Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

QUẢ BÁO… VÀ SỰ HẢ HÊ!


QUẢ   BÁO… VÀ  SỰ  HẢ  HÊ!
Sun, 11/11/2018 - Lm Hương Quất

 Thương tiếc và thân tặng H- nhân vật 'Em' trong vụn vặt...'


1. Em xinh đẹp, lại con một quan lớn trong lĩnh vực Tư pháp.

Em giầu có… Tại sao em giàu thế ?

Người ta không cần biết Em làm gì sao mà giầu thế, chỉ cần biết Em con nhà quan lớn, lại trong thời ‘mãi lũ’ (macle), nói như một bà quan to lắm đặc tả về chính ‘đồng chí’ tham nhũng của mình-‘ăn không chừa thứ gì’- đủ sức lý giải gia tài kết xù, ngồi trên nhung lụa, ngẩn cao đầu thách thức chánh pháp.

Em tậu con xe cao cấp Mercedes GLC 300 đời mới 2017. Giá con Mẹc này trên 2 tỷ Hồ tệ…

(Ôi  !… ‘đầy tớ’ có khác, xài phí quá…!- Có chủ Dân thấy con xe, biết giá nhiều tỷ chỉ biết xót xa thốt kêu thế.

Có người lý sự: Tiền không do mồ hôi nước mắt, không phải tài trí thì… điên mà tiết kiệm… Có thằng cướp nào- lại ‘loại cướp đỏ’ pháp luật xem ra khó chạm đến lại không sống hưởng thụ, phóng đáng cho sướng cái đời…

Có người bộc miệng: Ông Trời có mắt, dùng tiền bất chính trước sau gì cũng gặp… quả báo!...)

Ai ngờ… Em gặp quả báo thật thật ! Quả báo nhanh đến quá !

2. Thế giới phẳng đang xôn xao về cái chết của Em.

Cái chết của Em thật lãng xẹt !

Em đang cưỡi con Mẹc đắt giá… Bỗng mất lái lao xuống Sông Hồng.

Em và một người nữa chết tức tưởng dưới dòng sông Hồng.

Đáng nói hơn, không ít người- nếu không muốn nói trên thế giới phẳng- hầu hết đang hả hê trước cái chết của Em.

Tại sao kỳ vậy !?

Trong thế giới phẳng, quan tào FB không khó mấy ‘truy’ ra lý lịch Em, cả ‘tội ác’ con Mẹc gây giao thông làm chết người…

Con Mẹc trên từng là ‘thủ phạm’ tông hai người chết cách đó mấy tháng, rồi ‘bochadi - bỏ chạy đi. Tai nạn thảm khốc này làm chết 2 người,  hôm 26-8- 2018 tại Ô Chợ Dừa…

Bỏ chạy, có lẽ nại theo thói quen ‘nhờn’ pháp luật- coi mình có quyền ngồi trên pháp luật, vì luật nghiêm để cho Dân đen, chứ hạng Cóc (Cocc- con ông cháu cha) lại liên quan quan lớn Tư pháp chẳng ai dám đụng vào. Quả thế, cơ qua điều tra có tiếng ‘giỏi nhất thế giới’ dễ dàng… bất lực trước vụ tai nạn giao thông chết người, dẫu xảy ra giữa thanh nhiên bạch nhật.

Vụ án giao thông đang… chìm xuồng !… Chìm xuồng!

Giá Em chỉ gắng làm người tử tớ’ một chút, chỉ mức tối thiểu như Dân đen trong việc chịu pháp trị, bởi Em là chủ nhân con Mẹc, không thể vô can….

Cái gốc hả hê, có lẽ nằm ở chỗ tại vì Em con nhà ‘kiêu tớ’ vốn đang càng cho thấy ở thế đối nghịch quyền lợi với Chủ Dân… Giá như Em  đừng con quan, chắc chắn Em ra đi thanh thản, thương tiếc của nhiều người, của chính Chủ Dân !

Người ta hả hê trước cái chết của Em và không ngại kết luận ‘quả báo’ nhãn tiền.

2. Người ta dùng ‘quả báo’ cho cái chết của Em cũng đáng để gẫm đời…

‘Quả báo’ quan niệm của Anh Em Phật giáo…

Thực ra quan niệm này xuất phát từ trải nghiệm ‘nhân quả’ trong tự nhiên rồi ứng dụng vào tương quan xã hội. Và từ hàng hàng ngàn năm trước tiền nhân khắp nơi trên thế giới đều kinh qua và đã đúc kết thành ‘quy tắc’ răn dạy con cháu. Chẳng hạn trong câu: Cây nào sinh quả đấy; đời cha ăn mặn đời con khát nước; sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó; gieo gió gặt bão; gậy ông đập lưng ông; ở hiền gặp lành; ở Đức mặc sức mà ăn… Kinh Thánh Cựu ước, người Do Thái xa xưa (Dân Riêng của Thiên Chúa)  có nhiều câu nói về kinh nghiệm nhân quả này[1].

Và trong chừng mực nào đó, Chúa Giêsu lấy kinh nghiệm người xưa ‘xem quả biết cây’ để dạy các môn đệ phân định tiên tri giả (x. Mt 7, 15-20)

(Nói trong ‘chừng mực nào đó’ vì chúng chỉ đúng tương đối, nhất là áp dụng vào thụ tạo Con người có Lý trí - ý chí tự do, tức con người vẫn có khả năng thay đổi, xấu thành tốt [2]… Thực tiễn không ít người ở hiền lại gặp dữ; trái lại không ít kẻ gian tham, mưu mô quỷ quyệt vẫn tót ngồi trên đầu thiên hạ hưởng phú quý giầu sang...

Chúa Giêsu rất ghét tội lỗi song Ngài lại thương và luôn giành chỗ đặc biệt cho người tội lỗi bởi tội nhân luôn luôn có khả năng sám hối đổi mới cuộc sống. Ngài không bao giờ mất hy vọng đối với người tội lỗi… Từ cuộc sống Ngài cho thấy, Tình yêu mới có sức mạnh biến đổi kẻ ác- tội nhân cải tà quy chính, có thể trở người tốt, thậm chí thành thánh, đại thánh (vd như Tông đồ Phêrô - Mattheu; Gia Kêu; Maria Madalena…)

Trở lại vấn đề ‘Quả báo’…

Khi dùng khái niệm ‘quả báo’ thông thường muốn nói các kiếp. Kiếp này là quả báo kiếp trước; kiếp sau là ‘quả bảo’ kiếp này. Nếu kiếp trước ăn ở tốt, tạo ra nghiệp tốt thì kiếp này được hưởng ‘quả báo’ tốt; nếu kiếp này ăn ở thất đức, tạo nghiệp xấu thì kiếp sau lãnh ‘quả báo’ xấu, đau khổ[3].

Như vậy ở góc độ nào đó, dùng ‘quả báo’ sẽ đúng hơn khi nói việc chuyển kiếp - luân hồi. Cứ theo dòng chạy suy tư nay, càng xót xa cho Em…


Không biết Em hay cha mẹ em ăn ở thế nào khiến cho người ta khinh nghét, cay nghiệt đến độ phải dùng từ ‘quả báo’, bởi hàm ý trong đó muốn kiếp sau- đầu thai (nếu có) Em phải tiếp hứng chịu ‘quả báo’ xấu, đau khổ.

Nghĩa là sự hả hê trước cái chết - của Em, hay mới đây của một số quan to khi ‘ai tín’ không chịu dừng lại trước cửa tử, vả tiếp mong kiếp sau họ đau khổ tiếp cho thích đáng.

Con người khi đã ghét ai đến độ căm thù, coi như kẻ thù dễ thường mong ‘quả báo’ xấu - càng xấu càng tốt, kéo dài đến nhiều đời, nhiều kiếp…

3. ‘Quả báo’ một suy tư của con người rất đáng trân trọng xuất phát từ nền văn hóa ngàn đời của Ấn giáo (nó phản ánh rõ thêm Con người mang Hình ảnh Thiên Chúa, biết hướng thượng và luôn khao khát đi tìm Chân- Thiện- Mỹ) và căn dạy người ta hướng thiện, tránh làm việc ác, tạo nghiệp ác…

Song - như đã nói chúng chỉ có giá trị tương đối, không kể coi ‘luật tất yếu’ - nhất là khi áp dụng vào con người có phẩm giá Tự do (trong thế giới tự nhiên thì miễn màn); sự hạn chế của ‘nhân quả’, đôi khi làm ‘xa cách tình người- thiếu sự tôn trọng’ giữa người với người.

Chẳng hạn gặp những mảnh đời đau khổ, tật nguyền… quan niệm ‘quả báo’ dễ thường ta ‘mặc định’ ngay: Tại kiếp trước nhà mi ăn ở gian ác, đáng đời[4].

Chính Nhà khoa học Thiên văn đáng kính Trịnh Xuân Thuận, cho mình là một Phật tử- và nhiều tác phẩm của ông ít nhiều thấm đẫm tư tưởng Phật giáo cũng phải công nhận khi trả lời phỏng vấn: ‘Đúng là có luật nghiệp chướng (karma) nhưng trước nỗi đau của một sinh linh mà dùng thuyết định mệnh để nói rằng người đó phải trả giá cho những kiếp trước của mình, thì theo tôi đó không phải là con đường đúng đắn của Đạo Phật. Trái lại phải bao bọc người đó trong tình yêu và giúp đỡ người đó đương đầu với nỗi đau khổ và cái chết trong sự bình thản. Sự bình thản trước nỗi đau khổ là một trong số những bài học quan trọng của Đạo Phật’[5].

Với cái chết của Em, khi dùng từ ‘quả báo’ rõ ràng cái chết không xóa hết căm ghét hận thù, xem chừng còn hun đúc, tăng thêm… Và dường như người ta mong và dùng ‘quả báo’ để tiếp tục trút giận- trả thù.


3. Người Kitô giáo  nhờ mạc khải Lời Chúa, nhất là Lời của Ngôi Lời Nhập Thể làm người không có quan niệm ‘quả báo’ theo kiểu luân hồi nghiệp báo nhiều kiếp.

Cái chết dữ của Chúa Giêsu ‘chấm dứt’ quan niệm có nhiều  kiếp sống nối tiếp- nối tiếp, điều đó cũng ‘sáng rõ’ vấn đề nghiệp báo. Bởi nếu trong lăng kính ‘quả báo’ người ta không thể lý giải được biến cố Tử nạn của Chúa Giêsu, bởi Ngài là Đấng Chí Thánh[6]. (Ngay cả quan niệm rất ‘hiện sinh’ của Do Thái giáo- Chúa án phạt ngay đời này cũng không thể lý giải).

 Đạo Chúa mạc khải, Con người được dựng nên trong Tình yêu Thiên Chúa là Cha- giống Hình ảnh Thiên Chúa. Và mỗi người là một thụ tạo nhân linh độc nhất, không có người thứ hai ngoài mình. Con người sống chỉ có hai đời (có thế nói hai kiếp nhân sinh) đời này và đời sau, còn ‘kiếp’ trước nằm trong Ý định nhiệm màu của Thiên Chúa, không ai biết. Mọi việc làm trong tư tưởng, lời nói và hành động ở đời này khi bước qua cửa tử vào đời sau đều trả lẽ trước Mặt Chúa và trả giá Thiên Đàng hay Hỏa ngục (Luyện tội chỉ tạm thời, không tồn tại mãi mãi, bởi khi Chúa Giêsu Quan Lâm, không còn sự dữ ở trần gian… rồi đến lúc không còn luyện tội).

Sự trả giá này dứt khoát và rất đắt, bởi nó liên hệ đến sự sống đời đời.

Chính vì thế, ta mới hiểu Chúa Giêsu nói: Được lời lãi cả thế gian mà mất phần Linh hồn thì được ích gì (x. Lc 9,25); hay thà đui mắt, cụt tay, cụt chân (nguyên cớ gây tội nguy hiểm mất ơn Cứu độ) mà được vào Nước Trời còn hơn nguyên vẹn mà sa hỏa ngục (x. Lc 9, 42-28).

Chính vì ý thức sự ‘hồng ân’ cao quý độc đáo có một không hai ở đời này, nên người Môn đệ đích thực theo Chúa không thể sống ỡm ờ- làng nhàng, theo kiểu ‘đu dây’ nửa nạc nửa mỡ… Trái lại rất quyết liệt- triệt để sống cho Công Lý- Yêu Thương, Tôn trọng Sự thật- Tôn Trọng Sự sống ... Cố gắng tận dụng thời gian vàng bạc ở trên cõi dương gian để đời mình phản chiếu ‘Sự Thật- Yêu Thương-  Hòa Bình’ nhờ đó cuộc sống có ý nghĩa- đầy thi vị, tìm được chỗ đứng- giá trị của đời người, góp phần nâng cao phẩm giá, quyền làm Người …

Và như thế, sống theo Lời Chúa, để Lời Chúa thấm đẫm vào đời sống mình, ngày càng toát sáng ‘Hình ảnh Thiên Chúa’ nơi Con người, Người Môn đệ có được cả đời này và cầm chắc Thiên đàng đời sau.

Tin theo Chúa Giêsu chỉ có… Toàn thắng!

Và ta cảm hiểu sống động hơn lời Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu xem “Tất cả là Hồng ân’ (dù đời sống Ngài sống trong bệnh tật và…chết yểu (24 tuổi); Hay ‘Con đường Cứu độ’[7] của Thánh Phaolô Tông đồ: Tôi coi mọi sự là phân rác so với mối lợi tuyệt vời là biết Chúa Giêsu Kitô, Chúa của tôi (x. Phil 3, 8-9).   

(Chợt nhớ ‘Canh Bạc’ của Pascal, nhà Toán học- Vật Lý- Triết gia… người Công giáo (thế kỷ 17). Ông nói với người vô thần, không tin có Thiên Chúa- không tin có đời sau: ‘Chúng ta hãy cân nhắc sự thiệt thòi và lời lộc khi đánh cá về Sự Hiện Hữu của Thiên Chúa. Nếu bạn thắng, bạn thắng mọi sự. Nếu bạn thua, bạn chẳng mất gì cả. Vậy đừng do dự: Hãy đánh cá là Thiên Chúa hiện hữu’)[8].

Quan trọng hơn, nhờ mạc khải Lời Chúa, ta khám phá chân lý: Mọi người Anh chị em một nhà, có Thiên Chúa là Cha chung…

Vì là Anh Chị Em một nhà, mọi người phải Yêu thương nhau, nâng đỡ… Và nếu Anh chị em mình có lỡ nghiêng chiều về bóng tối sự dữ… ta dùng đời sống chứng tá Công Lý- Tình yêu để ‘giác ngộ’ kẻ lầm lỡ, hoàn toàn không có chuyện báo thù- chuốc oán dù chỉ manh nha trong tư tưởng cũng không được có. Điều này đồng nghĩa không có chuyện trả thù, càng không dùng bạo lực (dù bạo lực ấy có thể dẫn đến cuộc cách mạng thay đổi).

Và như vậy trong Chân lý- Tình yêu nhờ ơn Chúa ta có thể biến đổi chính mình- biến đổi người khác và có thể biến đổi thế giới. Đây cũng chính là ‘năng lực kỳ diệu’ mà Nhà khoa học thiên tài xác nhận trong thư gởi con gái như lời trăn trối[9].

Như vậy, chính trong Đức ái Kitô giáo, nói riêng Người Công giáo Tông truyền không có ai là kẻ thù, ngay kẻ đã gây oán hại, thậm chí giết người thân hay giết cả chính mình vẫn được cảm thông tha thứ, vẫn là anh chị em chung nhà… nên cuộc sống tìm được an bình nội tâm dẫu có trực diện đầy sống gió vùi dập.

Điều này cũng có nghĩa, trong Trái Tim của Người Con Chúa, những người tội lỗi, kể cả những người coi mình là kẻ thù, gây hại cho mình luôn có chỗ đứng yêu thương – trân trọng.

Và dường như, càng những ai cho thấy đang đứng về bóng tối sự dữ, tra tay làm điều ác, bất công… càng có chỗ đứng quan trọng hơn- nhiều hơn trong Trái Tim, trong lời cầu nguyện…


4. Nhờ ơn Chúa, và dưới Ánh Sáng Đức ái Kitô giáo, mọi người chính là anh chị em của mình, không có ai là kẻ thù…

Trong lăng kính Đức tin ấy...

Tớ thật sự thương tiếc trước cái chết của Em, nhất là một cái chết trẻ mà tương lai Em còn rộng mở.

Và cầu nguyện cho Em hưởng được Lòng thương xót của Chúa…

Quan trọng hơn, chiều này tớ Dâng Hy Tế Cứu độ (Thánh lễ ) cầu nguyện cho Em…

Không chỉ cầu nguyện cho Em mà còn cầu nguyện cho cha mẹ Em, cho các lãnh đạo mãi lú (mácle), có can đảm chọn Ánh sáng Chân Lý.

(Và một sự trùng hợp ngẫu nhiên: Em chết vào dịp kỷ niệm Ngày Giỗ của Tổng thống Chính Dân- Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm (và Bào đệ)

 Xin Cụ Gioan Baotixita, bên ngai tòa Chúa cầu nguyện cho Em và cho quê hương đất nước



Bởi lẽ, Cụ hiểu rõ sự nguy hại cho Công Lý- Tình yêu, cho chủ quyền Dân tộc, có khả năng hủy diệt tận căn làm người tử tế… từ chủ thuyết mãi lú (macle): duy vật- vô thần[10]

Xin mọi người Hiệp ý Yêu thương…

Lm. Đaminh Hương Quất

[1]http://www.liendoanconggiao.net/index.php?option=com_content&view=article&id=3627:luat-nhan-qua&catid=100:chia-se-loi-chua&Itemid=299


[2] Theo Công giáo Tự Do là một ‘quà tặng Tạo dựng’- là cái đã nằm trong cấu trúc tạo dựng, một thực thể của tinh thần con người đồng thời là nét đặc trưng của các hành vi nhân linh. ‘Trong Con Người, sự tự do là sức mạnh để tăng trưởng và trưởng thành trong Chân lý và điều Thiện… Ai làm điều tốt người đó càng trở nên tự do. Không có tự do đích thực nếu không phục vị điều thiện và chân lý. Chọn sự bất tuân và điều xấu, là lạm dụng tự do và sự lựa chọn này đưa chúng ta vào vòng nô lệ tội lỗi’ (x. Sách giáo lý của Hội thánh Công giáo, s.1731-1748; Joseph Ratzinger- Đức Giáo hoàng Benedicto XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, Phạm Hồng Lam dịch, Nxb Tôn giáo-2014, tr.94-96).   

[3] Quả báo- Danh từ Phật giáo: Báo ứng là kết quả cái nhân ở kiếp trước mà ra như kiếp trước ở lành thì kiếp này gặp điều lành, kiếp trước làm ác thì kiếp này gặp điều ác. (Từ điển và Danh từ Triết học, Trần Văn Hiến Minh, theo Mục từ, nxb Phương Đông, 10-2104,)

‘Sự đáp lại điều ác hay điều thiện đã làm trong kiếp trước bằng điều ác hay điều thiện trong kiếp sau, theo Đạo Phật (Tử điển Tiếng Việt, Minh Tân- Thanh Nghi- Xuân Lãm, theo Mục từ, nxb Ngôn ngữ học VN, 6-1998)

[4]x. http://conggiao.info/tu-thien-o-dau-cung-the---ai-lam-cung-the-d-41974

[5] x. ‘Trò chuyện với Nhà vật lý Thiên văn- Trịnh Xuân Thuận’, Phạm Văn Thiếu dịch, nxb Trẻ- 2016, tr.151-152. 


[6] Với con người còn có cơ hội ‘đoán mò’- vì chẳng ai biết kiếp trước của mình thế nào còn Chúa Giêsu thì khác. ‘Kiếp trước’ và cho đến muôn đời Ngài là Thiên Chúa- là nguồn Cội Chân- Thiện- Mỹ; còn ‘kiếp’ nhân sinh (khi Nhập Thể làm người) Ngài toàn Rao giảng sống Công Bình- Yêu Thường, và toàn làm việc tốt, hoàn toàn vô tội…, tức Ngài toàn tạo ‘nghiệp lành thánh đức’…

Ấy thế mà cái chết của Ngài là một cái chết Dữ, rất dữ, đầy ác nghiệt. Bản án tử của Ngài là một trong những hình thức dã man nhất của con người.

Nhưng chính trong đáy cực bất công, đau khổ của con người ta lại thấy Chúa Giêsu vẫn tỏa sáng Yêu Thương- Bình an- Hạnh phúc… Ngài đã tha thứ kẻ gây oán hại cho Ngài; Ngài Phó Linh hồn trong tay Cha và ra đi thanh thản, hạnh phúc…  Chúa Giêsu Vâng lời Cha đã đi trọn vẹn con đường Tôi Trung- con đường Tử giá thành đường Giải thoát Cứu độ chúng sinh… Do đó, đau khổ trong ‘kiếp’ nhân sinh trong Ngài và nhờ Ngài đều có giá trị Tin Mừng, mở tia Hy vọng…

[7] Tựa đặt của nhóm Phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ cho bản dịch Tân Ước.


[8] Tham khảo thêm: http://www.nguoitinhuu.org/kienthuc/ho-giao/hien-huu.html


[9]‘Động lực Tình yêu’ kỳ diệu này chẳng lạ đối với Kitô giáo (bởi nó xuất phát từ Thiên Chúa- Đấng Là Tình yêu) sau này Nhà Khoa học thiên tài -Ạbert Einstein, trong ‘thư gởi con gái’ công nhận như một khám phá: ‘Loại lực này giải thích mọi điều và thổi ý nghĩa vào cuộc sống. Chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: tình yêu chính là năng lượng bất khả chiến bại, bởi nó là vô hạn…

Sau những thất bại liên tiếp của nhân loại trong nỗ lực điều khiển các nguồn lực vũ trụ, đã đến lúc chúng ta phải nuôi dưỡng mình bằng một loại năng lực khác… Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, Tình Yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất... x.http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thu-cua-albert-einstein-gui-con-gai.html

[10] Từ thực tế cuộc sống, nhiều người hôm nay chọt nhớ Cụ Diệm với câu nói ‘tiên tri’ cách đây hơn nửa thế kỷ và xã hội hiện đang của quê hương đang ứng nghiệm: “Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.” (Ngô Đình Diệm, Khánh Thành Đập Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét