Thời gian gần đây, một
số người đã lên tiếng vì cảm thấy khó gọi, khó nói, băn khoăn, lung túng về cái
tên của một ai đó, đọc lên dễ hiểu lầm, kỳ cục, dị hợm hay quá dài…
Phiền hà không chỉ
trong quần chúng, mà ngay cả người có trách nhiệm trong chính quyền Việt Nam
cũng đề xuất quy định đặt tên cho con người:
Đại biểu Nguyễn Thị Nhung đề nghị luật Hộ tịch cần quy định nguyên tắc đặt tên và
xác định họ cho con phù hợp với văn hoá, tránh những cái tên xấu, quá dài,
không thuần Việt.
Thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau
của dự thảo Luật Hộ tịch tại phiên họp Quốc hội sáng 28/10/14, đại biểu Nguyễn
Thị Nhung cho rằng, dự luật không quy định nguyên tắc đặt tên cho con sẽ làm
khó khăn cho cán bộ hộ tịch ở địa phương khi cha mẹ đặt tên cho con không thuần
Việt.
Bà Nhung dẫn chứng có những người đặt tên cho
con theo tên nước ngoài hoặc tên gây mặc cảm như: Lê Văn Thật, Nguyễn Văn Lỳ;
hoặc tên quá dài, gây phức tạp khi sử dụng, như Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất
Thương Tâm Nhân.
“Đó là những vướng mắc ở cơ sở mà cán bộ
hộ tịch đã cho ý kiến khi chúng tôi đi giám sát. Vì vậy, tôi đề nghị nếu luật
Hộ tịch không quy định xác định họ, dân tộc và nguyên tắc đặt tên thì cần xây
dựng một luật mới là luật Đặt tên hay quy định rõ hơn trong bộ luật Dân sự sửa
đổi sắp tới”, bà Nhung nói.
Đại biểu Nhung đề nghị luật quy định nguyên
tắc đặt tên và xác định họ dân tộc cho con phù hợp với văn hoá truyền thống,
phong tục tập quán, tránh tình trạng vì mong muốn của bố mẹ mà họ và dân tộc
của con không phù hợp phong tục, tập quán. Ví như cha mẹ là người dân tộc,
nhưng lại lấy họ Nguyễn làm phát sinh họ mới, gây nhầm lẫn và trái phong tục.
Theo báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hộ
tịch do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, đa số ý kiến đại
biểu nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật. Theo ông Lý, giữa hộ tịch,
hộ khẩu và căn cước công dân tuy có mối liên hệ với nhau, nhưng có phạm vi, mục
đích và cách thức thực hiện khác nhau. Hộ tịch là những sự kiện quan trọng về
nhân thân của công dân được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ. Còn hộ khẩu và căn
cước công dân chủ yếu để phục vụ công tác quản lý xã hội.
Về việc cấp Giấy khai sinh và Thẻ căn cước công
dân có hai luồng ý kiến. Một bộ phận tán thành việc tiếp tục cấp Giấy khai sinh
cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như quy định hiện hành và một luồng ý kiến
khác đề nghị bỏ việc cấp Giấy khai sinh trong dự thảo Luật hộ tịch, thay vào đó
cấp Thẻ căn cước công dân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như trong dự án Luật
căn cước công dân.
Theo Thường vụ Quốc hội, đăng ký khai sinh là
việc Nhà nước chính thức thừa nhận sự ra đời của một con người. Theo quy định
của pháp luật hiện hành thì trẻ em sinh ra được Nhà nước cấp Giấy khai sinh
trong đó ghi thông tin cơ bản của trẻ em. Giấy khai sinh có giá trị pháp lý làm
căn cứ cho việc cấp các loại giấy tờ khác trong quản lý nhà nước. Hơn nữa, việc
cấp Giấy khai sinh đã và đang được thực hiện thống nhất, ổn định từ nhiều năm
nay, cơ bản không có vướng mắc.
“Do đó,
Thường vụ Quốc hội tán thành với đề nghị của Chính phủ tiếp tục cấp Giấy khai
sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh”, ông Lý cho hay.
Đồng tình với báo cáo giải trình, tiếp thu, đại
biểu Tô Văn Tám khẳng định thẻ căn cước công dân không thể thay thế giấy khai
sinh. Theo ông Tám, giấy khai sinh có ý nghĩa là phương tiện đánh dấu sự ra đời
của một con người, được nhà nước thừa nhận, vừa là cơ sở cho các loại giấy tờ
khác trong quản lý nhà nước. Còn thẻ căn cước công dân nhằm phục vụ nhu cầu
quản lý, thông tin trong thẻ căn cước là dựa trên giấy khai sinh.
Đại biểu Điều Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước)
không đồng tình với dự định cấp thẻ căn cước cho công dân dưới 14 tuổi vì lứa
tuổi này trẻ em thay đổi nhanh về nhận dạng, gây khó khăn cho cơ quan chức
năng. Hơn nữa, tuổi này chưa phải chịu trách nhiệm hình sự và giao dịch dân sự.
Ngân sách nhà nước và người dân cũng sẽ phải bỏ ra số tiền không nhỏ để làm hơn
21 triệu thẻ căn cước công dân cho khoảng ¼ dân số dưới 14 tuổi.
“Thẻ căn cước công dân khi được cấp chủ
yếu chỉ cất đi chứ không có nhiều tác dụng giao dịch trong cuộc sống, còn hàng
chục lĩnh vực khác thì yêu cầu giấy khai sinh. Vì vậy tôi đề nghị tiếp tục cấp
giấy khai sinh cho trẻ dưới 14 tuổi, thông tin khai sinh sẽ được gửi về cơ sở
dữ liệu quốc gia để cấp thẻ căn cước công dân khi người này đủ 14 tuổi”, đại biểu Sang đề xuất.
Hoàng Thuỳ (VnExpress.net)
Với giới hạn của mình, duyenky chỉ xin nói đến
vấn đề đặt tên cho con trẻ khi mới chào đời, còn các vấn đề khác như bản tin
trên nêu ra thì xin để nhà nước, những người có trách nhiệm giải quyết.
Thật vậy, cái tên của một người rất quan trọng,
nó không chỉ là một ký hiệu để gọi, phân biệt, nhận ra…mà còn như động viên hay
ám ảnh, vận vào người mang nó suốt cả cuộc đời họ.
Về tôn giáo, cái tên cũng có ý nghĩa và quan
trọng như vậy. Thánh kinh ghi lại: Sau khi được Thiên Chúa trao một mỹ nhân,
chàng Adam thích lắm, cứ ngỡ mình nằm mơ! Và trong khi phấn khởi khôn tả, chàng
gọi nàng là Eva. Kinh thánh giải thích rằng chàng “đặt tên” cho nàng như vậy vì nàng là “mẹ của chúng sinh”(St 3:20)
Còn Ngôi Hai Thiên Chúa xuống trần thì được đặt
tên là “Giesu”. Tên này được chính
Thiên Chúa chỉ định, thích hợp cho sứ vụ của Ngôi Hai Thiên Chúa: “Đấng sẽ cứu dân mình
khỏi tội.”
Đối với người Do Thái thì“Giesu” là tên đặt rất thông thường cho một người. Còn“Kito” là danh vị chính thức, nghĩa là“Đấng được xức dầu” đến để phục hưng Israel
và đem ân phúc cho thế gian như lời các tiên tri đã loan báo. Cũng như Emmanuel
là “Chúa ở cùng
chúng ta”.
Rồi sau này Đức Giesu cũng đổi tên cho Phero
thành Sinmon, nghĩa là đá cho đúng với chức vụ của ông.
Tất cả cho thấy rằng cái tên đặt rất quan trọng,
nó có thể ảnh hưởng đến tâm tính người mang nó, gây thiện cảm với ngươi chung
quanh, hay làm chủ nhân bực bội, chung quanh ngượng ngùng hay trêu cười…
Mặc dù cha mẹ khi đặt tên cho con không muốn thế.
Nhưng vì lý do nào đó nên chọn tên như vậy để đặt cho con: thường nhất là thích
tên nào thì đặt tên ấy, không để ý những hậu quả sau này, cũng có khi do bất
mãn với hoàn cảnh, gia đình, người yêu… hay kỳ vọng, ước mơ con sẽ được như cái
tên mình đặt…
Nếu chọn một cái tên bình
thường, con bạn sẽ là một trong hàng nghìn người. Chọn một cái tên quá lạ và
nổi bật, có một số điều bạn cần cân nhắc.
1. Trêu chọc:
Lý do để thận trọng khi đặt cho con mình một
cái tên lạ là con có thể bị bạn bè trêu chọc.
Một cái tên lạ khiến trẻ nổi bật, được chú ý và cũng là tâm điểm của
những trò đùa.
Thí dụ: Đinh Thị Mỹ Lai, Phạm Pháp Luật…
2. Công
việc trong tương lai của con:
Một cái tên nghe có vẻ dễ thương và độc đáo khi
trẻ còn nhỏ nhưng hoàn toàn không thích hợp lúc đã trưởng thành. Hãy suy nghĩ
về một cái tên bất thường được xướng lên khi con bạn trở thành một luật sư hay
doanh nhân. Trong hầu hết các ngành nghề bạn cần sự nghiêm túc.
Thí dụ: Luật sư Võ Thừa Nhận, doanh nhân Trần
Tuất Tử Thiêng…
3. Làm con bối rối, xấu hổ
Có thể con bạn sẽ cảm thấy bối rối, xấu hổ khi
có một cái tên khác thường. Một số người đã cố gắng học cách yêu cái tên của
mình, nhưng một số khác cảm thấy bối rối, xấu hổ với tên của mình và hiếm khi
dùng đến nó.
Thí dụ: Trần Đại Võ Lâm, Cao Trí Dũng Tuyền
Nhân…
4. Chính tả và phát âm
Một số cha mẹ chọn một cái tên khá phổ biến
nhưng lại có cách viết chính tả khác thường. Bạn có muốn con mình phải mất rất
nhiều thời gian để sửa chữa chính tả viết theo cách thông thường không? Nhiều
người sẽ không biết cách viết chính tả hay phát âm nó.
Thí dụ: Trần Chí Trung, Nguyễn Trí Chung…
5. Bạn không biết là con bạn có thích cái tên
đó không
Thật khó chọn một cái tên mà con bạn chắc chắn
thích. Nhưng một số người lại thích có một cái tên khác thường như:
Thí dụ: Đỗ Văn Cu Lớn, Lê Nhật Pháp Đức Mỹ Anh …
6. Tạo liên tưởng cho người khác
Nếu chọn một cái tên mà không được sử dụng phổ
biến, bạn có thể dẫn con đến nhiều tình huống khó xử. Những người khác sẽ có
những liên tưởng khác nhau với cái tên của con bạn.
Thí dụ: Lâm Rừng Núi, Lại Thị Hoa Thịnh Đốn…
6. Cái tên đó có thể không hợp với cá tính của
con
Bạn
không biết được tính cách của con sẽ thế nào khi lớn lên. Những cái tên độc, lạ
có thể dẫn đến những tính cách bất thường của con. Một đứa trẻ sống khép mình làm
sao có thể thích một cái tên độc và lạ.
Thí dụ: Nguyễn Ngọc Nữ Đẹp Xinh, Vũ Thông Minh
Nhất…
7. Cái
tên thể hiện ước mơ của người đặt:
Bạn gởi ước mơ nơi con cháu mình sẽ như mình
mong ước, nhưng thực tế con cháu mình thì sao?
Thí dụ: Cao Minh Đức Trí Dũng, Vũ Thiện Nhân
Hiếu Hiền…
Tất nhiên mọi người rồi cũng sẽ quen với tên mà
bạn chọn. Tuy nhiên, cái tên đó vẫn là không bình thường. Hãy xem xét về tương
lai của con bạn. Bạn nên đặt cho con một cái tên phổ biến cũng như tên đệm hay,
để con có thể sử dụng dù bé thích hay không. Bạn cũng có thể đặt cho con một
biệt danh khác thường. Nhưng đừng quá đáng ngộ nghĩnh hay quá đặc biệt khiến
con bạn phải bối rối.
Đặt tên người theo HẮN VIỆT
TỰ ĐIỂN
của Nguyễn Văn Khôn (Khai Trĩ xuất bản )
(Bổ sung bài viết May 21, 2006)
Các Bạn thân mến,
Nhân dịp có một gia đình người quen, con cái
than thở ngay trước mặt cha mẹ rằng quí vị đặt tên cho họ thật là mâu thuẫn:
đứa tên Đức thì thất đức, đưa tên Trí thì mất trí, còn đưa tên Tú thì bé nhỏ
lùn tịt! Cũng như tên Nguyễn thị Đẹp mà
xấu hoắc, hay Bạch Tuyết mà đen thui!...Và cũng nhân dịp con gái của duyenky
đang bối rối về vấn để chọn một cái tên cho con nhỏ sắp sinh, mình đã tìm hiểu
ý nghĩa của một số từ có thể dùng đặt tên cho con trẻ hay dùng làm biệt danh,
biệt hiệu... trên cơ sở lấy Hán Việt làm gốc.
Cũng muốn nói thêm rằng ngoài biệt danh biệt
hiệu mà khi lớn, con người có ý thức chọn lựa ra, thì cái tên cha mẹ đặt ban
đầu mới gắn liền và ành hưởng tới cuộc sống cá nhân. Nhưng lại được đặt trước
hay ngay sau khi sinh ra, nên có khi chẳng dính dáng hay thích hợp với chính
người đó, mà chỉ do ước mơ của bố mẹ, mong muốn của gia đình mà cái tên được
chọn!
Vì thế khi trưởng thành, có người tự hào, thích
thú và phấn đấu với cái tên, nhưng cũng không ít người khổ tâm vì cái tên đã được
đặt!
Cùng nói thêm rằng ngày xưa các cụ thường chọn
tên lót cho con trai là VĂN, vì mong
muốn con trai mình sẽ là người có học, văn hay chữ tốt, đạo đức…
Còn con gái thì chữ THỊ, chính là cây hoa hồng,
hoa thị…rất thơm, đẹp.
Nhưng càng văn minh, người ta càng nghĩ ra
những tên lót khác, tạo nên những cái tên có khi đẹp, tốt, lạ, có khi dị hợm,
dài thòng và rồi tên Văn cũng như Thị đã dần biến mất!
Trừ những người muốn duy trì dòng họ của mình
như dòng họ Nguyễn Khắc…, Cao Trí…Còn bình thường thì nên tránh cả tên đệm và
tên gọi quá“kêu, to, nổi”, mà nên kết
hợp một từ“to lớn, kêu, đẹp, tốt” với
một từ giản dị có ý nghĩa bình thường…sẽ tạo nên một cái tên hay.
Thí dụ: Diễm Thu, Cát Tiên, Tuấn Vũ, Nguyên Sa…
Sau đây xin ghi ý nghĩa tốt đẹp của một số danh
từ có thể dùng đặt tên, gởi đến các Bạn cho vui trong dịp đón Xuân mới, và mong
rộng đường chọn lựa khi cần; tuy nhiên thường thì từ nào cũng có cả nghĩa tốt
và không tốt nữa, nên phần này đã loại bỏ. Hiển nhiên chúng ta cũng có thể thay
đổi tên lót và chính với nhau như ý muốn.
I. Tên nữ
giới: dấu (*)
có thể dùng cho cả nam và nữ
1. Ý
nghĩa các tên lót cho nữ giới:
* Ái: yêu, mến, thương, tiếc...
* An: êm
đềm, yên lặng, ổn định...
* Anh:
sáng, đẹp, tên chung loài hoa, người tài năng nhất, tính túy, đẹp tốt...
* Bảo: giữ gìn, trách nhiệm, săn
sóc, cỏ xanh, một loại chim, vật quí báu...
- Bích:
ngọc quí, màu xanh biếc...
- Cát:
tốt, lành, phước...
* Chân:
thật, bản chất, tốt tươi, có nhân đức...
* Châu:
sắc đỏ, ngọc trai...
* Chi:
tên một vì sao, tiếng chim kêu, thứ cỏ thom..
- Diễm: lụa chói sáng, ánh sáng của ngọc, tươi đẹp, ưa mến...
- Diệu:
tốt, thần diệu, khéo léo, hay...
- Dung:
bao dung, hình dáng, cây phù dung...
* Hiền: có đức hạnh, lương thiện,
tốt, thẳng, tài năng...
- Kim: hiện
tại, vàng, màu vàng, một trong ngũ hành...
- Loan:
chim phượng con...
- Mai:
cây mai, cây mơ, ngọc tốt...
* Mỹ:
đẹp, tốt, khen ngợi...
* Ngọc:
đá quì, vật quí, đẹp, tốt...
* Khánh:
lễ mừng, phước, thưởng thức, nghiêm chỉnh...
- Tường:
điềm tốt, lành, phúc, tường tận, nhớ…
- Thị:
cây hồng, cây thị, chợ…
- Thúy:
màu xanh biếc, mầu cẩm thạch, trong trẻo, sâu kín, thâm thuý, chim trả…
* Trân: quí báu, vật quỉ...
- Uyên:
sâu xa, thâm thuý, nước xoáy…
- Yến:
trời trong, buổi chiều, yên vui, ăn mặc đẹp, chim cút...
2. Ý
nghĩa một số tên cho nữ giới:
- Băng
Sương: trong sạch…
- Cát
Khánh: việc vui mừng…
- Cẩm
Nhung: một thứ hàng có vân đẹp như nhung…
* Cam
Qui: một loại qui, hoa tím....
- Cảm Tú:
đẹp như gấm như thêu…
- Chi
Lan: cỏ chi và cỏ lan, tính bằng hữu...
- Diệu
Diệu: sáng sủa…
- Diệu
Hạ (Điệu Xuân): hạ, xuân rực rỡ, tốt tươi…
* Đan
Quế: cây quế đỏ, mặt trăng, thi đỗ, sung sướng…
* Giao Nguyên: cánh đồng ở ngoại ô…
* Gia Tâm: để ý thêm, để tâm vào.
- Hạ
Diệp: lá sen…
- Hà
Vân: ngân hà…
* Hiền Minh: có đức sáng suốt…
- Hiền
Trang: đức hạnh trang nghiêm...
- Khánh
Vân: năm màu sắc, thái bình…
- Lan
Châu: thuyền bằng gỗ, cây mộc lan....
- Lan
Ngọc: tiết hạnh phụ nữ thỏm như lan bền chắc như ngọc…
- Lan
Thạch: lan thơm, đá cứng…
- Lan
Thảo: cây lan…
- Liên
Bích: hai cái đẹp liền nhau.
- Liễu
Chi: cành liễu…
- Liêu
Hoa: hoa cây liễu…
- Liêu
My: lông mày lá liễu…
- Linh
Bảo: quí báu và thiêng liêng…
- Linh
Ly: lẹ làng, lanh lợi…
- Linh
Thảo: một loại cỏ, vị thuốc trường sinh…
- Long
Vân: rồng và mây…
- Nga
Mi: phụ nữ, gái đẹp…
- Ngân
Hạnh: bạch quả…
- Nguyệt
Cát: may mắn, dẹp như trăng, ngày mồng một…
- Nhật
Như: đều một, không lẫn lộn…
- Như
Ngọc: trong sạch quí báu như ngọc…
- Oanh
Hoa: chim oanh và hoa…
- Oanh
Yến: chim oanh chim yến…
- Phương
Quế: cây quê thơm…
- Phương
Tú: thơm và đẹp…
- Quế
chi: cành cây quế…
- Quế Nguyệt:
tháng tám âm lịch…
- Quyến
Quyện: đẹp xinh…
- Sa
Châu: bãi cát, cồn cát…
- Song
Thủy: sắc xanh biếc…
- Thạch
Bích: đá núi đứng thẳng như bức tường…
* Trân
Bảo: các loại đá quì…
* Trung
Châu: miền đồng bằng…
- Uyên
Chi: ý vị thâm trầm…
- Uyên
Nhã: sâu sắc và phong nhã…
- Vân
Nguyệt: mây và trăng…
- Vân
Thụy: mặt nước chân mây…
- Vi
Thúy: Khởi thủy, bắt đầu…
- Y
Hành: nét tốt…
- Yên
Nhã: sâu rộng, cao nhã…
- Yên
Chí: tên một loài hoa, cây bông màu đó làm son môi…
- Yên
Hạ: khói và cây, cảnh thiên nhiên, người ở ẩn…
- Yên
Hoa: khói và hoa, cảnh phòng lưu…
- Yến
Uyên: hòa thuận.
II. Tên
nam giới:
1. Tham khảo tên lót cho nam giới:
- Bá: người
lớn tuổi, tước thứ ba trong năm tước xưa (công, hầu, bá, tự, nam), họ, một
loại thông ...
- Binh:
căn bản, quyền, sáng tỏ, người quân lính ...
* Bình:
ngày tháng, yên ổn, bình luận, một loại cây...
- Canh:
sáng chói, cảnh tượng, hinh sắc có ý nghĩa...
- Cao:
sùng bái, quý trọng, vượt bực, ơn huệ, cây ngải hương...
- Công:
khéo léo, chức tước, khổng tử vi, sự nghiệp, thành công…
- Chi:
to lớn, ý muốn, lễ vật, một thứ cỏ thơm…
- Chính:
phải, chủ trì, thích đáng, chất chính...
- Danh: danh
dự, văn tự, tiếng tăm...
- Doanh:
đầy đủ, dư thừa, cột nhà, thăng, hơn, tiến tới, kinh doanh...
- Duy:
chỉ có một, tưởng nhớ, bao bọc, liên kết...
- Dũng:
mạnh, can đảm, nhảy vọt lên, tăng lên...
- Đại:
to lớn, quá, lời nói tôn trọng, thay thế, màu đen xanh...
- Đan: màu đỏ, thuốc, đơn chiếc, nồng hậu, thịnh vượng,
sắc lệnh của vua...
- Đạt:
hiểu thấu, thành tựu, thông báo...
- Đinh:
đều nhau, ngày tháng, yên ổn, ngừng lại...
- Đức:
đạo đức, ơn huệ, phục, khéo công, cậy ơn...
- Gia:
nhà, thêm, có lầu, đẹp, tốt, phước, vui, cây cà, cọng sen...
- Hải:
biển, sông, vật dụng lớn, tụ họp lại, một loại động vật…
* Hòa:
hòa hợp, thoả thuận, êm ái, bằng nhau...
* Hoàn:
hoàn toàn, tốt, giữ gìn, một loại có, trả lại, vòng ngọc, vui vẻ...
* Hoàng:
lớn, tiếng tôn kính, người già, chim phượng mái, màu vàng, sáng sủa, thong thả,
cây tre, một loại cá...
- Huy:
ánh sáng mặt trời, đẹp tốt, rực rỡ, mau lẹ...
- Hùng:
mạnh mẽ, dũng cảm, hùng hậu, con trống con đực...
- Hữu:
bạn thân, hòa thuận, giúp đỡ, đầy đủ…
- Khoa:
tốt đẹp, to lớn, khoe khoang, học thuật…
- Long:
con rồng, vua, tốt thịnh, tôn quý, long trọng, hợp lại...
- Mạnh:
lớn, dài, gắng sức, bắt đầu...
* Minh:
chiếu sáng, sáng sủa, trí tuệ, dương thế, sạch sẽ, mưa nhỏ, ghi nhớ, thế ước,
tiết lộ....
* Nghĩa:
đường lối phải, hào hiệp, ý nghĩa, việc làm nên...
- Phong:
vẻ đẹp tốt, gió, thái độ, phẩm cách, phong cảnh, phong tục, bạn chờ, giao hòa,
đóng kín, đi trước...
* Phúc:
phước, tốt, lành, giàu sang, việc may, trở lại, tấm lòng dấu ở trong...
- Quang:
ánh sáng, rực rỡ, hết sạch, rộng lớn, trơn bóng, quả quyết, thẳng suốt...
- Quân:
đều nhau, vua, cha mẹ, trói buộc, một thứ nhạc khí, một thứ cỏ, loài hươu...
- Quy:
vinh hiển, sang, đặt giá, cuối cùng, hồi hộp...
- Sĩ: học
trò, con trai, người nghiên cứu học vấn, làm quan, binh sĩ...
- Tài:
giỏi, tài năng, tiền bạc, của cái, tính chất, tài liệu, quyết, đoán...
- Tân: mới,
mau chóng, tiến thêm, tin tức, nước lớn, lúa màu đỏ, dẫn dắt...
- Tín:
trung thành, tin, sứ giá, dấu hiệu, nghe theo...
- Toàn:
đầy đủ, trọn vẹn, trở lại, hợp lại...
* Tú: tốt đẹp, đặc biệt, hoa, cây có, các vì
sao, thêu đủ năm mầu...
- Tuấn:
tài trí, tài đức, tài giỏi, cao lớn, tụ tập, mau chóng, đào sâu, ngựa bay...
- Tùng:
cây thông, tụ họp...
- Tường:
tốt, lành, phúc, rõ ràng, xét hỏi, chim bay lượn...
* Thái: rất lớn, an vui, lúa màu, thái độ, hình
trạng, chọn, tôn vinh người già...
- Thành:
thành tựu, bình định, dựng lên, thành thật, tổng kết…
* Thiên:
khéo, lành, hay, tốt, giỏi, chuyên, bữa ăn, số ngàn...
- Thông:
đi suốt qua, hiểu thấu, thông suốt, đểu cả, vẻ vang, không ngừng…
- Trí:
khôn, hiểu biết, trao đưa, trả lại, thái độ, dày đặc, đứng lên, ân xá...
- Trọng:
họ, ở giữa, nặng, khó, chuộng, tôn trọng...
- Trung:
ở giữa, ngay thẳng, thân tình, thành công, thành thật, tốt lành...
- Văn:
người có học vấn, hiểu biết, văn vẻ, lễ phép, đẹp, vân trên tơ lụa, mây có màu
sắc, một thứ cỏ thơm...
- Việt:
vượt qua, rất, lắm, tan rã, rơi rớt, bóng cây...
* Vinh:
vẻ vang, tốt tươi, thịnh vượng...
- Vũ (võ):
loài chim, lông chim, mái hiên, không gian, mạnh dạn, làm người phục, nguồn gốc
sâu xa, bay liệng, dáng đẹp...
- Vương:
vua, được qúi trọng, thịnh vượng, lớn, tên họ...
2. Tham
khảo một số tên cho nam giới:
- Giai
ý: ý hay…
- Hạ Chí:
chí hướng cao xa…
- Hài
Tùng: một loại tùng…
- Hàm
Chí: nuôi ý chí cương quyết…
- Hy
Triệu: điềm tốt mừng…
- Khang
Ninh: bình an không đau ốm…
- Khang
Phu : bình an giàu có…
- Khang
Thái: rất an vui…
- Long
Châu: thuyền của vua được trang trí bằng hình còn rồng…
- Nhật
Quang: ánh sáng mặt trời…
- Quang
Huy; ánh sáng chói lọi, rực rỡ…
- Quang
nghi: dung mạo sáng sủa…
- Quang
Nguyên: nguồn ánh sáng…
- Quang
Thái: sáng ngời, rực rỡ…
- Quý
Hiển: sang trọng, hiển vinh…
- Tài
Trí: tài năng và trí tuệ…
- Tài
Vụ: tai năng và vũ dũng…
- Tam
Nguyên: trời, đất và con người, rằm tháng 1,7,10 – đỗ đầu thi Hương, Hội và Đình…
- Tư
Bao: 4 vật quí của nhà văn (giấy, viết, mực, nghiên)…
- Tùng
Hoàng: hoa cây thông…
- Tùng
Quân: cây thông, cây trúc…
- Tượng
Thủy: điềm tốt lành…
- Vũ
Đức: dức tốt của quân nhân (trí, nhân, dũng nghiêm)…
- Vũ
sĩ: người giỏi võ nghệ, mạnh mẽ, can đảm…
- Xuân
Huyên: cây xuân và cây huyên (cha, mẹ)…
Đấy là một số danh từ có thể dùng làm tên lót
hay đặt tên có ý nghĩa và cũng hay hay, không quá đáng cũng không bao giờ bị
hiểu lầm mà duyenky chủ quan chọn lọc, tuy nhiên còn rất nhiều, nhiều lắm với những cách ghép khác nhau, chúng ta sẽ có một
cái tên thật duyên dáng dễ thương cho con gái hay một cái tên phù hợp cho con
trai sẽ là đấng mày râu bặt thiệp sau này mà đẹp, lạ, dễ nghe, dễ gọi nữa.
Chuc các Bạn và gia đình một năm mới luôn luôn An
Vui nhé!
Thân mến,
Duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét