Vâng Lời Thiên Chúa qua Con Người
(Sat, 09/01/2016 -Trầm Thiên Thu -Thanhlinh.net)
Tôi luôn
nghĩ mình không bao giờ có thể trở thành tu sĩ vì lời khấn vâng lời. Sự vâng
lời bề trên có cho tôi biết tôi phải làm gì và tôi không thể làm gì? Hạn chế
quá! Ngay cả đối với các linh mục phải vâng lời giám mục khi nhận bài sai, có
vẻ như không chịu nổi đối với tôi. “Điều này phải chứng tỏ rằng tôi có ơn
gọi hôn nhân, để tôi có thể LÀM NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN”, tôi nghĩ vậy.
Mùa hè năm
ngoái, khi tôi cảm thấy “sự tự do”
của tôi đang bị hạn chế bởi một công việc dở dang, tôi quyết định bỏ việc và
làm những gì tôi thực sự muốn làm. Quyết định này xảy ra vào một buổi
chiều tối, khi tôi ăn tối với hai người bạn. Ngay sau khi ăn tráng miệng, tôi
gởi email xin việc làm mà tôi muốn. Tôi nghĩ là không được, nhưng nếu được thì
tôi phải đi làm. Ồ, câu trả lời là “có”
và trước khi ai đó can ngăn tôi, tôi bỏ ngay. Bạn trai tôi, người mà tôi nghĩ
rất khác, khuyên tôi đừng bỏ việc. Tôi cảm thấy mọi người đều ngược với tôi.
Ngay cả mẹ tôi, luôn cố gắng hỗ trợ tôi, cũng nói rằng bà thực sự không ủng hộ
điều đó. Tôi cứ hành động, không cần ai tư vấn.
Với quyết
định này, bạn trai tôi và tôi nhận ra rằng chúng tôi là hai thái cực đối lập.
Chúng tôi đã chia tay nhau… vài lần. Tôi là người mơ ước, đầu óc thả trên mây,
cứ làm những gì mình muốn, còn anh là người thực tế, coi trọng sự ổn định và
chấp nhận những điều kiện khó khăn của cuộc sống. Tôi ngược với anh và ngược
với những người thân cận mà họ cho ý nghĩ của tôi là sai khi tôi nói là tôi
biết điều gì tốt hơn cho tôi!
Một năm
sau, công việc không tiến triển. Không chỉ vậy, tôi còn biết NHIỀU và hoàn toàn
thay đổi. Tôi nhận thấy công việc không tốt cho tôi và tôi đã hoàn toàn
mê những thứ mình không biết. Người ta không thể thực sự yêu thích hoặc
say mê những điều (hoặc những người) mà người ta không biết. Phải khiêm nhường
mà nói rằng “tôi đã lầm” và “bạn đã đúng”, nhưng tôi cũng cảm ơn “sai
lầm” mà tôi đã phạm. Tôi thấy cần thiết biết bao để biết những gì mình đã
làm.
Tôi học
được điều gì? VÂNG LỜI. Qua một năm, bạn trai và tôi ngồi lại với nhau cùng rút
kinh nghiệm. Thực sự chúng tôi trái ngược nhau… nhưng tôi nhận ra rằng đó là
một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa! Chúng tôi biết những người kết hôn
cũng “trái ngược nhau” và chúng tôi biết rằng đó là BỔ TÚC LẪN NHAU. Tôi ở thái
cực này, anh ở thái cực khác, nhưng chúng tôi trở thành những con người tốt hơn
khi biết cân bằng lẫn nhau. Đó là Ý Chúa khi Ngài trao Eva cho Ađam làm “người giúp đỡ thích hợp”. Có nhiều công
việc, nhưng điều đó xảy ra khi vợ chồng biết VÂNG LỜI NHAU. Khi bạn nhận thấy
người kia có điều gì đó mà mình không có và người kia giúp đỡ mình thì
đó là bổ túc cho tôi. Luật VÂNG LỜI trong dòng tu cũng vậy. Trong hôn nhân, vợ
chồng thề hứa vâng phục nhau khi cử hành bì tích hôn phối. Đó là sự quy phục hỗ
tương mà thánh Phaolô nói trong thư gởi giáo đoàn Êphêsô, chương 5. Bạn phải
tin rằng người khác là khí cụ của Thiên Chúa giúp cân bằng những cực đoan của
bạn, và cách này giúp bạn đi đúng đường. Tôi nghĩ rằng một người phủ phục
khi được truyền chức linh mục là cách thể hiện sự vâng lời sâu sắc), đôi uyên
ương cũng phủ phục trước mặt nhau (theo cách ẩn dụ) khi cử hành bí tích hôn
phối, đó là thề hứa nhìn thấy Thiên Chúa nơi những người khác.
Sai lầm
chính của tôi vào mùa hè năm ngoái là tự quyết định một mình. Tôi đã lạc đường,
tôi làm theo ý tôi chứ không làm theo Ý Chúa. Tôi kinh nghiệm rằng tôi không
biết điều gì tốt cho tôi, chỉ có Thiên Chúa biết, và kế hoạch của tôi
thường ngược với kế hoạch của Ngài: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng
của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta” (Is
55:8). Cách tốt nhất đối với hạnh phúc và phần rỗi của tôi là VÂNG LỜI
THÁNH Ý THIÊN CHÚA, vâng lời Giáo hội, vâng lời những người hiểu biết và yêu
thương tôi một cách vô vị lợi, và những người hướng dẫn tôi. Nói vậy không có
nghĩa là chúng ta không lắng nghe từ sâu thẳm tâm hồn mình, tiếng nói nhỏ nhẹ trong
tâm hồn mình, nhưng đức tin hóa thân và có những cách giúp đỡ chúng ta. Thật
vậy, vâng lời không hạn chế chút nào, đó là tặng phẩm kỳ lạ… và tôi đoán
đó không chỉ đối với các tu sĩ!
Kinh Thánh
nói: “Vâng lời trọng hơn của lễ” (x. 1 Sm 15:22; Tv 50:8-9). Chúa
Giêsu cũng đã vâng lời ngay trong lúc run sợ: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống
chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha” (Mt 26:42).
Đức Mẹ không một ngày đi tu, không mặc chiếc áo dòng, nhưng Mẹ đã sống trọn cả
ba lời khấn: Thanh tuân, Thanh khiết, và Thanh bần. Đặc biệt mau mắn thực thi
đức Thánh tuân: “Xin vâng” (Lc 1:38).
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ VirtuousPla.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét