Giải pháp kháng đông đường uống giúp phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ
Thứ
sáu, 30/11/2018- VnExpress
Rung nhĩ là nguyên nhân
gây đột quỵ thường gặp và có thể phòng ngừa bằng giải pháp mới, theo chia sẻ tại
Hội nghị khoa học về Đột quỵ vừa diễn ra.
Hội nghị do Tiến sĩ, bác
sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM làm chủ tọa, diễn ra từ 24 đến
25/11 tại TP HCM.
Nội dung hội nghị nêu bật
nhiều thông tin quan trọng về việc sử dụng thuốc kháng đông đường uống không phải
kháng vitamin K (NOAC) nhằm hỗ trợ các nhu cầu y tế chưa được đáp ứng của bệnh
nhân trong điều trị huyết khối.
Hơn 700 bác sĩ chuyên
khoa tim mạch, nội thần kinh, hồi sức tích cực và lão khoa, các chuyên gia
trong nước và quốc tế đã tham gia hội thảo trong khuôn khổ hội nghị nhằm cập nhật
thông tin y khoa mới chia sẻ các thực hành tiêu biểu trong điều trị đột quỵ.
Tham gia hội nghị, văn
phòng đại diện Bayer South East Asia Pte. Ltd. tại TP HCM (Bayer SEA) hỗ trợ Hội
Đột quỵ TP HCM trong nỗ lực nâng cao kiến thức và năng lực của cộng đồng y khoa
Việt Nam thông qua hội thảo vệ tinh với chủ đề "Tối ưu hóa Dự phòng Đột quỵ
cho Bệnh nhân Rung nhĩ không do van tim có nhiều bệnh lý mắc kèm".
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn
Huy Thắng, việc sử dụng thuốc kháng đông trong phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ
được đề nghị trong các khuyến cáo hiện nay.
"Trên bệnh nhân rung
nhĩ không do van tim, nhóm thuốc kháng đông đường uống mới được xem là liệu
pháp thay thế các liệu pháp kháng vitamin K (wafarin) truyền thống, với ưu điểm:
liều cố định, ít tương tác thuốc và thức ăn, không phải theo dõi xét nghiệm máu
nên thuận tiện hơn cho bệnh nhân".
So với thuốc kháng
vitamin K, nhóm kháng đông đường uống mới được chứng minh hiệu quả tương đương,
giúp giảm đáng kể tỷ lệ xuất huyết nặng như xuất huyết nội sọ và xuất huyết gây
tử vong.
Rung nhĩ là dạng rối loạn
nhịp tim thường gặp nhất. Bệnh nhân rung nhĩ có thể đối diện với nguy cơ đột quỵ
cao gấp 5 lần so với người không mắc rung nhĩ. Đột quỵ do rung nhĩ thường dẫn đến
hậu quả là bệnh nhân phải nằm viện lâu hơn, nguy cơ tàn phế và tử vong cao hơn
đột quỵ do những nguyên nhân khác.
Tại khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, bệnh tim mạch là lĩnh vực có nhu cầu y tế cao. Bệnh lý tạo áp lực lớn
cho ngành y tế khu vực và toàn cầu, là nguyên nhân gây ra 8,2 triệu ca tử vong
năm 2015 tại khu vực, tăng 21% với 6,8 triệu năm 2005.
Phần thảo luận và chia sẻ
kiến thức chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành tại hội thảo vệ tinh về phòng
ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ.
Phần thảo luận và chia sẻ
kiến thức chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành tại hội thảo vệ tinh về phòng
ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ.
Tại Việt Nam, theo Tiến
sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, hơn 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Tỷ lệ tử
vong của các ca do rung nhĩ chiếm 40%, 70% số ca sống sót sau đột quỵ phải sống
chung với các di chứng.
Dù bệnh thường xảy ra ở
người cao tuổi, số người trẻ tuổi bị đột quỵ do rung nhĩ hiện gia tăng đáng kể.
Song nhiều người chỉ phát hiện ra bị rung nhĩ sau khi bị đột quỵ lần đầu, hậu
quả là tình trạng bệnh nghiêm trọng, để lại nhiều di chứng và ảnh hưởng đến kết
quả điều trị. Do đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng y khoa và người dân trong
khu vực về vai trò của NOAC trong việc quản lý và phòng ngừa đột quỵ liên quan
đến rung nhĩ rất quan trọng.
Bác sĩ Lynette Moey, Giám
đốc nhánh Dược phẩm của Bayer tại Việt Nam kỳ vọng, các buổi hội thảo sẽ mang lại
nhiều thông tin cần thiết cho cộng đồng y khoa tại Việt Nam, từ đó giúp giảm
thiểu số lượng bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, giúp xã hội nâng cao chất lượng cuộc
sống nhờ vào các thành tựu khoa học.
Hà Trương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét