10 điều bạn cần biết về Mùa Vọng
Thứ
hai - 26/11/2018
Hầu hết trong chúng ta có
một sự hiểu biết trực quan về Mùa Vọng dựa trên kinh nghiệm, nhưng những văn kiện
chính thức của Giáo Hội thực sự nói gì về Mùa Vọng?
Dưới đây là một số câu hỏi
cơ bản và những hồi đáp (chính thức!) về Mùa Vọng.
Một số trong đó thật bất
ngờ!
1. Mục
đích của mùa Vọng là gì?
Mùa Vọng là một mùa trong
niên lịch phụng vụ của Giáo Hội – chính xác hơn, thuộc niên lịch của Giáo Hội
Latinh, là Giáo Hội lớn nhất hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.
Những Giáo Hội Công giáo
khác – cũng như nhiều Giáo hội không phải Công giáo — có tổ chức Mùa Vọng nhưng
theo cách thức riêng của họ.
Theo những quy luật chung
của năm phụng vụ và niên lịch, Mùa Vọng có một đặc tính với hai khía cạnh:
. Là một
mùa để chuẩn bị cho Giáng Sinh khi chúng ta tưởng niệm việc Đức Kitô đến lần thứ
nhất.
·
Như là một Mùa mà việc nhớ lại ấy hướng tâm
trí của chúng ta tới sự chờ đợi cho lần trở lại của Đức Kitô trong ngày sau hết.
Do đó, Mùa Vọng là một thời
kỳ sốt sắng và mong đợi trong hân hoan. (quy luật 39)
Chúng ta thường nghĩ về
Mùa Vọng chỉ như là một mùa chuẩn bị cho Giáng sinh hay tưởng nhớ việc Đức Kitô
đến lần thứ nhất, nhưng như những quy luật tổng quát chỉ ra, thật quan trọng để
nhắc nhớ rằng Mùa Vọng còn là dịp để chúng ta hướng tới sự trở lại của Đức
Kitô. Cho nên, có thể nói Mùa Vọng đưa tâm trí chúng ta hướng về hai lần đến thế
gian của Đức Kitô.
2. Những màu phụng vụ nào được
sử dụng trong mùa Vọng?
Những ngày đặc biệt và những
nghi thức cử hành nào đó có thể có những màu riêng (thí dụ, màu đỏ dành cho lễ
kính các thánh tử đạo, màu đen hay trắng vào dịp lễ an táng), nhưng màu thông
thường của Mùa Vọng là tím. Hướng dẫn Tổng quát trong sách lễ Roma đưa ra: Màu
tím hay đỏ tía được sử dụng trong Mùa Vọng và Mùa Chay. Các màu này cũng có thể
được mặc trong những nghi thức và Thánh lễ an táng (346).
Ở nhiều nơi, có một ngoại
lệ đáng chú ý cho Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, được biết tới như là “Chúa Nhật
vui” (Gaudete): Màu hồng có thể được sử dụng trong ngày Chúa Nhật vui và Chúa
Nhật thứ ba Mùa Chay (Laetare). (GIRM 346f).
3. Phải
chăng Mùa Vọng là mùa thống hối?
Chúng ta thường nghĩ về
Mùa Vọng như là mùa thống hối bởi vì màu tím trong phụng vụ, giống như màu của
mùa Chay – màu dành cho mùa sám hối.
Tuy nhiên, sự thực là Mùa
Vọng không phải là mùa thống hối. Thật ngạc nhiên!
Theo điều khoảng của Giáo
Luật: số 1250: những ngày và những lần sám hối trong Giáo Hội hoàn vũ là mọi thứ
sáu trong cả năm và cả mùa Chay.
Mặc dầu các đấng bản quyền
địa phương có thể thiết lập thêm những ngày sám hối, song, trên đây đã là một
danh sách đầy đủ của những ngày và những lần thống hối trong Giáo Hội Latinh
cũng như toàn thể Giáo Hội, và Mùa Vọng không phải là một trong số đó.
4. Mùa
Vọng bắt đầu và kết thúc khi nào?
Theo những quy luật tổng
quát: Mùa Vọng bắt đầu với giờ Kinh Chiều I của Chúa Nhật ngày hoặc gần ngày
30/11 nhất; Mùa Vọng sẽ kết thúc vào trước giờ Kinh Chiều I của lễ Giáng Sinh
(số 40).
Chúa Nhật đúng vào hay gần
với ngày 30.11 nhất có thể trong khoảng 27.11 – 3.12, tùy theo năm.
Trong trường hợp một Chúa
Nhật, giờ Kinh Chiều I được xem như vào Kinh Chiều I trước đó (thứ 7). Theo hướng
dẫn tổng quát của các giờ kinh phụng vụ: Được cử hành ngay trước Thánh lễ, giờ
Kinh Chiều được gộp vào cùng một cách thức như Kinh Sáng. Giờ Kinh Chiều I của
những lễ trọng, các Chúa Nhật hay lễ kính Chúa rơi vào ngày Chúa Nhật có thể
không được cử hành cho tới sau Thánh lễ của ngày hôm trước hay thứ bảy.
Điều này có nghĩa rằng,
Mùa Vọng bắt đầu vào buổi chiều của thứ 7 giữa 26/11 – 2/12; kết thúc vào chiều
ngày 24.12, lúc cử hành Kinh Chiều I lễ Giáng Sinh (25/12).
5. Vai
trò của các Chúa Nhật trong Mùa Vọng?
Có 4 Chúa Nhật trong Mùa
Vọng. Các quy luật tổng quát tuyên bố: Các Chúa Nhật của mùa này được gọi là
Chúa Nhật thứ nhất, thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư của Mùa Vọng (số 41)
Chúng ta đã đề cập trước
đó về Chúa Nhật thứ ba có tên đặc biệt là Gaudete – từ Latinh có nghĩa là “niềm
vui” là từ đầu tiên trong ca nhập lễ của Thánh lễ trong ngày này.
Giáo Hội gán cho các Chúa
Nhật này có tầm quan trọng đặc biệt, những ngày ưu tiên hơn tất cả những cử
hành phụng vụ khác. Vì thế, các quy luật tổng quát tuyên bố: bởi vì tầm quan trọng
đặc biệt của ngày này, cử hành Chúa Nhật chỉ dành cho lễ trọng hay lễ kính
Chúa. Các Chúa nhật của Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh được ưu tiên trên tất cả
các lễ trọng và lễ kính Chúa. Các dịp lễ trên nếu rơi vào những Chúa Nhật này sẽ
được cử hành trong các ngày thứ 7 trước đó (số 5).
6.
Những gì diễn ra với các ngày trong tuần?
Các bài giảng dành cho
các ngày trong tuần của Mùa Vọng được khuyến khích đặc biệt. Quy luật tổng quát
cũng chỉ ra vai trò đặc biệt các ngày trong tuần của tuần lễ trước Giáng sinh:
các ngày trong tuần từ 17-24/12 hướng tới việc phục vụ chuẩn bị trực tiếp hơn
dành cho sinh nhật của Đức Kitô. (số 41).
Vai trò đặc biệt ấy được
minh chứng trong các bài đọc Kinh Thánh được sử dụng trong phụng vụ trong những
ngày này.
7. Các
nhà thờ được trang hoàng như thế nào trong suốt Mùa Vọng?
Trong suốt Mùa Vọng, việc
trang trí hoa cho bàn thờ nên được lưu tâm bởi một sự vừa phải phù hợp với đặc
tính của thời kỳ này trong năm, không diễn tả trước niềm vui Chúa Giáng sinh.
(x GIRM 313).
8. Âm
nhạc được sử dụng như thế nào trong suốt Mùa Vọng?
Trong suốt Mùa Vọng, việc
sử dụng đàn organ và những nhạc cụ khác nên được lưu tâm bởi một sự vừa phải
phù hợp với đặc tính của thời kỳ này trong năm, không diễn tả trước niềm vui
Chúa Giáng sinh. . (x GIRM 313).
9. Kinh
Vinh danh có được đọc hay hát trong suốt Mùa Vọng Không?
Kinh Vinh danh không được
đọc hay hát trong dịp này.
10. Những
việc đạo đức riêng nào chúng ta nên thực hiện để trở nên thiết thân với Thiên
Chúa hơn trong suốt Mùa Vọng?
Có nhiều việc đạo đức
khác nhau mà Giáo Hội đã chấp nhận cho sử dụng trong suốt Mùa Vọng. Phổ biến
hơn cả là Vòng hoa mùa Vọng.
Tác giả: Jimmy Akin
Joseph Trần Ngọc Huynh,
(dongten.net 11.12.2017/
ncregister.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét