Thứ ba, 21/9/2021, VnExpress,net
Bộ tranh chia sẻ câu chuyện về những ‘chiến binh’ chống dịch
Bộ tranh của họa sĩ trẻ Nguyễn Trang khắc họa hình ảnh những người lính, y bác sĩ, tình nguyện viên... chung sức chống dịch dưới góc nhìn tích cực.
Để thực hiện bộ tranh này, họa sĩ trẻ Nguyễn Trang cùng thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan gom nhặt những mẩu chuyện lan tỏa tinh thần tích cực, có thực về quân và dân, bác sĩ, bệnh nhân… trong giai đoạn gồng mình chống Covid-19. Theo đó, nữ nghệ sĩ tái hiện sự khác biệt giữa bộ đội xưa và nay. Công việc của bộ đội trước đây chỉ giật “chốt lựu đạn”, xông pha nơi chiến trường nhưng khi dịch tới, những người lính kiêm cả nhiệm vụ “chốt đơn” và vận chuyển thực phẩm thiết yếu cho người dân. Suốt nhiều tuần, các chiến sĩ đi chợ cho bà con, cân từng quả bí, chia từng hộp sữa, vác hàng tấn gạo…
Chỉ riêng sữa Cô Gái Hà Lan gửi tặng cho người dân ở khu phong tỏa và cách ly, những người lính áo xanh đã vận chuyển hàng nghìn hộp vào từng ngõ hẻm.
Trước hình ảnh người lính thực hiện nhiệm vụ với bụng đói để bảo vệ vùng xanh - đỏ, người dân cũng có nhiều cách đáp lại tình cảm như tặng đồ ăn, ly cà phê,… Thậm chí, nữ nghệ sĩ còn chứng kiến các cụ già sẵn sàng chia sẻ lương thực, lốc sữa. Qua bộ tranh, người đọc cũng thấy những câu chuyện bình dị, ấm áp như vậy.
Bên cạnh hình ảnh những người lính, hình ảnh y bác sĩ, tình nguyện viên dũng cảm đặt cược tính mạng, chăm sóc hàng nghìn bệnh nhân cũng được tác giả thể hiện rõ nét. Bộ tranh mang đến câu chuyện ngọt ngào khi có những em bé thơ ngây theo cha mẹ vào khu cách ly, sẵn lòng nhường suất sữa riêng cho nhân viên y tế; hay những lúc sinh viên y dược làm tình nguyện viên “quạt hồi sức” cho bác sĩ…
Trước đó, hơn một triệu hộp sữa Cô gái Hà Lan cũng được trao tận tay tuyến đầu chống dịch để cảm ơn các “chiến binh” thời bình.
Giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, hình ảnh trẻ nhỏ phải chọc que thử dài để xét nghiệm Covid-19 không còn xa lạ. Dù là người lớn, đây cũng không phải quá trình dễ chịu. Theo đó, họa sĩ trẻ Nguyễn Trang đã xoa dịu nỗi lo của mẹ, khắc họa hình ảnh “Cô Gái Hà Lan” sẵn sàng thể hiện khiếu hài hước của mình, pha trò để giúp các em nhỏ quên đi cảm giác khó chịu khi xét nghiệm, đồng thời, cũng giúp công tác chống dịch diễn ra suôn sẻ hơn.
Cuối bộ tranh, nữ họa sĩ trẻ còn dí dỏm tái hiện tình huống “dở khóc dở cười” khi người lính đi vận chuyển sữa Cô Gái Hà Lan trợ giá mùa dịch giúp dân. Trước sức vóc khỏe mạnh, sẵn sàng xách nghìn giỏ đồ nặng cùng sự tận tâm chu đáo, hội chị em càng si mê các anh chàng “shipper” áo lính.
Thiên Minh
Ảnh: Nguyễn Trang/Tùm lum chuyện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét