Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

9 phẩm chất đặc trưng của một người cao quý


9  phẩm  chất  đặc  trưng  của  một  người  cao  quý
Thứ Năm, 05/07/2018


Người ta ví rằng, “Làm người” là một môn học mà có dùng cả cuộc đời cũng không học hết được. Nhưng chỉ cần chúng ta nguyện ý thì ngày hôm nay chúng ta sẽ tốt hơn ngày hôm qua, ngài mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay… dần dần chúng ta sẽ trở thành một người có tu dưỡng, có phẩm chất cao quý.

Con người có rất nhiều điều phải hoàn thiện, phải “tu tâm dưỡng tính”, dưới đây là 9 việc cần tu dưỡng cũng là 9 đặc trưng của một người có phẩm chất cao quý.

1. Khiêm tốn: Không cho mình tài giỏi hơn người
Người ta nói rằng: Trên bầu trời còn có bầu trời khác, người tài giỏi còn có người tài giỏi hơn. “Tĩnh lặng thì mới nhìn được xa”, nếu một người trong tâm lúc nào cũng tự cao tự đại, so sánh với người này người khác, thì sẽ khó có thể tĩnh tại mà nhìn xa được.

Một người tài đức ra sao, giỏi giang như thế nào, không cần bản thân nói ra thì người khác cũng sẽ tự biết. Người khiêm tốn thì luôn luôn được lòng người! “Không tự cho mình tài giỏi hơn người” là một loại khiêm tốn, là thể hiện của một người có trí huệ!

2. Giữ chữ tín: Không tùy tiện hứa hẹn, phán xét
Có câu rằng, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt vận mệnh. Cho nên, thói quen tạo nên con người. Một người mù quáng, tùy tiện hứa hẹn nhiều thì sẽ dễ trở thành người giả dối, không đáng tin, thậm chí còn tạo thành khẩu nghiệp.

Một sự việc, một hành động của một người nào đó rất có thể thực sự không như những gì mà chúng ta nhìn thấy. Cho nên, nhiều lúc tưởng là tốt mà chưa phải là tốt, tưởng là xấu mà chưa phải là xấu. Đừng vội vàng, tùy tiện phán xét người khác, nếu không có thể điều mà chúng ta nhận được sẽ là sự thống khổ trong hối hận!

3. Không tùy tiện làm phiền người khác
Trong mắt bạn có thể đó là một loại đau khổ, nhưng đối với họ đó lại là cả một niềm hạnh phúc to lớn! Cho nên, đừng tùy tiện nhìn nhận người khác theo con mắt chủ quan của mình bởi vì rất có thể bạn đang làm phiền đến họ!

Nếu có thể xem bản thân mình là một người khác, bạn sẽ giảm bớt được nỗi thống khổ mình đang chịu. Nếu xem người khác là mình, bạn sẽ biết đồng cảm với nỗi bất hạnh của người khác, thông hiểu hơn về họ. Nếu bạn xem họ là họ thì sẽ biết tôn trọng sự độc lập, không xâm phạm người khác. Nếu xem mình là mình thì sẽ quý trọng bản thân, vui vẻ sống.

Có thể được hiểu người khác chính là một loại trí tuệ. Có thể được người khác hiểu mình thì đó là một loại hạnh phúc. Có thể tự mình hiểu mình thì đó mới là người tài đức!

4. Không tùy tiện áp đặt lên người khác
Người ta nói rằng, đời người có ba loại cảnh giới. “Xem núi là núi, nước là nước” thì đó chính là “nhân chi sơ”. “Xem núi không phải là núi, nước không phải là nước” là người đến tuổi trung niên. “Xem núi vẫn là núi, nước vẫn là nước” là người quay trở về với tự nhiên. Cho nên, mỗi người là một sinh mệnh riêng biệt đừng tùy tiện áp đặt điều gì nên người khác mà hãy thiện ý khuyên bảo.

5. Không giễu cợt, châm chọc người khác
Làm tổn thương nhân cách người khác thì có thể vui vẻ nhất thời nhưng sẽ mang vết thương suốt đời. Trên thế giới này, sinh mệnh vốn là dựa vào nhau để sinh tồn. Cho nên, ai cũng cần phải học được biết ơn!

Chúng ta cảm ơn thiên nhiên đã ban phúc! Cảm ơn cha mẹ đã dưỡng dục, cảm ơn sự bình yên của xã hội, cảm ơn hương vị của đồ ăn, cảm ơn sự ấm áp của quần áo, cảm ơn nghịch cảnh…

6. Biết kiềm chế: Không tức giận tùy tiện
Thân thể tổn thương một thì tình cảm sẽ tổn thương hai. Người với người khi đến xã hội này đều là ngang hàng với nhau – khóc khi đến và đi trong tiếng khóc. Cho nên, phàm là gặp chuyện gì không vừa lòng, hãy “lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút gió yên sóng lặng”!

7. Tôn trọng: Không cắt ngang lời nói của người khác
Nói nhiều tất sẽ nói lỡ, im lặng là vàng, lắng nghe là thể hiện của trí tuệ, là thể hiện của sự tôn trọng, là một loại tu dưỡng, một nhịp cầu nối giữa tâm linh với tâm linh. Bình tĩnh là một loại tâm thái, cũng là một loại trưởng thành!

8. Không tự khép kín bản thân 
Giúp đỡ người khác là một loại cao thượng, hiểu cho người khác là một loại độ lượng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác là một loại đạo đức vô cùng cao đẹp.

Khi xảy ra việc gì, đừng tự khép kín bản thân mình, hãy mở lòng, đi làm những việc này để thành tựu bản thân mình và thành tựu người khác!

9. Không ức hiếp người yếu hơn mình
Đồng cảm với người yếu hơn mình là một loại đức hạnh, một loại cảnh giới, một loại hài hòa. Một người tâm lý khỏe mạnh thì mới có một thân thể khỏe mạnh!

Người có một phần độ lượng, thì sẽ có nhiều thêm một phần khí chất,. Người có nhiều thêm một phần khí chất thì sẽ có nhiều thêm một phần nhân duyên, càng có nhiều thêm một phần sự nghiệp, tích thiện thành đức, tu thân dưỡng tính.

An Hòa (dịch và t/h theo sự cho phép của tác giả)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét