Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Chuyện phiếm của Gã Siêu:SIÊU THỊ

Chuyện  phiếm  của  Gã  Siêu: SIÊU  THỊ
(Thứ sáu - 16/01/2015 -Tinvui)



Gã không biết chợ búa xuất hiện từ bao giờ, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa.
Thực vậy, ngay khi con người kiếm được hay làm ra các sản phẩm của mình, chẳng hạn như thú rừng săn bắn hay hoa quả trồng trọt…Nếu dùng không hết, thì mang đi đổi chác.

Và những nơi người ta thường tụ họp để đổi chác các sản phẩm của mình được gọi là chợ. Rồi từ đó đến nay, chợ không ngừng phát triển.

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, thì chợ là nơi gặp nhau giữa cung và cầu các hàng hóa, các dịch vụ…là nơi tập trung mua bán giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Quy mô và tính chất của chợ tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế.

Chợ có vai trò chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hóa, đồng thời cũng có ảnh hưởng kích thích ngược lại đối với sản xuất. Ngoài ra, đối với đồng bào dân tộc, chợ còn là nơi sinh hoạt vănh óa.

Hơn thế nữa, quy mô và tính chất của chợ lại rất đa dạng. Có loại chợ mang tính chất nông thôn tự sản tự tiêu. Có loại chợ mang tính chất khu vực hay một vùng rộng lớn. Thông thường, các mặt hàng mua bán ở chợ rất phong phú và gồm nhiều thứ. Thế nhưng, cũng có loại chợ chỉ mua bán những mặt hàng nhất định, như chợ gạo, chợ chợ vải, chợ trâu bò…

Tùy theo điều kiện, địa điểm và nhu cầu, chợ có thể họp hằng ngày, hay chỉ họp theo phiên nhất định trong tháng. Có loại chợ một năm chỉ họp mấyngàytết.

Vì vậy, có thể xem chợ là sự phản ánh trình độ phát triển và nếp sống kinh tế – xã hội của một địa phương. (TĐBKVN, cuốn 1, trang 486).

Dựa vào câu định nghĩa trên, gã xin phân chia và đưa ra  những kiểu chợ khácnhau.

Trước hết, tùy theo thời gian nhóm họp, thì có: 

Chợ đông là chợ họp thật sớm, lúc mặt trời ló dạng và có nhiều người :

- Trai khôn tìm vợ chợ đông.
- Chợ đông sao chẳng bán hàng,
   Chờ tan buổi chợ, dạo hàng bán duyên.

   Chợ mai là chợ chỉ họp trong buổis áng.

Chợ trưa là chợ gần tan, lúc mặt trời đứng bóng, nhưng đồng thời cũng ám chỉ những cô gái đang“toan về già” :

- Em về giục mẹ cùng cha,
 Chợ trưa dưa héo kẻo mà buồn thay.

Chợ chiều là chợ họp vào buổi chiều, nhưng đồng thời cũng ám chỉ cảnh ếẩm, rời rạc và chán nản :

- Chợ chiều nhiều khế ế chanh,
 Nhiều cô gái lạ nên anh chàng ràng.

Chợ đêm là chợ họp suốt đêm trong những ngày gần tết.

Chợ phiên là chợ họp định kỳ :

- Lấy chồng phải gánh giang san,
  Chợ phiên còn nhỡ, giang san  còn gì ?

Tiếp đến, tùy theo cách thức nhóm họp, thì có : 

Chợ chạy là chợ họp ở những nơi bị cấm. Vì thế, khi thấy cảnh sát xuất hiện là…a lê hấp, ôm hàng chạy te tua, chạy vắt giò lên cổ, chạy có cờ luôn.

Chợ la là chợ họp dọc theo lề đường, vừa bán vừa rao hàng inh ỏi.

Chợ chồm hổm hay chợ trời là chợ họp ngoài trời, không nhà lồng, không quầy, không sạp.

Chợ nổi là chợ họp dưới sông, trên những ghe xuồng. Đây là một nét đặc biệt của vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà những năm gần đây đã được đem vào chương trình du lịch miệt vườn.
Ngoài ra, gã cũng xin ghi nhận thêm hai kiểu chợ đặc biệt khác nữa, đó là chợ người và chợ đen.
Chợ người là nơi những kẻ thất nghiệp tụ họp để chờ được thuê mướn. Còn chợ đen, hay chợ âm phủ là nơi bán đồ lậu, hoặc bán với giá cao hơn giá qui định.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây hiện tượng mở chợ tùm lum được phát triển ở nhiều địa phương. Xã nào cũng mở chợ, phường nào cũng mở chợ. Người ta chỉ cần tìm mặt bằng, bỏ vốn xây một cái nhà lồng bề thế, rồi phân chia thành những sạp nhỏ, mà bán cho dân kinh doanh để kiếm lời.

Tuy nhiên, nếu không khéo tính toán, thì chợ đã xây xong, nhưng chẳng ai thèm tới thuê mua, như chợ Văn Thánh ở Saigon, hay được dùng làm chỗ cột trâu cột bò, bằng không thì cũng bỏ hoang, như một số chợ thuộc tỉnh An Giang.

Khi nền kinh tế được đi lên và mức sống của dân chúng xem ra khấm khớ và sáng sủa hơn, người ta thấy xuất hiện ồ ạt tại các thành phố một loạichợmới,đ
Cũng theo định nghĩa của “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, thì siêu thị là một loại cửa hàng tổng hợp bán lẻ với diện tích bán hàng qui mô lớn và nhiều ngành hàng khác nhau, có từ vài ngàn đến vài vạn mặt hàng, được trang bị các phương tiện hiện đại để di chuyển hàng và người trong phạm vi của mình, thỏa mãn việc thanh toán nhanh cho hàng nghìn lượt khách muat rong một giờ.

Siêu thị là sản phẩm của một quá trình đô thị hóa. Thực vậy, khi những nhu cầu tiêu thụ tăng cao, mà người tiêu thụ lại không có nhiều thời gian, để đi từ cửa hàng này đến cửa hàng khác, mà mua sắm đồ dự trữ cho nhiều ngày trong tuần, nên cần phải có siêu thị.

Siêu thị thường được xây dựng ở ven ngoại thành phố, gần tuyến giao thông, thuận tiện cho người đi tới bằng phương tiện công cộng, có bãi để xe cho khách đến mua hàng. (TĐBKVN, cuốn 3, trang 760).

Siêu thị ở Việt Nam và nhất là ở Saigon, không phải chỉ được xây dựng ở ven ngoài thành phố, như siêu thị Cora Miền Đông và Cora An Lạc, mà còn nghiễm nhiên cắm dùi tại nhiều con đường lớn trong thành phố.

Có những siêu thị rất to lớn và hoành tráng, nhưng cũng có những siêu thị rất khiêm tốn và nhỏ bé.

Từ ngày siêu thị được mọc lên như nấm sau cơn mưa và trở nên gần gũi với sinh hoạt của dân chúng, thì nhiều người bỗng có thêm một sở thích, một cái khoái mới, đó là…cái khoái đi siêu thị.
Cái khoái này có nhiều điểm lợi: :

Thứ nhất là vì siêu thị nào cũng trang bị máy lạnh
, nên vào đó ta trốn được cái nắng chói chang bên ngoài, đồng thời lại còn được hít thở những lọn không khí dịu mát, làm tỉnh  táo cả thần hồn.

Thứ hai là vì vào đó ta được tha hồ nhìn những con người qua lại, “dập dìu tài tử giai nhân, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”, cũng như được tha hồ ngắm những mặt hàng phong phú bày bán.

Thứ ba là vì vào đó, nếu trong túi rủng rỉnh những tiền, ta có thể mua được những hàng hóa chất lượng cao, mà không bị lừa gạt bởi hàng dổm, hàng nhái, như ngoài chợ trời, mặc dù giá cả trong siêu thị hơi bị cao.

Và sau cùng, đi siêu thị còn là dấu chỉ chứng tỏ ta cũng là người văn minh và tiến bộ.

Thời buổi bây giờ người ta nghiêng về lãnh vực chuyên môn, nên các siêu thị cũng rất đa dạng.
Có những siêu thị chuyên về cái ăn, bán đủ mọi thứ thực phẩm, từ con cá rô và cá lóc đến những thứ hải sản cao cấp.

Có những siêu thị chuyên về cái mặc, bán đủ mọi thứ áo quần, từ “nội y” đến “ngoại y”, từ “hàng hiệu” đến hàng xoàng xoàng bậc trung, thứ nào cũng có và tiền nào của nấy.

Có những siêu thị chuyên về cái nghe và cái nhìn, bán đủ mọi thứ máy móc, từ chiếc TV màn hình tinh thể lỏng đến các loại đàn, như “ọc”, “gui-ta”…nhưng chắc chắn là không có “đàn bà” hay đàn “tỳ bà”.

Hôm nay, gã được mấy tên bạn rủ đi “tham quan” siêu thị kim khí điện máy ở trên tỉnh, một siêu thị mới được cắt băng khánh thành và đưa vào sửdụng.

Vì là dân Hai Lúa trong ruộng,  nên trước khi đi cũng phải chăm sóc cái ngoại hình bên ngoài: Nào là rửa mặt và cạo râu, nào là đóng bộ áo quần “vía” nhất, để xóa đi những nét cơ cực lầm than và làm cho mình được…oách hơn một tí.


Trong lúc dạo quanh một vòng, từ trệt lên lầu, rồi lại từ lầu xuống trệt, gã vừa đi vừa suy gẫm và đưa ra ý nghĩ méo mó cũng như những so sánh khập khiễng của mình.

Trước hết, bọn gã dừng chân ở khu vực bán những dụng cụ khuếch đại âm hanh.

Nhìn vào những gian hàng, gã thấy: Nào là “amplie”: Có cái to như chiếc tủ gỗ, có cái gọn nhẹ như một món hàng xách tay. Nào là “micro”: Cái có dây, cái không dây và có cái chỉ nhỏ như đầu đũa để cài trên áo. Nào là những cặp thùng, lớn bé đủ mọi kích cỡ… Tiếng nhạc phát ra như đưa hồn lạc vào cõi thiên thai.

Những người bán còn cănd ặn: :

- Chúng tôi có chuyên viên đến lắp ráp tại nhà và dành giá đặc biệt cho những cơ sở như nhà thờ, nhà sinh hoạt, hộit rường…

Gã thầm nghĩ :

- Ở nhà, anh chồng nào cũng đã có một dàn âm thanh nổi rồi, cần gì phải mua và thuê người đến lắp ráp nữa. Dàn âm thanh nổi ấy chính là…bà xãvậy.

Đúng thế, mỗi buổi chiều khi tan sở về nhà, anh chồng thường được nghe những bản nhạc êm dịu từ dàn âm thanh ấy với những lời ca cẩm về tình trạng vật giá leo thang, thức ăn mắc mỏ, ngân sách thiếu hụt…Tiếp đến là về những ngang bướng ngỗ nghịch của cậu con trai, hay những thái độ khó hiểu của cô con gái.

Tuy nhiên, nếu chẳng may anh chồng đã sai lỗi điều chi, hay đã làm sự gì cho chị vợ buồn lòng, thì lập tức dàn âm thanh ấy liền đổi tông, phát ra những âm thanh đinh tai nhức óc với tất cả công xuất chát chúa của nó, khiến cho anh chồng, nếu có đủ bản lãnh, thì bịt tai chịu vậy, bằng không thì bỏ nhà xuống phố :

- Ô ta buồn, ta đi lang thang bởi vì ai…

Cái gay của dàn âm thanh này, đó là nó rất ít khi bị trục trặc kỹ thuật, đồng thời nó lại có thể tự động phát thanh bất cứ lúc nào, ngay cả  những lúc hàng xóm đang cần sự thinh lặng để nghỉ ngơi.

Và hơn thế nữa, thời gian bảo hành của nó lại dài bằng cả cuộc đời, thành thử phải gắng sức mà tập cho mình cái nhân đức…vâng lời chịu vậy, nếu không muốn cho cửa nát nhà tan, và xấu chàng hổ thiếp đối với bàn dân thiên hạ.

Rời khu vực âm thanh khuếch đại, bọn gã ghé thăm khu vực bán tủ lạnh.

Ở đây cũng vậy, sản phẩm thật là phong phú: Đủ mọi thứ nhãn hiệu như: Sanyo, National. Toshiba… Đủ mọi thứ kiểu cọ và kích cỡ: To có, nhỏ có, vừa vừa cũng có. Đủ mọi thứ công dụng: Bảo trì thức ăn, giữ tươi rau trái, rồi lại còn làm kem, làm đá….

Những cô bán hàng xinh xinh, luôn niềm nở tươi cười và không ngừng nhắcđi nhắc lại lời khuyến mãi :

- Ai mua tủ lạnh của chúng tôi, thì sẽ được tặng thêm những khuôn làm đá, những hộp đựng thức ăn và được chuyên chở miễn phí đến tận nhà…

Nghe xong những lời dụ khị này, gã bèn suy đi nghĩ lại trong lòng rằng:

- Ở nhà, anh chồng nào cũng đã có một chiếc tủ lạnh to đùng rồi, nên dinh về làm chi nữa cho thêm phiền phức. Và tủ lạnh trong gia đình cũng lại là chính…bà xã đấy!!!

Kinh nghiệm cho gã thấy: Chiến thuật “tủ lạnh” vốn dĩ là chiến thuật thường được các chị vợ sử dụng, mỗi khi xảy ra “chiến tranh giữa các vì sao”.

Thực vậy, sau một cuộc tranh luận đầy gay go dẫn tới sự cãi vã đầy căng thẳng trước một vài bất đồng nho nhỏ nào đó, mặc dù chiến sự vẫn còn tiếp diễn và chưa phân thắng bại, thì chị vợ bèn lập tức áp dụng chiến thuật “tủ lạnh”, với một nét mặt đầy băng giá, không cười và cũng chẳng nói.

Sau một chầu nhậu nhoẹt đàn đúm với bè bạn, anh chồng lỡ về muộn sau giờ…giới nghiêm, hay sau những lời phân trần hơn thiệt rất chân thành, mà anh chồng vẫn không chịu “ăn…nhời”, thì thế nào chị vợ cũng áp dụng chiến thuật “tủ lạnh” với một trái tim mùa đông, không hề biểu lộ  một chút cảm thông. Mặc cho anh chồng muốn làm gì thì làm, còn chị vợ vẫn cứ bất hợp tác.

Và nhất là nếu anh chồng chẳng may có những bước chân đi hoang, lỡ ngán cơm nhà mà xuống phố ăn phở, thì chiến thuật “tủ lạnh” lại càng được khai thác triệt để. Đêm nằm mỗi người quay một hướng, như miền Bắc và miền Nam ngày xưa, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, cấm vận về mọi phương diện, cũng như về mọi lãnh vực. Khiến cho anh chồng như bị tê liệt, bị dồn vào cái thế “việt vị và bất nhóc nhách”.

Cũng như tủ lạnh ngoài thị trường, tủ lạnh trong nhà cũng chất chúa trong khoang của nó những thứ đặc sản tuyệt vời như: Ổi, xoài, cóc, tầm duộc, me…và một rúm muối ớt.

Đồng thời, như những chiếc tủ lạnh đời mới có công dụng xả băng khi được mở ra, thì chiếc tủ lạnh trong nhà cũng sẽ tan băng, nếu như anh chồng biết điều một chút.

Thực vậy, mặc dù chiến tranh nóng không còn bùng nổ, nhưng chiến tranh lạnh vẫn cứ kéo dài, sẽ làm cho anh chồng trở nên héo hắt và quay quắt. Chi bằng hãy biết hạ mình xuống, năn nỉ ỉ ôi cho dù có phải gãy lưỡi đi chăng nữa, hãy biết thành thật khai báo, can đảm nhận lấy khuyết điểm và sẵn sàng thề thốt uốn nắn sửa đổi, thì chắc chắn sẽ được hưởng sự khoan hồng tha thứ. Lúc đó, băng giá sẽ tan, mùa xuân sẽ trở lại và chị vợ không còn giữ khuôn mặt đưa đám và đôi mắt treo cờ tang nữa.

Tiếp đến, bọn gã cùng nhau đứng ngắm nghía khu vực bán máy vi tính. 

Phải công nhận rằng trong những năm gần đây ngành tin học đã tiến được những bước khổng lồ. Các loại máy vi tính thi nhau ra lò như trăm hoa đua nở, mỗi loại đều có rất nhiều những chức năng, mà người sử dụng chẳng bao giờ dùng hết. Nào là máy để bàn, nào là máy xách tay…. Kè kè một cái “lap-top” bên mình, bỗng cảm thấy oai hẳn ra. Chẳng VIP, thì cũng là giám đốc. Mà chẳng giám đốc, thì cũng là dân áp phe, áp chảo thứ thiệc, chính hiệu con nai vàng ngơ ngác.

Loại máy nào cũng được những cô bán hàng giới thiệu là cực mạnh và cực nhanh. Ổ dĩa cứng có thể lưu giữ cả một tủ sách lớn, rồi lại còn biết bao nhiêu chương trình có thể cài đặt, thiên hình vạn trạng…

Cứ việc ngồi ở nhà, bấm con chuột vài cái, là có thể đi tham quan vòng quanh thế giới, cũng như có thể liên lạc với bạn bè khắp bốn phương trời…

Nghe vậy, gã bèn mỉm cười :

- Ở nhà, anh chồng nào mà chẳng có một dàn vi tính cực mạnh và cực nhanh. Dàn vi tính ấy cũng lại là chính…bà xã của mình.

Thực vậy, ổ dĩa cứng của chị vợ có thể lưu giữ rất nhiều sự kiện xảy ra trong dĩ vãng, trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chẳng hạn tiền lương chính thức và tiền kiếm thêm mỗi tháng được bao nhiêu ? Số tiền ấy đã được chi cho những  khoản nào ? Tất cả đều được ghi nhớ cho đến đồng xu cuối cùng.

Đặc biệt là trong lãnh vực tình cảm “ngoài luồng” của anh chồng. Nếu chẳng may tình cờ chị vợ vớ được một bức thư có những lời lẽ mùi mẫm, bất chợt nghe được một giọng nói thỏ thẻ qua điện thoại, hay vô tình thấy được mấy bà hàng xóm xì xào bàn tán về những quan hệ thiếu trong sáng của anh chồng…thì lập tức tất cả đều được ghi vào bộ nhớ.

Sau đó, bất cứ lúc nào những sự việc ấy cũng đều có thể được mang ra tra hỏi, chì chiết và day dứt, để rồi trở thành điệp khúc của một “bài ca không bao giờ quên”. Còn nếu anh chồng đã thực sự…ăn vụng, tình hình sẽ trở nên ngột ngạt và căng thẳng hơn nhiều.

Một chiếc máy tính, thỉnh thoảng cũng cần phải được nâng cấp và cài đặt thêm những chương trình mới. Thế nhưng, đối với chị vợ thì hơi bị khác một chút, đó là chị ta có thể tự nâng cấp về nhiều phương diện, chẳng hạn: Nâng cấp về dung nhan bằng cách đi mỹ viện, nâng cấp về áo quần bằng cách mua sắm tại các cửa hàng, cho dù nhiều bộ chẳng bao giờ được chị ta mặc lấy mộ tlần.

Có một câu chuyện kể lại rằng :

Nhân dịp sinh nhật, chị vợ muốn nâng cấp cho anh chồng, nên đã tự động đi mua sắm quà tặng. Đi từ trưa cho đến tận chiều mới về. Vừa bước chân vào nhà chị vợ đã ríu rít khoe:

- Em vào tiệm mua giày tặng anh, nhưng khổ nỗi em không biết cỡ bao nhiêu. Vừa khi ấy, em mới nhìn xuống và phát hiện ra giày của mình đã…tơi tả hết rồi. Vả lại, bà chủ hứa trước sẽ bán với giá cực rẻ, nên em mới mua một đôi. Sang hiệu quần áo, nhưng lại không tài nào nhớ rõ “size” của anh là bao nhiêu. Mà ông chủ ở đó nói chỉ giảm giá cho một bộ duy nhất với mỗi khách hàng, nên em cũng chỉ thử và mua có một bộ. Đến tiệm mũ, thì cô chủ nói cái mũ này hợp với khuôn mặt của em hơn, còn anh thì cô ấy chưa gặp, nên không rõ…

Anh chồng nghe tới đây bèn sốt ruột :

- Thế thì rốt cuộc sinh nhật này em định tặng chồng cái gì  nào ?

Chị vợ hồn nhiên nói tiếp:

- Em tặng…em cho anh, bộ chưa đủ sao? Anh không nhớ là hồi mới cưới, anh vốn thường nói: Em là món quà vô giá của cuộc đời anh!!!

Một chiếc máy vi tính, đôi lúc cũng dở quẻ, không chịu hoạt động. Rõ ràng tối hôm trước mình còn ngồi làm việc với nó tới tận khuya, thế mà sáng hôm nay nó bèn trở chứng, khởi động thế nào cũng chẳng được. Đã sử dụng máy, thì thế nào cũng sẽ bị nó móc. Âu đó cũng chỉ là qui luật của muôn đời.

Chị vợ cũng vậy, có những ngày bỗng dưng chị ta nổi giận đùng đùng, nhưng cũng có những lúc chị ta bỗng chìm vào cõi thinh lặng, một sự thinh lặng dễ sợ, đến nổi cả gai ốc…Tính khí thay đổi thất thường đến quỉ thần ũng không lường nổi.

Tuy nhiên cũng đừng nên hỏi xem chị ta có sự gì bất ổn, bởi vì:

- Hôm nay trời nhẹ lên cao,
“Em buồn” không hiểu vì sao em buồn.

Siêu thị kim khí điện máy là cả một tòa nhà rộng lớn với ba tầng lầu. Phải dành cả một buổi để đi tham quan. Trước mặt gã, còn rất nhiều khu vực khác nữa, chẳng hạn: Khu vực bán điện thoại di động, khu vực bán đầu dĩa, khu vực bán các thứ máy phục vụ cho nhà bếp như lò nướng, lò viba, máy quay sinh tố…

Những loại máy móc này, gã xin nhường lại cho quí anh chồng suy gẫm, để xem có được những đường nét nào xêm xêm và hao hao giống với chị vợ yêu của mình không nhé.

Gã Siêu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét