6 tính cách ảnh hưởng xấu đến tiền đồ của một người
An Hòa • Chủ Nhật, 23/01/2022
(Ảnh
minh họa: Alessandro Ricciardini, Shutterstock)
Một người có tiền đồ tươi
sáng và có thể đạt được thành tựu trong cuộc đời hay không, một phần lớn được
quyết định bởi tính cách của người ấy. Dưới đây là 6 loại
tính cách ảnh hưởng xấu đến tiền đồ mà một người cần loại bỏ.
Đa
nghi
Đa nghi là một loại tâm bệnh
vô cùng nghiêm trọng. Người đa nghi sẽ khó có lòng tin, luôn nghi ngờ tất
cả mọi thứ xung quanh mình. Dần dần người ấy sẽ bị cô lập trong chính thế giới
của mình.
Cổ nhân nói: “Tướng do
tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Cảm xúc của một người ảnh hưởng rất nhiều
đến hoàn cảnh và vận may của người ấy. Người có bệnh đa nghi, cảm xúc thường
hay hoảng loạn, mơ hồ, tâm phiền ý loạn, suy nghĩ miên man, nghiêm trọng hơn là
hoang tưởng và thậm chí trầm cảm, uất ức.
Sự tin tưởng là nền
tảng cơ bản trong việc kết giao giữa người với người. Không có sự tin tưởng
thì vô luận là trong hợp tác làm ăn, trong quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, thậm
chí là vợ chồng, cha con cũng sẽ sớm đi đến tan vỡ, kết thúc.
Một người luôn hoài nghi
người khác, hoài nghi bản thân, không có sự tin tưởng vào khả năng của bản
thân, vào tình cảm của gia đình bạn bè thì sao có thể có tiền đồ, sao có
thể đạt được những thành công trong tương lai?
Không bền
lòng
Lão Tử nói: “Các việc khó
trong thiên hạ đều từ việc dễ mà thành, các việc lớn trong thiên hạ đều từ việc
nhỏ mà nên” . Mỗi tòa nhà cao tầng đều được xây từ từng viên gạch nhỏ,
mỗi công việc to lớn đều được bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất, mỗi mục tiêu cao
xa đều phải khởi đầu từ những bước trước mắt.
Nhà Nho lỗi lạc triều
Thanh, Tăng Quốc Phiên từng nói: “Con đường học tập là không có điểm dừng, luôn
phải lấy kiên trì làm chủ”. Một người có thể đạt được thành tựu lớn
hay không, chủ yếu phải xem người đó kiên trì ra sao.
Có ghi chép nói rằng, Tăng
Quốc Phiên đọc sách mỗi ngày 20 trang, kiên trì suốt năm này qua năm khác. Đọc
mỗi ngày 20 trang, thoạt nhìn thì thấy đó là việc không khó, nhưng ngày nào
cũng như ngày nào, duy trì trong suốt cuộc đời thì lại là chuyện chẳng dễ dàng.
Một người không có sự kiên trì và ý chí thì chẳng thể làm thành được.
Không có tầm
nhìn
Có một nhà nghiên cứu văn
hóa cổ đến thăm một ngôi đền và nhìn thấy một vị tiểu hòa thượng đang trồng
một cây hoa trúc đào bên cạnh một cây tùng cổ thụ có tuổi thọ trăm
năm. Ông cảm khái nói: “Trước đây, vị hòa thượng trồng cây tùng này
có lẽ đã nghĩ đến sự phát triển mấy trăm năm sau của ngôi chùa. Hôm nay vị tiểu
hòa thượng này trồng cây hoa ở đây, có lẽ chỉ nghĩ được đến năm sau”.
Tăng Quốc Phiên nói: “Người
mưu cầu việc lớn trước hết phải coi trọng tầm nhìn”. Những người
có tầm nhìn thiển cận, hạn hẹp, trí tuệ nông cạn thì chỉ biết những lợi
ích trước mắt.
Vì không để ý đến sự
phát triển lâu dài nên những người có tầm nhìn hạn hẹp thường không có kế hoạch,
không có mục tiêu rõ ràng và thường lãng phí thời gian, năng lượng cho những
vấn đề tầm thường. Những người như thế này không thể có tiền đồ.
Không kiểm
soát được cảm xúc bản thân
Khả năng kiểm soát cảm
xúc là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc (EQ). Mức độ cao thấp của trí tuệ
cảm xúc thường quyết định mức độ cao thấp trong thành công của một người.
Con người khi bất mãn,
không vừa lòng, hay không vui đều là do bản thân không thể khống chế được
cảm xúc của mình. Đôi khi người làm khó bạn không phải là người khác mà chính
là bản thân bạn.
Cảm xúc tựa như là một
con dao hai lưỡi. Nếu biết cách kiểm soát, nó sẽ có ích cho bạn nhưng nếu không
thể khống chế, nó sẽ phá hủy cuộc sống của bạn.
Tâm trạng của bạn như thế
nào phụ thuộc vào việc bạn kiểm soát cảm xúc của mình ra sao. Mà tâm trạng của
bạn như thế nào sẽ quyết định cách bạn đối đãi với thế giới bên
ngoài. Người có thể kiểm soát cảm xúc tốt thì mới có một cuộc sống hạnh
phúc, khoái hoạt.
Thường hay
kiếm cớ
Vương Dương Minh là nhà
tư tưởng nổi tiếng đời Minh. Ông có một người bạn rất hay vì tức giận mà
trách cứ người khác. Vương Dương Minh liền nói với người bạn này: “Anh nên học
cách tự vấn lại bản thân mình. Nếu chỉ đổ lỗi cho người khác, anh sẽ chỉ thấy
cái sai của người khác mà vĩnh viễn không thấy được cái sai của mình. Nếu có thể
tự vấn lại mình thì mới biết bản thân mình thiếu sót ở đâu. Có thể nhìn ra
những chỗ thiếu sót của bản thân mình rồi thì nào còn có thời gian để đi trách
cứ người khác?
Người bạn của Vương Dương
Minh nghe xong những lời khuyên của ông thì cảm thấy vô cùng xấu hổ và
cũng sửa đổi lại mình.
Những người thường xuyên
tự xem xét bản thân sẽ cảm nhận được rằng mỗi va chạm trong cuộc sống thường
ngày giống như một liều thuốc bổ cho sự trau dồi đạo đức của họ. Còn những
người thường xuyên oán trời trách đất thì vĩnh viễn sống trong cái tôi của
mình, luôn đổ lỗi cho người khác.
Người thường xuyên trốn
tránh trách nhiệm luôn tìm cho mình một cái cớ, một lý do để biện minh cho sai
lầm của mình. Nhưng đó cũng là nguyên nhân quan trọng khiến người đó không thể
thành công. Khi một người không thể nhìn thấy những sai sót và điểm yếu của
bản thân mình thì người ấy không thể nào tự sửa chữa và đề cao, nói
gì đến chuyện thành tựu tiền đồ?
Khôn vặt,
không bao giờ chịu thiệt
Những người khôn vặt thường
không nguyện ý làm việc chăm chỉ để có được thành công. Họ thường tìm
những thủ đoạn, những con đường tắt để đạt được thành công một cách dễ
dàng hơn. Nhưng trên đời này có rất nhiều sự tình không chỉ cần sự nhạy bén,
khôn khéo mà còn cần tới sự nhẫn nại, kiên trì trả giá.
Người có tính khôn vặt
thường thích lợi dụng người khác, thích chiếm đoạt những món lợi nhỏ, làm những
chuyện hại người lợi mình. Họ nghĩ rằng mình đang được lợi nhưng thực chất là
đang tiêu tốn vận may và phúc đức của mình vào những điều trước mắt.
Người khôn vặt thường tự
cho mình là thông minh hơn người nhưng họ lại thường bị chính sự khôn vặt của
mình hại, cuối cùng cái mà họ đạt được không bù nổi cho cái mất.
Theo Vision Times tiếng
Trung
An Hòa biên tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét