Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

Kinh thánh cũng nói về bạn.

 

Kinh  thánh  cũng  nói  về  bạn.

Fri, 04/02/2022 - Mark Hart – Lại Thế Lãng chuyển ngữ

Kinh thánh có những câu chuyện về nhiều nhân vật nổi tiếng như Môsê, Đavít, Giacóp, Êlia, Maria và Phaolô.

Cũng có rất nhiều nhân vật phụ như Rakháp, Ghítôn, Hôsê và Philemon. Một số là người đóng vai trò quan trọng trong lịch sử cứu rỗi và những người khác đóng những vai trò nhỏ hơn nhưng tất cả đều là những mảnh ghép của câu đố khó giải.

Kinh thánh kể về những thất bại đầy tội lỗi, những cuộc đời anh hùng và những cuộc gặp gỡ kỳ diệu. Những điều này không được phác thảo để khiến bạn thán phục Thiên Chúa nhưng cũng nhắc nhở bạn rằng Kinh Thánh chứa đầy những nhân vật vừa thánh thiện vừa  xấu xa, những người đã bị lôi kéo vào cuộc chiến chống lại tội lỗi giống như bạn và tôi mỗi ngày.

Nhưng đừng sai lầm khi nghĩ rằng nhân vật đó có nghĩa là hư cấu. Bạn cũng là một nhân vật trong câu chuyện về sự cứu rỗi của Thiên Chúa (1 Pr 1: 8-9). Bạn không phải là người vô danh trong câu chuyện của tạo hóa. Bạn không phải là phụ. Bạn là nhân vật chính. Thiên Chúa biết tên bạn (Is 43:1). Thiên Chúa đã tạo ra bạn (Tv 139: 13-16 Gr 1: 4-8) và Ngài biết mọi điều về bạn (Mt 10: 30; Is 55: 8-9).

Lời Chúa sẽ thách thức bạn, truyền cảm hứng cho bạn và cho bạn hy vọng. Lời Chúa sẽ mang lại cho bạn niềm vui. Lời Chúa cũng có thể khiến bạn bối rối. Vì lý do này mỗi khi mở Kinh thánh, bạn nên cầu nguyện và xin Chúa Thánh Thần, tác giả của Kinh thánh, mở tâm trí và tấm lòng của bạn để đón nhận những gì Thiên Chúa dành cho bạn. Chúng ta cũng phải tận dụng sự hiểu biết của Giáo hội và Huấn quyền - thẩm quyền giảng dạy của Giáo hoàng và các Giám mục của chúng ta - lưu giữ những suy nghĩ của chúng ta với tia X của sự thật đã được thánh hóa để xem chúng có khớp nhau không, và nếu không thì tại sao lại không. Huấn Quyền do Chúa Thánh Thần hướng dẫn, giải thích thánh thư và giúp chúng ta luôn vững bước ngay cả khi nền văn hóa xung quanh chúng ta thay đổi theo từng thời đại.

Cũng nên nhớ rằng mặc dù Kinh thánh không phải là hư cấu nhưng là một tập hợp các loại văn bản khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau. Việc xem xét các hình thức đó là rất quan trọng. Có phải là một cuốn sách tiên tri đặc biệt? Về nghi thức tế lễ? Về lịch sử? Về sự huyền nhiệm? Ý định của tác giả thiêng liêng khi soạn cuốn sách là gì? Như Công đồng Vatican II đã khẳng định:

Cần phải chú ý đến các hình thức văn học  vì chân lý được trình bày và diễn tả qua nhiều thể văn khác nhau, như thể văn lịch sử, ngôn sứ, thi phú hoặc những thể văn diễn tả khác. Hơn nữa, nhà chú giải còn có bổn phận tìm hiểu ý nghĩa mà trong những trường hợp rõ rệt, thánh sử đã muốn diễn tả và thật sự đã diễn tả trong hoàn cảnh thời đại và văn hoá của các ngài, qua các lối văn được dùng trong thời đó. (Hiến chế Tín lý, 12)

Tất cả các sách trong Kinh thánh dù ở dạng nào cũng đều truyền đạt chân lý và nói rõ tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho dân Ngài - dành cho bạn. Trên thực tế, bạn có thể tìm thấy một chút bản thân mình trong hầu hết mọi người trong Kinh thánh, cả nam lẫn nữ. Như nhà triết học và thần học vĩ đại người Đan Mạch Søren Kierkegaard đã nói “Khi bạn đọc Lời Chúa, bạn phải liên tục nói với chính mình rằng nó đang nói với tôi và về tôi”. Tất nhiên, Kinh thánh không chỉ để tìm hiểu về bản thân chúng ta. Nó thậm chí còn cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tâm trí và trái tim của Thiên Chúa. Nhờ lời Chúa mà chúng ta hiểu đầy đủ hơn cách Chúa nghĩ và những gì Ngài muốn cho chúng ta và từ chúng ta.

Bước vào câu chuyện.

Khi bạn cố gắng phân biệt xem Chúa dành cho bạn vai trò nào trong câu chuyện đáng kinh ngạc này, có thể giúp bạn xem xét các cách khác nhau để bạn có thể biết nhiều người: bạn có thể nghe về họ từ những người khác, bạn có thể kiểm tra những hình bóng của họ trên truyền thông xã hội hoặc bạn có thể xem trực tiếp cách họ tương tác với những người khác. Nếu họ nổi tiếng, bạn thậm chí có thể bắt gặp các cuộc phỏng vấn với họ hoặc đọc sách về cuộc đời của họ. Tuy nhiên, không có phương pháp nào trong số những phương pháp này gần như hiệu quả bằng việc ngồi với một người trực tiếp và đặt những câu hỏi đầy ý nghĩa như là:

* Làm thế nào nó làm cho bạn cảm thấy khi. . . ?

* Bạn lớn lên ở đâu và tuổi thơ của bạn như thế nào?

* Bạn sợ nhất điều gì?

* Khi nào bạn cảm thấy vui nhất?

* Tại sao bạn làm những gì bạn làm?

* Ai là người hùng riêng của bạn?

* Thiên Chúa và đức tin đóng những vai trò gì trong cuộc sống của bạn?

Những câu hỏi như thế này bỏ qua những điều nông cạn chúng ta thường nói về việc giúp chúng ta thực sự tìm hiểu một người. Chúng tiết lộ danh tính thực sự của một người.

Mặc dù bạn có thể sử dụng những câu hỏi này để làm quen với những người khác, chúng cũng là những điểm khởi đầu tuyệt vời để bạn hiểu rõ bản thân mình. Danh tính của bạn đến từ đâu? Niềm tin của bạn đến từ đâu? Bạn đưa ra quyết định dựa trên cơ sở nào? Những câu hỏi này và những câu hỏi tương tự sẽ dẫn bạn trở lại một chân lý cơ bản: Thiên Chúa là tác giả của cuộc đời bạn.

Là tác giả, Thiên Chúa đã thở hơi vào sự tồn tại của bạn như một nhân vật trong câu chuyện của Ngài. Thiên Chúa đã tạo ra bạn: Ngài yêu thương bạn và muốn bạn ở đây. Thiên Chúa có kế hoạch cho cuộc sống của bạn (Gr 29:11 và Ep 2:10) và nếu bạn thực sự muốn biết bản thân bạn như bao người ao ước nhưng có rất ít người thực sự làm làm được, cách tốt nhất và nhanh nhất để làm điều đó là tìm hiểu Đấng đã tạo ra bạn. .

Và Kinh thánh là một trong những cách tuyệt vời nhất để biết tác giả câu chuyện của bạn, bởi vì bằng cách đọc về những tương tác của Ngài với các nhân vật khác, bạn có thể biết cách Thiên Chúa suy nghĩ và hành động. Bằng cách quan sát và nghiên cứu cách người khác đã phản ứng với Ngài trong qúa khứ - theo cách đúng và sai - bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc về cách sống trong hiện tại và sự khôn ngoan sẽ giúp bạn tự tin tiến tới tương lai. Phong tục và truyền thống có thể thay đổi nhưng khi bạn đọc Kinh thánh, bạn sẽ thấy rằng mọi người không thay đổi nhiều như vậy. Bạn có nhiều điểm chung với các nhân vật trong Kinh thánh hơn là bạn tưởng! Biết điều gì đã làm và không làm hài lòng Thiên Chúa ở người khác là một cách tuyệt vời để biết điều gì làm và không làm hài lòng Thiên Chúa trong chúng ta.

Có thực sự là Thiên Chúa?

Có rất nhiều câu chuyện nổi tiếng trong sách Sáng thế nhưng ít câu chuyện thu hút sự chú ý của độc giả như sự hiến tế của Isaac. Câu hỏi đã được đạt ra qua nhiều thế kỷ “Tại sao một Thiên Chúa tốt lành và yêu thương lại yêu cầu Abraham hy sinh đứa con trai của chính mình là Isaac? Có phải là Thiên Chúa khát máu?”

Trên thực tế, việc hiến tế người khá phổ biến trên thế giới vào thời Abraham (khoảng 2000 năm trước Công nguyên). Chúng ta đọc trong Kinh thánh về các nhóm như Ammonites và những người thờ thần Baal hy sinh con cái của họ cho các vị thần của họ. Tuy nhiên, điều kỳ lạ về yêu cầu của Thiên Chúa đối với Abraham là nó không phù hợp với những gì Abraham mong đợi từ Thiên Chúa và những lời Thiên Chúa đã hứa với ông.

Khi bạn chuẩn bị đọc câu chuyện này, hãy tiếp cận nó như thể là lần đầu tiên. Chú ý đến từng chi tiết. Cuộc hành trình lên núi dài bao lâu? Tên của ngọn núi là gì? Người con mang theo gì và đáp ứng của các thiên thần là gì?

Chúng ta có được lợi ích của nhận thức muộn màng (sau khi việc đã xảy ra mới nhìn ra vấn đề) khi đọc và nghe câu chuyện, nhưng hãy tưởng tượng bạn là Abrham hoặc Isaac và như thể hành động đang diễn ra trong thời gian thực trước mắt bạn.

Hãy mở Kinh thánh và đọc sách Sáng thế 22:1-14.

Bây giờ hãy đặt mình vào hoàn cảnh của Abraham. Tại sao Thiên Chúa nói với Abraham ngay từ đầu cuộc hành trình điều gì sẽ xảy ra? Tại sao Thiên Chúa không đợi ba ngày cho đến khi hai cha con sắp đến đích để nói với Abraham cuộc hành trình này sẽ đòi hỏi điều gì? Việc giữ lại thông tin đó chắc chắn sẽ làm cho chuyến đi trở nên thú vị và dễ chịu hơn đối với Abraham. Điều này nói gì với chúng ta về tâm trí của Thiên Chúa? Liệu Ngài có phải là một Thiên Chúa đánh lừa để cho Abraham nghĩ rằng ông ấy và Isaac đang trong một chuyến du lịch cha con vô tư và sau đó thay đổi nó vào phút cuối? Nếu không thì điều này dạy chúng ta điều gì về sự quan tâm của Thiên Chúa khi làm việc với dân của Ngài, với chúng ta một cách thẳng thắn? Chúng ta học được gì về việc hoàn toàn từ bỏ cho kế hoạch của Ngài

Có phải Thiên Chúa đã để lại địa điểm cho Abraham hay Ngài yêu cầu ông làm theo một kế hoạch được sắp xếp cẩn thận? Isaac đã vác ​​gì lên núi và tại sao người con trai duy nhất mang theo nó? Điều gì phải được dựng lên trước khi có thể dâng của lễ? Sau sự can thiệp của thiên thần, Abraham đã kết thúc việc sát tế và điều gì đã xẩy ra?

Khi chúng ta dừng lại để thực sự chú ý đến các chi tiết của câu chuyện nổi tiếng này, Chúa Thánh Thần có thể kết nối các dấu chấm theo những cách mới. Càng biết rõ câu chuyện, chúng ta càng dễ dàng nhận thấy sự tương đồng tự nhiên giữa sự hy sinh của Isaac và sự hy sinh của Chúa Kitô. Điều thú vị là một cuốn Kinh thánh nghiên cứu về Công giáo tốt có thể chỉ ra trong phần chú thích, có một mối liên hệ địa lý đặt Moriah và Calvary trong cùng một khu vực. Moriah không chỉ là một ngọn núi mà từ ngữ này thực sự xác định một loạt các ngọn núi hoặc ngọn đồi nhỏ bên ngoài Giêrusalem.

Hai nghìn năm sau khi Abraham xây một bàn thờ và chuẩn bị hy sinh đứa con trai duy nhất của mình cho Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô đã vác thân ​​gỗ làm vật hiến tế của mình lên một trong những ngọn đồi của Moriah được biết đến với tên Latinh là Calvary. Hai sự kiện khác biệt này diễn ra trong cùng một khu vực. Cũng chính mặt đất đẫm nước mắt vui mừng và đau đớn của Abraham và Isaac, cũng là nơi tạo ra bụi rậm nhốt con cừu đực, một ngày nào đó, nhiều năm sau, sẽ tạo ra những chiếc gai tương tự cho vương miện của Đấng Cứu thế và cũng thấm đẫm máu và mồ hôi của Đấng Cứu độ, Chúa Giêsu và những giọt nước mắt của Mẹ Maria.

Hãy xem xét sự tiên liệu và toàn năng của Thiên Chúa như được minh chứng trong câu chuyện này và ghi nhớ điều đó vào lần tới khi Ngài yêu cầu bạn đi trên con đường mà bạn ngại ngùng hoặc thực hiện một nhiệm vụ mà bạn sợ sẽ kết thúc không tốt đẹp. Viết nhật ký về khoảng thời gian bạn tin cậy Thiên Chúa và nó đã diễn ra suôn sẻ, trong đó Chúa đã chứng minh một lần nữa lòng trung thành của Ngài.

Lòng  bác  ái  bắt  đầu  tại  nhà

Tác giả: Patricia Mitchell – Lại Thế Lãng chuyển ngữ

Đó không phải là một câu Kinh Thánh. Và nếu điều đó có nghĩa là chỉ có những người gần gũi nhất với chúng ta mới có được sự chăm sóc của chúng ta thì đó không phải là một ý tưởng Kitô giáo.

Nhưng “Lòng bác ái bắt đầu tại nhà” trở thành một câu châm ngôn Kitô giáo cách triệt để, khi nó dựa trên thực tế rằng gia đình là nơi tốt nhất và đầu tiên để học cách đáp ứng những nhu cầu của người khác.

Gia đình của chúng ta là cái lò ấp trứng, nơi mà thái độ và giá trị của con cái chúng ta được hình thành – cho điều tốt hơn hoặc xấu hơn. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta muốn nuôi dậy những đứa trẻ có mong muốn được phục vụ, chúng ta phải trau dồi thái độ phục vụ ngay trong nhà chúng ta. Gia đình là nơi lý tưởng để học điều này, bởi vì yêu thương nhau và phục vụ nhau thực sự là điều giống nhau.

Để dậy trẻ em về chân lý đó không phải là điều dễ dàng. Trẻ nhỏ tập trung một cách tự nhiên vào nhu cầu của bản thân và phải được cải sửa cái tính tự cho mình là trung tâm. Về mặt tích cực, con người được thu hút bởi ý tưởng tự hiến. Đó là bởi vì Thiên Chúa tạo ra chúng ta để yêu thương và phục vụ lẫn nhau. Bạn có thể nói nó ở trong cái gen tâm linh của chúng ta. Khi chúng ta phục vụ người khác trong tinh thần đúng đắn, chúng ta cảm thấy dễ chịu. Nó cho chúng ta mục đích. Nó làm cho chúng ta thực sự thành môn đệ của Chúa Kitô chứ không phải chỉ là lời nói.

Ước muốn cũng tồn tại trong con cái chúng ta, mặc dù nó có vẻ như không hoạt động hoặc ngủ đông. Nhưng cha mẹ phải làm cho nó tỉnh dậy.

Trước hết bạn phải làm gương. Đầu tiên, cách rõ ràng nhất để khuyến khích phục vụ là làm gương. Chúng ta có đang biểu lộ một tinh thần phục vụ đối với những thành viên trong gia đình mình không? Trả lời câu hỏi này có thể đòi hỏi phải nhìn sâu hơn vào đời sống tâm linh của chúng ta để thấy liệu chúng ta có chấp nhận sự phục vụ hơn là sợ hãi nó. Nói cho cùng, không phải chỉ có trẻ nhỏ mới trải qua khuynh hướng ích kỷ sâu xa. Bước thứ nhất để dậy một tinh thần phục vụ là nhận ra và chiến đấu với kẻ thù bên trong là sự lười biếng và thờ ơ của chính chúng ta, sự thiếu quan tâm đến nhu cầu của người khác.

Đối với chồng và vợ, phục vụ là một điều đã định. Nhưng hãy tự hỏi bản thân rằng bạn đã phục vụ cho người phối ngẫu tốt như thế nào. Những cuộc hôn nhân trong đó người chồng và người vợ đang tìm cách làm nhẹ đi gánh nặng của nhau là thí dụ tuyệt vời của tình yêu thương của Chúa Kitô.

Tối qua tôi phải đi họp. Chồng tôi đã qúa mệt nhưng anh phải chạy tới tiệm tạp hóa để mua một số đồ cho bữa trưa ngày hôm sau ở trường. Sự phục vụ của anh đối với tôi những năm qua đã đưa tôi vượt qua nhiều khoảnh khắc khó khăn. Nếu tôi cần nói chuyện, chúng tôi đi dạo. Nếu tôi cần nghỉ ngơi với lũ trẻ, anh sẽ chịu trách nhiệm mọi thứ. Tôi cố gắng làm điều tương tự cho anh.

Hãy xem các mối quan hệ ở nhà của bạn. Phục vụ lẫn nhau có phải là một ưu tiên lớn không? Còn việc phục vụ bên ngoài gia đình thì sao? Mối quan tâm của bạn có vượt ra ngoài gia đình bạn theo bất cứ cách nào bạn có thể nhìn thấy được? Bạn dành bao nhiêu thời gian để chăm sóc người khác so với thời gian xem TV? Chúng ta có thể nói về việc phục vụ tất cả những gì chúng ta muốn nhưng không đủ. Con cái của chúng ta cần thấy chúng ta có một ước muốn được Thiên Chúa đặt trong chúng ta là yêu thương và giúp đỡ người khác.

Hàng ngày có nhiều cơ hội để thể hiện tình yêu thương trong hành động. Thí dụ một người bạn của tôi nhận thấy một trẻ vị thành niên hàng xóm bị khóa trái ở trong nhà đang ngồi chờ cha mẹ về. Chị ta đã đưa cho đứa bé gái sáu tuổi một chiếc bánh pizza và một lon côca. Bên cạnh việc thể hiện tinh thần phục vụ của bạn tôi, hành động tử tế đơn giản đó cũng là khoảnh khắc dậy cho cô bé.

Khai thác trực tiếp. Trau dồi việc phục vụ như một cách sống có nghĩa là giúp con cái phát triển tự nhiên cách đáp lại câu hỏi “Tôi có thể giúp gì?”. Có phải mẹ đang loay hoay ở cửa hàng tạp hóa? Có phải bố cần dụng cụ khi cố gắng sửa chữa một thiết bị? Làm sao giúp đỡ? Một phụ huynh đề nghị “Sẽ đặc biệt  có hiệu quả nếu bố khuyến khích bọn trẻ giúp đỡ mẹ và mẹ khuyến khích bọn trẻ giúp đỡ bố.”

Đôi khi chúng ta phải kêu gọi tinh thần giúp đỡ của con cái bằng cách nhẹ nhàng nhắc nhở chúng về việc phục vụ chúng nhận được từ chúng ta. Một buổi chiều nọ, một trong những đứa con vị thành niên của tôi cố gắng tránh né một công việc nhà. Tôi đã dành phần thời gian trong ngày lái xe đưa đứa trẻ này đi tham gia nhiều hoạt động khác nhau của nó. Không cố gắng tạo ra một chuyến đi làm cho áy náy, tôi chỉ ra rằng tôi đã không thể làm công việc của tôi vì tôi đã phải ngồi nhiều giờ trong chiếc xe; bây giờ đến lượt nó thể hiện sự cảm kích bằng hành động phục vụ này.

Những giải thích như vậy không phải là những giải pháp ma thuật. Ngoại trừ chúng ta để lộ ý muốn cho chúng nếu không con cái của chúng ta có thể coi đó là điều hiển nhiên mà chúng ta phải làm cho chúng. Nếu chúng ta kiên trì, chúng ta có thể hy vọng rằng cuối cùng chúng sẽ hiểu được vấn đề.

Chúng ta cũng có thể nhẹ nhàng khuyến khích con cái chúng ta phục vụ lẫn nhau. Điều gì sẽ xẩy ra nếu Jimmy về nhà trễ sau một buổi tập bóng đá và có hàng đống bài tập phải làm ở nhà? Có lẽ chúng ta nên đề nghị Megan rửa chén sau bữa cơm chiều cho dù không phải đến phiên của nó. Điều gì sẽ xẩy ra nếu Mary thích món khoai tây nghiền và chỉ còn lại một phần? Có lẽ anh của nó có thể nhường cho nó phần ăn cuối cùng. Nếu một đứa trẻ cảm thấy khó chịu, anh chị em có thể đề nghị một trò chơi. Những hành động tử tế nhỏ bé này có thể nuôi dưỡng một thái độ yêu thương.

Làm việc lặt vặt trong nhà là cách khác để bọn trẻ học cách phục vụ. Mọi người trong gia đình cần đóng góp vào lợi ích chung của mái ấm. Nếu con bạn lẩn tránh công việc nhà, hãy nhắc nhở con bạn rằng sự đóng góp của chúng có giá trị như thế nào, nó giúp bạn như thế nào và nó thể hiện tình yêu thương của chúng đối với những thành viên khác trong gia đình như thế nào.

Thực tế mà nói, cuộc nói chuyện nhỏ bé này sẽ không khiến con bạn sửa sai trong tinh thần phấn chấn. Tôi luôn muốn con mình làm việc nhà một cách vui vẻ, điều này thường là lý tưởng hơn là thực tế. Nhưng lâu dần bọn trẻ có thể thay đổi từ thái độ cố gắng trốn tránh việc nhà sang việc chịu đựng chúng như là một điều xấu xa cần thiết để chấp nhận chúng như là một cách thiết thực để yêu thương lẫn nhau.

Yêu thương và đoàn kết. Một tinh thần phục vụ chân chính bắt nguồi từ đức tính và thái độ không thể giới hạn trong danh sách công việc lặt vặt. Nó lớn lên khi Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta quan tâm sâu sắc hơn đối với người khác và niềm vui cũng như nỗi khổ của họ - loại tình liên đới mà Chúa Giêsu đã khen ngợi trong câu chuyện của người Samaritanô nhân hậu (Lc 10: 25- 37)

Một cách đơn giản để xây dựng tình liên đới là khuyến khích con cái chúng ta hỗ trợ lẫn nhau. Điều này có thẻ xẩy ra dưới hình thức cùng nhau tham dự những sự kiện thể thao ở trường, anh chị em cùng đi với nhau trong một chuyến mua sắm, giúp giải một bài toán và vô số cách khác. Tình yêu thương là sáng tạo!

Mặc dầu chúng ta có thể yêu cầu con cái làm việc nhà nhưng chúng ta không thể bắt chúng phục vụ một cách yêu thương. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng khi chúng lớn lên trong một môi trường nơi phục vụ được thực hành và được coi trọng, chúng sẽ muốn phục vụ. Khi chúng trưởng thành chúng sẽ có nhiều khả năng biết để những nhu cầu riêng qua một bên để đáp ứng nhu cầu của người khác.

Đường cong học hỏi không phải lúc nào cũng đi lên. Có những ngày tôi vui thích với việc con tôi mong muốn phục vụ và những lúc khác khi tôi tự hỏi mình có đang làm gì sai hoặc bỏ bê trong việc dậy dỗ chúng. Sau đó tôi nhớ rằng đôi khi tôi vẫn phải vật lộn với việc đặt nhu cầu của người khác trước nhu cầu của mình. Đó là một bài học cả đời. Nhưng nếu chúng ta nghiêm túc học hỏi nó, Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta tất cả - Cha mẹ cũng như con cái – ân sủng mà chúng ta cần để tiếp tục lớn lên từng ngày./.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét