Dấu Thánh Giá
(Mon,
21/09/2015 -Trầm
Thiên Thu –Thanhlinh.net)
Làm Dấu
Thánh Giá là tuyên xưng Đức Tin, tuyên xưng Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm chính của
Kitô giáo. Trong số kinh nguyện Công giáo phổ biến nhất là Dấu Thánh Giá. Vào
bất kỳ nhà thờ Công giáo nào trên thế giới bạn đều thấy ai vào nhà thờ cũng làm
Dấu Thánh Giá. Mỗi ngày chúng ta đều làm Dấu Thánh Giá ngay từ khi thức dậy
buổi sáng, và làm nhiều lần trong ngày.
Bước vào
nhà thờ Công giáo ở bất cứ nơi nào trên thế giới, người ta đều thấy người ta
bước vào và làm Dấu Thánh Giá, trước và sau mỗi bữa ăn. Trong cuốn “Nói Về Các Bí tích”, Lm Arthur Tonne kể
một câu chuyện hồi thế chiến II về một ngôi làng ở Đức bị lính Mỹ chiếm đóng.
Dân làng không biết sẽ bị đối xử thế nào nên lo lắng về sự an toàn. Nhưng người
ta tin rằng sẽ bình an khi chứng kiến hai binh sĩ Mỹ đứng trước Thánh Giá, bỏ
mũ xuống, và làm Dấu Thánh Giá.
Từ khi
sinh ra, trẻ em Công giáo để ý cha mẹ đưa tay làm Dấu Thánh Giá và đọc: “Nhân
danh Cha, và Con, và Thánh Thần”. Khi bệnh hoặc nửa mê nửa tỉnh, người Công
giáo vẫn thường cố gắng làm Dấu Thánh Giá khi cầu nguyện. Chúng ta được đóng
dấu ấn thánh này khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, ấn tín này ghi đậm suốt cuộc
đời, và tuyên xưng khi sắp qua đời.
Hằng ngày,
khi đi ngủ, khi thức dậy, khi tham dự Thánh lễ, khi đi qua nhà thờ, khi cầu nguyện,
và nhiều trường hợp khác, chúng ta đều làm Dấu Thánh Giá. Chúng ta dùng Dấu
Thánh Giá để ca tụng và kêu xin Chúa Giêsu bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Lời
cầu này không mới lạ. Năm 211, trong cuốn The Chaplet (chuỗi hạt, tràng hạt),
thần hoạc gia và tác giả Công giáo Tertullian nói về việc làm Dấu Thánh Giá như
nhiệm vụ hằng ngày: “Trước khi di chuyển, đi xa hoặc đi đâu đó, khi mặc
quần áo, khi tắm, khi ngồi vào bàn ăn, khi thắp đèn, hoặc khi làm bất kỳ hành
động nào trong cuộc sống đời thường, chúng ta vẫn vẽ Dấu Thánh Giá trên trán”.
Nhiều tác
phẩm của các tác giả Kitô giáo từ thế kỷ II, III, và IV – như Thánh Cyprian,
Thánh Cyril thành Jerusalem, Thánh Hippolytus thành Rôma, và Origen, đều nói rõ
rằng các Kitô hữu thường làm Dấu Thánh Giá ở mọi nơi. Năm 287, Thánh nữ Fides
(cũng gọi là Thánh Faith hoặc Thánh Fay – theo Việt ngữ là Tín) chịu tử đạo để
tuyên xưng đức tin. Câu chuyện về việc bà bị hành hạ được lan truyền trong các
nhóm Kitô hữu, nói rằng bà đã làm Dấu Thánh Giá trên trán, miệng, và ngực trước
khi chết. Qua nhiều thế kỷ, Giáo Hội vẫn tôn kính cho rằng không có phép lành
nào trọn vẹn nếu không làm Dấu Thánh Giá.
khi làm
Dấu Thánh Giá, các Kitô hữu tưởng nhớ chân tay Chúa Giêsu bị kéo dãn ra, chịu
khổ nạn trên đồi Golgotha vì chúng ta. Chúng ta nhớ lại cách Ngài chết để cứu
độ chúng ta và cách Ngài phục sinh, trao ban cho chúng ta sự sống đời đời. Chúa
Ba Ngôi được tôn kính trong Dấu Thánh Giá khi chúng ta đặt tay lên trán (Chúa
Cha), ngực (Chúa Con), và hai vai (Chúa Thánh Thần). Thánh Gioan Maria Vianney
nói rằng làm Dấu Thánh Giá là “làm cho
hỏa ngục run rẩy”. Ngày nay, người Công giáo làm Dấu Thánh Giá bằng tay
phải, các ngón tay thẳng ra, để nhận biết 5 vết thương của Chúa Giêsu.
Trong số
các Kitô hữu thời sơ khai, Dấu Thánh Giá thường được làm trên trán và dùng một
ngón tay, thường là ngón cái như khi chúng ta làm Dấu Thánh Giá trên trán,
miệng, và ngực trước khi nghe Phúc Âm (gọi là Dấu Kép). Với những người đầu
tiên theo Chúa Giêsu, Dấu Thánh Giá được làm trên đầu để nói lên rằng một người
đã nhận biết sự hy sinh của Đức Kitô trên Thánh Giá, và nhận biết người làm Dấu
Thánh Giá là người đã được rửa tội. Rồi như ngày nay, các Kitô hữu tin rằng Dấu
Thánh Giá bảo vệ họ khỏi sự dữ, ma quỷ, và những cơn cám dỗ.
Việc dùng
một ngón tay vẫn được tiếp tục cho tới thế kỷ V, khi nhóm dị giáo Monophysites
tuyên bố rằng Đức Kitô chỉ có một bản tính – nghĩa là Ngài chỉ có thần tính chứ
không có nhân tính. Để phản đối phái Monophysites, các Kitô hữu xác định Đức
Kitô có hai bản tính, thiên tính và nhân tính, và họ bắt đầu làm Dấu Thánh Giá
với hai ngón tay, ngón cái và ngón trỏ hoặc ngón trỏ và ngón giữa. Để nhấn mạnh
niềm tin, họ làm Dấu Thánh Giá lớn hơn trước, và làm với chuyển động rõ ràng từ
trán xuống ngực và hai vai.
Vài thế kỷ
qua, đặc biệt là Giáo hội Đông phương, người ta chú trọng việc nhận biết Chúa
Ba Ngôi và hai bản tính của Chúa Giêsu, họ dùng ba ngón tay.
Hơn 1.200
năm, đa số người Công giáo đều làm Dấu Thánh Giá theo cách đó – nghĩa là Giáo
hội Đông phương và Tây phương đều chạm trán, ngực, và hai vai – từ phải sang
trái, và với ba ngón tay. ĐGH Innocent III nói: “Dấu Thánh Giá được tạo
thành bởi ba ngón tay, vì làm Dấu Thánh Giá để cầu khẩn của Chúa Ba Ngôi… từ
trên xuống dưới, và từ phải sang trái vì Chúa Giêsu từ trời xuống thế gian và
từ dân Do Thái tới dân ngoại”.
Các lý do
căn bản khác về việc chạm vai phải rồi vai trái là vì “Chúa Giêsu ngự bên hữu Chúa
Cha” và bên phải biểu thị ánh sáng và điều tốt lành, còn bên trái biểu thị
bóng tối.
Tuy nhiên,
vào cuối thời Trung Cổ, người Công giáo Tây phương làm Dấu Thánh Giá dùng ngón
giữa chạm vào vai trái rồi sang vai phải. Theo các nguồn tài liệu, cách này và
các lý do căn bản là lòng sùng kính hồi thế kỷ XV được dùng bởi các nữ tu Dòng
Brigittine Sion ở Isleworth (Anh quốc), cho rằng người ta nên bắt đầu dùng từ
trán và chuyển xuống, rồi sang trái và sang phải. Điều này nói lên rằng Chúa
Giêsu đến từ Chúa Cha (trán), sinh ra làm người (ngực), chịu khổ nạn trên Thánh
Giá (vai trái), và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha (vai phải). Cách này trở thành
tiêu chuẩn trong Giáo Hội Tây phương. Không hiểu tại sao có sự thay đổi này
hoặc không biết tại sao lại bắt nguồn từ Giáo Hội Tây phương, tiếp tục dùng ba
ngón tay để làm Dấu Thánh Giá và từ vai phải sang vai trái.
Dấu Thánh
Giá phản ánh mầu nhiệm cứu độ, là công khai tuyên xưng Đức Tin ở các thánh,
những người tín trung và những người bình thường, cả người giàu và người nghèo.
Cách đơn giản này là hành động đạo đức và là điều người Công giáo tin tưởng.
D.
D. EMMONS (*)
TRẦM
THIÊN THU (Chuyển
ngữ từ Catholic Digest)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét