Bách hại Kitô giáo
(Sat, 10/01/2015 - Trầm Thiên Thu
- thanhlinh,net)
Denver, Colo.,
8-1-2015 (CNA/EWTN News) – Tường trình mới đây cho biết rằng việc bách hại các
Kitô hữu vẫn gia tăng dù không có bạo lực hoặc có bạo lực, số các Kitô
hữu bị bách hại trên thế giới lên tới 100 triệu. Ngày 7-1-2015, ông David
Curry, trưởng tổ chức Open Doors tại California (Hoa Kỳ), nói: “Ngay cả
các tiểu bang có đa số là Kitô hữu cũng vẫn đang ở mức cấm cản chưa từng thấy
về kỳ thị và bạo lực”.
Tổ chức của ông Curry
đã giúp đỡ các Kitô hữu bị bách hại hơn 60 năm qua. Tổ chức này được thành lập
bởi một người Hà Lan quen gọi là Anh Anrê (Brother Andrew). Ông đã bí mật đưa
Kinh Thánh vào Tây Âu, nơi mà chế độ cộng sản kiểm soát gay gắt đối với Kitô
giáo và các tôn giáo khác.
Ông Curry nói rằng
danh sách theo dõi năm 2015 của tổ chức Open Doors cho thấy “một con số lớn các Kitô hữu đang trở thành
nạn nhân của sự bách hại vì đức tin
của họ”. Danh sách liệt kê 50 quốc gia gặp khó khăn và nguy hiểm đối với các
Kitô hữu, xác định sự bách hại là “bất cứ
sự cừu địch nào do phát hiện có liên quan tới Đức Kitô”. Sự bách hại có thể
là tù đày, hành hạ, chặt đầu, hiếp dâm, phá nhà cửa, cướp tài sản,...
Các Kitô hữu phải đối
mặt với sự đày ải, mất việc làm hoặc bị cộng đồng xa lánh. Ông Curry nói rằng
một số các Kitô hữu “đang phải che giấu
niềm tin”.
Bắc Hàn vẫn tiếp tục
là quốc gia tệ nhất về việc bách hại Kitô hữu, ước tính có tới 70.000 Kitô hữu
bị tù đày vì đức tin tại đất nước cộng sản này. Mức độ bách hại tăng nhanh ở
Phi châu và vấn nạn về bạo lực đối với Hồi giáo cực đoan là vấn đề đáng quan
ngại.
Somalia là quốc gia
đứng thứ nhì về bách hại Kitô hữu. I-rắc đứng thứ ba, nơi có sự nổi dậy của IS
(Islamic State – Nhà nước Hồi giáo) đã gia tăng làm khổ các Kitô hữu I-rắc.
Syria đứng thứ tư, nơi có nội chiến gay cấn giữa các phe phái Hồi giáo cực
đoan.
Afghanistan đứng thứ
năm và Pakistan đứng thứ tám, hai nơi này cũng có gia tăng về việc bách hại
Kitô hữu. Iran đứng thứ bảy, còn Sudan và Eritrea đứng trong “top 10” các quốc gia có các Kitô hữu
phải đối mặt với sự bách hại tệ nhất. Nigeria xuất hiện lần đầu tiên trong “top 10”, chính phủ nước này “bó tay” trước nhóm Boko Haram thuộc Hồi
giáo cực đoan.
Tổ chức Open Doors
cũng cho biết về các vấn nạn ở Uzbekistan, Việt Nam và Ấn Độ. Ấn Độ xếp thứ 21
trong bản tường trình, các Kitô hữu Ấn Độ chịu bách hại từ hai phía: Hồi giáo
cực đoan và Đạo Hindu chính thống. Kenya “nhảy
vọt” từ hạng 43 lên tới 19 trong danh sách vì các nhóm Hồi giáo Somali cấp
tiến và quân đội biên giới, các nhóm quân Hồi giáo khác và chính phủ Kenya.
Ở bán cầu phía Tây,
Colombia đứng thứ 35 trong số các quốc gia có cuộc bách hại tệ nhất. Các Kitô
hữu có thể là nạn nhân của các loại tội phạm có tổ chức, nhất là đối với những
người nổi bật trong xã hội hoặc chính trị. Dân quê là Kitô hữu cũng bị thù
ghét, nhiều Kitô hữu đã bị đuổi khỏi quê hương, và bạo lực đối với các Kitô hữu
phụ nữ cũng tiếp tục leo thang. Ngay cả các bài giảng trong nhà thờ cũng bị
theo dõi.
Mexico đứng thứ 38,
chủ yếu vì các loại tội phạm có tổ chức và các nhóm mua bán ma túy nhắm vào các
Kitô hữu để moi móc con nghiện. Dân ở miền Nam Mexico bị ép sống theo cách sống
giống nhau, gây khó khăn cho những người muốn theo tôn giáo khác.
Các nhà nghiên cứu đã
soạn bản tường trình phân mức độ tự do của các Kitô hữu ở các vùng miền, kể cả
ở gia đình, cộng đồng, quốc gia và Giáo Hội. Họ cũng đưa ra tính nghiêm trọng
của tình trạng bạo lực mà các Kitô hữu phải đối mặt!
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét