Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

CẠNH BÊN THÁNH NỮ TÊRÊSA ...

CẠNH  BÊN  THÁNH  NỮ  TÊRÊSA  HÀI  ĐỒNG  GIÊSU
Nhìn  Về  Truyền  Giáo
( Thứ ba - 30/09/2014 - ĐGM GB Bùi Tuần - tinvui@dmin)



1. Ngày 01 tháng 10 này là lễ kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Hôm nay, ngày giỗ của chị, tôi tưởng nhớ nhiều đến chị nữ tu, mà tôi kính mến. Chị qua đời ngày 30.9.1897, lúc mới 24 tuổi.
Một trong những lý do khiến tôi nhớ chị và mến chị, là vì chị được Đức Giáo Hoàng Piô XI tôn vinh làm quan thầy các người truyền giáo trên khắp hoàn cầu (14.12.1927) ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê.
2. Trong phòng tôi, có một kỷ niệm nhỏ về chị nữ tu thánh thiện ấy, đó là một mẩu nhỏ sợi tóc của chị, do Mẹ Bề Trên Dòng Kín Lisieux đã tặng tôi, dịp tôi đến đó đã nhiều năm nay.
Tôi cầm báu vật này trong tay, để xin Chúa cho phép tôi được gặp chị nữ tu, quan thầy các người truyền giáo, vì tôi là người truyền giáo đang gặp rất nhiều khó khăn.
Một cách thiêng liêng, chị đã đến bên tôi. Tôi cảm thấy cạnh bên tôi có một sự hiện diện âm thầm, kín đáo, nhưng thân mật.

3. Bằng một thoáng nhìn tổng hợp về thân phận mình, tôi giãi bày để chị thấy tôi là một người truyền giáo vốn yếu kém, nay đang lại yếu kém thêm, do tuổi già, sức yếu và có nhiều giới hạn về mọi mặt.

4. Với một thái độ tế nhị của một nữ tu thánh, thánh nữ Têrêsa nhắc cho tôi nhớ lại con đường truyền giáo của chị là con đường bé nhỏ của trẻ thơ. Ngay khi nằm liệt trên giường bệnh, có lúc không còn đủ sức giơ tay lên làm dấu thánh giá (ngày 31.8.1897), chị vẫn làm việc truyền giáo. Chính là do sự chị chịu mọi hy sinh trong tâm tình phó thác hoàn toàn và mến yêu tuyệt đối.

5. Tất cả cuộc đời của chị được thể hiện một cách cụ thể bằng việc chị dâng mình làm của lễ cho Tình yêu thương xót Chúa (ngày 9.6.1895).
Tình yêu đối với Chúa dẫn tới tình yêu đối với các chị em cộng đoàn và tất cả mọi người.

6. Chị mến yêu và chị chỉ biết mến yêu, bởi vì chị nhận thức mình là rất nhỏ bé, rất yếu hèn.
Mến yêu vì thế sẽ là sống cho tình yêu  chết cho tình yêu, như chính chị đã viết thành thơ trước khi qua đời.
Ngày 16.7.1897, khi linh mục mang Mình Thánh đến cho chị thánh nằm liệt, mấy chị dòng Kín đã hát: Sống cho tình yêu và chết cho tình yêu, như để tiễn biệt chị thánh.

7. Hôm nay bên cạnh thánh nữ, và được thánh nữ nhỏ nhẹ đôi chút như trên, tôi mới sực nhớ ra sức mạnh của truyền giáo là do Chúa. Chúa ban sức mạnh quý giá đó cho những ai khiêm nhường, bé nhỏ, biết sống mật thiết với Chúa. Chúa Giêsu phán: “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong  người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5).
Tôi hiểu, tôi sẽ được sống mật thiết với Chúa, như cành gắn liền với cây, do sự tôi từ bỏ mình, hết lòng mến yêu Chúa và hết mình hy sinh cho đoàn chiên, mọi ngày, mọi giờ, mọi phút.

8. Thời gian tôi được ở bên cạnh thánh nữ Têrêsa như chính lúc này, đang thúc giục tôi hãy cầu nguyện nhiều cho việc truyền giáo tại Việt Nam hôm nay.
Đừng quá phô trương tự hào về số đông, nhưng hãy ưu tiên lo thêm phẩm chất cho các người truyền giáo. Đối với họ, sống là Đức Kitô.
Đừng quá lo đến những việc lớn lao, nhưng hãy ưu tiên làm những việc nhỏ với tình mến phó thác, vâng phục thánh ý Chúa.
Đừng quá chú trọng đến lối sống náo động ồn ào, nhưng hãy ưu tiên lo sống tĩnh lặng với Chúa, để tình yêu Chúa tỏa sáng ra nơi họ.
Đừng khao khát có nhiều linh mục, nhưng hãy ưu tiên khao khát có nhiều môn đệ Chúa, cho dù môn đệ Chúa sẽ “như hạt lúa gieo vào lòng đất, phải thối đi, để có thể sinh ra được nhiều hạt khác” (Ga 12,24).

9. Chị thánh Têrêsa muốn qua tôi gởi đến các nơi đào tạo nhân sự tại Hội Thánh Việt Nam hôm nay, chút tâm tình như trên. Hội Thánh Việt Nam sẽ rơi vào một cơn khủng hoảng nặng nề, không do các yếu tố ngoài Hội Thánh, cho bằng do chính vấn đề nhân sự của nội bộ Hội Thánh.
Nếu nhân sự thiếu phẩm chất lại là số đông, thì sẽ là họa lớn cho Hội Thánh.
Phẩm chất căn bản của nhân sự là lòng yêu mến. Yêu mến đó phải như thế nào? Thánh nữ Têrêsa bảo tôi hãy vâng lời thánh Phaolô: 
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng.
 Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.
Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
Ðức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Ðức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. (1Cr 13, 1-7)

Lúc nãy, tôi nói với Chị nữ tu Têrêsa lời mà chính chị nói xưa: “ Ở trên trời, em sẽ làm mưa hoa hồng xuống dưới thế” (9.6.1897).

Xin Chị thánh đừng quên mưa hoa hồng trên Hội Thánh Việt Nam. Hoa hồng là đức mến. Xin cám ơn chị hết lòng. Chúng ta cùng nhau ngợi khen Chúa, cùng nhau khiêm tốn bé nhỏ, để Chúa làm cho mỗi người truyền giáo tại đây trở thành một bông hoa hông nhỏ bé, góp phần đem lại hạnh phúc cho quê hương Việt Nam yêu dấu.
 Long Xuyên, ngày 30.9.2014 
 ĐGM GB Bùi Tuần


Chuỗi ngọc (Lễ Đức Mẹ Mân Côi)

Chuỗi  ngọc
(Lễ Đức Mẹ Mân Côi)
(Thứ hai - 29/09/2014 - TRẦM THIÊN THU - Tinvui)




Đặc biệt hơn cả là chính Ðức Trinh Nữ Maria đã tự xưng là “Đức Mẹ Mai Côi” tại Fatima vào ngày 13-10-1917 khi Đức Mẹ nhắn nhủ: “Hãy lần Chuỗi Mai Côi hàng ngày. Hãy cầu nguyện nhiều và dâng các hy sinh để cầu nguyện cho các tội nhân. Ta là Mẹ Mai Côi. Chỉ có Ta mới có thể cứu các con. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ chiến thắng”. 

Mai Côi, Chuỗi Ngọc Vàng Kinh
Thắm đượm thiên tình Mẫu Tử thiêng liêng
Kính mừng Vô Nhiễm Tội Nguyên
Xin thương nâng đỡ phận hèn chúng nhân
 
Về ngữ nghĩa, Mai Côi còn được đọc là Mân côi, Văn côi, Mai Khôi, Môi Khôi (*). Lễ Đức Mẹ Mai Côi có nguồn gốc là lễ Đức Maria Chiến Thắng, do Đức Piô V (1566-1572) thiết lập để kỷ niệm cuộc thắng trận của đội hải thuyền Công giáo đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại vịnh Lépante ngày 7-10-1571. Năm 1573, Đức Grêgôriô XIII (1572-1585) nâng lên hàng lễ buộc cho giáo phận Rôma và các Hiệp hội Mai Côi. Đức Clêmentê IX (1667-1669) đưa lễ này vào Lịch Phụng Vụ và cử hành vào Chúa Nhật đầu tháng Mười theo đề nghị của Dòng Đaminh.

Năm 1716, sau chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Temeswar và Corfu ở ven biển Hy Lạp, các giáo hữu gọi Đức Mẹ là Mẹ Chiến Thắng, và rồi Đức Clêmentê XI (1700-1721) truyền cho khắp Giáo hội đặc biệt mừng lễ Mẹ Mân Côi hàng năm. Ngày 11-9-1887, Đức Lêô XIII (1810-1903) nâng lễ Đức Mẹ Mai côi lên bậc nhì với Thánh Lễ và Kinh Phụng Vụ theo phụng vụ Dòng Đaminh. Ðức Lêô XIII (1878-1903) phổ cập việc đạo đức này khắp thế giới qua Thông điệp “Supremi Apostolatus Officio” (Sứ vụ Tông đồ Cao cả) đề cao việc lần chuỗi Mai Côi trong tháng Mười, và tháng Mười đã trở thành tháng Mai Côi kính Đức Mẹ.Và sau đó, Đức Piô X(1903-1914) lại ấn định mừng lễ Đức Mẹ Mai Côi vào ngày 7-10 như trước.
 
Ngày 16-10-1978, khi xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trên cương vị Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II (1978-2005) đã phó thác sứ vụ của ngài cho Đức Mẹ và gọi Kinh Mân Côi là “lời kinh kỳ diệu”. Ngài lần chuỗi Mai Côi hàng ngày, và ngài đã đề cao giá trị của Kinh Mai Côi qua Tông thư “Rosarium Virginis Mariae”.
 
Đặc biệt hơn cả là chính Ðức Trinh Nữ Maria đã tự xưng là “Đức Mẹ Mai Côi” tại Fatima vào ngày 13-10-1917 khi Đức Mẹ nhắn nhủ: “Hãy lần Chuỗi Mai Côi hàng ngày. Hãy cầu nguyện nhiều và dâng các hy sinh để cầu nguyện cho các tội nhân. Ta là Mẹ Mai Côi. Chỉ có Ta mới có thể cứu các con. Cuối cùng,Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ chiến thắng”.
 
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng Đức Mẹ muốn con cái tôn kính Người trong tháng Mười, tháng biệt kính Kinh Mai Côi. Theo truyền thống Công giáo, trước đây Kinh Mai Côi gồm 3 Mầu nhiệm (gọi là “mùa” hoặc “năm sự”): Vui, Thương và Mừng. Từ năm 2002, Đức Gioan Phaolô II thêm Mầu nhiệm Sáng. Ngài nói: “Kinh Mai Côi là mầu nhiệm của các mầu nhiệm. Lần chuỗi Mai Côi là giao phó những gánh nặng cho Thánh Tâm Thương Xót của Chúa Kitô và Đức Mẹ”.
 
Trình thuật Cv 1:12-14 cho biết: “Các Tông đồ từ núi Ô-liu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sa-bát. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Mátthêu, Giacôbê – con ông Anphê, Simôn – thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa – con ông Giacôbê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria – thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu”.

Thời đó chưa có Kinh Mân Côi, vì thế không có gì liên quan. Nhưng sách Công vụ Tông đồ cho thấy sự “đồng tâm nhất tr픓sự cầu nguyện chuyên cần” của các Tông đồ cùng với một số phụ nữ nhiệt thành lo việc đạo đức, trong đó có Đức Mẹ và thân nhân của Chúa Giêsu. Thời gian đó, Chúa Giêsu mới chịu chết và phục sinh, ai cũng sợ người ta bách hại – nhất là những người có liên hệ với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, sự cùng nhau cầu nguyện đã giúp mọi người an tâm và tin tưởng vào Thiên Chúa.

Khi đọc Kinh Mai Côi chung với nhau – chí ít cũng là hai người, rất cần sự đồng tâm cầu nguyện. Đọc Kinh Mai Côi không chỉ là suy niệm các mầu nhiệm, tôn vinh Thiên Chúa và chúc tụng Đức Mẹ, mà còn liên quan “thực tế” về sự liên hệ với nhau. Khi đó, người này phải biết lắng nghe và chờ đợi người kia. Hai động thái đơn giản nhưng cần thiết, điều đó nhắc nhở chúng ta cũng phải biết lắng nghe và chờ đợi nhau trong cuộc sống thường nhật. Đó chính là động thái của tình yêu thương. Không yêu thương thì không thể đồng tâm nhất trí. Quả thật, Kinh Mai Côi kéo chúng ta đến gần với nhau hơn – cả tinh thần lẫn thể lý.

Thánh Phaolô cho biết: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4:4-5). Người phụ nữ được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, một “Nữ tỳ Vĩ đại”. Và nhờ đó, chúng ta được trở thành con cái của Thiên Chúa và của Đức Mẹ.

Thật vậy, Thánh Phaolô giải thích: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ‘Áp-ba, Cha ơi!’. Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4:6-7). Trên cả tuyệt vời, chúng ta chẳng biết diễn tả niềm hạnh phúc đó như thế nào, vì niềm hạnh phúc đó quá lớn lao, vượt ngoài trí tuệ của những người thông minh nhất thế gian này!

Tin Mừng hôm nay là trình thuật Lc1:26-38, nói về cuộc Truyền Tin. Đây là Đại Hỉ Tín của nhân loại.
 
Sứ thần Gáprien vào nhà chào Trinh Nữ Maria bằng một câu chúc: “Mừng vui lên, hỡi Người đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Cô”. Nghe lời ấy, Thôn Nữ Maria “hết hồn”. Cô bối rối vì chả hiểu ất giáp gì:“Sao kỳ vậy ta?”. Sứ thần biết Cô Maria “ngại” lắm nên trấn an ngay: “Cô Maria ơi, xin đừng sợ, vì bà Cô đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây Cô sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”.

Lại càng kỳ dữ nghen! Cô Maria nghiêm túc thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”. Sứ thần vừa cười hiền vừa trầm giọng: “Này, cứ an tâm. Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Cô, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Cô, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Rồi Sứ thần dẫn chứng cụ thể: “Cô biết không, Chị Êlisabét, người họ hàng với Cô đó, tuy lớn tuổi rồi mà cũng đang cưu mang một người con trai đấy. Chị ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.
Nghe vậy, Cô Maria thở “phào”, nhẹ cả người, và rồi nhỏ nhẹ nói ngay: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Lời “xin vâng” khiêm nhường và mau mắn của Đức Mẹ vô cùng quý báu. Để rồi “chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng ta” (Kinh Truyền Tin).

Lễ Đức Mẹ Mai Côi là dịp để chúng ta tự xét mình với ba mệnh lệnh Fatima: (1) Sám hối, cải thiện đời sống; (2) Tôn sùng Trái Tim Mẹ; (3) Năng lần chuỗi Mai Côi. Gần 100 năm qua, nhân loại đã thay đổi được gì?Mỗi chúng ta có cố gắng thay đổi hàng ngày?
 
Thánh Phêrô nhắc nhở: “Hãy sống thánh thiện vì Thiên Chúa là Đấng Thánh” (1 Pr 1:16). Trước đó, khi còn tại thế, chính Chúa Giêsu đã giáo huấn: “Hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). Có nhiều con đường dẫn đến với Chúa Giêsu, nhưng Con Đường ngắn nhất và chắc chắn nhất chính là Đức Maria.

Lạy Thiên Chúa Cha toàn năng, hằng hữu và hằng sinh, xin cảm tạ Ngài luôn quan phòng và tiền định mọi điều, đặc biệt là ban cho chúng con Thánh Mẫu Maria, vì chính Con Yêu Dấu Ngài đã xác định: “Đây là Mẹ của con” (Ga 19:27). Lạy Mẹ Maria, xin dẫn chúng con tới Chúa Giêsu, Con Yêu Dấu của Mẹ. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa Cứu Độ của chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Thiên thần Bản mệnh

Thiên  thần  Bản  mệnh
(Thu, 25/09/2014 - Trầm Thiên Thu – Thanhlinh.net)


Các thiên thần được đề cập hơn 300 lần trong Kinh Thánh, nhưng nhiều người vẫn biết ít về các thiên thần. Thiên thần luôn ở bên chúng ta mà lại bị chúng ta “quên” hoặc “làm ngơ”, đó là Thiên thần Bản mệnh (TTBM), cũng gọi là Thiên thần Hộ thủ – lễ ngày 2 tháng Mười.

Các thiên thần là các “đặc phái viên” (God’s emissaries) của Thiên Chúa, luôn ở bên chúng ta, mọi nơi và mọi lúc, để canh chừng chúng ta, bảo vệ chúng ta, chiến đấu thay chúng ta.

Năm 1985, sau khi chị thị kiến TTBM, chị Vassula Ryden đã viết một cuốn sách về TTBM, cuốn “Heaven is Real, But So is Hell” (Thiên Đàng Có Thật, mà Hỏa Ngục cũng Có Thật), phát hành ngày 16-3-2013, thuộc loại “bestseller” (bán chạy như tôm tươi). Chị đã chia sẻ với hàng triệu người tại 80 quốc gia. Sách của chị được dịch ra 40 thứ tiếng. Trang Facebook của chị là “Jesus Is Returning” (Chúa Giêsu sẽ trở lại) đã có hơn 1 triệu lượt ghé thăm, trang Twitter của chị được hơn 200.000 lượt ghé thăm.

Đây là 9 điều chị chia sẻ về các thiên thần: 

1. Thần tốt nhiều hơn thần xấu – Đạo binh thiên thần tốt lành của Thiên Chúa nhiều hơn hẳn về quân số và mạnh hơn hẳn so với tà binh. Ma quỷ tức giận vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta nên chúng tìm mọi cách để hủy hoại chúng ta. Tuy nhiên, chúng phải chịu “bó tay”.

2. Thiên thần nguyện giúp cầu thay – Vũ khí lợi hại nhất mà chúng ta phải sử dụng trong cuộc chiến tâm linh là cầu nguyện. Chúng ta may mắn vì TTBM luôn cầu thay nguyện giúp cho mỗi chúng ta. TTBM cầu nguyện cho chúng ta thay lòng đổi dạ và biết trở về với Thiên Chúa, giải hòa với Ngài sau khi chúng ta “nổi loạn”.

3. TTBM luôn cận kề – TTBM giống như “lính gác”, không bao giờ rời xa chúng ta. Dù chúng ta đi đâu hoặc làm gì, TTBM vẫn theo dõi, đồng thời TTBM cũng vẫn luôn hiện diện trước Tôn Nhan Thiên Chúa.

4. Thế giới tâm linh bao quanh chúng ta – Xung quanh chúng ta có cả thiên thần và ma quỷ, ảnh hưởng mọi lúc trong cuộc đời chúng ta.

5. Cuộc chiến rất dữ dội – Có những cuộc chiến tâm linh xảy ra trong cuộc đời chúng ta, chính chúng ta vẫn tham chiến dù chúng ta có ý thức hay không.

6. Không phải các thiên thần đều tốt – Các thiên thần sa ngã là ma quỷ. Luxiphe và các ác thần bị Tổng lãnh Thiên thần Micae và các thần lành xua đuổi vì đã dám phản nghịch chống lại Thiên Chúa. Ma quỷ luôn tìm các cám dỗ và hủy diệt con cái của Thiên Chúa, chúng ngăn cản để Ý Chúa không được thực hiện trên thế gian này.

7. Thiên thần bảo vệ chúng ta – Thiên thần bản mệnh bảo vệ chúng ta khỏi sự ác. Một đêm nọ, chị Ryden thấy con rắn (ma quỷ) muốn hại chị. TTBM liền triệt hạ con rắn.

8. Thiên thần muốn tốt cho chúng ta – Khi TTBM đến thăm chị Ryden, ngài cho chị biết tình trạng tội lỗi của chị. Chị cảm thấy hổ thẹn lắm. Chị buộc phải nhìn vào nội tâm và thấy những gì Thiên Chúa cũng thấy. TTBM an ủi chị, muốn chị trở về với Thiên Chúa, và TTBM cho biết sẽ cầu xin Chúa cho chị.

9. Thiên thần và ma quỷ cùng hiện hữu – Một trong các mưu mô thâm độc nhất của ma quỷ là giả vờ như không hiện hữu. Nhiều người không muốn nhắc tới ma quỷ, nhưng ma quỷ là có thật, chúng có thể ảnh hưởng tới chúng ta.

Lòng sùng kính các Thiên thần Bản mệnh bắt đầu phát triển từ khi bắt đầu có truyền thống tu trì. Thánh Bênêđictô thúc đẩy việc này cùng với Bernard Clairvaux, nhà cải cách hồi thế kỷ XII và nhà hùng biện về Thiên thần Bản mệnh. Lòng sùng kính các thiên thần có từ hồi đó.

Lễ kính các Thiên thần Bản mệnh được cử hành lần đầu hồi thế kỷ XVI. Năm 1615, ĐGH Phaolô V thêm lễ này vào lịch Công giáo Roma.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ)



Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Dịch vụ làm đông lạnh cơ thể người chết để chờ hồi sinh

Dịch  vụ  làm  đông  lạnh  cơ  thể  người  chết  để  chờ  hồi  sinh
(Thứ tư, 24/9/2014 – Khoa học – VnExpress.net)


Các bác sĩ ca Alcor đang chun b thc hin các thao tác đ làm đông lnh thi th. nh:Alcor Life Extention Foundation.

 Gần 1000 người trên thế giới đã chọn cách bảo quản lạnh cơ thể sau khi chết để chờ cơ hội tái sinh trong tương lai.

Để chuẩn bị cho cái chết, nhiều người lên kế hoạch xử lý hài cốt của mình dưới nhiều hình thức khác nhau, một số người chọn những chiếc quan tài, số khác có dự định hỏa táng và tro của họ sẽ được rải tại một số địa điểm đặc biệt, thậm chí chuyển thành đĩa than. Tuy nhiên với vài trăm nghìn đô la, nhiều người có thể làm đông lạnh cơ thể với hy vọng hồi sinh nhờ tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong tương lai, MNN cho hay.

Một trong những cơ sở lớn nhất thế giới cung cấp dịch vụ làm đông lạnh người chết là Tổ chức kéo dài cuộc sống Alcor ở bang Arizona, Mỹ. Hiện nay có gần 1.000 người đăng ký tham gia dịch vụ này. Chi phí bảo quản là 80.000 USD cho riêng phần não và 200.000 USD cho toàn bộ cơ thể.
"Y học hiện đại có thể chữa khỏi nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo mà cách đây 50 năm các bác sĩ phải bó tay. Phương pháp làm đông lạnh cơ thể cũng tương tự như vậy, nó giống như một liều thuốc cấp cứu giúp cơ thể không trở nên tồi tệ hơn, các tế bào không bị phân hủy để đợi kỹ thuật tiên tiến trong tương lai khắc phục vấn đề đó"The Atlantic dẫn lời ông Max More, giám đốc Alcor, nói.

Alcor duy trì danh sách các thành viên có sức khỏe yếu kém và sẽ cử một đội phản ứng nhanh khi họ có dấu hiệu sắp qua đời. Nếu một người chết đột ngột, quá trình bảo quản có thể bị trì hoãn hàng giờ, thậm chí nhiều ngày sau khi chết. Càng để lâu, các tế bào bị hư hại nhiều hơn dẫn tới khó khăn trong việc hồi sinh bệnh nhân sau này.

Thiết bị lưu giữ cơ thể đông lạnh. Ảnh: MNN.

Khi "khách hàng" đã chết về mặt pháp y, nhân viên Alcor chuyển họ lên giường lạnh và dùng thiết bị hồi sức tim phổi làm cho máu lưu thông khắp cơ thể một lần nữa. Sau đó, họ sử dụng 16 loại thuốc khác nhau để giúp cho tế bào không bị hư tổn sau khi chết trước khi rút hết máu và dịch cơ thể rồi bơm chất lỏng bảo vệ nội tạng vào thay thế.
Cuối cùng, các nhân viên tiến hành làm lạnh thi thể 0,5 độ C mỗi giờ cho đến khi đạt tới nhiệt độ của nitơ lỏng -160 độ C sau 2 tuần. Tiếp đó, họ cho các thi thể vào tủ đông lạnh hình trụ trong tư thế đầu lộn xuống.
Trong những ngày đầu của quá trình làm lạnh, gia đình và bạn bè phải chi trả tiền cho việc duy trì, bảo quản cơ thể người thân của mình. Tuy nhiên, các công ty cung cấp dịch vụ này hiện tại đòi hỏi bệnh nhân phải trả tiền trước, và số tiền thường có nguồn gốc từ tiền bảo hiểm nhân thọ của bệnh nhân.
"Phương pháp trên không dành riêng cho những người giàu có, bất cứ ai có khoản tiền bảo hiểm đủ lớn cũng có thể sử dụng dịch vụ", Max More nói.
Một số ngôi sao nổi tiếng như Britney Spears, Simon Cowell và Larry King cũng tham gia đăng ký dịch vụ trên với hy vọng một ngày nào đó sẽ có cơ hội tái sinh sau khi qua đời.
Lê Hùng


Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Chủ nhân huy chương Olympic Toán quốc tế bây giờ ra sao

Chủ  nhân  huy  chương  Olympic  Toán  quốc  tế  bây  giờ  ra  sao
(Giáo dục - Thứ hai, 22/9/2014   - VnExpress.net)



Đội tuyển Việt Nam dự thi Toán quốc tế năm 1989.


 Trở thành những cánh chim đầu đàn của Toán học nước nhà, hoặc công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ nhân những tấm huy chương Olympic Toán quốc tế vẫn có nhiều đóng góp cho đất nước.

Những Giáo sư Toán học hàng đầu Việt Nam cho biết, một học sinh muốn đạt giải Toán quốc tế, phải biết và biết sớm hàng vạn bài Toán hóc búa với hàng trăm dạng khác nhau. Để có thể "nuốt" được nhiều dạng Toán như vậy, học sinh không thể học gạo mà phải có phương pháp và tư duy. Do vậy không thể có kiểu “luyện gà chọi” trong thi Toán quốc tế như một số ý kiến từng nêu. Nhờ việc được rèn luyện tư duy sớm nên phần lớn học sinh đoạt giải sau này đều thành đạt trên con đường khoa học kinh doanh, hay lãnh đạo. Tất nhiên sự thành công của từng cá nhân còn là kết quả của sự phấn đấu bền bỉ sau đó, chứ không phải là hệ quả hiển nhiên của việc đoạt giải. 

Thông tin từ Hội Toán học Việt Nam cho hay, những chàng trai vàng Toán học Việt Nam hiện nay đều trở thành những gương mặt tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực. Để có thể khẳng định được mình, một nhà khoa học thường phải làm việc 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học. Do vậy, muốn biết được những người đạt giải sau này có thành đạt không, ta phải chờ khoảng 15 năm sau đó. Nói cách khác hầu như chỉ có thể nói tới những người đạt giải từ trước năm 1990.

TS Hoàng Lê Minh, người giành huy chương vàng Olympic

TS Hoàng Lê Minh
Toán quốc tế đầu tiên của Việt Nam hiện là Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau khi đoạt huy chương vàng, Hoàng Lê Minh sang Liên Xô học tại Đại học Tổng hợp Lomonosov. Tiếp đó, anh làm nghiên cứu sinh, tham gia công tác với nhiều viện nghiên cứu nổi tiếng và đạt nhiều kết quả. Lương khi đó của Minh quy ra tương đương hơn 2.000 USD mỗi tháng.
Năm 1991, anh cùng gia đình quyết định trở về Việt Nam. Anh không chọn Hà Nội nơi anh sinh ra mà anh đến TP HCM để định cư và nơi làm việc, tại khoa toán, Đại học Tổng hợp TP HCM. Năm 1995, Đại học tổng hợp TP HCM thành lập khoa Công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia, khoa toán thành lập bộ môn ứng dụng tin học, nghiên cứu vấn đề giải thuật, xử lý ảnh, tính toán mạng lưới.
Hoàng Lê Minh khi đó tham gia dự án Khu Công nghệ phần mềm Đại học quốc gia TP HCM. Năm 2001, anh sang làm Sở Bưu chính Viễn thông. Năm 2003, anh làm cho Sở Khoa học công nghệ. Cuối 2007, anh ra Hà Nội làm Viện trưởng Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số thuộc Bộ Thông tin và truyền thông.

GS Vũ Kim Tuấn, huy chương bạc 1978.

GS Vũ Kim Tuấn

 Chỉ một năm sau khi tốt nghiệp ĐH Tổng hợpBelarus (Minsk) năm 1984, anh bảo vệ tiến sĩnăm 1985, và hai năm sau là tiến sĩ khoa học khi vừa 26 tuổi. Từ năm 1989 đến 1994, anh làm việc tại Viện Toán học, nhận Học bổng danh giá Humboldt năm 1994.

Các năm 1994-2003 anh lần lượt giữ chức PGS và GS của ĐHTH Cô-oet. Từ năm 2003 đến nay, anh là giáo sư ở Khoa Toán ĐHTH West Georgia, Mỹ. Anh là chuyên gia về biến đổi tích phân, các hàm đặc biệt và Giải tích số. Anh đã công bố hơn 110 bài báo trên các tạp chí quốc tế. 


GS Đỗ Đức Thái, huy chương đồng 1978

GS Đỗ Đức Thái.

Mặc dù không được đi học đại học ở nước. ngoài, anh vẫn không nản chí. Năm 1993 anh bảo vệ luận án tiến sĩ tại ĐH Sư phạm Hà Nội dưới sự hướng dẫn của GS-TSKH Nguyễn Văn Khuê. 
Hai năm sau đó anh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học cũng tại ĐH Sư phạm Hà Nội. Được phong PGS rồi GS vào các năm 1996 và 2003, anh đã công bố 36 bài báo trên các tạp chí quốc tế về Giải tích phức và Hình học đại số. Hiện anh là Trưởng khoa Toán của ĐH Sư phạm Hà Nội.
TS Lê Bá Khánh Trình, huy chương vàng IMO 1979 

TS Lê Bá Khánh Trình.

vớđiểm tuyệt đối và đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáoAnh hiện là giảng viên khoa Toán - Tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên TP HCM. Sau ngày nhận giải, Lê Bá Khánh Trình được tuyển thẳng vào khoa toán – cơ, Trường đại học Tổng hợp Moscow. Sau đó, anh làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.
Bốn năm sau, Khánh Trình bảo vệ thành công luận án tiến sĩ rồi trở về Việt Nam. Biết Trình về nước, Viện Toán học Việt Nam mời anh về công tác nhưng anh từ chối bởi điều kiện làm việc, đi lại xa xôi. Anh chọn làm giảng viên khoa Toán - Tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên TP HCM.
Từ đó đến nay, Lê Bá Khánh Trình say mê với việc truyền kiến thức toán học cho các thế hệ học sinh. "Nghề giáo với tôi có lẽ là duyên nợ, là nghề chọn mình", anh nói.

GS Lê Tự Quốc Thắng, huy chương Vàng năm 1982

GS Lê Tự Quốc Thắng.

Sau khi tốt nghiệp xuất sắc ĐH Tổng hợp Matxcơva, anh bảo vệ tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ nổi tiếng Sergei Novikov năm 1988.
Các năm 1994-1999 và 1999-2003, anh là trợ lý giáo sư, rồi PGS của SUNY Buffalo. Từ năm 2004 anh là giáo sư của Học viện công nghệ Georgia, Mỹ. Chuyên ngành của anh là Tôpô vi phân, đa tạp chiều thấp và quasi-crystals.
Anh đã công bố 33 bài báo trên các tạp chí quốc tế, trong đó có các tạp chí hàng đầu như: Inventiones Mathematicae, Uspekhi Mat. Nauk, Adv. Math.

GS Đàm Thanh Sơn, huy chương vàng năm 1984 

PGS Đàm Thanh Sơn.

khi mới 15 tuổi với số điểm tuyệt đối 42/42. Khác với đại đa số anh chị trước đó, anh chọn Vật lý làm nghề của mình. Đàm Thanh Sơn tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Matxcova và bảo vệ tiến sĩ Vật lý tại đó.
Trước khi trở thành GS của ĐH Chicago danh tiếng vào tháng 9/2012, GS Đàm Thanh Sơn có nhiều năm nghiên cứu sau tiến sĩ và làm GS ở ĐH Washington, Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH Columbia, Hoa Kỳ...Anh đã công bố trên 80 bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín về vật lý, trong đó có nhiều bài trên tạp chí Physical Reviews A, B, D; Physical Review Letters. 

GS Nguyễn Tiến Dũng, huy chương vàng 1985,


 GS Nguyễn Tiến Dũng.


cũng khi vừa 15 tuổi. Giáo sư hiện giảng dạy tại trường Đại học Toulouse, Pháp.
Anh tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Matxcơva về Toán năm 1991. Sau đó bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1994 tại Strasbourg (Pháp). Năm 1995, anh được tuyển làm nghiên cứu viên của CNRS (TT khoa học quốc gia của Pháp). 
Bảo vệ tiến sĩ khoa học (habilitation) năm 2001 và ngay sau đó được nhận làm giáo sư tại ĐH Tổng hợp Toulouse. Hướng nghiên cứu của anh là: hình học Poisson và sympletic, hình học dưới-Rieman hệ động lực, foliation kỳ dị. Anh đã công bố 33 công trình trong các tạp chí quốc tế, trong đó có tạp chí hàng đầu như: Ann. of Math., Ann. Sci. École Norm. Sup., Lett. Math. Phys., Phys. Lett. A, Uspekhi Mat. Nauk. 
Hàng năm, giáo sư Nguyễn Tiến Dũng vẫn về Việt Nam công tác và thăm người thân, luôn giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp ở Việt Nam trong học tập và nghiên cứu.

Thành công nhất cho đến nay là GS Ngô Bảo Châu. Là học sinh Việt Nam lần đầu tiên đạt hai huy chương vàng năm 1988 và 1989, 

Ngô Bảo Châu và bố, GS Ngô Huy Cẩn.

Ngô Bảo Châu là sinh viên Trường Đại học Paris VI và Trường Sư phạm Paris từ năm 1992 đến năm 1994, sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư GérardLaumon.
Năm 1997, anh bảo vệ luận án tiến sĩ và trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS). Năm 2004, Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Đại học Paris XI và được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, anh được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư ở tuổi 33.

Trong năm 2008, Ngô Bảo Châu công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Với các công trình khoa học đã đạt được, Giáo sư Ngô Bảo Châu được trao Huy chương Fields - giải thưởng toán học uy tín nhất thế giới.
Từ ngày 1/9/2010, Ngô Bảo Châu là giáo sư tại Khoa Toán, Viện Đại học Chicago (Mỹ). Ngày 9/3/2011, Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) được thành lập, GS Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm làm giám đốc khoa học của Viện. Hàng năm, anh đều giành 3 tháng hè để trở về nước làm việc tại Viện Toán cao cấp. Các công việc của Viện cũng được anh trao đổi thường xuyên với cộng sự.

Theo Hội toán học Việt Nam, ngoài những người đã thành danh ở trên, còn khá nhiều người rất trẻ và có nhiều triển vọng như GS Phùng Hồ Hải (HCĐ 1986), TS Hà Huy Tài (HCV 1991), TSKH Nguyễn Việt Anh (HCV 1991), PGS Phan Thị Hà Dương (HCĐ 1990)...Mục đích cuối cùng và ý nghĩa nhất của thi Toán quốc tế là để đào tạo một số nhà khoa học, mà trước hết là Toán học đầu đàn. Về phương diện này, Toán quốc tế vượt qua cả sự mong đợi ban đầu trên bình diện quốc tế cũng như đối với nước ta. Việc họ công tác ở đâu không thật sự quan trọng, miễn là chúng ta huy động được sự nhiệt tình và đóng góp của họ đối với sự phát triển của Toán học nước nhà.
Phạm Minh