Tỏi: Vị thuốc bình dân cho cả bệnh nhà nghèo lẫn nhà giàu
(Thứ năm, 13/07/2017 -kienthuvn.net)
(ảnh: Shutterstock)
Từ thời xa xưa, các thầy thuốc đã sử dụng tỏi để
tăng cường sức khỏe, chữa bệnh cho con người. Tuy không nổi danh như sâm nhung
quế phụ, nhưng củ tỏi mộc mạc nằm trên gác bếp lại ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt
diệu cho sức khỏe mọi nhà.
Ví dụ, người ta phát hiện ra tỏi được những
người xây dựng kim tự tháp Ai Cập sử dụng để có thể tăng
năng suất lao động. Trong Olympic đầu tiên, các vận động viên đã ăn tỏi trước
khi thi đấu để tăng cường thể lực… Điều này đều đã được tìm thấy trong các tài
liệu y học cổ đại của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc và Ấn Độ.
Các nghiên cứu về dược tính của tỏi ngày nay dường như chỉ đang đi
khẳng định lại những gì mà người xưa đã thành thạo rồi. Có đến hàng nghìn công
trình nghiên cứu đã được xuất bản, và người ta tổng kết được trên 150 công dụng
khác nhau của tỏi trong việc phòng chống các loại bệnh. Các chuyên gia cho
rằng, nếu công dụng của tỏi được quảng bá một cách rộng rãi, thì có lẽ sẽ có
thể cứu được hàng triệu người, tránh được những tổn thất vô cùng lớn cho sức
khỏe cộng đồng.
Lợi ích của tỏi vô cùng phong phú, từ những việc nhẹ nhàng như tạo
hương vị cho các món ăn hàng ngày cho đến giúp bạn phòng chống nhiều loại bệnh.
Từ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, phòng cảm cúm, chống viêm, đến
phòng chống các bệnh tim mạch, kìm hãm cholesterol trong máu, diệt các loại vi
khuẩn kháng thuốc, rồi bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại ung thư nguy hiểm, hỗ
trợ bệnh nhân Alzheimer…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ
tử vong cao ở các nước đói nghèo có liên quan mật thiết đến các bệnh lây lan
truyền nhiễm chứ không phải do thiếu vắc-xin. Suy dinh dưỡng, thiếu ăn, điều
kiện vệ sinh kém và các hậu quả xấu về mặt tâm sinh lý, trầm cảm và stress do
đói nghèo sẽ là nguyên nhân gây tử vong đầu tiên. Còn đối với các nước phát triển,
thì nguyên nhân tử vong hàng đầu lại là các bệnh về tim mạch.
Củ tỏi chữa bệnh cho
người nghèo
Cho đến nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc tính chống viêm
nhiễm của tỏi có thể diệt những tác nhân gây bệnh sau:
·
Vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus đã lờn thuốc kháng sinh
methicillin (MRSA)
·
Nấm khoang miệng (Thrush)
·
Khuẩn gây nhiễm mủ xanh Pseudomonas aerigonosima, kể cả loài đã
kháng thuốc
·
Virus gây nhiễm Cytomegalavirus rất hay gặp và rất nguy hiểm cho
phụ nữ mang thai, có thể gây nên những triệu chứng nặng nề như tật sọ nhỏ,
điếc, giảm thị lực hoặc chậm phát triển trí tuệ cho trẻ sơ sinh.
·
Nấm mốc sản sinh độc tố vi nấm aflatoxin
·
Vi khuẩn gây viêm dạ dày Helicobacter pylori
·
Nấm gây viêm đường sinh dục Candida
·
Siêu vi khuẩn kháng thuốc Klebseilla
·
HIV-1
·
Vi khuẩn Vibrio
·
Vi khuẩn gây bệnh lao Mycobacterium Tuberculosis
·
Khuẩn Clostridium
·
Các loại virus: Herpes Simplex 1 và 2, Parainfluenza virus type 3,
·
Vi khuẩn đường sinh dục Streptococcus nhóm B
·
…
Ngày nay, nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh cho người đã trở nên
kháng thuốc, các kháng sinh trở nên không còn tác dụng. Ngay cả trong điều kiện
đó thì tỏi vẫn tỏ ra hiệu quả. Những công dụng của tỏi mà chúng ta xác nhận
được có lẽ cũng chỉ là phần nổi của tảng băng.
Tỏi rất rẻ tiền, hoàn toàn tự nhiên, ở đâu cũng có thể kiếm được.
Tuy nhiên “liệu pháp tỏi” không được giới công nghiệp dược phẩm mấy quan tâm vì
họ sẽ không kiếm được nhiều lợi nhuận như việc độc quyền bào chế và kinh doanh
các dược phẩm tổng hợp.
Củ tỏi chữa bệnh nhà giàu
Trong khi thuốc Tây y được bảo hộ của các công ty dược phẩm có
hiệu quả nhiều khi không rõ ràng, tốn kém và nhiều tác dụng phụ mà đến nay vẫn
có thể chưa lường hết được, thì tỏi lại hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên, không độc
hại, giải quyết được hàng loạt các nguyên nhân gây tử vong ở các nước phát triển:
vấn đề tim mạch và ung thư
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỏi rất hữu hiệu trong:
·
Làm chậm tiến triển của mảng bám lên động mạch.
·
Bảo vệ chống lại sự nghẽn mạch máu
·
Tích cực điều hòa mỡ máu
·
Thuốc giãn mạch
·
Giảm huyết áp
·
Cung cấp chất chống oxy hóa
·
Rối loạn nội mô
·
Viêm mạch máu
·
Tỏi có thể khống chế hàng loạt các bệnh ung thư: Ung thư máu, ung
thư biểu mô tế bào đáy, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, ung
thư nội mạc tử cung, ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư gan, u xương ác tính,
ung thư tuyến tụy…
Ăn tỏi thế nào là tốt
nhất
Cách tốt nhất là hãy dùng tỏi tươi, băm nhỏ hoặc đập dập sau đó để
ít phút cho các phản ứng sinh hóa xảy ra là bạn có thể ăn ngay. Để lâu các hoạt
chất sẽ bị phá hủy, làm mất đi ít nhiều hiệu quả của tỏi. Các loại tỏi khô,
bột… đều không được đánh giá cao bằng tỏi tươi.
Đến đây bạn có thể vẫn ái ngại một chút vì mùi tỏi còn vương vấn lại sau bữa ăn, đôi
khi khá là bất tiện. Đừng lo, thiên nhiên đã dành sẵn cho chúng ta một số mẹo
để loại bỏ cái mùi này:
Sau khi ăn tỏi hoặc các món ăn có tỏi, bạn có thể ăn một trái táo
để khử mùi. Nước chanh, bạc hà hoặc trà xanh cũng rất tốt để lấy lại hơi thở
không có mùi tỏi.
Tỏi mầm – món mới giàu dưỡng chất
Mầm tỏi có giá trị dinh dưỡng vượt trội so với tỏi tươi (Ảnh:
Internet)
Một nhóm nghiên cứu của Hàn Quốc đã phát hiện rằng trong củ tỏi đã
mọc mầm, hàm lượng các hoạt tính chống oxy hóa còn vượt trội hơn so với tỏi
thường. Chiết xuất từ loại tỏi này thậm chí có thể bảo vệ tế bào tránh khỏi một
số loại tổn thương. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Agriculture
& Chemistry.
Quá trình nảy mầm đã hoạt hóa các cơ chế sinh hóa trong tỏi, từ đó
tạo ra những chất mới mới, bao gồm các tác nhân có thể bảo vệ mầm non chống lại
bệnh tật trong môi trường sống mới lạ. Điều này cũng xảy ra đối với một số củ
và hạt khác. Khi đó có những chất dinh dưỡng tăng lên gấp 30 lần so với bình
thường, đồng thời các vitamin, khoáng, axit amin và axit béo chuyển sang dạng
dễ được cơ thể hấp thụ hơn.
Do đó, nếu có chút thời (và không) gian, hãy
thử cho tỏi lên mầm rồi làm món salad, chúng sẽ
không làm bạn thất vọng đâu.
Tỏi
đen – siêu phẩm giàu chất chống oxi hóa
Tỏi đen không phải là một giống khác của tỏi, mà là những củ tỏi
tươi thông thường được đưa vào ủ (thường gọi là lên men) ở nhiệt độ cao 60-70
độ C với độ ẩm được kiểm soát nghiêm ngặt. Sau thời gian khoảng 30 ngày, hàng
loạt các phản ứng sinh hóa đã xảy khiến cho màu củ tỏi chuyển từ trắng sang nâu
rồi về đen. Hàm lượng carbohydrate đã tăng gần gấp đôi, từ khoảng 28% trong tỏi
tươi lên tới trên 50% trong tỏi đen với nhiều loại đường khác nhau làm cho
chúng có vị ngọt thơm của trái cây, mật ong.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy điều thú vị nhất ở tỏi đen là
hàm lượng các chất chống oxy hóa, đặc biệt là hoạt chất SAC (S – Allylcystein)
tăng vọt. Điều này khiến cho tỏi đen có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ
thể, rất tốt cho sức khỏe tim mạch, kìm hãm sự phát triển của các khối u.
Những người vốn không thích mùi tỏi tươi, hoặc bị kích ứng khi ăn
tỏi thường, thì hoàn toàn sẽ không gặp trở ngại gì khi thưởng thức món tỏi đen,
bởi lẽ mùi tỏi hăng nồng đã mất đi gần như hết, ăn vào cũng không gặp phản ứng
gì như với củ tỏi tươi.
Kiên Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét