NGOẠI KIỀU và LỮ KHÁCH
1. Tôi ở Long Xuyên, trong Tòa Giám Mục, đã hơn 40 năm rồi.
Nhưng khi về già, nhiều lúc tôi cảm thấy rất thấm thía một lời Kinh Thánh nói về
thân phận con người sống đức tin. Lời đó là: “Tôi xưng mình là ngoại kiều và là lữ khách trên mặt đất này” (Dt 11,13).
2. Tôi cảm thấy mình là
ngoại kiều và là lữ khách trên mặt đất. Vì tôi, cũng như ông Apraham, vâng lời
Chúa mà ra đi, đến một nơi sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, đó là thiên đàng.
Nhưng hiện giờ tôi chưa tới đó. Nên tôi sống trên mặt đất này, nhìn về đó, như một ngoại kiều và lữ khách trên đường còn dài.
Với kiểu nói như trên, tôi xác tín rằng: Theo đức tin, một đàng tôi phải dấn thân cho Quê Hương tôi trên trái đất này, nhưng một đàng, tôi vẫn phải hướng về Quê Hương trên trời là đích điểm sau cùng của đời tôi. Vì thế, tôi phải biết sống trên trái đất này, như một ngoại kiều và như một lữ khách hướng về Quê Hương Chúa hứa.
Với kiểu nói như trên, tôi xác tín rằng: Theo đức tin, một đàng tôi phải dấn thân cho Quê Hương tôi trên trái đất này, nhưng một đàng, tôi vẫn phải hướng về Quê Hương trên trời là đích điểm sau cùng của đời tôi. Vì thế, tôi phải biết sống trên trái đất này, như một ngoại kiều và như một lữ khách hướng về Quê Hương Chúa hứa.
3. Ngoài ra, tôi còn cảm
thấy mình là ngoại kiều và là lữ khách theo một phương diện khác. Đó là, mặc
dầu tôi chỉ ở một chỗ qua bằng ấy năm, nhưng cuộc sống luôn chuyển biến. Nhà
cửa thay đổi, nhân sự thay đổi, các liên hệ thay đổi, thời tiết thay đổi. Trong
dòng đời có vô vàn thay đổi, còn tôi thì muốn ổn định, nên có lúc tôi không
tránh được cảm nghĩ mình là ngoại kiều và là lữ khách ngay tại chính nơi
tôi đang sống.
Cảm nghĩ đó sinh ra trong tôi một sự bất an nào đó, một sự cô đơn nào đó.
Cảm nghĩ đó sinh ra trong tôi một sự bất an nào đó, một sự cô đơn nào đó.
4. Từ những kinh nghiệm
riêng tư vừa kể, tôi nghĩ tới tương lai của giáo phận nói
chung và của từng cộng đoàn nói riêng.
Tình hình cho phép tôi nghĩ rằng: Nhiều bất ổn sẽ xảy ra khắp nơi. Có chỗ hiện giờ bầu khí đạo coi như sốt sắng, nhưng rồi sẽ ra nguội lạnh. Có chỗ hiện giờ số người công giáo là đa số nhiệt tình, nhưng rồi ở đó đa số sẽ lại là người ngoài công giáo. Rất có thể chính nơi thờ phượng hôm nay sẽ có ngày không còn là nơi thờ phượng nữa, hoặc sẽ trở thành hoang vu.
Tình hình cho phép tôi nghĩ rằng: Nhiều bất ổn sẽ xảy ra khắp nơi. Có chỗ hiện giờ bầu khí đạo coi như sốt sắng, nhưng rồi sẽ ra nguội lạnh. Có chỗ hiện giờ số người công giáo là đa số nhiệt tình, nhưng rồi ở đó đa số sẽ lại là người ngoài công giáo. Rất có thể chính nơi thờ phượng hôm nay sẽ có ngày không còn là nơi thờ phượng nữa, hoặc sẽ trở thành hoang vu.
5. Khi những bất ổn như thế
xảy ra, mỗi cộng đoàn công giáo và từng người công giáo sẽ cảm thấy mình như là
ngoại kiều và như là lữ khách ngay trên chỗ ở của mình.
6. Lúc đó, phải sống đức tin thế nào đây? Thưa, phải cởi mở.
Thiên Chúa không phải là Đấng chúng ta có thể đóng kín trong một giáo lý, trong một cơ chế, trong một nhà thờ. Nhưng Thiên Chúa là Đấng chúng ta có thể gặp Người, lúc và nơi mà chúng ta không chờ đợi. Người đến một cách bất ngờ. Người là Đấng tạo dựng những gì mà con người không hề dám hy vọng.
Thiên Chúa không phải là Đấng chúng ta có thể đóng kín trong một giáo lý, trong một cơ chế, trong một nhà thờ. Nhưng Thiên Chúa là Đấng chúng ta có thể gặp Người, lúc và nơi mà chúng ta không chờ đợi. Người đến một cách bất ngờ. Người là Đấng tạo dựng những gì mà con người không hề dám hy vọng.
7. Tôi nghĩ là: Xưa Do Thái
đã xây tháp Babel, biểu tượng cho ý chí muốn ổn định tại nơi đó. Nhưng Chúa đã
phá ý định ấy. Nay, nhiều khi chúng ta cũng bắt chước họ, xây dựng những công
trình và cơ chế có tính ổn định, để sống khép kín đức tin
trong đó. Nhưng rồi Chúa lại đến phá vỡ những tháp Babe lấy.
8. Chúa Giêsu thành Nagirét
xưa đã không đóng kín mình trong một ngôi nhà. Người nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ. Nhưng Con Người không có chỗ tựa
đầu” (Lc 9,58). Các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu cũng đã sống như vậy.
9. Thánh Phêrô khuyên giáo
dân: “Anh em thân mến, anh em là khách lạ
và là lữ khách, tôi khuyên anh em hãy tránh xa những đam mê xác thịt, vốn gây
chiến với linh hồn. Anh em hãy ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, để ngay cả khi bị
người ta vu khống, coi anh em như là người gian ác, người ta cũng thấy các việc
anh em làm mà tôn vinh Thiên Chúa, trong ngày Người đến viếng thăm” (1 Pr
1,11-12).
Bằng những lời trên đây, thánh Phêrô muốn chúng ta cứ hãy sống giữa những người không công giáo, như những chứng nhân về đời sống đạo đức, nhất là về nhân bản.
Bằng những lời trên đây, thánh Phêrô muốn chúng ta cứ hãy sống giữa những người không công giáo, như những chứng nhân về đời sống đạo đức, nhất là về nhân bản.
10. Hiện giờ, Chúa Thánh Thần
đang mở ra một kỷ nguyên mới về truyền giáo, đó là kẻ nghèo loan báo Tin Mừng
cho kẻ nghèo. Thánh Phanxicô Assisi đã làm như thế. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng
hô hào làm như vậy. Nghĩa là: Người truyền
giáo hãy sống khó nghèo, ưu tiên lo cho những người nghèo.
Nếu thế, thì chúng ta nên nhìn tương lai với đôi mắt đức tin của người không quá lệ thuộc vào những ổn định của cơ chế, và thói quen, nhưng hãy luôn luôn là kẻ lên đường hướng về trung tâm là Chúa.
Nếu thế, thì chúng ta nên nhìn tương lai với đôi mắt đức tin của người không quá lệ thuộc vào những ổn định của cơ chế, và thói quen, nhưng hãy luôn luôn là kẻ lên đường hướng về trung tâm là Chúa.
11. Không ai trong chúng ta
dám nói là mình không cần đến cơ chế tôn giáo. Nhưng chúng ta phải biết nhìn cơ
chế mở ra về các biến cố, nhất là các biến cố bất ngờ. Chính Chúa là Đấng sẽ “làm nên mọi sự nên mới” (Kh 21,5).
Với những suy nghĩ trên đây, tôi bước sang Năm Mới, như một người lên đường, sẵn sàng cho những bất ngờ. Tôi sống như lữ khách và ngoại kiều hướng về Tương Lai Trời mới Đất mới do Chúa làm chủ.
Với những suy nghĩ trên đây, tôi bước sang Năm Mới, như một người lên đường, sẵn sàng cho những bất ngờ. Tôi sống như lữ khách và ngoại kiều hướng về Tương Lai Trời mới Đất mới do Chúa làm chủ.
Long Xuyên, ngày 8.12.2014.
Đức
Giám mục GB. Bùi Tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét