DUY TRÌ TRUNG TÍN GIỮA NHỮNG VỤ BÊ BỐI
Mon,
07/02/2022 - Trầm Thiên Thu
Chúng ta đang đối mặt với
một cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội ngày nay. Vụ bê bối lạm dụng tình dục giáo
sĩ mà chúng ta cho rằng phần lớn là do chúng ta đứng đằng sau đã làm dấy lên
cái đầu xấu xa của họ một lần nữa trong những năm gần đây (bao gồm cả năm 2020),
khiến nhiều người đặt vấn đề về đức tin của họ hoặc rời bỏ Giáo Hội. Mọi người
đang tự hỏi tại sao họ phải nghe lời dạy của các linh mục và giám mục, những
người không thực hành những gì họ giảng dạy, và họ đang đấu tranh để tìm ra một
câu trả lời đúng nhất.
Vậy chúng ta có thể phản ứng
thế nào đối với cuộc khủng hoảng này? Tại sao chúng ta vẫn nên theo đạo Công
Giáo khi sự băng hoại trong giới lãnh đạo dường như đã sâu xa hơn chúng ta tưởng
tượng vài năm trước đây?
Đây rõ ràng là một chủ đề
lớn hơn nhiều so với bất kỳ ai có thể đề cập đầy đủ trong một bài báo, nhưng
tôi chỉ muốn đưa ra một phần nhỏ của câu trả lời. Nếu xem Kinh Thánh, chúng ta
thấy Kinh Thánh cho chúng ta lý do để tiếp tục ở dưới sự lãnh đạo của các linh
mục và giám mục ngay cả khi họ thất bại trong nhiệm vụ đối với dân chúng. Lý do
này đến từ một trong những cuốn sách ít được đọc nhất trong Kinh Thánh: Thư của
Thánh Giuđa.
1. SỰ CẢNH BÁO THẢM KHỐC
Thư của Thánh Giuđa là một
trong những sách ngắn nhất trong Kinh Thánh. Giống như thư gởi Philêmôn, thư 2
và 3 của Thánh Gioan, Thư của Thánh Giuđa ngắn đến mức không được chia thành
các chương, mà chỉ có những câu, và một trong những câu đó chứa đựng một lời cảnh
báo thảm khốc có liên quan chúng ta ngày nay một cách đáng kinh ngạc: “Khốn cho
họ, bởi họ đi vào con đường của Cain; vì chút tiền công, họ đã ngã theo sự lầm
lạc của Bilơam, và bị diệt vong vì làm loạn như Côrắc.” (Gđ 11)
Nếu bạn không biết Côrắc
là ai cũng chẳng sao. Đó là một nhân vật ít người biết đến từ Cựu Ước, vì vậy bạn
thực sự phải đào sâu vào Kinh Thánh để nhận ra tên của ông ấy. Tuy nhiên, như
đã nói, nhân vật phụ này trong lịch sử của Israel thực sự rất xác đáng với người
Công giáo trong thế kỷ 21.
Côrắc là người cùng thời
với Môsê, và trong chuyến lữ hành của Israel qua sa mạc 40 năm trước khi vào Đất
Hứa, Côrắc đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy chống lại Môsê và Aharon, những người
lãnh đạo được Chúa chỉ định hướng dẫn dân chúng. Côrắc đã thách thức vị trí của
họ và tuyên bố rằng họ không có quyền cai trị dân Israel. (Ds 16:1-3)
Để đối phó với cuộc nổi
loạn này, đất đã mở ra và nuốt chửng Côrắc và những người theo ông, sau đó lửa ập
xuống và thiêu rụi 250 người ủng hộ ông. (Ds 16:31-35) Từ hai sự kiện này, rõ
ràng Côrắc và những người của ông đã sai. Môsê và Aharon là những người lãnh đạo
mà Thiên Chúa đã bổ nhiệm trên dân Ngài, dân phải vâng lời họ và chấp nhận quyền
hành của họ.
2. LỜI CẢNH
BÁO CHO NGÀY NAY
Với lịch sử này, những
người trong Giáo Hội “chết trong cuộc nổi loạn của Côrắc” có ý nghĩa gì? Thánh
Giuđa đề cập những người vào thời của ngài đã mắc phải sai lầm giống như Côrắc.
Có một số người trong Giáo Hội từ chối thẩm quyền của những người lãnh đạo mà
Thiên Chúa đã đặt trên họ, giống như Côrắc và những người của ông đã từ chối
Môsê và Aharon. Thánh Giuđa chỉ trích họ đã theo sự lãnh đạo của kẻ nổi loạn tội
lỗi.
Và cảnh báo này vẫn còn
quan trọng đối với chúng ta ngày nay, khoảng 2.000 năm sau. Chúng ta cũng có
nhiệm vụ tôn trọng thẩm quyền của các nhà lãnh đạo được Thiên Chúa bổ nhiệm.
Đành rằng Thiên Chúa không trực tiếp chọn họ giống như cách Ngài chọn Môsê và
Aharon hoặc các tông đồ, nhưng điều đó không làm giảm nhiệm vụ của chúng ta đối
với họ. Nhờ bí tích truyền chức thánh, các linh mục và giám mục của Giáo Hội
Công Giáo được Chúa giao nhiệm vụ hướng dẫn và dẫn dắt chúng ta khi chúng ta
trên hành trình đến Đất Hứa – Thiên Đàng, chúng ta phải chấp nhận sự lãnh đạo của
họ.
Chúng ta không thể bác bỏ
những lời dạy và quyết định hợp pháp của họ hoặc chỉ rời bỏ Giáo Hội hoàn toàn
nếu chúng ta không muốn. Ngay cả khi họ làm những điều khủng khiếp và đưa ra những
quyết định thực sự tồi tệ, chúng ta vẫn phải chấp nhận rằng họ là người lãnh đạo
của chúng ta. Chắc chắn họ không hoàn hảo, và chúng ta có thể sửa chữa họ hoặc
khiếu nại lên cấp trên ngay cả khi họ bước ra khỏi ranh giới, nhưng có điều
chúng ta không thể làm là từ chối sự lãnh đạo của họ. Đó là tội lỗi của ông Côrắc,
và đó chính là điều mà Thánh Giuđa đã cảnh báo chúng ta.
3. ĐỪNG CHẾT
TRONG CUỘC NỔI LOẠN
Ngay bây giờ, thông điệp
này vẫn quan trọng hơn bao giờ hết. Với tất cả những vụ bê bối đang diễn ra
trong Giáo Hội, chúng ta rất cần lắng nghe. Vâng, các nhà lãnh đạo của chúng ta
đã làm một số điều thực sự tồi tệ. Họ cần phải hành động cùng nhau. Đúng vậy,
chúng ta có thể và nên yêu cầu họ làm tốt hơn những gì họ đã làm trong vài thập
niên qua.
Nhưng điều đó không có
nghĩa là chúng ta chỉ có thể từ chối sự lãnh đạo của họ hoặc rời bỏ Giáo Hội vì
điều đó. Lời cảnh báo của Thánh Giuđa không bao gồm bất kỳ sơ hở hoặc ngoại lệ
nào đối với hành vi tai tiếng của các giáo sĩ, vì vậy nếu chúng ta muốn ở lại với
Chúa, chúng ta phải ở dưới sự lãnh đạo mà Ngài đã ban cho chúng ta. Từ chối những
người lãnh đạo là từ chối chính Thiên Chúa, và nếu chúng ta làm điều đó, chúng
ta sẽ bị diệt vong giống như Côrắc và những người theo ông. (x. Ds 16:1-35) Sự
khác biệt duy nhất là chúng ta chết về tinh thần chứ không phải thể lý, và điều
đó còn tồi tệ hơn nhiều!
JP NUNEZ
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ
từ CatholicExchange.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét