Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ

Chuyện phiếm của Gã Siêu:
NĂM  MÙI  NÓI  CHUYỆN  DÊ
(Chủ nhật - 01/02/2015 – Tinvui)


Cho đến bây giờ gã vẫn chưa có dịp tìm hiểu tại sao người Á đông chúng ta, dưới ảnh hưởng của mấy chú ba Tàu, lại chia vòng thời gian thành từng chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài mười hai năm và được gọi là một can hay một con giáp.
Chẳng hạn khi nói :
- Vợ nó hơn nó một con giáp.
Câu nói này nghĩa là:
- Nó kém vợ nó những mười hai tuổi. Đúng theo cái mốt “vợ già chồng trẻ là duyên con…bò”.
Tất cả có mười can, đó là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quí.
Mỗi năm trong một can hay trong một con giáp được gọi là chi. Tất cả có mười hai chi, đó là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Mỗi chi lại được biểu tượng bằng một con vật nào đó.
Thí dụ năm nay là năm Quí Mùi. Quí là can chót, can thứ mười. Còn Mùi là vị thứ tám trong mười hai chi và thuộc về con Dê. Năm tới 2004, sẽ trở lại can đầu là Giáp và chi thứ chín là Thân. Như thế năm 2004 sẽ được gọi là năm Giáp Thân, cầm tinh con khỉ.
Theo tục lệ tốt lành vốn có từ lâu trong nghề viết lách, hôm nay gã xin bàn rộng bàn dài, tán hươu tán vượn về con dê, để bàn dân thiên hạ được xả hơi trong những ngày đầu năm, mà quên đi những căng thẳng của công ăn việc làm và những khủng bố đang xảy ra khắp đó đây trên cả và trái đất.
Sách“Cổ Học Tinh Hoa”kể lại như sau:
Người láng giềng nhà Dương Chu mất một con dê, bèn sai hết cả nhà đi tìm, lại sang nói với Dương Chu cho mượn một người đi tìm hộ.
Dương Chu nói:
- Ôi ! Sao mất có một con dê mà cho những bao nhiêu người đi tìm.
Người láng giềng đáp:
- Vì đường có lắm ngã ba.
Khi các người tìm dê đã về, Dương Chu hỏi:
- Có tìm thấy dê không?
Người láng giềng nói:
- Không.
- Sao lại không tìm thấy?
- Tại đường đã lắm ngã ba, theo các ngã ba đi một chốc lại có nhiều ngã ba khác. Thành thử không biết đi vào đường nào để tìm thấy dê, phải chịu về không cả.
Ấy đường cái chỉ vì lắm ngã ba mà dê mất không tìm thấy. Người đi học cũng vậy, chỉ vì mê muội mà mất cả lương tâm.
Theo“Việt Nam Tự điển”của Lê Văn Đức, thì:
“Dê là loài thú có sừng, có râu, lông nhiều và hôi, bốn móng thon nhọn
, thích chồm phá để kiếm cỏ và dây leo để ăn.”
Khi con dê đực mang nặng tuổi đời và trở về già, lúc bấy giờ râu cằm dài, lông nhiều và mùi hôi thật đậm đặc, người ta gọi nó là dê…xồm.
Riêng những kẻ muốn bắt chước dê, để một chòm râu ở cằm, thì bộ râu ấy liền được bàn dân thiên hạ tặng phong cho danh hiệu là bộ râu dê.
Trong chữ Tàu, dê được gọi là dương. Chẳng hạn cao dương là dê con, sơn dương là dê núi.
Tại Việt Nam có một thời người ta đua nhau nuôi dê để lấy sữa bởi vì theo các nhà phân tích, thì sữa dê có nhiều chất bổ dưỡng. Thậm chí các cụ già thường xuyên uống sữa dê thì sẽ trẻ ra vài chục tuổi, còn quí bà quí cô ấy hở, nếu thường xuyên tắm sữa dê, thì da dẻ lúc nào cũng cứ trắng nuốt như trứng gà bóc vậy!!!
Xem ra các chú ba Tàu, cũng như dân bợm nhậu rất khoái món thịt dê, bộ phận nào của dê cũng được liệt vào hàng quí hiếm và được chiếu cố tận tình, chẳng hạn như: dương trường là ruột dê, dương can là gan dê, dương huyết là máu dê, dương nhục là thịt dê, dương thận là thận dê…Mỗi thứ này được tẩm liệm và chế biến theo một cách thức riêng để trở thành món đặc sản của những nhà  hàng tại Chợ Lớn.
Những người chuyên nghiệp làm dê, tức là mần thịt dê, cho hay:
- Để khử cái mùi hoi của dê, người ta thường phải đuổi cho dê chạy thật lâu, hay cho dê uống rượu cốt để cho dê say  đến toát cả mồ hôi hột, rồi sau đó mới chọc tiết. Thịt sẽ không còn hoi nữa.
Có một thời ở Saigon, dân bợm nhậu rất ghiền cái món lẩu dê, đi tới chỗ nào
 cũng thấy những bảng hiệu quảng cáo và mời gọi cho lẩu dê. Thậm chí cả một 
dẫy phố, nhà nhà đều trở thành quán nhậu với món lẩu dê. Sau thời đại của lẩu dê,tới thời đại của lẩu mắm. Còn bây giờ tại các đám tiệc, cái“ mốt lẩu tươi sống đang rất được thịnh hành.
Ngày nọ, gã về Saigon và được mấy tên bạn cùng lớp rủ đi nhậu lẩu dê. Quán nhậu chỉ gồm vỏn vẹn mấy chiếc bàn và một ít ghế thấp lè tè được bày ngay trên lề đường vào ban tối. Khi món nhậu được bưng ra, gã nhận thấy có một cái niêu đựng thịt dê đã được nấu sẵn với chao, đặt trên bếp than và đang sôi sùng sục. Đi kèm với nó là hai đĩa mì vắt và hai đĩa cải đắng. Mì và cải đắng được nhúng vào lẩu trước khi ăn.
Dân nhậu chính hiệu con nai vàng, khi xơi lẩu dê, thì phải uống rượu huyết dê, nghĩa là rượu đế được pha với máu dê. Uống chừng dăm cốc thì bầu khí bỗng trở nên vui vẻ, ai cũng thích nói to và nói dài. Dường như mình là người duy nhất nắm được chân lý trên đời.
Riêng phần gã, dù bị dị ứng với mùi tanh của máu, cũng phải nhắm mắt nhắm mũi làm vài cốc cho vui lòng bè bạn. Ăn miếng thịt dê mà vẫn cứ phân vân không biết dê hay chó, bởi vì dê đâu mà lắm thế!
Nhậu lẩu dê là một hình thức nhậu bình dân và rẻ tiền nhất. Chẳng thế mà quán lẩu dê nào cũng đông khách. Mấy anh tài xế xe ôm, mấy bác đạp xích lô, sau một ngày lao động cực nhọc, ban tối rủ nhau làm một cái lẩu dê với vài xị rượu huyết dê là sẽ quên tuốt  những vất vả và khốn khổ của mình.
Nhiều khi không có thịt dê, dần ghiền bèn phệu ra món “giả dê”, tương tự như món “giả cầy” để được tưởng nhớ mùi hương. Người ta dùng chân giò heo, nướng lên rồi thái nhỏ và bóp với riềng. Khi thưởng thức, miệng thì ăn nhưng lòng thì phải mường tượng ra đó là thịt dê chính gốc.
Có một điều gã ghi nhận được khi suy gẫm về loài dê, đó là từ đông sang tây, từ cổ chí kim, người ta đều nhìn dê bằng một cặp mắt khinh bỉ, gán cho dê những thói hư tật xấu và đồng hóa dê với tội lỗi. Chẳng hiểu có oan cho dê lắm không?
Thực vậy, sách Lêvi của Cựu ước đã mô tả về nghi thức của ngày lễ xá tội như sau:
Người ta dẫn tới trước mặt Aaron một con dê đực còn sống. Ông ta sẽ đặt hai tay lên đầu nó mà xưng thú hết mọi sai lầm, hết  mọi phản nghịch, nghĩa là hết mọi tội lỗi của con dân Israel, như thể trút tất tật lên đầu nó, rồi dùng tay một người đang chờ sẵn mà đuổi nó vào sa mạc. Ở đó chẳng có sự hiện diện đầy yêu thương của Đức Giavê, mà chỉ có sự hiện diện của ma quỉ độc dữ mà thôi.
Con dê này được người Do thái gọi là “oan dương”, con dê gánh tội, con vật hy sinh.
Trong Tân ước, gã lại còn thấy rõ điều ấy hơn nữa.
Thực vậy, hoạt cảnh vể ngày phán xét chung đã được Kinh thánh mô tả như sau:
Bấy giờ các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ ra, như mục tử tách biệt chiên với dê. Ngài sẽ cho chiên đứng bên phải,c òn dê thì ở bên trái.
Như thế, dê là biểu tượng cho những kẻ đứng bên trái, tức là những kẻ tội lỗi, những kẻ sẽ bị trừng phạt đời đời kiếp kiếp chẳng cùng. Thật là đại họa và vô phúc cho chúng ta nếu như trong ngày định mệnh ấy chúng ta bị đứng ở bên trái và lầm lũi bước theo dấu chân dê mà đi xuống hỏa ngục.
Chẳng biết có phải vì dê tượng trưng cho tội lỗi và ngoại diện của nó không được bắt mắt cho lắm mà người ta rất ngại vẽ dê.
Năm ngoái cầm tinh con ngựa, thì hình ảnh về ngựa thật là ê hề, từ hình chụp đến hình vẽ, từ ngựa đực đến ngựa cái, từ ngựa mẹ đến ngưa con, thậm chí có cả ngựa đang mang bầu.
Còn năm nay cầm tinh con dê, gã đã phải chạy đôn chay đáo, chạy ngược chạy xuôi, thậm chí còn vắt cả giò lên cổ mà chạy để tìm cho ra một tấm lịch có hình con dê, hầu làm thiệp đón mừng xuân mới, gửi cho bè bạn khắp bốn phương trời, thế nhưng bạc mắt tìm mà cũng chẳng thấy.
Riêng đối với người Việt Nam, nết xấu nổi bật nhất nơi con dê đực, chính là cái  “tính thích đờn bà con gái”, chính là cái “thói ve vãn, chọc ghẹo đờn bà con gái”.
Cái tính và cái thói này nhiều khi nằm sẵn trong huyết quản vì thế những kẻ mắc phải cái tính và cái thói này thường được gọi là kẻ có…máu dê, hay máu băm nhăm.
Khi cái tính và cái thói này liên tục phát triển và lên tới tột đỉnh của nó, thì kẻ ấy nghiễm nhiên được bàn dân thiên hạ phong cho cái chức…”dê xồm”, tức là kẻ cả gan dám dê một cách trắng trợn, ngay cả giữa ban ngày ban mặt, giữa thanh thiên bạch nhật, chẳng kể gì đến những lời bàn ra tán vào. Kẻ ấy giống như “dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa”, mà Hồ Xuân Hương đã diễn tả.
Ngày xửa ngày xưa, vua Tấn Võ Đế có rất nhiều cung phi mỹ nữ. Ban đêm, nhà vua ngồi trên chiếc xe khảm vàng khảm ngọc, do một đàn dê kéo đi khắp trong cung, tự ý dê muốn đi đâu tùy thích. Xe dừng ở nơi nào, nhà vua sẽ nghỉ đêm tại đó.
Vì thế, các cung phi liền lấy lá dâu treo ở ngoài cửa và dùng nước muối rắc, để cho dê thấy lá dâu và ngửi mùi nước muối thì thèm ăn, mà kéo xe đi vào cửa  cung.
Chẳng hiểu có phải vì vậy mà dê bị gán cho cái tác phong “thiếu đứng đắn” khi giao tiếp với “phe địch” hay không ? Nếu chỉ vì thèm ăn nắm lá dâu mà dê bị kết tội dê, tức là “táy máy với đờn bà con gái”, thì thật hơi oan cho dê một tí.
Cái tội dê này, báo chí phương tây hiện giờ đã mặc cho nó một danh xưng nhẹ nhàng và mỹ miều hơn, đó là cái tội “quấy rối tình dục”. Và theo những nhà tâm lý, thì từ “quấy rối tình dục” đến “lạm dụng tình dục” chỉ cách nhau có một đốt ngón tay. Mấy ông quan tòa bên đó đã dành cho những kẻ quấy rối tình dục những bản án nặng nề, nhưng chẳng biết có “sì tốp” được cái tính và cái thói dê ấy chút xíu nào hay không?
Trong ngôn ngữ, gã ghi nhận được một vài câu tục ngữ, nói lên tính cách giả dối của người đời liên quan tới dê.
Trước hết các cụ đồ sính chữ nho hay những người thuộc vào hàng nho chùm vốn thường bảo:
- Dương chất hổ bì.
Câu này có nghĩa là:
- Cốt là cốt dê, mà da lại là dac ọp.
Từ đó ám chỉ những kẻ dùng thế lực giả tạo bên ngoài để lòe bịp hay hù dọa thiên hạ.
Họ là những kẻ:
- Mượn đầu heo nấu cháo.
Hay:
- Mượn hoa cúng Phật.
Họ giống như
- Cáo mượn oai hùm.
Chứ thực chất bên trong của họ chẳng đáng giá một đồng xu cắc bạc nào cả.
Chuyện xưa kể rằng:
Tuyên Vương làm vua cả nước Sở. Còn Chiêu Hề Tuất chỉ là một người bầy tôi của Tuyên Vương. Thế mà người phương bắc ai nghe thấy nói Chiêu Hề Tuất cũng phải kính sợ. Vua lấy làm lạ, một hôm hỏi quần thần vì cớ làm sao? Không ai trả lời nổi. Chỉ có Giang Nhất thưa được rằng:
- Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt được một con cáo. Cáo bảo: Liệu đó! Chớ đụng chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là trời sai xuống, cầm quyền coi hết cả bách thú. Ngươi ăn thịt ta, là ngươi trái mệnh trời, hại đến thân tức khắc… Không tin, thử để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà lại không sợ hãi tìm đường trốn mau hay không? Hổ cho là cáo nói thật, bèn đi theo cáo. Quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà chạy cả. Hổ vẫn không biết bách thú sợ mình mà chạy, cứ tưởng là sợ cáo. Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất, người phương bắc sợ Hề Tuất, nhưng kỳ thực là sợ vua, cũng như báchthúsợhổvậy.
Câu chuyện trên ám chỉ kẻ dưới thích mượn quyền thế “bề trên” để hống hách và dọa nạt. Nếu không biết, người ta còn sợ, chứ khi “lừa đã thò tai” thì chẳng những người ta đem lòng khinh bỉ, mà còn làm đê nhụcđểchobõghét.
Tiếp đến, người bình dân trong ngôn ngữ thường ngày vốn thường hay nói:
- Treo đầu dê, bán thịt chó.
Cửa hàng treo bảng hiệu bán thịt dê, nhưng thực chất bên trong chỉ toàn chó vớic hó.
Cũng giống như gã đã trình bày ở trên: khi ngồi nhậu lẩu dê với bè bạn mà lòng cứ thắc thỏm không hiểu là thịt dê hay thịt chó, bởi vì dê đâu mànhiềuthế.
Câu tục ngữ ngắn gọn này cũng đủ diễn tả tác phong của kẻ giả hình, họ nói vậy mà không phải vậy, họ nói một đàng nhưng làm quàng một nẻo.
Kinh thánh đã bảo:
- Họ giống như mồ mả, bên ngoài thì quét vôi trắng xóa, nhưng bên trong thì đầy dòi bọ cùng mọi thứ xú khí.
Tục ngữ Việt Nam đã liệt họ vào hạng:
- Khẩu Phật, tâm xà.
- Miệng na mô, bụng bồ dao băm.
- Ngoài thì thơn thớt nói cười,
 Mà trong nham hiểm giết người không gươm.
Như thế, họ không làm đã đành, mà thậm chí còn làm ngược lại những gì họ đã  nói:
- Na mô, một bồ dao găm,
 Một trăm dao mác,
 Mộtvácdaobầu,
 Một xâu thịt chó.
- Na mô, một bồ dao găm,
 Mộttrămconchó,
 Một lọ mắm tôm.
 Mộ tôm rau húng,
 Một thúng rau răm.
Bàn về hạng người giả nhân giả nghĩa ấy, thiết tưởng còn nhiều điều phải nói. Tuy nhiên để kết thúc những sự việc lỉnh kỉnh về con dê, gã xin mượn một mẩu chuyện trong sách “Cổ Học Tinh Hoa”. Mẩu chuyện ấy mang tựađ ề là “Người bán thịt dê” :
Vua Chiêu Vương nước Sở bị mất nước, phải bỏ chạy.  Có người bán thịt dêt ên là Duyệt, cũng chạy theo vua.
Thời gian sau, vua Chiêu Vương trở về, lấy lại được nước. Vua bèn thưởng cho những người chạy theo mình khi trước, trong số đó có cả người bán thịt dê nữa.
Ai cũng nhận phần thưởng, chỉ một mình người bán thịt dê từ chối và nói:
- Trước nhà vua mất nước, tôi mất nghề bán thịt dê. Nay nhà vua còn nước, tôi còn nghề bán thịt dê. Thế là tôi giữ được nghiệp cũ đủ ăn rồi, còn đâu dám mong thưởng.
Vua cố ép. Người bán thịt dê thưa rằng:
- Nhà vua mất nước không phải là tội tôi, nên tôi không dám liều chết. Nhà vua lấy lại được nước, không phải do công tôi, nên tôi không dám lĩnh thưởng.
Vua bảo:
-  Để rồi ta đến nhà ngươi chơiv ậy.
Người bán thịt dê nói:
- Theo phép nước Sở, phàm người nào có công to, được trọng thưởng thì vua mới đến nhà. Nay tôi xét mình tôi mưu trí không đủ giữ được nước, dũng cảm không đủ giết được giặc. Quân giặc vào trong nước, tôi chạy đi lánh nạn, phải theo nhà vua, chớ có phải là cốt ý theo nhà vua đâu! Nay nhà vua muốn bỏ phép nước đến chơi nhà tôi, e thiên hạ nghe thấy lại chê cười chăng.
Chiêu Vương hấy nói, ngoảnh lại bảo Tư Mã Tử Kỳ rằng:
- Người bán thịt dê này tuy làm nghề vi tiện mà giãi bày nghĩa lý rất cao xa. Nhà ngươi làm thế nào mời được người ấy ra nhận chức tam công chota.
Ngườ bán thịt dê nghe thế bèn nói:
- Tôi biết chức tam công là quí hơn cửa hàng bán thịt dê, bổng lộc nghìn vạn, giàu hơn tiền lãi bán thịt dê. Nhưng tôi đâu dám tham tước lộc mà để nhà vua mang tiếng là gia ơn không phải nghĩa. Tôi thực không dám nhận. Xin cho về giữ lấy nghề bàn thịt dê.
Nói đoạn, người ấylùi ra ngay.
Tác giả sách “Cổ Học Tinh Hoa” đã góp thêm lời bàn như sau:
“Vua Chiêu Vương muốn thưởng, là lấy cái ý khí mình gặp bước lưu vong mà người ta đi theo mình là người ta có lòng trung thành với mình. Người bán thịt dê không nhận thưởng là lấy cái nghĩa không đáng nhận, vì không có công cán gì.”
“Nếu ai cũng biết an phận thủ thường, quí trọng nghề nghiệp như người bán thịt dê, thì còn ai là kẻ ham mê phú quí, quyền thế và sự thưởng phạt ở đời chẳng là công minh lắn ru! Thực đáng làm gương cho những kẻ không biết liêm sỉ, tài năng công đức chẳng có gì mà cũng cố cày cục,chạy chọt lấy hút phẩm hàm hức vụ để lòe đời vậy.”
Theo ý gã, nếu các vị tai to mặt lớn mà không tham sân si, tiền của, bổng lộc, để cho tệ tạn tham nhũng lộng lành, thì đất nước này đã phất lên từ lâu.
Và trước khi giã từ để…ăn Tết, gã xin:
Long trọng…kính chúc…Quí vị…năm con…dê nhiều…may mắn !!!

Gã Siêu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét