Những tư thế sai khi đứng và ngồi rất hại sức khỏe và khiến bạn trông già hơn
Tư
thế sai có thể dẫn đến nhức đầu, đau cổ, lưng, đầu gối, hông, vai và thậm chí
còn gây ra cả những vấn đề khác như khiến bạn trông già hơn.
Từ
cha mẹ, thầy cô giáo đến các bác sĩ đều nói rằng chúng ta phải "ngồi thẳng
người lên". Không phải tự nhiên mà tất cả mọi người đều tin rằng tư thế đó
tốt cho bạn.
Thực
tế, điều này là đúng - bạn cần phải ngồi thẳng lưng lên vì đó là tư thế đúng.
Ngoài ra, bạn còn cần giữ đúng tư thế ngay cả khi ngồi, nằm hay làm các hoạt động
khác.
Lý
do ư? Là vì tư thế có ảnh hưởng không nhỏ đến các bộ phận cơ thể cũng như sức
khỏe của chúng ta. Theo Mayo Clinic, tư thế sai có thể dẫn đến nhức đầu, đau cổ,
lưng, đầu gối, hông, vai và thậm chí còn gây ra cả những vấn đề khác như mệt mỏi
và khó thở.
Tại sao tư thế đúng lại
quan trọng?
Bất
cứ tư thế đứng, ngồi nào đều đặt áp lực lên các cơ, khớp. Tư thế tốt sẽ giảm áp
lực, dẫn đến một sự thay đổi tích cực, tốt cho cột sống và các cơ cốt lõi.
Ngoài các tác dụng về thể chất, tư thế đúng còn có thể giúp làm giảm căng thẳng.
Các
nghiên cứu cũng đã tìm ra rằng những người luôn có tư thế đúng thường cảm thấy
tự tin hơn. Trong một nghiên cứu của Đại học bang Ohio, các nhà nghiên cứu nhận
thấy rằng những người tham gia nghiên cứu ngồi thẳng thắn thường tin rằng họ có
đủ điều kiện để làm việc hơn những người khác.
Tư
thế sai làm bạn cảm thấy yếu đuối, khó thở
Lúc
nào cũng xuất hiện với tư thế sai không chỉ làm cho bạn trông già hơn mà còn thực
sự khiến bạn bị yếu đi. Một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Tâm lý
(Psychological Science) đã phát hiện ra rằng, đứng thẳng và vững (ví dụ như 2
tay chống trên hông thay vì thõng 2 bên) sẽ khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn.
Thậm
chí tư thế đứng như vậy còn thay đổi mức độ hormone, tăng testosterone và giảm
mức cortisone, tránh được trầm cảm.
Tư
thế tốt thậm chí có thể giúp cải thiện hoặc ngăn ngừa trầm cảm. Giáo sư Erik
Peper thuộc trường Đại học San Francisco, Giáo sư Giáo dục Y tế của tổ chức
Erik Peper nói với SF State News rằng:
"Não
và cơ thể có mối liên hệ với nhau theo cách nào đó. Khi bạn để cơ thể mình ở
các tư thế khác nhau, nó sẽ tác động đến trạng thái trầm cảm. Bời vậy, tư thế tốt
có thể đánh lừa não của bạn ra khỏi trạng thái chán nản".
Peggy
W. Brill, nhà trị liệu vật lý trị liệu ở thành phố New York và là phát ngôn
viên của Hiệp hội trị liệu Hoa Kỳ cho biết trên tạp chí Today: "Nhức đầu
và căng thẳng ở vai, lưng thường tạo ra bởi bạn luôn trong tình trạng đứng, ngồi
sai tư thế.
Nếu
bạn luôn để thõng vai, rất có thể bạn dễ bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc cảm
thấy mệt mỏi vì không thể thở sâu". Vì vậy, hãy đứng thẳng không chỉ để
trông đỡ xấu dáng mà còn để tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể được
"thở" đúng cách.
Không
chỉ dừng lại ở đó, nếu thường xuyên đứng, ngồi không đúng tư thế, bạn sẽ còn phải
đối mặt với một điều tệ hại khác là trông già đi rất nhiều so với tuổi.
Một số tư thế sai khiến bạn trông già hơn
Ngồi
thõng người trên ghế
Khi
ngồi trong chiếc ghế quá cao hoặc quá thấp, bạn có xu hướng để thõng cơ thể,
buông chân lủng lẳng hoặc ngả ngớn hẳn trên ghế. Điều này sẽ khiến cho các cơ bắp
trở nên nhạy cảm, dễ bị đau và nhanh lão hóa.
Để
chân lơ lửng quá lâu có thể dẫn đến giảm lưu thông ở chân của bạn và thậm chí
giãn tĩnh mạch. Còn ngả ngớn người trong ghế, nghiêng về phía trước khi ghế quá
thấp có thể gây căng thẳng trên lưng dưới, thậm chí có thể tổn thương đĩa đệm cột
sống, tồi tệ hơn là bị thoát vị đĩa đệm khiến cho bạn già đi rất nhiều.
Tốt
nhất bạn nên ngồi thẳng lưng, bàn chân nằm trên mặt đất, hông và đầu gối ở góc
90 độ, tránh chéo chân.
Vai thõng xuống khi đứng
Nếu
thường xuyên thõng vai mỗi khi đứng, bạn sẽ gặp phải tình trạng lưng phẳng mỗi
khi ngồi xuống. Điều này làm cho đầu và cổ nghiêng về phía trước, gây áp lực
lên cổ. Nó cũng làm cho bạn có dáng dấp của một bà già vì lúc nào cũng như thể
lom khom.
Để
đứng thẳng, điều quan trọng là phải có vùng cốt lõi (từ cột sống xuống hông),
lưng mạnh mẽ. Bạn nên tập các bài tập tăng cường cơ bản như các plank để giúp bạn
giữ tư thế đúng khi đứng.
Chúi đầu về phía máy tính
Hầu
hết chúng ta đều có tội khi lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào máy tính với tư thế
thân trên hướng về phía trước và đưa cằm hướng về phía màn hình. Bác sĩ Kyra
Gerber nói với CBC:
"Khi
bạn nhìn lên màn hình quá cao, cổ sẽ bị kéo dài. Điều này đè nén các khớp ở cổ
và gây ra sự mệt mỏi ở cơ, có thể dẫn đến viêm, đau và nhức đầu". Sau một
thời gian, cơ thể bạn sẽ rệu rã như thể một người già.
May
mắn thay điều này có thể được giải quyết bằng cách sắp xếp lại không gian và tư
thế làm việc của bạn. Hãy đảm bảo rằng ghế của bạn không quá thấp và màn hình
không quá cao. Bạn sẽ có thể ngồi thẳng và nhìn thẳng vào màn hình, giữ cổ ở vị
trí trung lập.
Kiểm tra tư thế của bạn
Nếu
bạn quan tâm đến tư thế của mình, bạn có thể dùng bài kiểm tra theo gợi ý của
Phòng khám Mayo. Cách kiểm tra như sau: Đứng thẳng lưng vào tường, đảm bảo rằng
đầu, bả vai và mông đang chạm vào tường; Tiếp theo đặt một bàn tay vào giữa
lưng dưới và tường.
Sẽ
là tốt nhất nếu gần như là không có chỗ trống để vừa bàn tay, như vậy tức là bạn
có tư thế đứng tốt. Nếu tư thế chưa tốt, bạn nên điều chỉnh ngay.
Nick
Sinfield, chuyên gia trị liệu vật lý trị liệu, nói với BBC: "Việc điều chỉnh
tư thế của bạn lúc đầu có thể khó chịu vì cơ thể bạn thường ngồi và đứng một
cách đặc biệt. Nhưng nếu luyện tập một chút, bạn sẽ dần quen với việc phải giữ
đúng tư thế chuẩn và điều này sẽ giúp ích cho bạn về lâu dài".
Loại bỏ tư thế sai như
thế nào?
Để
loại bỏ những tư thế sai, thiết lập tư thế đúng, trước tiên bạn cần xem các hoạt
động mình làm mỗi ngày. Nếu phải ngồi tại bàn để làm việc, hãy để ghế cao vừa
phải để không phải nhìn lên màn hình.
Nếu
làm việc với máy tính xách tay thì hãy kê máy lên vài quyển sách để đúng chiều
cao. Tiếp theo hãy giữ bàn phím gần cơ thể để tránh phải nhoài người về phía trước.
Ngoài
ra, cơ thể của chúng ta cần nghỉ ngơi và vận động nên hãy đứng lên khi cần thiết
và di chuyển quanh văn phòng một chút. Bạn cũng nên tập vài động tác căng giãn
cơ thể với các động tác yoga để giữ cho cơ thể linh hoạt, giảm đau nhức và luôn
trẻ trung.
Theo
Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét