Chủ nhân huy
chương Olympic
Toán quốc tế bây giờ ra sao
(Giáo dục - Thứ hai, 22/9/2014 - VnExpress.net)
Đội tuyển Việt Nam dự thi Toán quốc tế năm 1989.
Trở thành những cánh chim đầu đàn của
Toán học nước nhà, hoặc công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ nhân những tấm
huy chương Olympic Toán quốc tế vẫn có nhiều đóng góp cho đất nước.
Những Giáo sư Toán học hàng đầu Việt Nam cho biết, một học
sinh muốn đạt giải Toán quốc tế, phải biết và biết sớm hàng vạn bài Toán hóc
búa với hàng trăm dạng khác nhau. Để có thể "nuốt" được nhiều dạng Toán như vậy, học sinh không thể
học gạo mà phải có phương pháp và tư duy. Do vậy không thể có kiểu “luyện gà chọi” trong thi Toán quốc
tế như một số ý kiến từng nêu. Nhờ việc được rèn luyện tư duy sớm nên phần
lớn học sinh đoạt giải sau này đều thành đạt trên con đường khoa học kinh
doanh, hay lãnh đạo. Tất nhiên sự thành công của từng cá nhân còn là kết
quả của sự phấn đấu bền bỉ sau đó, chứ không phải là hệ quả hiển nhiên của
việc đoạt giải.
Thông tin từ Hội Toán học Việt Nam cho hay, những chàng trai
vàng Toán học Việt Nam hiện nay đều trở thành những gương mặt tiêu biểu
trên nhiều lĩnh vực. Để có thể khẳng định được mình, một nhà khoa học
thường phải làm việc 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học. Do vậy, muốn biết
được những người đạt giải sau này có thành đạt không, ta phải chờ khoảng
15 năm sau đó. Nói cách khác hầu như chỉ có thể nói tới những người đạt
giải từ trước năm 1990.
TS Hoàng Lê Minh, người giành huy chương vàng Olympic
TS Hoàng Lê Minh
|
Toán quốc tế đầu tiên của Việt Nam hiện là Viện trưởng Viện
Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông. Sau khi đoạt huy chương vàng, Hoàng Lê Minh sang Liên Xô học tại Đại học
Tổng hợp Lomonosov. Tiếp đó, anh làm nghiên cứu sinh, tham gia công tác với
nhiều viện nghiên cứu nổi tiếng và đạt nhiều kết quả. Lương khi đó của Minh quy
ra tương đương hơn 2.000 USD mỗi tháng.
Năm 1991, anh cùng gia đình quyết định trở về Việt Nam. Anh
không chọn Hà Nội nơi anh sinh ra mà anh đến TP HCM để định cư và nơi làm việc,
tại khoa toán, Đại học Tổng hợp TP HCM. Năm 1995, Đại học tổng hợp TP HCM
thành lập khoa Công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia, khoa toán thành lập bộ
môn ứng dụng tin học, nghiên cứu vấn đề giải thuật, xử lý ảnh, tính toán mạng lưới.
Hoàng Lê Minh khi đó tham gia dự án Khu Công nghệ phần mềm Đại
học quốc gia TP HCM. Năm 2001, anh sang làm Sở Bưu chính Viễn thông. Năm 2003,
anh làm cho Sở Khoa học công nghệ. Cuối 2007, anh ra Hà Nội làm Viện
trưởng Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số thuộc Bộ Thông tin và truyền
thông.
GS Vũ Kim Tuấn, huy chương bạc 1978.
GS Vũ Kim Tuấn
Chỉ một năm sau
khi tốt nghiệp ĐH Tổng hợpBelarus (Minsk) năm 1984, anh bảo vệ tiến sĩnăm 1985,
và hai năm sau là tiến sĩ khoa học khi vừa 26 tuổi. Từ năm 1989 đến
1994, anh làm việc tại Viện Toán học, nhận Học bổng danh giá Humboldt
năm 1994.
Các năm 1994-2003 anh lần lượt giữ chức PGS và GS của ĐHTH
Cô-oet. Từ năm 2003 đến nay, anh là giáo sư ở Khoa Toán ĐHTH West Georgia,
Mỹ. Anh là chuyên gia về biến đổi tích phân, các hàm đặc biệt và Giải
tích số. Anh đã công bố hơn 110 bài báo trên các tạp chí quốc tế.
GS Đỗ Đức Thái, huy chương đồng 1978.
GS Đỗ Đức Thái.
Mặc dù không được đi
học đại học ở nước. ngoài, anh vẫn không nản chí. Năm 1993 anh bảo
vệ luận án tiến sĩ tại ĐH Sư phạm Hà Nội dưới sự hướng dẫn của
GS-TSKH Nguyễn Văn Khuê.
Hai năm sau đó anh bảo
vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học cũng tại ĐH Sư phạm Hà Nội.
Được phong PGS rồi GS vào các năm 1996 và 2003, anh đã công bố 36 bài
báo trên các tạp chí quốc tế về Giải tích phức và Hình học đại số. Hiện
anh là Trưởng khoa Toán của ĐH Sư phạm Hà Nội.
TS Lê Bá Khánh Trình, huy chương vàng IMO 1979
TS Lê Bá Khánh Trình.
với điểm tuyệt
đối và đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo. Anh hiện là giảng
viên khoa Toán - Tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên TP HCM. Sau ngày nhận
giải, Lê Bá Khánh Trình được tuyển thẳng vào khoa toán – cơ, Trường đại học
Tổng hợp Moscow. Sau đó, anh làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ
Andrey Alexandrovich Gontrar, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.
Bốn năm sau, Khánh
Trình bảo vệ thành công luận án tiến sĩ rồi trở về Việt Nam. Biết Trình về
nước, Viện Toán học Việt Nam mời anh về công tác nhưng anh từ chối bởi điều
kiện làm việc, đi lại xa xôi. Anh chọn làm giảng viên khoa Toán - Tin, Trường
đại học Khoa học tự nhiên TP HCM.
Từ đó đến nay, Lê Bá
Khánh Trình say mê với việc truyền kiến thức toán học cho các thế hệ học sinh. "Nghề giáo với tôi có lẽ là duyên nợ,
là nghề chọn mình", anh nói.
GS Lê Tự Quốc Thắng.
Sau khi tốt nghiệp xuất sắc ĐH Tổng hợp Matxcơva, anh bảo
vệ tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ nổi tiếng Sergei Novikov năm
1988.
Các năm 1994-1999 và 1999-2003, anh là trợ lý giáo sư, rồi
PGS của SUNY Buffalo. Từ năm 2004 anh là giáo sư của Học viện công
nghệ Georgia, Mỹ. Chuyên ngành của anh là Tôpô vi phân, đa tạp
chiều thấp và quasi-crystals.
Anh đã công bố 33 bài báo trên các tạp chí quốc tế, trong
đó có các tạp chí hàng đầu như: Inventiones Mathematicae, Uspekhi
Mat. Nauk, Adv. Math.
GS Đàm Thanh Sơn, huy chương vàng năm
1984
PGS Đàm Thanh Sơn.
khi mới 15
tuổi với số điểm tuyệt đối 42/42. Khác với đại đa số anh chị trước
đó, anh chọn Vật lý làm nghề của mình. Đàm Thanh Sơn tốt nghiệp ĐH Tổng
hợp Matxcova và bảo vệ tiến sĩ Vật lý tại đó.
Trước khi trở thành GS của ĐH Chicago danh tiếng vào tháng
9/2012, GS Đàm Thanh Sơn có nhiều năm nghiên cứu sau tiến sĩ và làm GS ở ĐH
Washington, Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH Columbia, Hoa Kỳ...Anh đã công bố trên
80 bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín về vật lý, trong đó có
nhiều bài trên tạp chí Physical Reviews A, B, D; Physical Review
Letters.
GS Nguyễn Tiến Dũng, huy chương vàng 1985,
GS Nguyễn Tiến Dũng.
|
cũng khi vừa 15 tuổi. Giáo sư hiện giảng dạy tại trường Đại học
Toulouse, Pháp.
Anh tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Matxcơva về Toán năm 1991. Sau
đó bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1994 tại Strasbourg (Pháp). Năm 1995,
anh được tuyển làm nghiên cứu viên của CNRS (TT khoa học quốc gia của
Pháp).
Bảo vệ tiến sĩ khoa học (habilitation) năm 2001 và ngay sau
đó được nhận làm giáo sư tại ĐH Tổng hợp Toulouse. Hướng nghiên cứu của
anh là: hình học Poisson và sympletic, hình học dưới-Rieman hệ động
lực, foliation kỳ dị. Anh đã công bố 33 công trình trong các tạp chí quốc
tế, trong đó có tạp chí hàng đầu như: Ann. of Math., Ann. Sci. École
Norm. Sup., Lett. Math. Phys., Phys. Lett. A, Uspekhi Mat. Nauk.
Hàng năm, giáo sư Nguyễn Tiến Dũng vẫn về Việt Nam công tác và
thăm người thân, luôn giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp ở Việt Nam trong học tập và
nghiên cứu.
Thành công nhất cho đến nay là GS Ngô Bảo Châu. Là học sinh Việt Nam lần đầu tiên đạt hai huy chương vàng
năm 1988 và 1989,
Ngô Bảo Châu và bố, GS Ngô Huy Cẩn.
Ngô Bảo Châu là sinh viên Trường Đại học Paris
VI và Trường Sư phạm Paris từ năm 1992 đến năm 1994, sau đó
là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Đại học Paris XI (Université
Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư GérardLaumon.
Năm 1997, anh bảo vệ luận án tiến sĩ và trở thành nghiên cứu
viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS). Năm 2004, Ngô
Bảo Châu được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Đại học Paris
XI và được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng
với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các
nhóm Unita. Năm 2005, anh được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư ở
tuổi 33.
Trong năm 2008, Ngô
Bảo Châu công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ
đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình
chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Với các công trình khoa học đã đạt được, Giáo sư Ngô Bảo Châu
được trao Huy chương Fields - giải thưởng toán học uy tín nhất thế giới.
Từ ngày 1/9/2010, Ngô Bảo Châu là giáo sư tại Khoa Toán, Viện Đại
học Chicago (Mỹ). Ngày 9/3/2011, Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam
Institute for Advanced Study in Mathematics) được thành lập, GS Ngô Bảo Châu
được bổ nhiệm làm giám đốc khoa học của Viện. Hàng năm, anh đều giành 3 tháng
hè để trở về nước làm việc tại Viện Toán cao cấp. Các công việc của Viện cũng
được anh trao đổi thường xuyên với cộng sự.
Theo Hội toán học Việt Nam, ngoài những người đã thành danh ở
trên, còn khá nhiều người rất trẻ và có nhiều triển vọng như GS Phùng Hồ Hải (HCĐ 1986), TS Hà Huy
Tài (HCV 1991), TSKH Nguyễn Việt Anh (HCV 1991), PGS Phan Thị Hà Dương
(HCĐ 1990)...Mục
đích cuối cùng và ý nghĩa nhất của thi Toán quốc tế là để đào tạo một số
nhà khoa học, mà trước hết là Toán học đầu đàn. Về phương diện này, Toán
quốc tế vượt qua cả sự mong đợi ban đầu trên bình diện quốc tế cũng như
đối với nước ta. Việc họ công tác ở đâu không thật sự quan trọng,
miễn là chúng ta huy động được sự nhiệt tình và đóng góp của họ đối với sự
phát triển của Toán học nước nhà.
Phạm Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét