu và bưởi hồng, được biết đến với vô số lợi ích cho sức khỏe.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy lượng lycopene cao giúp giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa tình trạng đột quỵ, giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Lycopene còn ngăn ngừa các tác động xấu của ánh nắng mặt trời.

Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C và các hợp chất thực vật. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh Alzheimer , bổ sung đầy đủ vitamin C ngăn ngừa tỷ lệ suy giảm nhận thức - căn bệnh phổ biến ở người già.

"Một số dữ liệu cho thấy ăn quả mọng hơn hai lần một tuần có thể làm chậm quá trình lão hóa nhận thức tới 2,5 năm", Manaker nói.

Quả mọng còn giúp bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ phát triển ung thư và bệnh tim mạch.

Theo tiến sĩ Young, các loại rau có lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt rất giàu vitamin E và K, có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, giảm độ tuổi não bộ. Các loại rau xanh chứa carotenoids, chống lại tác hại của quá trình lão hóa. Rau bina giàu chất chống oxy hóa, vitamin A và C, có thể giúp bảo vệ trái tim.

Thục Linh (Theo Eat this, Not that)

 

Vì sao con người cảm giác bị rơi xuống vực khi ngủ?

 

Thứ tư, 22/2/2023, VnExpress.net

Vì  sao  con  người  cảm  giác  bị  rơi  xuống  vực  khi  ngủ?

MỸCảm giác bị rơi xuống vực, giật mình tỉnh giấc khi đang ngủ được gọi là hiện tượng giật cơ đầu giấc ngủ (hypnagogic jerks), xảy ra ở 60-70% người dân.

Giật mình khi đang ngủ say là hiện tượng phổ biến. Một số người cho biết họ tỉnh giấc vì cảm giác đột nhiên rơi xuống vực sâu hoặc rơi từ nhà cao tầng. Số khác thấy tiếng nổ lớn, ánh sáng chói lòa trong đầu. Nhiều người gặp tình trạng co giật đột ngột, không có dấu hiệu báo trước.

Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng giật cơ đầu giấc ngủ (hypnagogic jerks), đặc trưng bởi những cơn co giật ngắn, đột ngột và mạnh của các bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể. Cánh tay và chân có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Một số người phát ra tiếng kêu lớn trong vô thức. Giật cơ thường xảy ra trong giai đoạn một của chu kỳ ngủ, khi mọi người ngủ chưa sâu giấc.

"Điều này có thể khiến bạn giật mình tỉnh giấc trước khi có cơ hội chìm vào giấc ngủ", Raj Dasgupta, phó giáo sư y học lâm sàng tại Trường Y khoa Keck của Đại học Nam California, giải thích.

Chris Breitigan, nhà sản xuất podcast 29 tuổi đến từ Huron, Ohio, cho biết đôi khi anh tỉnh dậy với một trải nghiệm khá kỳ quái. "Tôi sắp buồn ngủ và có cảm giác ai đó đang cù lét mình. Nó bắt đầu từ lưng, di chuyển xuống chân, khiến tôi giật mình", anh cho biết.

Theo các nhà khoa học, trải nghiệm này có thể kèm theo tim đập nhanh, thở gấp, đổ mồ hôi, mơ một cách sống động hoặc ảo giác. Giật cơ đầu giấc ngủ có thể xảy ra ở đàn ông và phụ nữ ở mọi lứa tuổi, thường không đáng lo ngại. Theo phó giáo sư Dasgupta, gần 70% dân số bị giật cơ vào một thời điểm nào đó trong đời.

"Về mặt y học, giật cơ khi ngủ được phân loại là một dạng chuyển động nhanh, không chủ ý. Ví dụ điển hình của tình trạng rung giật cơ là hiện tượng nấc cụt", ông nói.

Các nhà nghiên cứu ước tính 60-70% mọi người nhớ lại trải nghiệm của họ, nếu tình trạng này xảy ra không thường xuyên. Tuy nhiên, giật cơ thường xuyên có thể dẫn đến cảm giác lo lắng và mất ngủ, đặc biệt với những người bị ảo giác ngã xuống vực thẳm, ngã từ tòa nhà cao tầng trước khi tỉnh dậy.

 

                             Một người phụ nữ đang ngủ. Ảnh: Freepik

 

Các chuyên gia chưa biết chính xác nguyên nhân con người giật mình khi ngủ, song họ tin rằng uống quá nhiều caffein và căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể làm tăng tần suất co giật.

"Mệt mỏi hoặc thiếu ngủ cũng có thể góp phần tạo ra tình trạng ngày. Tuy nhiên, phần lớn cơ co giật khi ngủ xảy ra ngẫu nhiên ở những người khỏe mạnh", phó giáo sư Dasgupta nói.

Ông cho biết giật mình khi ngủ thường vô hại, không cần điều trị. Tuy nhiên, ông khuyến nghị mọi người kiểm tra sức khỏe nếu có các triệu chứng như giật cơ nhiều lần trong ngày, chấn thương do giật mình khi ngủ, cắn vào lưỡi, tè dầm khi ngủ.

"Giật mình khi ngủ đôi khi bị nhầm lẫn với động kinh. Dù có vẻ giống nhau, chúng có một số điểm khác biệt chính. Động kinh là hậu quả nghiêm trọng, có thể phát sinh từ tình trạng bệnh lý cơ bản", Dasgupta nói.

Mặt khác, cơn co giật khi ngủ là hiện tượng lành tính, không liên quan đến bất kỳ tình trạng sức khỏe hay mối lo ngại nào. Chúng chủ yếu chỉ gây phiền phức, mệt mỏi ngắn hạn.

Dù vậy, đối với một số người, tình trạng giật mình xảy ra liên tục trong nhiều đêm, gây mệt mỏi, mất ngủ. Phó giáo sư Dasgupta đề xuất giảm lượng caffein, đồ uống có cồn, tránh uống cà phê, rượu bia vào buổi chiều và ban đêm. Rượu có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, khi cơ thể chuyển hóa xong cồn, bạn sẽ tỉnh giấc, đặc biệt là vào nửa đêm. Điều này làm tăng mệt mỏi, dễ gây giật mình.

Phó giáo sư Dasgupta đề xuất thiền, chánh niệm trước khi đi ngủ. Thư giãn cơ thể giúp quá trình chuyển vào giấc ngủ dễ dàng hơn, khiến cơ bắp ít co giật.

"Một trong những cách tốt nhất giúp bạn chìm vào giấc ngủ là tập trung vào hơi thở. Hầu hết bài tập yêu cầu thở chậm và sâu", ông nói.

Thục Linh (Theo CNN)

ĂN CHAY NHƯ CHÚA MUỐN

 

Tue, 21/02/2023 - Lm Xuân Hy Vọng

ĂN  CHAY  NHƯ  CHÚA  MUỐN

Giữa xã hội biến chuyển nhanh chóng, những suy nghĩ cộng gộp và gán ghép cũng nảy sinh. Không ít người Ki-tô hữu cho rằng: việc ăn chay Công giáo cũng giống như lối ăn chay bên Phật giáo, tương tự với cách ăn chay để giữ gìn sức khoẻ, tiết dục, rèn luyện tính khí, và tệ hơn, ăn chay tựa như ăn kiêng, ăn khem, ăn ít lại về số lượng cũng như giảm bớt thịt thà, v.v…

Nếu đặt lối ăn chay giảm bớt về số lượng và kiêng thịt vào trong xã hội của Nhật Bản, thì chắc hẳn ăn chay kiểu này chẳng cần phải từ bỏ, hy sinh gì cả; bởi lẽ người Nhật chuộng cá hơn thịt động vật, cho nên văn hoá ẩm thực của họ hầu hết các món ăn sống như sashimi (cá sống với washabi), sushi (cơm cuộn với cá sống, washabi)…Còn về số lượng thức ăn, thì họ lại ăn rất ít, có khi chỉ cần một nắm cơm với rong biển khô (onigiri). Hơn nữa, dân số Nhật Bản già nhiều hơn trẻ, cho nên ăn uống ít thịt thà, ít về số lượng là lẽ thường tình!

Nói như vậy để chúng ta là những người Công Giáo biết ăn chay thế nào cho đúng cách, và đẹp lòng Chúa. Tiên tri I-sai-ah đã nói rất rõ ràng về cách ăn chay chân chính, và phân biệt lối ăn chay mà Chúa không hề mong muốn: “Chúng nói: “Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?” Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn. Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách. Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chẳng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa?” (Is 58, 3-5). Miệng ăn chay, nhưng lòng không hoán cải. Ăn chay lòng, nhưng vẫn hành động bạo tàn, ngược đãi, đôi co cãi vã, xung đột, bạo lực, kiếm lợi lộc cá nhân bất chấp điều công minh chính trực. Ăn chay chỉ bên ngoài (khổ chế, cúi rạp đầu, nằm trên vải thô và tro bụi), còn tâm hồn thì xa rời giáo huấn của Thiên Chúa. Phải chăng như thế mà gọi là ăn chay đẹp lòng Chúa sao? (x. Is 58, 5). Đối ứng với điều này, chúng ta thật chú tâm lắng nghe Lời Chúa nói qua ngôn sứ Giô-en: “Nhưng ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta…Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Ngài từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương” (Ge 2, 12-13). Ăn chay đúng nghĩa trước hết là thật lòng quay về với Chúa, bỏ đường tội lỗi bất chính, cải hối tự tâm, đứng dậy trở về với Ngài.

Hơn nữa, cách ăn chay mà Chúa mong muốn không khác hơn là lời Chúa vang vọng qua ngôn sứ I-sai-ah: “Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?” (Is 58, 6-7). Tắt một lời, ăn chay đúng nghĩa là làm việc bác ái, hướng tới tha nhân (mà Tin Mừng gọi là bố thí), tha thứ bao dung với anh chị em, rộng lượng giúp đỡ người khác cách cụ thể. Khi ăn chay, thay vì ngó lơ, thì chú tâm, quan tâm đến tha nhân. Khi ăn chay, thay vì khước từ nhu cầu của anh chị em (mặc dù có khả năng chia sẻ), thì đón nhận và chia san với họ. Khi ăn chay, thay vì làm ngơ người khác, thì ân cần hướng đến họ, v.v…Nếu chúng ta chỉ chú trọng đến việc giảm số lượng hoặc kiêng khem thịt thà mà quên đi cốt lõi của việc ăn chay là làm việc bác ái, thực thi yêu thương, tha thứ tha nhân, thì hành động mà ta gọi “ăn chay” đó trở nên vô ích, chẳng đẹp lòng Thiên Chúa. Nếu chúng ta đơn thuần chỉ tập chú vào dâng cúng của lễ, đóng góp rộng lượng đi chăng nữa, mà quên lãng việc thực thi ý Chúa qua đức ái, vị tha…thì quả thật đây là điều Chúa không ưa thích như Ngài nói qua lời ngôn sứ Hô-sê: “Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu” (Hs 6, 6) và “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (Mt 9, 13; 12, 7).

Ngoài ra, ăn chay đúng nghĩa không khác hơn là “làm hoà với Thiên Chúa” (x. 2Cr 5, 20), “đừng để ân huệ được lãnh nhận từ Thiên Chúa trở nên vô hiệu” (x. 2Cr 6, 1) và “tẩy rửa hồn xác cho sạch mọi vết nhơ, đem lòng kính sợ Thiên Chúa mà lo đạt tới mức thánh thiện hoàn toàn” (2Cr 7, 1). Nói cách khác, chúng ta đừng bao giờ quên sống liên lỉ, bền bỉ trong mối thân tình với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện thâm sâu, qua việc tham dự Thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích, đặc biệt Bí tích Thánh Thể và Giao Hoà (Xưng tội). Vì vậy, ăn chay chân chính, ăn chay theo lòng Chúa mong muốn, thì luôn gắn liền với đời sống cầu nguyện và làm việc bác ái (bố thí). Điều này Chúa Giê-su đã dạy các Tông đồ và chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay (x. Mt 6, 1-6, 16-18) như thể bộ ba trong một, tựa chiếc kiềng ba chân chẳng bao giờ ngã đổ. Chúng không thể tách rời, hoặc tách biệt khi thực hành trong đời sống đạo, đặc biệt trong đời sống tu đức. Và dĩ nhiên, kết quả của việc ăn chay đích thật này sẽ rất ư rõ rệt, mà Chúa đã phán hứa qua lời ngôn sứ I-sai-ah: “Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ, ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Ngài liền đáp lại: “Có Ta đây!” Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người, nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thoả lòng người bị hạ nhục, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ” (Is 58, 8-10).

Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta nhận tro trên đầu, dấu chỉ ăn năn sám hối trở về với Chúa, và hân hoan bước vào Mùa Chay Thánh, mùa ân sủng, mùa thuận tiện thi ân thánh đức. Vì vậy, chúng ta thành tâm cùng nguyện cầu:

Chúa mời con bước vào ân tình

Dẫu bao phen đắm mình bụi nhơ

Chúa gọi con quay gót trở về

Nhà xót thương tràn trề ấm êm.

Chúa mời con hưởng niềm vui sướng

Mặc lấy tâm quy hướng về Ngài

Dù trước mắt tương lai bất định

Mãi một lòng trung trinh khôn ngơi.

Chúa mời con nghe Lời phán dạy:

Hoan lạc sống Mùa Chay thánh ân

Ăn chay lòng, canh tân đời sống

Cầu nguyện luôn, bước trong yêu thương. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng